Sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness mà doanh nghiệp cần lưu ý

Sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness là gì luôn là câu hỏi mà các doanh nghiệp đang ứng dụng chuyển đổi số trong kinh doanh luôn thắc mắc và không ngừng tìm hiểu. Hai khái niệm eCommerce và eBusiness đều là những quá trình tồn tại theo hướng song song, không tách rời mà luôn hỗ trợ lẫn nhau nhằm mang đến sự phát triển mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần tìm hiểu về sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness để triển khai cụ thể, chính xác hơn từng hình thức và điều hành quá trình kinh doanh đạt hiệu quả vượt bậc.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tổng quan về eCommerce và eBusiness, bao gồm khái niệm cũng như các thành phần bên trong từng hình thức kinh doanh này để từ đó thấy được sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness là gì nhé!

Tổng quan về eCommerce

Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tổng quan về eCommerce và eBusiness, bao gồm khái niệm và các thành phần bên trong từng hình thức kinh doanh này là gì nhé!

Khái niệm eCommerce

eCommerce hay thương mại điện tử là một hình thức giao dịch, mua bán, trao đổi hàng, sản phẩm trực tuyến thông qua kết nối mạng internet. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng hình thức eCommerce này để tiến hành mua bán, trao đổi các loại dịch vụ, tin tức, thông tin,… với các đối tượng khách hàng của mình. Tóm lại, thương mại điện tử là hoạt động doanh nghiệp sử dụng những phương tiện điện tử khác nhau nhằm triển khai quá trình thương mại.

Khái niệm eCommerce

Thương mại điện tử eCommerce được hình thành bởi hai yếu tố cơ bản, bao gồm: khảo hàng trực tuyến (hay online shopping) và mua hàng trực tuyến (hay online purchasing).

Kinh doanh thương mại điện tử eCommerce có sự liên quan đến hoạt động giao dịch tiền giữa các đối tượng khách hàng với những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm – dịch vụ trong quy trình mua – bán thông qua mạng lưới internet. Chính vì vậy, thương mại điện tử eCommerce được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau, cơ bản là các hình thức thương mại điện tử B2B, B2C và C2C. Ngoài ra, khi thị trường kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, thương mại điện tử còn có những hình thức khác như G2B, G2C,…

Các thành phần trong eCommerce

Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các thành phần trong eCommerce. Như đã trình bày ở phần trước, thương mại điện tử eCommerce được hình thành từ hai yếu tố cơ bản, bao gồm:

  • Online shopping: Online shopping hay khảo hàng trực tuyến, bao gồm toàn bộ những thông tin quan trọng, thiết yếu phân phối đến cho khách hàng, giúp mang lại các biện pháp mua sắm hợp lý nhất cho họ. Định nghĩa online shopping cũng bao gồm cả các hành động, quá trình kiểm duyệt cũng như lựa chọn, mua sắm sản phẩm – dịch vụ của khách hàng tại doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến.
  • Online purchasing: Online purchasing hay mua hàng trực tuyến là tập hợp toàn bộ các yếu tố cơ sở hạ tầng, công nghệ – kỹ thuật giúp quá trình chuyển giao dữ liệu được đơn giản, thuận tiện hơn và từ đó, phục vụ hiệu quả nhu cầu mua sắm trực tuyến trên mạng internet của khách hàng. Cơ sở hạ tầng về công nghệ – kỹ thuật trên chính là các hệ thống hỗ trợ vận hành, duy trì, phát triển quy trình mua bán của doanh nghiệp và khách hàng trên mạng internet được diễn ra linh hoạt và suôn sẻ.
Tổng quan về eCommerce

Ngoài ra, đối với thương mại điện tử, dựa vào yếu tố các đối tượng người bán và người mua, eCommerce sẽ được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như: 

  • B2B (business to business hay doanh nghiệp với doanh nghiệp).
  • B2C (business to consumer hay doanh nghiệp với khách hàng).
  • B2G (business to government hay doanh nghiệp với chính phủ).
  • C2B (consumer to business hay khách hàng với doanh nghiệp).
  • C2C (consumer to consumer hay khách hàng với khách hàng).
  • C2G (consumer to government hay người dân với chính phủ).
  • G2B (government to business hay chính phủ với doanh nghiệp).
  • G2C (government to citizen hay chính phủ với người dân).
  • G2G (government to government hay chính phủ với chính phủ).

Như đã trình bày ở phần trước, các mô hình thương mại điện tử B2B, B2C và C2C hiện là những hình thức phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất trên thị trường.

  • Mô hình thương mại điện tử B2B: Đây là mô hình thể hiện mối quan hệ mua bán, giao dịch giữa các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp,… với nhau. Quá trình mua bán trên eCommerce của mô hình B2B này cũng tương tự như hình thức B2B trực tiếp truyền thống. Ví dụ về eCommerce B2B: một website công ty sản xuất linh kiện công nghệ cung cấp các sản phẩm thẻ nhớ SSD và HDD cho khách hàng là một doanh nghiệp bán lẻ trong lĩnh vực laptop.
  • Mô hình thương mại điện tử B2C: Đây là mô hình thể hiện mối quan hệ mua bán, giao dịch trực tuyến thông qua mạng internet giữa các doanh nghiệp đến trực tiếp các đối tượng khách hàng cá nhân hoặc người sử dụng cuối cùng (end-user). Ví dụ về eCommerce B2C: một website bán mỹ phẩm nhận đơn hàng đồ trang điểm và tiến hành giao dịch, vận chuyển đến cho một khách hàng nữ nào đó.
  • Mô hình thương mại điện tử C2C: Đây là mô hình thể hiện mối quan hệ mua bán, giao dịch trực tuyến thông qua mạng internet giữa những cá nhân người tiêu dùng với nhau, nổi bật hiện nay là các cửa hàng trực tuyến của người bán cá nhân trên Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… Ngoài ra, các hình thức đấu giá hàng hóa trực tuyến và bán các vật phẩm, tài sản ảo trên game online giữa những người chơi với nhau, cũng được xem là eCommerce C2C.

Tổng quan về eBusiness

Sau khi tìm hiểu tổng quan về eCommerce, trong phần này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest nghiên cứu tổng quan về eBusiness với khái niệm cơ bản cũng như các thành phần trong hình thức kinh doanh này gồm những gì. Từ đó, chúng ta mới có cơ sở để so sánh và phân biệt sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness.

Khái niệm eBusiness

eBusiness hay kinh doanh điện tử là một hệ thống được hoặc một ứng dụng thông tin được thiết lập nhằm mục đích phục vụ và gia tăng tính hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh. Trong thời đại công nghệ – kỹ thuật hiện đại phát triển vượt bậc như hiện nay, quá trình điện tử hóa trong kinh doanh eBusiness chủ yếu phụ thuộc rất nhiều vào các công nghệ web. 

Sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness: eBusiness là gì

Kinh doanh điện tử eBusiness bao phủ hầu như quy trình hoạt động trực tuyến trong các doanh nghiệp, bao gồm: các vấn đề thu mua điện tử (eProcurement), mua hàng điện tử (ePurchasing), quy trình quản lý cung cấp công cụ, thiết bị, nguyên vật liệu, việc xử lý các đơn hàng, phục vụ, chăm sóc khách hàng hay vấn đề giao dịch với các đối tác thông qua những công cụ điện tử, việc chia sẻ các thông tin – dữ liệu giữa những phòng ban, bộ phận chức năng trong doanh nghiệp (intrabusiness),…

Kinh doanh điện tử eBusiness còn thể hiện sự phối hợp hoạt động giữa doanh nghiệp, các đối tác, khách hàng cũng như việc tổ chức vận hành bên trong nội bộ của doanh nghiệp. Tóm lại, khái niệm eBusiness không chỉ dừng lại ở quá trình giao dịch, mua bán thông thường của mà còn thể hiện rõ những giao dịch điện tử trong một tổ chức nhất định.

Các thành phần trong eBusiness

Tương tự như hình thức kinh doanh thương mại điện tử eCommerce và các hình thức khá, kinh doanh điện tử eBusiness cũng sở hữu nhiều thành phần khác nhau nhằm cấu thành nên một chủ thể nhất định. Các thành phần trong eBusiness bao gồm:

  • Cửa hàng trực tuyến: Những cửa hàng trực tuyến khi xét đến vai trò là một trong các thành phần thuộc eBusiness sẽ bao gồm toàn bộ các khâu, từ vấn đề thiết kế, đăng tải nội dung và hình ảnh sản phẩm – dịch vụ, quá trình xử lý đơn hàng, xác nhận, vận chuyển cũng như hoạt động chăm sóc khách hàng,… Với một cửa hàng trực tuyến, người mua có thể dễ dàng và nhanh chóng lựa chọn được loại hàng hóa theo đúng sở thích và nhu cầu, sau đó, tiến hành chốt đơn, thanh toán và theo dõi quá trình nhận hàng. Quá trình kinh doanh điện tử với một cửa hàng trực tuyến cũng mang đến nhiều sự thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và tối ưu hiệu quả về doanh số, lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. 
  • eProcurement: eProcurement là hoạt động thu mua điện tử, một thuật ngữ mô tả về một cá nhân hoặc doanh nghiệp ứng dụng mạng Internet để thu mua hàng hóa, sản phẩm trực tuyến. Khi áp dụng giải pháp eProcurement, doanh nghiệp sẽ tăng tốc độ của quá trình giao dịch và hạn chế được ở mức tối đa các tình trạng lừa đảo, hiển thị con số chi tiêu với độ chính xác đến 100% cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, thu mua điện tử eProcurement còn hỗ trợ doanh nghiệp đơn giản hóa các quy trình truyền thống thủ công với quá nhiều giấy tờ rắc rối, phức tạp.
Tổng quan về eBusiness
  • Công ty trực tuyến: Đây là các công ty tồn tại dưới hình thức trực tuyến, có thể bao gồm hệ thống một mạng lưới nhiều công ty đơn lẻ được kết hợp cùng nhau để hình thành nên một doanh nghiệp điện tử.
  • Thị trường trực tuyến: Thị trường trực tuyến chính là một loại website thương mại điện tử mà tại đây, tất cả các thông tin có liên quan đến sản phẩm – dịch vụ đăng bán đều sẽ được một bên thứ ba cung cấp, còn việc xử lý các giao dịch chính sẽ được nhà điều hành website thực hiện.
  • Cộng đồng trực tuyến: Cộng đồng trực tuyến sẽ mang lại rất nhiều tương tác cho doanh nghiệp, từ đó, họ có thể dễ dàng hơn trong việc giữ chân các đối tượng khách hàng quen thuộc và có các chiến lược chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành dài lâu với thương hiệu của mình. Nếu cộng đồng trực tuyến không có sự tương tác mạnh mẽ và nhiệt tình thì các khách hàng của doanh nghiệp sẽ không thể được thu hút và có sự gắn bó dài lâu cùng doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness

Sau khi đã hiểu tổng quan về eCommerce và eBusiness, trong phần này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness trên nhiều phương diện nhé!

Nhìn chung, eBusiness là một hình thức kinh doanh rộng hơn eCommerce rất nhiều và bao gồm toàn bộ những hoạt động kinh doanh trên internet. Còn thương mại điện tử eCommerce lại là một phần thuộc kinh doanh điện tử eBusiness. Có thể nói, hai khái niệm thương mại điện tử eCommerce và kinh doanh điện tử eBusiness hiện diện và bổ trợ nhau trong các hoạt động kinh doanh chứ không hề tách rời nhau. 

Sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness

Sau đây là một số sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness nhìn theo chi tiết từng khía cạnh cụ thể mà doanh nghiệp cần lưu ý phân biệt rõ ràng:

  • eCommerce là các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi sản phẩm – dịch vụ trực tuyến thông qua các thiết bị công nghệ, điện tử có kết nối với mạng internet. Trong khi đó, eBusiness lại thể hiện mạnh mẽ hơn vai trò của điện tử trong toàn bộ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • eCommerce được xem là một thành phần chính của hình thức eBusiness. Còn eBusiness lại bao gồm cả eCommerce.
  • eCommerce bao gồm những giao dịch được thực hiện trực tuyến có liên quan đến tiền. Trong khi đó, eBusiness bao gồm những hoạt động liên minh và tiền tệ (hay các giao dịch điện tử nằm trong một tổ chức).
  • eCommerce hoạt động thông qua một trang web thương mại điện tử được xây dựng và thiết kế riêng biệt. Ngoài bán hàng tăng doanh số, website này còn đảm nhận nhiệm vụ đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp trên không gian trực tuyến. Còn eBusiness lại hoạt động thông qua các hệ thống, phần mềm như nền tảng quản trị mối quan hệ khách hàng CRM cùng nền tảng hỗ trợ xây dựng các kế hoạch hoạch định tài nguyên doanh nghiệp ERP. Các hoạt động của eBusiness sẽ giúp cho các cấp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp có thể điều hành quy trình cùng hoạt động kinh doanh trực tuyến trên mạng internet.

Sau đây là bảng tổng hợp sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness:

eCommerce

eBusiness

Ý nghĩa

Hoạt động mua bán các sản phẩm - dịch vụ trực tuyến thông qua các thiết bị điện tử có kết nối với mạng internet.

Thể hiện rõ vai trò của điện tử trong toàn bộ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vị trí hiện diện

Thành phần chính nằm trong eBusiness.

Bao gồm nhiều nhiều hoạt động, trong đó có eCommerce là quan trọng hàng đầu.

Hoạt động

Giao dịch trực tuyến liên quan đến tiền.

Những hoạt động liên minh và tiền tệ.

Nền tảng triển khai

Trang web thương mại điện tử, đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp trên không gian trực tuyến.

Các phần mềm CRM, ERP, giúp lãnh đạo doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Kết luận

Hai khái niệm eCommerce và eBusiness đều là những quá trình tồn tại theo hướng song song, không tách rời mà luôn hỗ trợ lẫn nhau nhằm mang đến sự phát triển mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp. Hiểu được sự khác nhau giữa eCommerce và eBusiness, doanh nghiệp có thể triển khai cụ thể, chính xác hơn từng hình thức và điều hành quá trình kinh doanh đạt hiệu quả vượt bậc.

Để tìm hiểu thêm về các kiến thức kinh doanh trực tuyến, những bí quyết quản trị doanh nghiệp, quản lý website thương mại điện tử, thu thập và giữ chân khách hàng, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.