Thương mại điện tử B2B: Định nghĩa, vai trò, mô hình và chiến lược

Thương mại điện tử B2B đang trở thành một xu hướng mới trong những năm gần đây bởi nhiều yếu tố. Một phần do chính phủ thúc đẩy việc chuyển đổi số kinh doanh, một lí do nữa là do tác động lớn của đại dịch Covid-19. Hai điều này kết hợp lại khiến nhiều doanh nghiệp phải bắt đầu chuyển mình, mở rộng mô hình kinh doanh B2B của họ. Đó là lý do mà vô vàn website thương mại điện tử B2B ra đời.

Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về thương mại điện tử B2B eCommerce là gì, vai trò của nền tảng này cũng như những mô hình và chiến lược thương mại điện tử B2B hiệu quả nhất nhé!

Thương mại điện tử B2B là gì?

Thương mại điện tử B2B là mô hình kinh doanh trực tuyến mà trong đó người mua và người bán đều là các doanh nghiệp. Các giao dịch này đều diễn ra trực tiếp trên sàn thương mại điện tử hoặc website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Trong đó, quá trình từ lựa chọn sản phẩm đến thanh toán đều được thực hiện trực tuyến, không có sự tham gia của con người.

Các mô hình thương mại điện tử B2B

Để hiểu rõ và có thể đưa ra lựa chọn triển khai phù hợp nhất, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các mô hình thương mại điện tử B2B. Thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử B2B nói riêng đều được chia thành hai mô hình chính, bao gồm: sàn thương mại điện tử và Website thương mại điện tử bán hàng.

Sàn thương mại điện tử B2B

Mô hình B2B trong thương mại điện tử đầu tiên chính là sản thương mại điện tử. Sàn thương mại điện tử B2B chính là nền tảng được xây dựng với vai trò trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Tại đây doanh nghiệp xây dựng sàn thương mại điện tử sẽ làm đơn vị trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng cuối. Mô hình này cũng có thể hiểu là B2B2C (doanh nghiệp với doanh nghiệp với khách hàng).

Đặc điểm nổi bật của mô hình thương mại điện tử B2B này là xây dựng một kênh trung gian nơi người dùng cuối có thể tìm kiếm mọi loại sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp khác nhau trong nền tảng này. Vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có cơ hội tiếp cận một số lượng lớn khách hàng của sàn thông qua đây.

Một ví dụ về thương mại điện tử B2B điển hình tại Việt Nam cho mô hình sàn thương mại điện tử B2B này chính là thương hiệu Tiki. Mô hình B2B của Tiki trước đây là làm website thương mại điện tử B2C chuyên bán sách, sau khi phát triển thì bắt đầu kết nối với các cửa hàng, doanh nghiệp khác để tạo thành mô hình B2B2C, làm tăng số lượng và đa dạng hoá sản phẩm trên sàn.

Website thương mại điện tử bán hàng

Mô hình B2B trong thương mại điện tử tiếp theo chính là Website thương mại điện tử. Khác với sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp triển khai mô hình này với vai trò là nền tảng chính để có thể kết nối và bán hàng với những doanh nghiệp khác. Mục đích của mô hình này là có thể cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp trên nền tảng này.

Mô hình này thường phù hợp với các doanh nghiệp bán các sản phẩm không phải hữu hình như phần mềm hoặc các doanh nghiệp bán sỉ như nhà sản xuất, đại lý,… Đặc điểm của các mô hình này là các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với các đối thủ khác như ở trên sàn thương mại điện tử.

Một ví dụ về thương mại điện tử B2B nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới chính là Intel. Website thương mại điện tử của Intel luôn giữ các mối quan hệ hợp tác với nhiều thương hiệu công nghệ nổi tiếng như Asus, Acer, HP,… để cùng hợp tác kinh doanh các sản phẩm vi xử lý cho Laptop, Desktop,…

Vai trò của thương mại điện tử B2B

Mô hình thương mại điện tử B2B sở hữu một quy trình mua bán hàng hóa riêng, khác hẳn so với những mô hình kinh doanh còn lại. Thương mại điện tử B2B giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hiệu quả chi phí, thời gian, công sức và đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng kinh doanh. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tăng trưởng tối ưu doanh thu, lợi nhuận cũng như có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường. 

Trong mạng lưới kinh doanh, từng doanh nghiệp lại là các mắt xích nhỏ có sự liên hệ mạnh mẽ và chặt chẽ với nhau. Việc hợp tác với nhau thì giúp doanh nghiệp thêm nhiều cơ hội giao dịch cùng nhiều công ty, tập đoàn hoạt động trong cùng ngành nghề hoặc những doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Khi doanh nghiệp xây dựng được lòng tin của khách hàng thì việc mở rộng quy mô kinh doanh là một cơ hội phát triển vượt bậc không quá khó khăn để đạt được.

Vai trò của thương mại điện tử B2B

Ngoài ra, khi doanh nghiệp tiến hành giao dịch với những doanh nghiệp khác cũng giúp loại bỏ các yếu tố cảm xúc chủ quan, từ đó, dễ dàng đem đến nhiều lợi ích và hiệu quả cao hơn.

Như vậy thương mại điện tử B2B đóng vai trò:

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí.
  • Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp lại với nhau, kể cả những công ty, tập đoàn ở trong nước và ngoài nước.
  • Loại bỏ các yếu tố chủ quan về cảm xúc, từ đó nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
  • Tăng cao mức độ chuyên nghiệp và mở rộng nhiều cơ hội phát triển.

Ưu nhược điểm của thương mại điện tử B2B với doanh nghiệp

Ưu điểm

Dự báo về thị trường

So với các mô hình kinh doanh khác, mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B có sự ổn định về thị trường hơn rất nhiều. Những lĩnh vực B2B ngày càng phát triển và có khả năng thích ứng nhanh chóng với các điều kiện thị trường phức tạp khác nhau đang diễn ra. Điều này giúp doanh nghiệp B2B tăng cường sự hiện diện trực tuyến và cơ hội kinh doanh, đồng thời, có được nhiều khách hàng và các đại lý bán buôn tiềm năng.

Tiết kiệm thời gian và chi phí của người mua

Ngày nay, nguồn thông tin ngày càng đa dạng và liên tục được cập nhật, dẫn đến việc khách hàng B2B cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn để nắm bắt chi tiết thông tin về sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, các thao tác trên thương mại điện tử B2B như đặt hàng, thanh toán giao dịch, cập nhật quá trình giao hàng,… đều được khách hàng thực hiện qua các hệ thống máy tính, tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí hơn rất nhiều. 

Tối ưu chi phí hoạt động

Đây là lợi ích rõ ràng và giá trị nhất của thương mại điện tử B2B đem lại. Doanh nghiệp khi sử dụng TMĐT sẽ có thể giảm thiểu các chi phí liên quan đến nhân viên, văn phòng,… Bởi vì TMĐT hoạt động 24/7 tức bất kể khi nào doanh nghiệp nào mua tìm hiểu hay mua dịch vụ của doanh nghiệp bạn, họ hoàn toàn có thể chủ động mua sản phẩm của bạn mà không cần phải chờ nhân viên bạn tư vấn.

Ưu nhược điểm của thương mại điện tử B2B cho doanh nghiệp

Doanh nghiệop cũng sẽ giảm thiểu được chi phí hoạt động ngoài giờ, tiền điện, nước, Internet cho nhân viên để tư vấn bán hàng. Một ví dụ điển hình về mô hình này là Brandcamp.asia thuộc Brands Vietnam. Họ bán các sách, khoá học marketing online mà không cần đến một nhân viên tư vấn bán hàng nào. Chi phí duy nhất có lẽ họ bỏ ra là tiền duy trì website.

Mở rộng kênh bán hàng

Khi bắt đầu kinh doanh TMĐT thì có lẽ bạn cũng sẽ nhận ra rằng đây là một kênh bán hàng khác của bạn. Chỉ khác với văn phòng hay cửa hàng vật lí của bạn ở điểm duy nhất là kênh bán hàng này tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Mà chi phí bạn bỏ ra ít hơn nhiều so với chi phí bạn xây dựng một cửa hàng.

Một ví dụ về website thương mại điện tử B2B điển hình bạn có thể thấy là trang store.magenest.com. Website này của Magenest cung cấp các extension phục vụ cho các doanh nghiệp trên thế giới kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng Magento. Các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng các tính năng trên Magento, họ hoàn toàn có thể truy cập vào trang web này tìm và mua phần mềm tiện ích mà họ muốn.

Đối với các sàn thương mại điện tử thì doanh nghiệp kinh doanh trên sàn cũng có thể tiếp cận được các khách hàng của sàn. Ví dụ như Shopee, Lazada,… đang phủ sóng khắp khu vực châu Á và vươn ra thế giới. Kinh doanh trên các sàn này sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau hơn trước. Không chỉ Việt Nam, trong tương lai, khi mà các sàn như Shopee, Lazada,.. ở các nước hoà lại làm một, thì bạn có thể bán hàng cho các khu vực khác trên thế giới.

Khai thác dữ liệu người dùng

Đây là điểm quan trọng nhất cũng như là lợi thế vượt trội nhất mà thương mại điện tử B2B đem lại. Trong thời đại công nghệ số, tất cả các dữ liệu mua sắm của người dùng đều được lưu trữ trực tiếp trên hệ thống. Điều này bạn có thể biết được hành vi, sở thích, sự quan tâm của khách hàng đến từng loại mặt hàng khác nhau như thế nào. Từ đó, có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh thu, hay chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tốt hơn.

Tuy nhiên, điểm này sẽ hơi khó thực hiệu trên mô hình sàn thương mại điện tử bởi vì bạn là đơn vị kinh doanh bên ngoài, khó có thể nắm được các dữ liệu này một cách chính xác, chỉ có thể phụ thuộc vào các sàn.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm rất quan trọng đối với khách hàng. Việc khách hàng có trải nghiệm tốt với dịch vụ của bạn hoàn toàn có thể đem lại doanh thu tốt. Lí do là bởi vì trải nghiệm tốt của khách hàng không chỉ khiến họ mua hàng của bạn, mà còn có thể giới thiệu cho những người khác.

Và đó chính xác là những gì TMĐT mang lại cho doanh nghiệp bạn. Khách hàng khi sử dụng thương mại điện tử sẽ được trải nghiệm một quá trình mua sắm liền mạch, từ khâu tìm kiếm đến mua hàng.

Cá nhân hoá

Cá nhân hoá chính là xu hướng hiện nay. Người dùng ngày càng tiếp nhận nhiều thông tin trên Internet hơn và thói quen bỏ qua những thông tin không liên quan đến bản thân đang dần được hình thành.

Vậy nên, việc cá nhân hoá, tức đưa các thông tin liên quan đến từng người dùng đang trở thành một xu hướng phổ biến. Khi áp dụng trên thương mại điện tử thì điều này khiến doanh thu nhiều doanh nghiệp tăng mạnh. Ví dụ như khi các khách hàng của bạn là các nhà phân phối sản phẩm của công ty bạn, đặt hàng trực tuyến qua wesbite sản phẩm A, họ sẽ tự động được giới thiệu sản phẩm A1 hoặc sản phẩm A2 liên quan đến sản phẩm mà họ đã mua. Tại đây, các khách hàng này hoàn toàn có thể cân nhắc và suy nghĩ để đặt thêm các phẩm giới thiệu.

Điều này tương tự với các sàn, nhưng trong môi trường cạnh tranh như vậy, sàn thương mại điện tử có lẽ sẽ không giới thiệu các sản phẩm của bạn mà giới thiệu các sản phẩm của đối thủ.

Nhược điểm

Thị trường gặp nhiều hạn chế

So với mô hình kinh doanh B2C, các phương thức thương mại điện tử B2B có liên quan đến giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, dẫn đến hoạt động tiếp cận thị trường sẽ gặp rất nhiều hạn chế. Đây cũng chính là một nhược điểm và thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử B2B với quy mô vừa và nhỏ.

Cấu trúc mô hình đảo ngược

Đặc điểm thương mại điện tử B2B khác rất nhiều khi so với các mô hình thương mại điện tử khác. Người tiêu dùng trong giao dịch B2B sẽ sở hữu được nhiều quyền đưa ra các quyết định cuối cùng hơn những người bán hàng. Người mua có thể có nhiều quyền yêu cầu tùy chỉnh, áp đặt thông số kỹ thuật và giảm giá sản phẩm – dịch vụ hơn.

Chi phí xây dựng thương mại điện tử cao

Chi phí chính là vấn đề trăn trở hàng đầu khi các doanh nghiệp nghĩ tới việc xây dựng kênh bán hàng này. Để xây dựng nên các trang Web thương mại điện tử B2B dành cho hoạt động bán hàng, doanh nghiệp cần sở hữu một nền tảng thương mại điện tử thực sự ổn định và được trang bị đầy đủ các tính năng hữu ích, chẳng hạn như: khả năng hiển thị hàng hóa, sản phẩm, tính năng mua hàng, các cổng thanh toán,…

Chi phí xây dựng thương mại điện tử cao

Chi phí có lẽ là vấn đề đầu tiên cần nghĩ tới khi xây dựng kênh bán hàng này. Để xây dựng một website thương mại điện tử bán hàng bạn cần một nền tảng thương mại điện tử ổn định và đầy đủ tính năng từ hiển thị sản phẩm đến mua hàng, cổng thanh toán,… Đương nhiên, chi phí cho một nền tảng có sẵn như này phải bỏ ra là rất đắt nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ như nền tảng Magento phiên bản trả phí tuy sở hữu nhiều tính năng vượt trội như tính năng B2B lại có chi phí từ $18,000 – $40,000.

Khó khăn trong việc quyết định mua hàng

Đây có lẽ là vấn đề chung của ngành B2B, bởi vì việc chi tiêu của các doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và không thể đưa ra được quyết định luôn. Đặc biệt, khi khách hàng mua sắm trên các trang thương mại điện tử B2B của doanh nghiệp thì điều này lại càng trở nên khó khăn. Rất khó để các doanh nghiệp có thể tin tưởng nội dung trên một website trong khi chưa gặp trực tiếp doanh nghiệp đó.

Top 10 nền tảng thương mại điện tử B2B tốt nhất hiện nay

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về top 10 nền tảng thương mại điện tử B2B tốt nhất hiện nay để có thể lựa chọn được hệ thống phù hợp nhất nhằm xây dựng nên các trang thương mại điện tử B2B ở Việt Nam đầy đủ các tính năng hữu ích cho quá trình kinh doanh của mình nhé!

Magento Commerce

Magento Commerce được ra mắt thị trên trường vào năm 2008. Vào năm 2020, Magento Commerce được Forrester Waver xếp hạng là nền tảng thương mại điện tử B2B dẫn đầu. Đây cũng chính là hệ thống được rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, ASUS, HP,… tin tưởng và lựa chọn sử dụng.

Magento Commerce

Một số đặc điểm nổi bật của Magento Commerce:

  • Giao diện hệ thống trực quan và thân thiện với người sử dụng.
  • Các tính năng về B2B vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm: tích hợp hệ thống ERP, khả năng cá nhân hóa khách hàng cho doanh nghiệp,…
  • Khả năng bảo mật cao nhờ việc Magento Commerce Cloud Hosting mang đến cho Website các máy chủ riêng cùng những biện pháp bảo vệ an toàn cao bởi DDoS, CDN, Firewall.
  • Dễ dàng mở rộng và tùy chỉnh các tính năng. Đặc biệt, Magento Commerce còn cung cấp cho người dùng hơn 1500 tiện ích mở rộng cực kỳ hữu ích trong hoạt động kinh doanh B2B trên thương mại điện tử.
  • Các URL được cung cấp bởi Magento Commerce cực kỳ thân thiện với SEO.
  • Magento Commerce không những phù hợp với các doanh nghiệp B2B mà còn rất thích hợp cho các doanh nghiệp B2C hay B2B2C triển khai.

OROCommerce

OroCommerce là hệ thống B2B phù hợp với khá nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử B2B. OroCommerce được thành lập vào năm 2012 và cho đến hiện nay, hệ thống vẫn được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. 

OROCommerce

Một số đặc điểm nổi bật của OroCommerce:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp mua hàng với nhiều đơn khác nhau.
  • Quản lý số lượng lớn các cửa hàng trên nhiều quốc gia khác nhau của các tập đoàn đa quốc gia chỉ trên một bảng điều khiển duy nhất.
  • Hệ thống tích hợp CRM, ERP cùng nhiều phần mềm kiểm soát tồn kho.
  • OROCommerce không những phù hợp với các doanh nghiệp B2B mà còn rất thích hợp cho các doanh nghiệp B2C hay B2B2C triển khai.

TrueCommerce

Nền tảng thương mại điện tử B2B TrueCommerce giúp các doanh nghiệp rất lớn trong việc tự động hóa hoạt động trao đổi dữ liệu có liên quan đến những hóa đơn, đơn đặt hàng cũng như những ghi chú giao hàng. Triển khai TrueCommerce, doanh nghiệp B2B sẽ tiến kiệm được thời gian và công sức hơn rất nhiều.

TrueCommerce

Một số đặc điểm nổi bật của TrueCommerce:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa các tài khoản của người dùng.
  • Theo dõi và kiểm soát hàng hóa, sản phẩm đang tồn kho.
  • Định giá sản phẩm dựa trên số lượng hoặc các đơn đặt của khách hàng.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp B2B bán hàng trực tuyến đa kênh.
  • TrueCommerce có khả năng tích hợp với nhiều ứng dụng khác.

Shopify Plus

Shopify Plus được biết đến là phần mềm nằm trong top những nền tảng thương mại điện tử B2B hàng đầu hiện nay. Đến năm 2021, Shopify Plus đã có hơn 10,000 người sử dụng. Một số thương hiệu nổi tiếng hiện đang cài đặt và triển khai Shopify Plus hiện nay là Gymshark, Heinz và Staples. 

Shopify Plus

Một số đặc điểm nổi bật của Shopify Plus:

  • Dễ dàng cài đặt, thiết lập phần mềm và sử dụng.
  • Giao diện trực quan, thân thiện, dễ dàng sử dụng và mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
  • Hỗ trợ xây dựng và thiết kế nhanh chóng cho những cửa hàng kinh doanh B2B trực tuyến của doanh nghiệp.
  • Sở hữu đa dạng tiện ích mở rộng cùng hơn 6,000 ứng dụng Shopify hữu ích.
  • Rất nhiều tính năng trong kinh doanh B2B như: quản lý sản phẩm tồn kho, vận hành sản phẩm một cách cá nhân hóa.

Với sự phổ biến của Shopify, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ phát triển web Shopify trên thị trường hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển web Shopify với hiệu suất cao nhất. Các dịch vụ Shopify phổ biến bao gồm: Thiết kế Shopify, Phát triển Shopify Plus, Tối ưu SEO, Hỗ trợ và bảo trì, v.v.

CS-Cart

Nền tảng thương mại điện tử B2B CS-Cart ra mắt thị trường vào năm 2005 với hơn 35,000 khách hàng. Với những tính năng chuyên nghiệp trong B2B, CS-Card hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa quy trình bán buôn, từ đó, góp phần lớn vào thúc đẩy doanh số sản phẩm và doanh thu bán hàng hiệu quả.

CS-Cart

Một số đặc điểm nổi bật của CS-Cart:

  • CS-Cart là nền tảng Open Source với nhiều tính năng B2B hữu ích như quản lý tồn kho, vận hành liên tục nhiều loại hàng hóa,…
  • Có khả năng tạo nên nhiều Storefronts cho doanh nghiệp.
  • Tích hợp không giới hạn với các hệ thống như ERP, CRM,…
  • Hệ thống hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau cho doanh nghiệp.

SuiteCommerce

SuiteCommerce là một hệ thống khá quen thuộc trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B. Suite Commerce mang đến những giải pháp ERP tuyệt vời cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với mức chi phí phù hợp. Tính đến hiện tại, SuiteCommerce đã có hơn 3,000 khách hàng tin tưởng sử dụng.

SuiteCommerce

Một số đặc điểm nổi bật của SuiteCommerce:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp B2B bán hàng trực tuyến đa kênh.
  • Quy trình xây dựng Website thương mại điện tử dễ dàng và nhanh chóng.
  • Quy trình báo giá sản phẩm và lên đơn đặt hàng đơn giản, dễ dàng thao tác cho các doanh nghiệp.
  • Đảm bảo quy trình hoạt động của doanh nghiệp luôn mang tính nhất quán và đạt hiệu quả cao.

BigCommerce B2B Edition

BigCommerce B2B Edition nằm trong top các nền tảng thương mại điện tử B2B hàng đầu. Ban đầu, BigCommerce chỉ cung cấp các giải pháp hỗ trợ giao dịch B2C, nhưng vào năm 2021 BigCommerce đã cho ra đời phiên bản dành cho lĩnh vực B2B là BigCommerce B2B Edition và nhanh chóng được các doanh nghiệp tin tưởng sử dụng.

BigCommerce B2B Edition

Một số đặc điểm nổi bật của BigCommerce B2B Edition:

  • Có thể triển khai các giải pháp hợp nhất cho cả lĩnh vực B2B và B2C.
  • Nền tảng dễ dàng sử dụng cho người dùng mới với đa dạng tính năng hữu ích trong lĩnh vực B2B như quản lý tồn kho hay cá nhân hóa sản phẩm. 
  • Khả năng lưu trữ an toàn trên nền tảng đám mây.

Pepperi

Pepperi cung cấp các giải pháp thương mại điện tử B2B, hiện đã được hơn 1,000 khách hàng từ khoảng 65 quốc gia trên thế giới tin dùng. Pepperi được khá nhiều thương hiệu nổi tiếng như Heineken, Seiko hay OGI,… lựa chọn triển khai. Pepperi sở hữu nhiều tính năng B2B cực kỳ hữu ích trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Pepperi

Một số đặc điểm nổi bật của Pepperi:

  • Nền tảng dễ dàng sử dụng cho người dùng mới với đa dạng tính năng hữu ích trong lĩnh vực B2B như quản lý tồn kho hay cá nhân hóa sản phẩm. 
  • Tích hợp tính năng hữu ích thiết kế phần mềm danh mục điện tử ngành B2B.
  • An toàn bảo mật và có khả năng sao lưu tốt.
  • Đa dạng cổng thanh toán cho doanh nghiệp sử dụng.

SAP Commerce Cloud

SAP Commerce Cloud cung cấp các giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số mạnh mẽ, góp phần lớn vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững. SAP Commerce Cloud được rất nhiều thương hiệu có danh tiếng tin tưởng và lựa chọn sử dụng, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Toyota hay Moderna,…

SAP Commerce Cloud

Một số đặc điểm nổi bật của SAP Commerce Cloud:

  • Hệ thống dễ dàng sử dụng cho những người dùng mới.
  • Cung cấp tính năng bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp B2B.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp Website theo nhu cầu cá nhân và dễ dàng tích hợp, nâng cấp những tính năng nâng cao.
  • Ứng dụng công nghệ đám mây trong lưu trữ và bảo mật.

Optimize.ly

Optimize.ly là thương hiệu khá nổi tiếng trong số các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp B2B, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nhiều mảng như tối ưu hóa dựa trên AI hay thương mại điện tử CMS. Đến nay, Optimize.ly đã hỗ trợ hơn 9,000 khách hàng B2B trong ngành thương mại điện tử. 

Optimize.ly

Một số đặc điểm nổi bật của Optimize.ly:

  • Khả năng quản lý và kiểm soát quy trình hoạt động B2B hiệu quả.
  • Đảm bảo an toàn bảo mật cao.
  • Đa dạng tính năng thương mại điện tử B2B hữu ích, trong đó, nổi bật là CMS trong eCommerce (quản trị hệ thống nội dung trong thương mại điện tử).

Có nên xây dựng website thương mại điện tử B2B hay không?

Đây có lẽ là câu hỏi bạn đang thắc mắc nhất trong thời điểm hiện tại. Trước tiên, để biết rằng doanh nghiệp bạn có cần một website thương mại điện tử B2B hay không phụ thuộc vào sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

Ví dụ như bạn muốn mở một trang thương mại điện tử B2B để phục vụ các đối tác và đại lý, thì đây sẽ là một lí do hoàn toàn phù hợp để bắt đầu kinh doanh trên nền tảng này. Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm số như hệ thống, phần mềm thì đây cũng là một lựa chọn hợp lí.

Ngoài ra, bạn cùng cần cân nhắc tới vấn đề chi phí. Việc lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử phù hợp rất quan trọng. Bạn có thể lựa chọn các nền tảng miễn phí có khả năng tích hợp nếu bạn thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoặc, bạn có thể lựa chọn một nền tảng trả phí đầy đủ tính năng để phát triển doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Kết luận

Qua bài viết này, doanh nghiệp hiểu hơn về vai trò của thương mại điện tử B2B eCommerce cũng như các mô hình và top nền tảng thương mại điện tử B2B tốt nhất hiện nay.

Vậy nên, nếu doanh nghiệp muốn bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử nhưng chưa biết bắt đầu từ đầu và nên lựa chọn nền tảng như nào thì doanh nghiệp có thể tìm hiểu dịch vụ của Magenest. Là đối tác giải pháp của Adobe tại Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp giải quyết bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.