Crypto trong thương mại điện tử: Các ứng dụng trong tương lai

Tiền điện tử (crypto) đang là chủ đề đáng chú ý nhất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khái niệm crypto vẫn còn khá mới mẻ kể từ thời điểm đồng tiền điện tử đầu tiên (Bitcoin) ra mắt năm 2009. Nhưng không thể phủ nhận rằng crypto sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, công nghệ đứng đằng sau crypto – Blockchain cũng là một khái niệm rất phức tạp đối với những người mới muốn tìm hiểu. Tạm thời, hãy bỏ qua bỏ qua những vấn đề kỹ thuật và triết lý phức tạp đó và nhìn vào ứng dụng của crypto trong thương mại điện tử, cụ thể là thanh toán.

Nếu như sử dụng crypto trong các giao dịch trực tuyến thì tương lai của crypto trong thương mại điện tử sẽ như thế nào? Các doanh nghiệp cần lưu ý những điều gì? Và nên chuẩn bị những gì để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất?

Crypto là gì?

Crypto là gì?

Crypto (tiền điện tử) là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số hoạt động độc lập với các ngân hàng và cũng không thuộc sự quản lý của bất kỳ chính phủ nào.

Tên gọi này xuất phát từ việc đồng tiền này sử dụng công nghệ mã hoá để kiểm soát việc giao dịch và xác nhận. Các giao dịch được xác minh bởi một hệ thống phi tập trung, hay nói các khách là một hệ thống độc lập không thuộc kiểm soát của bất kỳ bên nào. Ngoài ra, chủ sở hữu loại tiền tệ này cũng như các giao dịch của họ được hoạt động dưới dạng ẩn danh.

Đồng thời, hệ thống sổ cái cũng tự động ghi lại các giao dịch này một cách công khai. Điều này làm ngăn chặn việc chủ sở hữu crypto giao dịch nhiều lần, gây ảnh hưởng đến giá trị tiền điện tử.

Để tìm ra phương án hợp lý ứng dụng được crypto trong thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải nhìn nhận rõ được cơ hội và thách thức của việc này, cũng như hình dung phần nào tính ứng dụng của nó.

Các cơ hội của crypto trong thương mại điện tử

Các cơ hội của crypto và blockchain trong thương mại điện tử

Crypto nói chung đã nhận được sự chấp nhận của người tiêu dùng và trở nên phổ biến nhờ các cơ hội mà nó đem lại. Hầu hết, các cơ hội này đều là đem lại lợi ích cho họ cũng như các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Chi phí các giao dịch thấp

Thông thường, các phí khi giao dịch bằng các cổng thanh toán trên thương mại điện tử thường khá cao cho doanh nghiệp, hoặc trong một số trường hợp còn làm tăng giá sản phẩm cho người tiêu dùng. Các cổng thanh toán online như Ngân Lượng, VNPay, Paypal thường thu phí 2-4% trên giá trị giao dịch, trong khi giao dịch bằng tiền điện tử thường miễn phí hoặc phí rất thấp dưới 1%. Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp kinh doanh online có thể tiết kiệm bao chi phí với doanh thu hàng năm là 10 tỷ VND?

Mở rộng tệp khách hàng mới

Tuy số lượng ít nhưng vẫn có những người tiêu dùng không thích sử dụng các loại thẻ tín dụng. Do đó, việc có thêm một hình thức thanh toán khác cũng là một cơ hội để tiếp cận với những khách hàng như vậy. Đặc biệt hơn, với đà phát triển của blockchain, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế khi sớm hỗ trợ nhóm khách hàng sử dụng crypto.

Giảm rủi ro gian lận, lừa đảo

Điều này lại liên quan tới vấn đề kỹ thuật một chút nhưng lí do crypto được nhiều người đón nhận chính bởi vì khả năng không thể can thiệp hệ thống từ bất kỳ bên nào. Ví dụ như hiện nay, việc thanh toán thương mại điện tử bằng các thẻ tín dụng đánh cắp thường khiến doanh nghiệp phải chịu các khoản phí bồi hoàn không đáng có. Do đó, việc có một giải pháp thanh toán gần như ngăn chặn tuyệt đối các vấn đề an ninh như crypto là giải pháp hiệu quả.

Các rủi ro và rào cản của crypto trong thương mại điện tử

Các công nghệ mới trong thương mại điện tử luôn là một vấn đề được nhiều người quan tâm, điển hình như công nghệ AR áp dụng để trải nghiệm sản phẩm. Nhưng khi mới ứng dụng một công nghệ mới thì bao giờ cũng có các rủi ro và rào cản nhất định.

Các rủi ro và rào cản của crypto, blockchain trong thương mại điện tử

Trong trường hợp của crypto thì rủi ro cao hơn các công nghệ khác đang ứng dụng trong thương mại điện tử ngày này. Điều đó nghĩa là bạn phải cân nhắc các rủi ro này thật kỹ.

Số lượng người tiêu dùng ít

Hiện nay, số lượng người sử dụng crypto vốn thật sự rất ít. Một phần nguyên nhân là do khái niệm blockchain hay crypto vốn rất mơ hồ với đại đa số người tiêu dùng. Một nguyên nhân khác chính là vấn đề tài chính. Đương nhiên bạn không phải bỏ hơn $60.000 để mua 1 đồng bitcoin làm gì cả. Tuy nhiên, giá đang tăng khiến việc người tiêu dùng mua crypto thật sự khó khăn.

Biến động thị trường crypto

Nhắc đến giá của Bitcoin, tiền điện tử vốn nổi tiếng với sự biến động giá liên tục. Những người không tham gia sẽ cảm thấy việc sở hữu crypto như một hình thức đánh bạc. Chính bởi quan điểm này khiến cho nhiều người còn cảm thấy e dè với những đồng tiền ảo. Ví dụ như giá của Bitcoin đang có dấu hiệu tăng lên ở trong tương lai gần. Nguyên nhân là do giá trị đồng tiền này không được hỗ trợ bởi một đồng tiền pháp định nào cả. Vậy nên cũng không có ai biết được giá trị đồng tiền này sẽ tăng đến mức nào.

Xác thực giao dịch crypto trong thương mại điện tử chậm trễ

Đây là một vấn đề lớn đối với các cửa hàng thương mại điện tử. Các giao dịch thương mại điện tử bị chậm lại một chút vì các giao dịch crypto phải được xác thực dựa trên sổ cái của hệ thống blockchain. Quá trình này vẫn diễn ra gần nhu ngay lập tức, nhưng cũng sẽ mất thời gian dựa trên ví tiền điện tử và trang web đang sử dụng.

Người tiêu dùng không được bảo vệ quyền lợi

Thông thường, người tiêu dùng sẽ được bảo vệ nếu việc thanh toán thông qua thẻ của họ gặp vấn đề. Ví dụ như lỗi trừ quá số tiền thanh toán hay thanh toán không được xác nhận. Những thương hiệu thương mại điện tử uy tín sẽ bảo vệ và hỗ trợ họ trong việc này. Tuy nhiên, tiền điện tử thì lại không như vậy. Nếu người tiêu dùng sẽ không được hỗ trợ nếu họ gặp các vấn đề trên. (Trừ phi các cửa hàng thương mại điện tử xây dựng biện pháp bảo vệ của riêng họ.)

Quá nhiều loại tiền điện tử khác nhau

Tính tới đầu năm 2021 đã có hơn 4.000 đơn vị tiền điện tử khác nhau. Điều này khiến các cửa hàng thương mại điện tử phải cho phép nhiều tùy chọn thanh toán khác nhau dựa trên loại tiền điện tử mà khách hàng sử dụng nhiều nhất.

Năng lượng và tính bền vững

Tiền điện tử cũng được biết tới việc sử dụng một lượng lớn năng lượng để tạo hoặc khai thác tiền trên hệ thống blockchain. Để giúp bạn dễ hiểu thì mức tiêu thụ năng lượng đáng kể để khai thác Bitcoin và bất kỳ đồng tiền nào khác tiêu thụ nhiều điện hơn mức độ tiêu thụ điện của toàn bộ đất nước Argentina trong một năm. Và đương nhiên, việc tạo và khai thác tiền điện tử này có lượng khí thải carbon rất lớn.

Không có doanh nghiệp nào muốn trở thành một yếu tố gây ô nhiễm môi trường cả. Vì vậy nên việc xem xét mức độ năng lượng tiêu tốn là điều mà các doanh nghiệp cần phải thực sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Doanh nghiệp nên ứng dụng crypto trong thương mại điện tử như thế nào?

Liệu tiền điện tử và thương mại điện tử có thể kế hợp với nhau hay không? Hay lợi ích của crypto trong thương mại điện tử giá trị hơn rủi ro mà nó đem lại?

Chẳng hạn như thương mại điện tử, mãi đến năm 2020 mới chiếm được đa số người tiêu dùng tiếp nhận. Vậy nên, chúng ta có thể hiểu rằng bất kỳ thị trường nào thay đổi đều có thể đẩy nhanh các xu hướng mới một cách bất ngờ.

Doanh nghiệp nên ứng dụng blockchain trong thương mại điện tử như thế nào?

Mặc dù công nghệ crypto vẫn chưa được các doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ và vừa khám phá hết một cách nghiêm túc nhưng có thể nói rằng quá trình ứng dụng tiền điện tử và blockchain trong lĩnh vực này đang diễn ra.

Đối với các thương hiệu thương mại điện tử, các bước tiếp theo cần phải tập trung giữ vững vị trí của từng doanh nghiệp trong khi đồng thời mở rộng. Kể cả khi khách hàng của bạn sử dụng tiền điện tử không phải Bitcoin thì việc quan trọng nhất là bám sát áp dụng trên toàn thị trường. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước nếu crypto được chấp nhận và trở thành xu hướng mới.

Tập trung vào các khách hàng của bạn

Các doanh nghiệp cần tập trung về khách hàng hiện tại. Hãy đánh giá các nhóm khách hàng đó cũng như nhóm khách hàng mà bạn chưa thu hút được nhiều. Trong nhóm này có khách nào đang sử dụng tiền điện tử hay không? Hay trong tương lai liệu họ có định sử dụng hay không?

Nếu có, bạn hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để họ có thể thanh toán bằng phương thức này để mua sản phẩm của bạn. Nếu không thì bạn không cần phải để ý tới vấn đề này. Nhưng bạn vẫn nên xem tiếp 2 bước tiếp theo.

Đánh giá đối thủ của bạn

Không quan trọng khách hàng của bạn có sử dụng crypto hay không, nhưng đối thủ của bạn có thể sẽ thấy khác. Hãy thường xuyên xem xét và đánh giá đối thủ của bạn để xem họ có những phương thức thanh toán nào.

Kể cả khi đối thủ cho phép thanh toán bằng tiền điện tử trên website của họ nhưng ít có ai dùng, bạn không cần phải vội thêm tính năng này vào để cạnh tranh với đối thủ bạn làm gì. Tuy nhiên, nếu có ít hoặc không có đối thủ nào sử dụng phương thức thanh toán này, bạn cũng nên chuẩn bị trước kiến thức và thông tin để có thể sẵn sàng trở thành thương hiệu tiên phong dẫn đầu xu hướng trên.

Bắt kịp xu hướng tương lai

Dù bạn có làm gì, quan trọng nhất vẫn là giữ vững vị trí hiện tại. Mặc dù lợi ích và rủi ro của tiền điện tử có thể khiến bạn phân vân, nhưng hiện nay có rất nhiều thị trường và chuyên gia thương mại điện tử đang nghiên cứu, đánh giá và viết về những thay đổi trong vấn đề này hàng ngày.

Bạn nên theo dõi các thông tin liên quan đến crypto và đồng thời chuẩn bị cho sự chuyển đổi mới nếu xu hướng này có xuất hiện.

Việc ứng dụng công nghệ mới trong thương mại điện tử vẫn luôn là một yếu tố quan trọng để phát triển và duy trì sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do đó, các doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để có hiểu được các mặt lợi và hại của các xu hướng công nghệ và khả năng của chúng để có thể sẵn sàng triển khai. 

Vậy nên, hãy nghiên cứu thật kĩ xu hướng crypto trong thương mại điện tử nếu bạn có dự định ứng dụng các công nghệ này trong thời gian sắp tới.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.