Blockchain trong thương mại điện tử: Khái niệm và ứng dụng cụ thể

Công nghệ blockchain đang đóng vai trò to lớn đến nền kinh tế toàn cầu và thương mại điện tử cũng đang đón nhận nhiều sự chú ý trong những năm gần đây. Hiện nay đã có hơn 22.000 cửa hàng nhỏ lẻ trên toàn thế giới cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền điện tử (crypto). Trong đó có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng như Expedia, Overstock và Microsoft. Tuy nhiên, blockchain trong thương mại điện tử chỉ có thể có sức hút trong một vài năm tới mà thôi.

Khi nhắc đến blockchain thì thường sẽ liên tưởng ngay tới crypto nhưng crypto lại không phải cơ hội duy nhất mà blockchain mang lại cho các nhà bán lẻ trong tương lai. Nếu ứng dụng blockchain vào thương mại điện tử, blockchain không chỉ tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp rút gọn quy trình kinh doanh, tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao bảo mật dữ liệu và trải nghiệm khách hàng.

Đương nhiên, nghiên cứu sâu về chủ đề blockchain và thương mại điện tử sẽ khá phức tạp đối với nhiều người. Vậy nên, bài viết này sẽ chắt lọc những thông tin cơ bản nhất như định nghĩa về blockchain và tại sao các doanh nghiệp bán lẻ nên chú ý tới công nghệ mới này.

Blockchain là gì?

Blockchain vốn là một chủ đề được nóng hổi trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, định nghĩa của blockchain vẫn còn rất mơ hồ đối với nhiều người cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù liên quan tới Bitcoin  nhưng blockchain lại không phải một loại tiền điện tử. Nó cũng không phải một ngôn ngữ lập trình. Blockchain chính là một công nghệ hoàn toàn mới.

Blockchain là gì?

Trên lý thuyết, blockchain là một hệ thống sổ cái an toàn và bảo mật tuyệt đối giúp lưu trữ toàn bộ thông tin giao dịch được thực hiện tại một thời gian cụ thể.

Công nghệ blockchain giúp người dùng có thể chia sẻ và lưu trữ các tài sản số hoá. Ngoài ra, có thể ứng dụng blockchain để xử lý thanh toán, tìm kiếm sản phẩm và thậm chí cả dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Blockchain hoạt động như thế nào?

Cái tên Blockchain (chuỗi khối) xuất phát từ cấu trúc của hệ thống sổ cái: các khối lưu trữ thông tin (block) được liên kết với nhau, tạo thành một chuỗi (chain).

Chuỗi của các khối này trở thành một cơ sở dữ liệu để chia sẻ thông tin với nhau trong một mạng lưới các máy tính, liên kết bằng các node (nút). Những nút này giúp duy trì blockchain bằng cách xác nhận và truyền dữ liệu về các giao dịch, chuyển động của dòng tiền điện tử giữa các người dùng với nhau.

Cách hoạt động của blockchain

Ví dụ: bạn mua pizza từ một người bạn và trả bằng Bitcoin. Khi bạn gửi họ 01 Bitcoin, bạn đã tạo và xuất bản một chuỗi khối Bitcoin. Các máy tính khác trong cơ sở dữ liệu sẽ đảm bảo rằng bạn chưa chuyển dữ liệu của số Bitcoin đó cho người dùng khác trước đấy (Điều này ngăn chặn việc bạn tiêu lại số tiền điện tử mà bạn đã sử dụng). Mỗi máy tính trong mạng dữ liệu Bitcoin sẽ ghi lại thông tin của tất cả giao dịch trong mạng lưới, và rà soát số dư lại trong từng tài khoản.

Lí do là bởi hệ thống sổ cái này không chỉ được kiểm soát bởi một máy tính và các dữ liệu không hợp lệ sẽ tự động bị đẩy ra khỏi blockchain nên tất cả thông tin đều có thể hiển thị công khai trên toàn bộ mạng lưới. Hay hiểu theo cách đơn giản hơn, dữ liệu đã được nhập vào blockchain không thể nào có thể xóa, sửa đổi hay phát sinh lỗi.

Thách thức trong thương mại điện tử hiện nay

Xác minh danh tính khách hàng

Ngày nay, khi khách hàng truy cập Website thương mại điện tử của doanh nghiệp và tiến hành đăng ký, ngoại trừ một số thông tin cá nhân đã nhập, cổng thông tin sẽ không có dữ liệu gì về họ. Nếu những thông tin này không chính xác hoặc giả mạo, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều tổn thất cực kỳ to lớn khi thực hiện phương thức thanh toán COD (tức khách hàng trả tiền khi nhận hàng).

Vấn đề bảo mật an toàn dữ liệu

Trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử, mỗi ngày, rất nhiều khách hàng truy cập Website, lựa chọn sản phẩm và mua sắm.

Vấn đề bảo mật an toàn dữ liệu

Điều này cũng dẫn đến thách thức cho doanh nghiệp về việc đảm bảo an toàn bảo mật dữ liệu của khách. Những phương thức thanh toán trực tuyến cũng có thể làm tăng sự nguy cơ bị lộ thông tin khi yêu cầu khách hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, có quá nhiều công ty đối thủ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ giống như chúng ta. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có các chiến lược kinh doanh và Marketing hiệu quả nhất nhằm tạo ra giá trị khác biệt của bản thân mình với những đối thủ cạnh tranh xung quanh.

Duy trì và tăng số lượng khách hàng

Các doanh nghiệp thương mại điện tử luôn quan tâm đến việc làm sao để liên tục có thêm khách hàng mới, song song đó là giữ chân lâu dài khách hàng cũ nhằm duy trì và phát triển doanh số, doanh thu cho mình. Để giữ chân các khách hàng cũ tiếp tục ở lại, chúng ta cần xây dựng được niềm tin của họ về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm trong quá trình tiến hành giao dịch mua bán.

Đối mặt với các chi phí và sự cạnh tranh về giá

Trong quá trình mua sắm, khách hàng thường sẽ so sánh giá cả của các sản phẩm – dịch vụ được cung cấp bởi những doanh nghiệp khác nhau và họ sẽ ra quyết định lựa chọn hàng hóa của công ty nào có mức giá hợp lý nhất, thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh cũng như chi phí vận chuyển thấp nhất, thậm chí là miễn phí vận chuyển.

Cơ hội và ứng dụng của blockchain trong thương mại điện tử

Hiểu được những thách thức đã đề cập ở phần trên, doanh nghiệp kinh doanh eCommerce cần tìm ra những giải pháp, ứng dụng nhằm hạn chế nhất hoặc xóa bỏ các vấn đề khó khăn đó. Ứng dụng Blockchain chính là một hướng mà chúng ta có thể lựa chọn áp dụng nhằm giải quyết thách thức trong eCommerce. Ở phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu các cơ hội và ứng dụng của Blockchain trong thương mại điện tử nhé! 

Các lợi ích của blockchain khi ứng dụng trong thương mại điện tử

Nhờ blockchain, các giao dịch tài chính trực tuyến có thể trở nên an toàn hơn. Điều này đem lại lợi ích to lớn cho cả người mua và người bán. Hơn nữa, blockchain cũng đem lại rất nhiều giá trị tích cực khác bao gồm: cắt giảm chi phí giao dịch, cải thiện quy trình kinh doanh, thực hiện giao dịch nhanh hơn và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Các lợi ích của blockchain khi ứng dụng trong thương mại điện tử

Nâng cao bảo mật

Các vấn đề xảy ra trong giao dịch và dữ liệu là mối quan tâm lớn nhất với các thương hiệu thương mại điện tử. Theo Khảo sát tội phạm và lừa đảo kinh tế toàn cầu hàng năm của PriceWaterhouse Coopers năm 2020: 47% công ty đã gặp phải gian lận thẻ tín dụng trong 24 tháng qua với tổng số tiền thất thoát là $42 tỷ.

Blockchain cho phép xác thực danh tính bởi nhiều bên đáng tin cậy và đồng thời cung cấp mức độ bảo mật cao cấp nhất cho cơ sở dữ liệu khách hàng và hệ thống CRM.

Tiết kiệm chi phí

Một trong những lợi thế nổi bật của blockchain chính là cho phép các nhà bán lẻ kết hợp các dịch vụ như xử lý thanh toán, quản lý hàng tồn kho, mô tả sản phẩm,… để từ đó tiết kiệm chi phí cho việc mua và duy trì các hệ thống quản trị riêng biệt.

Ngoài ra, tiền điện tử như Bitcoin có thể được gửi trực tiếp từ người dùng này sang người dùng khác ngay lập tức, không cần phải thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này làm giảm các khoản phí phải nộp cho ngân hàng để xử lý và thu mua lại tiền, hoặc các khoản phí mà các công ty thẻ tín dụng tính dựa trên các khoản thanh toán.

Các giao dịch đơn giản và dễ dàng hơn

Bởi vì các giao dịch trên blockchain được xử lý ngay lập tức và không thông qua ngân hàng truyền thống nào nên không có sự chậm trễ nào cho việc xử lý thanh toán. Do đó, việc mua hàng có thể được thực hiện ngay lúc đó, tốc độ hoàn thành đơn hàng cũng trở nên nhanh hơn.

Cải tiến quy trình kinh doanh

Blockchain có khả năng lưu trữ nhiều thông tin hơn ngoài các giao dịch, điển hình là smart contract (hợp đồng thông minh), có thể tự động hoá các tác vụ dựa trên quy tắc đã đặt trước và lệnh if-then, như thanh toán tự động hoặc quản lý hàng tồn kho.

Cải tiến quy trình kinh doanh

Ví dụ: bạn mua một chiếc đồng hồ Rolex trực tuyến và thanh toán tiền đặt cọc bằng tiền điện tử. Bạn sẽ nhận được một biên nhận được lưu trữ trong trong hợp đồng ảo. Nhà bán lẻ sẽ gửi đồng hồ cho bạn một ngày trước khi giao hàng và nếu hàng hoá không đến đúng giờ, blockchain sẽ tự động hoàn lại bạn khoản tiền đặt cọc. Nếu bạn nhận được đồng hồ, blockchain sẽ tự động xử lý nốt phần tiền thanh toán còn lại của bạn cho nhà bán lẻ.

Blockchain cũng có thể lưu trữ các hồ sơ điện tử như biên nhận của khách hàng và thông tin bảo hành. Từ đó, giúp việc xác nhận quyền sở hữu và xác nhận bảo hành dễ dàng hơn, chưa kể đến việc tiết kiệm sử dụng một khoản lớn các hồ sơ giấy.

Giảm bớt chi phí và đơn giản hoá quản lý chuỗi cung ứng

Blockchain trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử có nghĩa là các doanh nghiệp có thể cắt giảm các công đoạn thủ công liên quan đến vận chuyển. Các thông tin vận đơn có thể được đặt ở trên blockchain tại mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng, giúp cắt giảm thời gian và chi phí quản trị, đồng thời giúp việc theo dõi lô hoặc xác minh thông tin sản phẩm và trọng tải dễ dàng hơn.

Đối với các sản phẩm có hạn sử dụng hoặc chứng chỉ xác thực, blockchain có thể đảm bảo chất lượng và tính hợp lệ của hàng trong kho, đồng thời đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được sản phẩm có giá trị tương đương với những gì họ đã chi trả.

Tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn trên toàn cầu

Đối với khách hàng sống ở các nước đang phát triển, việc sử dụng các hệ thống ngân hàng đáng tin cậy rất khó khăn. Do đó, blockchain và crypto cho phép họ vượt qua bên trung gian là ngân hàng để có thể tiếp cận nhiều nhà bán lẻ thương mại điện tử hơn. Và quan trọng nhất, blockchain cho phép các doanh nghiệp có tư tưởng tương lai thâm nhập vào các thị trường mới nổi.

Dễ dàng tạo các chương trình giới thiệu và quà tặng hơn

Blockchain cho phép các thương hiệu dễ dàng phát hành điểm thưởng để đổi quà hoặc giảm giá trên web của doanh nghiệp và đối tác. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể trả tiền cho người sáng tạo nội dung hoặc cho các influencers, kols, bằng các token (tài sản số do dự án blockchain phát hành), sau đó có thể chuyển đổi sang đơn vị tiền tệ mà họ muốn.

Dễ dàng tạo các chương trình giới thiệu và quà tặng hơn

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuỗi cung ứng là một trong nhiều vấn đề cực kỳ quan trọng, không thể bỏ qua. Phần lớn những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn theo dõi, kiểm soát sản phẩm, quản lý từng nguồn cung cấp cũng như tập trung hóa các dữ liệu. Lúc này, Blockchain chính là giải phép tuyệt vời giúp doanh nghiệp hoàn thành các tác vụ này đơn giản và dễ dàng hơn.

Ví dụ: Giải pháp Blockchain WOWTRACE được thực hiện bởi nhóm những nhà phát triển tại Việt Nam giúp doanh nghiệp theo dõi chính xác sự minh bạch của những sản phẩm nông sản. Giải pháp Blockchain này sẽ loại bỏ nhiều nhân tố trung gian bên trong chuỗi cung ứng và thông tin của các sản phẩm nông sản sẽ được doanh nghiệp thu nhận thông qua các cảm biến hoặc thông qua tần số vô tuyến. Tất cả dữ liệu của sản phẩm nông sản này, từ quá trình cấy trồng đến lúc hoàn tất thu hoạch và bảo quản đều có thể dễ dàng được truy xuất thông qua Blockchain. Khi Blockchain loại bỏ được đối tượng nhập liệu trung gian, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được nhiều chi phí.

Thúc đẩy tính minh bạch trên thị trường kinh doanh

Sự thiếu minh bạch trên thị trường kinh doanh thương mại điện tử chính là một trong nhiều mối quan tâm to lớn của doanh nghiệp. Hiện nay, thách thức này đã được xóa bỏ nhờ có giải pháp Blockchain. Với Blockchain, khách hàng sẽ biết rõ được từng sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong quá trình giao dịch với doanh nghiệp. Ngoài ra, Blockchain cũng giúp tạo dựng môi trường phi tập trung trong thị trường eCommerce, có thể giám sát chặt chẽ mọi hành vi sai trái từ phía người bán.

Thúc đẩy tính minh bạch trên thị trường kinh doanh

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô khổng lồ như Unilever hay Walmart đều đã phát hành các dự án Blockchain để nâng cao tính minh bạch trong thị trường.

Hỗ trợ đánh giá sản phẩm trung thực và tích cực hơn

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc đánh giá sản phẩm trực tuyến không trung thực là một điều thường xảy ra và nhiều khách hàng của doanh nghiệp có quyết định mua hàng sai lầm do tin vào những đánh giá đó. Nhờ vào công nghệ Blockchain mà các đánh giá về sản phẩm sẽ được xác thực một cách chắc chắn, song song đó, doanh nghiệp cũng sẽ không thể xóa những nhận xét về hàng hóa của mình mà không thông báo rõ ràng đến khách hàng.

Tương lai của blockchain trong thương mại điện tử

Mặc dù công nghệ này khá mới, nhưng lý do chính khiến ý tưởng đưa blockchain vào hệ thống thương mại điện tử được rất nhiều người quan tâm là vì chúng mang lại lợi ích cho cả người bán và người tiêu dùng.

Blockchain trong thương mại điện tử

Ứng dụng công nghệ Blockchain, doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn khi ký kết những hợp đồng thông minh cũng như đưa nhiều phương thức thanh toán đa dạng hơn vào Website thương mại điện tử của mình. Đây cũng chính là tiền đề cơ sở cho một tương lai hợp tác, liên kết cùng phát triển kinh doanh mạnh mẽ giữa nhiều doanh nghiệp khác nhau, giảm thiểu công sức, thời gian và quá trình hoàn thiện thủ tục giấy tờ hơn rất nhiều.

Các chuyên gia trong ngành đồng ý rằng tuy tiềm năng của công nghệ blockchain là rất lớn nhưng nó vẫn chỉ đang trong giai đoạn phát triển và ứng dụng thử nghiệm. Trong tương lai, blockchain có thể sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái tài chính và thương mại điện tử.

Kết luận

Thấu hiểu bản chất và ứng dụng Blockchain trong thương mại điện tử hiệu quả, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn khi vượt qua những thách thức của ngành, có thể nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong một tương lai triển khai công nghệ cao vào kinh doanh.

Doanh nghiệp muốn cập nhật những tin tức mới nhất về ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đạt hiệu quả cao, hãy đăng kí theo dõi Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.