Testing website bán hàng: Các nội dung testing mà doanh nghiệp cần lưu ý

Trước khi đưa trang web thương mại điện tử vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp cần tiến hành testing website bán hàng. Đây là một bước vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng nên trang bán hàng của mình. Việc testing website bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế các lỗi phát sinh khi vận hành chính thức và mang đến nhiều trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các nội dung khi testing website bán hàng nhé!

Testing website bán hàng là gì?

Testing website bán hàng là quá trình doanh nghiệp kiểm tra, thử nghiệm mọi tính năng, thao tác, tiện ích, hiển thị,… trên trang web thương mại điện tử của mình để có thể tìm ra, chỉnh sửa và ngăn ngừa các lỗi phát sinh để từ đó, mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng của mình khi họ mua sắm.

Testing website bán hàng là gì?

Testing website bán hàng là một bước mà doanh nghiệp bắt buộc phải tiến hành trong quá trình xây dựng và thiết kế website thương mại điện tử. Khi testing website bán hàng, doanh nghiệp sẽ chắc chắn hơn về: mức độ tin cậy của hệ thống phần mềm, chất lượng vận hành của nền tảng, đảm bảo sự linh hoạt và chính xác trong mọi tính năng của hệ thống và tối ưu được hiệu suất sử dụng.

Các nội dung testing website bán hàng mà doanh nghiệp cần lưu ý

Trang chủ

Yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là trang chủ. Trang chủ (hay Homepage) của một website thương mại điện tử thường có các nội dung giới thiệu sản phẩm – dịch vụ nổi bật nhất của thương hiệu. Trong đó, trang chủ không thể thiếu những hình ảnh đơn hoặc các slide hình ảnh với các đường dẫn kèm theo để điều hướng người dùng đến một trang giới thiệu sản phẩm nào đó. Đặc biệt, trên trang chủ của website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ chèn một hình ảnh lớn nổi bật nhất ngay vị trí đầu tiên của giao diện và thường sẽ kèm theo đường dẫn điều hướng người dùng đến Landing page bán hàng của doanh nghiệp.

Testing website bán hàng trang chủ

Sau đây là một số vấn đề trên trang chủ mà doanh nghiệp có thể kiểm tra:

  • Các slide hình ảnh có tự động trình chiếu không? Nếu tự động trình chiếu được, khoảng bao lâu, các hình ảnh sẽ được thay đổi?
  • Khi người dùng nhấp chuột qua, các hình ảnh này có bị điều hướng bất thường đến một nội dung lạ nào không?
  • Người dùng có nhấp vào đường dẫn được chèn trong các hình ảnh và có được điều hướng đến đúng các nội dung mà doanh nghiệp đã cài đặt sẵn không?
  • Mỗi khi F5 lại trang chủ, toàn bộ nội dung và hình ảnh có được làm mới cùng nhau không?
  • Tất cả nội dung và hình ảnh có hiển thị theo cùng một bố cục trong những trình duyệt, nền tảng và các độ phân giải màn hình trên những thiết bị khác nhau không?

Trang sản phẩm

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là trang sản phẩm. Khi người dùng tìm được sản phẩm – dịch vụ thông qua thanh tìm kiếm hoặc khi họ nhấp mở từ các đường dẫn trên trang chủ và trên Menu, người dùng sẽ được điều hướng đến trang sản phẩm (hay Product Page).

Testing website bán hàng trang sản phẩm

Sau đây là một số vấn đề trên trang sản phẩm mà doanh nghiệp có thể kiểm tra:

  • Nội dung mô tả cùng các thông số kỹ thuật, hình ảnh minh họa và mức giá hiển thị của sản phẩm – dịch vụ. 
  • Các tùy chọn sản phẩm còn hàng hay hết hàng, màu sắc và kích thước hàng hóa.
  • Các tùy chọn thanh toán và vận chuyển cho khách hàng
  • Đánh giá, phản hồi của những khách hàng đã mua sản phẩm – dịch vụ trước đó. 
  • Các nút hoặc đường dẫn để người dùng có thể từ trang sản phẩm quay trở lại trang chủ và tiếp tục tìm kiếm, xem xét các sản phẩm – dịch vụ khác.

Tạo tài khoản và đăng nhập

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là việc tạo tài khoản và đăng nhập. Bên cạnh những trang web phải có tài khoản mới được mua hàng, một số website thương mại điện tử khác sẽ cho phép người dùng mua sắm sản phẩm – dịch vụ với vai trò là guest (hay khách), không cần tạo tài khoản và đăng nhập.

Testing website bán hàng việc tạo tài khoản và đăng nhập

Sau đây là một số vấn đề về tạo tài khoản và đăng nhập mà doanh nghiệp có thể kiểm tra:

  • Người dùng được phép mua hàng với vai trò guest mà không cần phải tạo tài khoản và tiến hành đăng nhập thì quá trình này có diễn ra đúng như đã lập trình không?
  • Nếu cần phải tạo tài khoản và đăng nhập trước khi tiến hành mua sắm thì hệ thống có hiển thị nhắc nhở người dùng đăng nhập khi họ thêm sản phẩm vào giỏ hàng và tiến hành thanh toán không?
  • Kiểm tra quá trình chuyển hướng của trang web sau khi người dùng đăng nhập có chính xác không? Một số website thương mại điện tử sau khi người dùng đăng nhập sẽ chuyển hướng họ về trang chủ hoặc trang tài khoản cá nhân của người dùng, thay chính trang sản phẩm mà họ đang xem xét và có ý định mua.
  • Kiểm tra về thời gian người dùng đăng nhập, nếu trong một khoảng nhất định mà họ không vào trang web hoặc không tương tác thì tài khoản của người dùng sẽ tự động đăng xuất để bảo vệ sự an toàn và riêng tư cho người dùng.
  • Khi tiến hành thao tác đăng xuất, người dùng cần thấy được một bản cảnh báo rằng họ sẽ bị giới hạn một số tính năng (chẳng hạn như mua hàng và thanh toán) và người dùng vẫn chắc chắn muốn đăng xuất không?

Giỏ hàng

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là giỏ hàng. Giỏ hàng (hay Shopping cart) là một trong các tính năng chính của website và cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng cần phải kiểm thử kỹ lưỡng trước khi đưa vào vận hành chính thức. Tính năng giỏ hàng cho phép người mua lựa chọn và lưu trữ nhiều loại hàng hóa, sản phẩm và thanh toán chúng trong cùng một lúc. Khi người dùng đăng nhập cùng một tài khoản vào website của doanh nghiệp thì những sản phẩm trong giỏ hàng này đều được lưu trữ giống nhau trên mọi thiết bị. Chính vì vậy, khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên một thiết bị này, người dùng vẫn có thể đăng nhập cùng ID và Password vào website trên một thiết bị khác và tiến hành thanh toán. 

Kiểm tra giỏ hàng

Sau đây là một số vấn đề về giỏ hàng mà doanh nghiệp có thể kiểm tra:

  • Thêm một sản phẩm vào giỏ hàng thì tên, thông tin giới thiệu và hình ảnh mô tả sản phẩm đó có được cập nhật chính xác không?
  • Khi tăng thêm số lượng hàng hóa trong giỏ hàng thì con số này có được thay đổi theo một cách chính xác không?
  • Khi thêm cùng một sản phẩm nhiều lần, mặt hàng đó chỉ cần xuất hiện một lần trong giỏ hàng nhưng số lượng và mức giá phải thay đổi theo đúng số lần thêm vào và hiển thị tổng số tiền người dùng phải thanh toán không?
  • Thêm nhiều sản phẩm nhưng khác chủng loại thì từng món hàng thêm vào có hiển thị đúng tên, hình ảnh minh họa, giá cả cũng như số tiền tổng cộng người dùng phải thanh toán không?
  • Khi loại bỏ một hoặc một vài sản phẩm ra khỏi giỏ hàng thì giỏ hàng có cập nhật lại số lượng, giá cả cũng như số tiền tổng cộng người dùng phải thanh toán không?
  • Tiến hành loại bỏ toàn bộ sản phẩm trong giỏ hàng thì không còn bất kỳ món hàng nào hiển thị trong giao diện giỏ hàng nữa.
  • Khi nhấp vào một hình ảnh minh họa sản phẩm nào đó trong giỏ hàng, người dùng có thể xem được chi tiết thông tin về sản phẩm theo dạng Popup hoặc họ sẽ được điều hướng đến một trang chi tiết về sản phẩm.
  • Khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng, sau đó tiến hành đóng trình duyệt và mở lại thì giỏ hàng phải vẫn giữ chính xác được các mặt hàng đã thêm trước đó.
  • Kiểm tra về việc hiển thị cũng như tính khả dụng của các Voucher, Coupon, Code khuyến mãi dành cho người dùng xem có hiển thị mức giá đã được giảm hoặc có bị lỗi sử dụng hay không?

Thanh tìm kiếm với việc sắp xếp, lọc và phân trang

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là thanh tìm kiếm với việc sắp xếp, lọc và phân trang. Sau khi người dùng tìm kiếm một mặt hàng nào đó, họ sẽ được chuyển đến một trang bao gồm các kết quả tìm kiếm có liên quan và phù hợp nhất (hay Search Result Page). Để hệ thống trả về những kết quả tìm kiếm đúng nhất với nhu cầu và mong muốn của người dùng, doanh nghiệp cần thiết lập các tính năng sắp xếp, lọc và phân trang (hay Sorting, Filtering và Pagination).

Kiểm tra thanh tìm kiếm với việc sắp xếp, lọc và phân trang

Sau đây là một số vấn đề về thanh tìm kiếm với việc sắp xếp, lọc và phân trang mà doanh nghiệp có thể kiểm tra:

  • Các sản phẩm có liên quan (hay Relevant Products) có hiển thị liên quan như những gì mà người dùng đã nhập vào thanh tìm kiếm trước đó hay không?
  • Thông tin về sản phẩm (hay Product Information) có hiển thị đầy đủ tên, hình ảnh minh họa, giá bán cũng như mức độ xếp hạng (Rating) và các nhận xét (Comment) hay không?
  • Số lượng các sản phẩm ở từng trang trả về đều liên quan đến từ khóa tìm kiếm như hiển thị ở trang đầu tiên không?
  • Sắp xếp (hay Sorting) có đầy đủ các tùy chọn thả xuống trong bảng cho người dùng xem xét không?
  • Lọc (hay Filtering) có lọc theo nhiều thông số không?
  • Phân trang (hay Pagination) tất cả các kết quả tìm kiếm trả về ở những trang tiếp theo có bị lặp lại với các trang trước đó hay không?
  • Kết hợp giữa Sorting và Filtering – Test case web bán hàng này phối hợp cùng nhau thì các tính năng có được giữ nguyên và không gây ảnh hưởng nhau không?
  • Kết hợp Sorting và Pagination – Khi phối hợp nhiều sản phẩm trên các trang thì khi chuyển trang vẫn đảm bảo đúng theo thứ tự sắp xếp không?
  • Kết hợp Filtering và Pagination – Khi người dùng thực hiện thao tác lọc trên một trang thì toàn bộ các trang cũng được áp dụng lọc theo hay không?
  • Kết hợp Sorting, Filtering và Pagination – Test case web bán hàng phối hợp với nhau có đảm bảo tính năng sẽ vận hành đúng và các sản phẩm được hiển thị đầy đủ không?

Thanh toán

Yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi testing website bán hàng chính là thanh toán. Thanh toán là một phần thiết yếu của các trang web thương mại điện tử. Kiểm tra thanh toán nhằm đảm bảo giao dịch hoàn tất đơn hàng của khách hàng được chính xác, linh hoạt, an toàn bảo mật về lịch sử tài khoản thanh toán cũng như số tiền mà khách hàng đã chi trả để mua sắm tại website bán hàng của doanh nghiệp.

Kiểm tra thanh toán

Sau đây là một số vấn đề về thanh toán mà doanh nghiệp có thể kiểm tra:

  • Các loại hình thanh toán tích hợp trong hệ thống đều khả dụng và được tiến hành hiệu quả, bao gồm thẻ tín dụng (Credit Card), thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng (Bank Transfers), các ví tiền điện tử như Momo hay Paypal,…
  • Nếu khách hàng có thể thanh toán mà không cần đăng nhập tài khoản thì các xác nhận chỉ cần mua hàng và cung cấp thông tin cần thiết cho việc thanh toán có rõ ràng, chính xác không? 
  • Nếu khách hàng đang đăng nhập tài khoản thì việc chuyển hướng trang từ giỏ hàng đến trang thanh toán có bị lỗi giữa chừng hoặc không kết nối được với phương thức thanh toán hay không? 
  • Kiểm tra an toàn bảo mật các thông tin khách hàng lưu trữ thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng,… trong hệ thống website để đảm bảo những dữ liệu đó không bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp (tuân thủ PCI). 
  • Nếu người dùng không đăng nhập trong một khoảng thời gian nhất định, phiên đăng nhập thanh toán đó sẽ kết thúc và đóng lại để đảm bảo an toàn cho tài khoản thanh toán của họ. 
  • Sau khi khách hàng thanh toán thì Email xác nhận các mặt hàng họ đã mua cũng như số tiền họ đã thanh toán có được gửi về và thông tin có chính xác hay không?

Tích hợp truyền thông mạng xã hội

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là vấn đề tích hợp truyền thông mạng xã hội. Khi doanh nghiệp tích hợp các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…) sẽ góp phần rất lớn thu hút và giữ tương tác giữa khách hàng với thương hiệu.

Testing website bán hàng Social Media

Test case web bán hàng việc tích hợp truyền thông mạng xã hội sẽ bao gồm: 

  • Các logo của nền tảng social media hiển thị trên trang web của doanh nghiệp có chính xác không?
  • Các tính năng và tiện ích liên kết với trang mạng xã hội đó có có đúng không? 
  • Các quảng cáo trên những nền tảng truyền thông mạng xã hội có điều hướng người dùng đến trang chủ hoặc các trang sản phẩm của doanh nghiệp hay không?
  • Những tích hợp truyền thông mạng xã hội này có phù hợp với kiến ​​trúc cũng như quy vận hành của website thương mại điện tử không?

Những khía cạnh liên quan đến SEO

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là những khía cạnh liên quan đến SEO. Doanh nghiệp cần đảm bảo trang web thương mại điện tử của mình có khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm nhằm thu hút và điều hướng ngày càng nhiều lưu lượng truy cập của người dùng về trang của mình. Những khía cạnh liên quan đến SEO sẽ bao gồm: thẻ tiêu đề, meta description, cấu trúc của URL, thẻ Alt hình ảnh,… Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng xem các yếu tố trên có được triển khai đúng cách không.

Khả năng phản hồi trên di động

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là khả năng phản hồi trên di động. Song song với các nền tảng Laptop hay Desktop, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm thử quá trình hoạt động website thương mại điện tử của mình trên thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng,… với các độ phân giải khác nhau để khi triển khai chính thức, chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh vấn đề hiển thị trên giao diện, khi kiểm tra khả năng phản hồi, sử dụng trên di động và khả năng đáp ứng của thiết kế website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần kiểm tra cẩn thận cả những chức năng lẫn việc lập trình các thao tác của người dùng của trang web trên phiên bản di động để đảm bảo mang lại trải nghiệm sử dụng tuyệt vời nhất cho họ.

Kiểm tra về hiệu suất

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là kiểm tra về hiệu suất. Tiến hành test case web bán hàng về mặt hiệu suất sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được phương pháp tăng tốc độ tải trang cũng như giảm thiểu việc tắc nghẽn khi lưu lượng người dùng truy cập quá nhiều. Kiểm tra về hiệu suất sẽ bao gồm testing những thông số khác nhau như: tốc độ tải của website, khả năng trang chứa đựng lưu lượng người dùng truy cập, thông lượng, tốc độ của việc truyền thông tin – dữ liệu, hiệu quả và hiệu suất của cơ sở dữ liệu, khả năng xử lý lỗi, thời gian website hoạt động,…

Các hành vi của người dùng sau khi mua hàng

Yếu tố tiếp theo mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là các hành vi của người dùng sau khi mua hàng. Những hành vi cần doanh nghiệp kiểm tra bao gồm:

  • Thao tác hủy bỏ các lệnh đã tiến hành hoặc thay đổi số lượng trong đơn đặt hàng.
  • Việc xem lại đơn hàng hiện tại cũng như lịch sử mua hàng.
  • Thay đổi thông tin của tài khoản, bao gồm: phương thức thanh toán, địa chỉ nhận hàng, mật khẩu, các thông trong tin hồ sơ như tên, Email hoặc xóa tài khoản.

Các vấn đề bảo mật

Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng mà doanh nghiệp nên testing website bán hàng chính là các vấn đề bảo mật cũng như các lỗ hổng bảo mật trên trang web thương mại điện tử của mình. Các website bán hàng đều phải thu thập, lưu trữ và xử lý rất nhiều dữ liệu của khách hàng bao gồm: thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, lịch sử giao dịch và thanh toán,… do đó, việc đánh giá và kiểm tra về bảo mật là không thể thiếu.

Kiểm tra các vấn đề bảo mật

Để kiểm tra các vấn đề bảo mật, doanh nghiệp có thể tiến hành những phương pháp kiểm thử bao gồm: SQL Injection cùng những Ethical Hacking khi thực hiện các thao tác đăng ký, đăng nhập, thanh toán qua các cổng giao dịch,…

Kết luận

Testing website bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế các lỗi phát sinh khi vận hành chính thức và mang đến nhiều trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng trong quá trình mua sắm trên trang web thương mại điện tử của mình.

Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về xây dựng, thiết kế website bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử phổ biến cũng như những bí quyết giúp hoạt động kinh doanh trực tuyến diễn ra hiệu quả hơn, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.