Top 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu cho doanh nghiệp

Nền tảng thương mại điện tử ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ các công nghệ mới của lĩnh vực IT. Nhờ có sự ra đời của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), mọi hoạt động thương mại truyền thống đã chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến, giúp nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như tăng hiệu suất của các hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm một hệ thống thương mại điện tử phù hợp và đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như tối ưu quy trình bán hàng là một điều không hề dễ dàng. Vậy đâu là những nền tảng thương mại điện tử tối ưu nhất, dễ dàng sử dụng cho mọi doanh nghiệp?

Top 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu cho doanh nghiệp

Để có được sự lựa chọn chính xác, phù hợp và đạt được kết quả vượt bậc về doanh số và doanh thu khi kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về top 5 nền tảng thương mại điện tử là gì nhé!

Magento

Magento là 1 trong top 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới hiện nay, đồng thời, đây cũng là một trong các nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam được các doanh nghiệp ưa chuộng bậc nhất. Cụ thể hơn, Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở lớn nhất và khó nhất của ngôn ngữ lập trình PHP, sử dụng mô hình MVC (Model-View-Controller) và lập trình hướng đối tượng (OOP).

Top 5 Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu cho doanh nghiệp: Magento

Ngoài ra, Magento được sử dụng như một nền tảng thương mại điện tử giúp xây dựng và phát triển các Website thương mại điện tử dựa trên nền tảng Zend Framework. Đây cũng là cơ sở giúp Magento có khả năng tích hợp với vô số phần mềm, ứng dụng, tiện ích của các bên thứ ba – một trong nhiều lý do khiến Magento là nền tảng thương mại điện tử đáng sử dụng nhất.

Ưu điểm của Magento

Để có thể an tâm cài đặt và triển khai và góp phần tối ưu hiệu quả về doanh số và doanh thu kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về ưu điểm của nền tảng Magento trong phần sau đây nhé!

  • Nền tảng mạnh – đa tính năng độc quyền

Nền tảng công nghệ của thương mại điện tử mạnh mẽ – đa tính năng độc quyền chính là ưu điểm nổi bật nhất của Magento.

Không quan trọng là bạn có bao nhiêu loại sản phẩm hay sản phẩm, Magento có khả năng lưu trữ và chứa toàn bộ dữ liệu sản phẩm của bạn. Dù cho số lượng sản phẩm của bạn có là hàng trăm hay là hàng nghìn đi nữa thì cũng không thể khiến Magento quá tải.

Hơn nữa, đây cũng là lý do mà doanh nghiệp bạn không cần lo lắng trong tương lai. Vì sự doanh nghiệp bạn có tăng trưởng về số lượng sản phẩm như nào cũng không gây ảnh hưởng đến Magento. Thậm chí một số tính năng của Magento như quản lý kho, hàng tồn sẽ giúp bạn quản lý doanh nghiệp bạn hiệu quả hơn. Về mặt người mua hàng trực tuyến của bạn, Magento có các công cụ có sẵn như lọc sản phẩm và bảng điều hướng để giúp người dùng khi mua sắm có trải nghiệm tốt hơn, tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng. Đây còn là một điểm cộng giúp website của bạn có chất lượng tốt hơn bao giờ hết.

  • Công cụ SEO thân thiện

Đây cũng là tính năng mà các nền tảng thương mại điện tử khác không hề có. Bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa các trang sản phẩm trên phiên bản Magento Commerce dễ dàng, ngoài ra Magento còn tự động gợi ý các URL chuẩn SEO cho sản phẩm bạn. Nên việc khách hàng tìm kiếm sản phẩm dễ dàng cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Đặc biệt hơn, Magento tương thích cực kỳ tốt trên các thiết bị khác như điện thoại di động hay máy tính bảng. Việc này làm tăng trải nghiệm của người dùng, giúp đánh giá SEO của các bộ công cụ tìm kiếm về website của bạn tốt hơn bao giờ hết.

  • Tốc độ tải trang nhanh

Kể từ khi phiên bản Magento 2 ra mắt, tốc độ tải trang web sử dụng nền tảng Magento đã tăng ít nhất gấp rưỡi so với các nền tảng thương mại điện tử khác. Cho dù sản phẩm của bạn có số lượng lên đến hàng nghìn đi chăng nữa cũng không hề gây ảnh hưởng đến hệ thống Magento.

Tốc độ tải trang rất quan trọng vì theo số liệu của Google Analytics, nếu trang của bạn mất hơn 3 giây để hiển thị sẽ có ít nhất 50% số người dùng rời bỏ trang web của bạn. Và không cần nói thì chắc bạn cũng hiểu tốc độ tải trang ảnh hưởng như nào đến tỉ lệ chuyển đổi mua hàng của bạn đúng không?

  • Tùy biến linh hoạt

Với đặc điểm là một mã nguồn mở, doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh mã nguồn phù hợp với yêu cầu và cách vận hành của doanh nghiệp bạn. Với các nền tảng khác thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc chỉnh sửa các loại danh sách sản phẩm hay thêm các tính năng khác vào website của bạn. Nhưng đối với Magento, bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa một cách dễ dàng và bất kỳ lúc nào bạn muốn.

Tùy biến linh hoạt

Nếu bạn xây dựng nền tảng thương mại điện tử của bạn bằng Magento từ con số 0 thì bạn sẽ hiểu rằng việc chọn cổng thanh toán tích hợp, ngôn ngữ,… dễ như thế nào. Hơn nữa, bạn có thể tích hợp các phần mềm, ứng dụng, tiện ích của các bên thứ 3 vào Magento để sử dụng. Điều này giúp bạn trang web thương mại điện tử của bạn trở nên dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Các khách hàng sẽ càng có thêm nhiều lý do để không rời bỏ website mua hàng của bạn.

  • Hệ thống báo cáo cao cấp

Việc duy trì một Website thương mại điện tử bao giờ cũng khó khăn, nhưng đối với Magento thì có lẽ là điều cực kỳ đơn giản. Báo cáo của Magento có hơn 20 trường thông tin hiển thị từ nền tảng web của bạn. Từ những thông tin của Marketing như sản phẩm hay được thêm vào giỏ, tỉ lệ giỏ hàng bị bỏ quên, tới những thông tin như số lượt xem trên từng sản phẩm, doanh số, số lượt đặt hàng, báo cáo hàng tồn,… Tất cả sẽ được báo cáo và thống kê lại.

Nhược điểm của Magento

Nền tảng Magento sở hữu rất nhiều ưu điểm tuyệt vời, hỗ trợ mạnh mẽ trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp. Tuy nhiên, song song với các ưu điểm, Magento cũng còn tồn tại một số ít nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình vận hành hệ thống này nhé!

  • Giá cả

Đây là nhược điểm lớn nhất của Magento. Cụ thể hơn, Magento có nhiều phiên bản có sẵn khác nhau với bản miễn phí và trả phí. Phiên bản miễn phí thì giới hạn khá nhiều tính năng, tuy nhiên bạn có thể can thiệp bằng cách tích hợp các phần mềm bên thứ ba. Còn phiên bản trả phí thì lại khá đắt, chi phí bạn bỏ ra từ $22,000 – $40,000 trong 1 năm, bù lại bạn có thể sử dụng toàn bộ các tính năng cao cấp nhất của Magento. Tóm lại, lợi ích mà Magento đem lại không thể kể hết nếu bạn sử dụng bản trả phí, đây vừa là điểm mạnh nhất cũng là điểm yếu của nền tảng thương mại điện tử này.

  • Khó khăn trong việc tìm nhà phát triển

Có rất nhiều người sử dụng nền tảng này, tuy nhiên con số các nhà phát triển nền tảng này lại tương đối nhỏ bởi Magento đòi hỏi khả năng và kinh nghiệm lập trình cao. Nếu bạn muốn sử dụng nền tảng này, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những chuyên gia thực sự có kinh nghiệm. Nhưng đừng quá lo lắng về điểm này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên hệ Magenest – Đối tác chính thức của Magento tại Việt Nam với hơn 7 năm kinh nghiệm về Magento, bao gồm các chuyên gia dày dặn về Magento sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề khó khăn, khúc mắc về nền tảng này.

Shopify 

Shopify là giải pháp bán hàng đa kênh không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về website, hosting hay HTML để sử dụng. Nền tảng này cho phép bạn tạo website bán hàng trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử với những tính năng như giỏ hàng, thanh toán hay xử lý đơn hàng.

Top 5 Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu cho doanh nghiệp: Shopify 

Với sự phổ biến hiện nay, Shopify cũng thuộc top 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang lựa chọn dịch vụ thiết kế Website Shopify để phát triển trang thương mại điện tử của mình hiệu quả.

Ưu điểm của Shopify

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về ưu điểm của nền tảng Shopify là gì nhé!

  • Đơn giản, dễ sử dụng

Do không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về việc xây dựng trang web, những gì bạn cần chỉ đơn giản là việc biết sử dụng Internet nên Shopify phù hợp với mọi loại người dùng, đặc biệt là những người ít hiểu biết về xây dựng website hơn.

  • Nhiều lựa chọn giao diện cửa hàng sẵn có

Với các giao diện được chia theo hạng mục kinh doanh như: Nghệ thuật và Nhiếp ảnh, Trang sức và Phụ kiện, Nhà hàng và Quầy ăn uống, Nội thất và nhiều hơn thế,… người dùng có thể dễ dàng lựa chọn giao diện thích hợp để xây dựng trang của mình một cách chuyên nghiệp hơn nhằm thu hút khách hàng.

  • Cửa hàng ứng dụng của Shopify đa dạng

Shopify có hơn 1200 ứng dụng khác nhau giúp bạn tự động hóa các nhiệm vụ của mình, tiết kiệm thời gian cho bạn đầu tư vào những hạng mục như tăng doanh thu hay marketing.

  • Hỗ trợ 24/7

Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Shopify luôn thường trực 24/7 để giải đáp các thắc mắc của bạn.

Nhược điểm của Shopify

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, nền tảng Shopify cũng có một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình cài đặt và triển khai.

  • Shopify yêu cầu người dùng sử dụng URL có sẵn

Đối với những doanh nghiệp muốn tự xây dựng những giao diện hay có ý định mở rộng kinh doanh thương mại điện tử, thì các nền tảng eCommerce như Magento hay WordPress là lựa chọn tốt hơn. 

  • Chi phí tốn kém

Bạn phải trả phí cho hầu hết các tính năng của Shopify, từ giao diện cửa hàng cho đến các công cụ tự động hóa các tác vụ của bạn. Shopify có các mức dịch vụ sau: gói dịch vụ Basic Shopify $29/ tháng, gói dịch vụ Shopify $79/ tháng và gói dịch vụ Advanced Shopify $299/ tháng. Đây chỉ là mức phí cơ bản, doanh nghiệp cần phải trả thêm chi phí nếu muốn tích hợp thêm các tính năng hoặc các công cụ cần thiết cho quá trình vận hành cửa hàng trên thương mại điện tử của mình. Con số này có thể gấp hàng nghìn mức dịch vụ cơ bản trên.

  • Tốc độ

Nếu như đường truyền mạng không ổn định, thì việc kinh doanh trên nền tảng này của bạn sẽ bị đình trệ.

OpenCart

Giống như WordPress, OpenCart là một loại hệ thống quản lý nội dung (CMS) lý tưởng dành cho các mô hình thương mại điện tử với nhiều tính năng nâng cấp hơn. Đây là một mã nguồn mở, thiết kế đặc biệt cho các công ty thương mại điện tử bởi nhiều tính năng chuyên dụng dành cho việc bán hàng trực tuyến.

Top 5 Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu cho doanh nghiệp: OpenCart

Phần mềm thương mại điện tử OpenCart hiện nay cũng được khá nhiều doanh nghiệp ở các quy mô kinh doanh khác nhau tin tưởng lựa chọn sử dụng.

Ưu điểm của OpenCart

  • Linh hoạt, dễ sử dụng

OpenCart giúp bạn quản lý nhiều cửa hàng cùng lúc, với các thao tác vô cùng đơn giản cho cả người dùng và các nhà phát triển.

  • Hỗ trợ đầy đủ các tính năng

Ngoài các tính năng cần có của một website, OpenCart còn hỗ trợ thêm các tính năng cần thiết cho việc bán hàng. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh các thông tin như bán chéo, up-selling hoặc giới thiệu các sản phẩm liên quan khi mua hàng.

  • Sự đa dạng của các tính năng

Nhà phát triển có thể tùy biến với kho module, giao diện khủng, cũng tính năng sử dụng đa ngôn ngữ cũng như ứng dụng tuyển đối tác để gia tăng lợi nhuận.

  • Sao lưu dữ liệu

OpenCart có thể sao lưu và phục hồi dữ liệu trong trường hợp khẩn cấp. Điều này giúp bạn bảo đảm thông tin dữ liệu trong trường hợp website của bạn gặp vấn đề bất ngờ.

Nhược điểm của OpenCart

  • Các module chưa linh hoạt

Việc chỉnh sửa khá là khó khăn nếu bạn muốn thêm hay bớt thông tin trên nền tảng thương mại điện tử của bạn.

  • Kho ứng dụng nghèo nàn so với các nền tảng khác

Kho ứng dụng tuy nhiều nhưng chưa đủ, còn phải đợi chờ các bản cập nhật về lâu dài. Bạn cũng có thể tích hợp các ứng dụng khác vào OpenCart nhưng điều này cũng không thật sự dễ dàng.

BigCommerce

BigCommerce là một công ty thương mại điện tử tương đối trẻ, khi học bắt đầu cung cấp các giải pháp thương mại điện tử cho khách hàng từ năm 2009. Đây là phần mềm trực tuyến, tích hợp Google Merchant Center, cho phép người dùng quảng cáo trực tiếp các sản phẩm của mình trên Google Shopping.

BigCommerce

BigCommerce cũng là một trong các nền tảng thương mại điện tử ở việt nam được nhiều công ty ưa chuộng và lựa chọn sử dụng.

Ưu điểm của BigCommerce

  • Thuận lợi trong việc xây dựng phương thức thanh toán

BigCommerce hỗ trợ tính năng giỏ mua hàng an toàn tích hợp với nhiều cổng thanh toán quốc tế như: Stripe, PayPal, Apple Pay,… cũng như hỗ trợ nhiều loại tiền tệ.

  • Đa dạng công cụ tiếp thị

BigCommerce đem lại cho bạn sự đa dạng trong việc sử dụng các kênh tiếp thị trên nhiều nền tảng như thị trường Amazon Marketplace, Facebook, eBay, Pinterest,…

  • Tích hợp linh hoạt

Tích hợp Dropshipping & kho hàng với các hệ thống quản lý hàng hóa, vận chuyển, đổi trả hàng.

Nhược điểm của BigCommerce

  • Giới hạn về mức doanh thu hàng năm

Đối với mỗi gói đăng ký khác nhau, BigCommerce sẽ giới hạn doanh thu hàng năm của bạn dù bạn không phải chia lợi nhuận cho nền tảng thương mại điện tử này.

  • Cần trả phí cho báo cáo Insight

Ngoài các báo cáo về khách hàng, Marketing hay tìm kiếm dữ liệu,… thì bạn cần trả thêm một khoản phụ phí để có thể được xem báo cáo Insight.

WooCommerce

WooCommerce cũng là một trong các nền tảng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay. 

WooCommerce

Đây là một plugin mã nguồn mở trên WordPress với các tính năng hỗ trợ việc xây dựng trang web bán hàng. WooCommerce sở hữu toàn bộ chức năng cần thiết có ở một trang bán hàng như: giỏ hàng, số lượng hàng, thanh toán, khuyến mãi, hay đăng ký thành viên,…

Ưu điểm của WooCommerce

  • Nhiều tính năng hữu ích

Phần mềm thương mại điện tử WooCommerce hỗ trợ doanh nghiệp nhiều tính năng hữu ích như: tạo danh sách quản lý sản phẩm tùy chọn, đa dạng hình thức thanh toán, hỗ trợ tính toán thuế, cung cấp các Template mẫu, xác nhận trạng thái của đơn hàng,… Đặc biệt, thư viện Template của WordPress rất phong phú và luôn được cập nhật tính năng mới thường xuyên từ chính các nhà phát triển.

  • Đơn giản và miễn phí

WooCommerce hoàn toàn miễn phí. Nền tảng này cũng có cách thức sử dụng vô cùng đơn giản đối với cả phía người dùng lẫn phía nhà phát triển.

  • Khả năng bảo mật cao

Phần mềm thương mại điện tử WooCommerce sở hữu khả năng bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho thông tin – dữ liệu của người dùng, tránh các rủi ro về bảo mật đến từ bên thứ ba.

Nhược điểm của WooCommerce

  • Không có khả năng thiết lập tính năng riêng cho Website

WooCommerce là nền tảng được xây dựng sẵn, nên việc bạn muốn xây dựng cho trang của mình những tính năng riêng là không thể bởi việc can thiệp chỉnh sửa sẽ gây ra sự bất ổn định cho hệ thống, cũng như có khả năng các tính năng được xây dựng không tương thích với nền tảng này.

  • Khó khăn trong việc tùy chỉnh hệ thống

Các phân hệ, tính năng bán hàng trên WooCommerce đều được xây dựng sẵn, nên nếu bạn không thuộc những nghiệp vụ này thì việc tùy chỉnh WooCommerce cho phù hợp với nghiệp vụ của bạn là tương đối khó khăn.

Nên sử dụng nền tảng thương mại điện tử nào?

Trước những lựa chọn đa dạng về các nền tảng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, thật khó để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định phù hợp và đúng đắn. Việc lựa chọn được nền tảng thương mại điện tử phù hợp cũng đi kèm với việc tìm kiếm những nhà phát triển hệ thống phù hợp nhằm mục đích xây dựng trang Website của công ty một cách chuyên nghiệp nhất. 

Vậy nên để lựa chọn một nền thương mại điện tử phù hợp với bạn, bạn có hai cách chọn như sau:

Cách 1: Hãy xem danh sách top 5 nền tảng thương mại điện tử trên và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau để lọc ra phương án phù hợp với bạn nhất.

  • Mục tiêu của việc phát triển kênh bán hàng trực tuyến của bạn là gì?
  • Nền tảng thương mại điện tử nào cung cấp tính năng phù hợp với mục tiêu của bạn nhất?
  • Ngân sách của bạn là bao nhiêu? Nền tảng nào phù hợp với ngân sách bạn?
  • Dựa vào ngân sách, bạn nên chọn nền tảng thương mại điện tử phục vụ mục tiêu doanh nghiệp bạn tạm thời hay lâu dài?

Từ các câu hỏi trên, bạn sẽ chọn được một nền tảng phù hợp với doanh nghiệp bạn nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng cách 2 dưới đây.

Cách 2: Liên hệ Magenest – agency chuyên tư vấn và triển khai các dự án liên quan đến các lĩnh vực chuyển đổi số: xây dựng nền tảng thương mại điện tử eCommerce Platform, cách thức quản trị doanh nghiệp kinh doanh nền tảng thương mại điện tử, những vấn đề về điện toán đám mây,…

Liên hệ chúng tôi ở ngay dưới đây!

Kết luận

Lựa chọn được nền tảng thương mại điện tử phù hợp, doanh nghiệp sẽ tối ưu quy trình bán hàng, tiết kiệm chi phí, thời gian cũng như nâng cao doanh số bán hàng và tăng trưởng hiệu suất của các hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hãy tham khảo kỹ bài viết của Magenest và lựa chọn cho mình nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.