Với sự phát triển của nền công nghệ thế giới cũng như sự linh hoạt trong cách vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp, Thương Mại Điện Tử và các mô hình thương mại điện tử đang trở thành xu hướng và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, người tiêu dùng đã rất quen thuộc với qua các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada,… Doanh số từ các cửa hàng trực tuyến, công ty thương mại điện tử được dự đoán sẽ tăng trưởng tới con số 78% vào cuối năm 2020.
Không khó để tìm thấy thông tin về xu hướng kinh doanh thương mại điện tử mới nhất trên thị trường, nhưng trừ khi đã nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản, doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn, vật cản ngăn chặn khả năng phát triển nếu không cẩn thận.
Một doanh nghiệp thương mại điện tử đang bùng nổ cần có trực giác, kiến thức sâu về thị trường, nghiên cứu cẩn thận về các sản phẩm và đặc biệt về mô hình kinh doanh để xây dựng được kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Để chọn đúng mô hình kinh doanh Thương mại điện tử cho chính mình, trước tiên, chủ doanh nghiệp cần làm quen và tìm hiểu từng loại mô hình này. Doanh nghiệp cũng sẽ cần xác định một nền tảng Thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu của mô hình kinh doanh.
Mục lục
Các loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam
Thương mại điện tử bao gồm tất cả các thị trường trực tuyến kết nối người mua và người bán và Internet được sử dụng để xử lý tất cả các giao dịch điện tử này.
Vì vậy, rõ ràng điều đầu tiên cần nghĩ đến là loại thị trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hướng tới. Bất kể là người mới hay đã điều hành doanh nghiệp được một thời gian đều cần nên biết các loại mô hình kinh doanh Thương mại điện tử.
Mô hình kinh doanh của bạn sẽ thuộc bất kỳ một trong 3 mô hình truyền thống sau – B2B, B2C, hoặc C2C. Và đừng lo lắng nếu không thể xác định cái nào là dành cho doanh nghiệp, bài blog này được viết nhằm đưa ra những thông tin cho từng mô hình đã được nêu trên.
Thương mại điện tử B2B
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business trong tiếng Anh – mô hình B2B tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp này tới một doanh nghiệp khác qua các sàn thương mại điện tử, hoặc các website hoặc kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Trong khi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này là nhà cung cấp dịch vụ, bạn sẽ tìm thấy các công ty phần mềm, công ty cung cấp và nội thất văn phòng, công ty lưu trữ tài liệu và nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử khác đều trong nhóm này. Ngoài ra, phần lớn các công ty thuộc danh mục này là các nhà cung cấp dịch vụ.
Các ví dụ về thương mại điện tử B2B điển hình ở Việt Nam mà bạn có thể quen thuộc như Alibiba.com – website hàng đầu thế giới và cùng là điển hình cho mô hình thương mại điện tử B2B. Alibaba đã xây dựng nên những khu chợ thương mại điện tử với mục đích tạo một môi trường và kết hợp hàng nghìn doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Mọi giao dịch trên chợ đều được minh bạch, hoàn thiện và nhanh gọn đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí tiếp thị, phân phối sản phẩm.
Thương mại điện tử B2C
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là viết tắt của Business to Customer – doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng. Khác với mô hình B2B, khi đối đối tượng giao dịch và mua hàng là giữa các doanh nghiệp hay có thể gọi là bán sỉ, mô hình bán hàng B2C là mô hình bán lẻ truyền thống, nơi một doanh nghiệp bán cho các cá nhân trên website thương mại điện tử hoặc qua các kênh giao dịch.
Đây là mô hình được biết đến nhiều nhất và cũng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thương mại điện tử. Đã có nhiều doanh nghiệp với nguồn doanh thu bán hàng offline khủng triển khai hệ thống thương mại điện tử có thể kể đến trên thế giới như các hãng thời trang nổi tiếng adidas, Nike, Zara,… hoặc các mặt hàng khác như đồ điện tử, gia dụng, đệm chăn ga gối,…
Ví dụ về các doanh nghiệp B2C ở Việt Nam: các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền bao gồm Elise, HoangPhuc, Bibomart… Lợi ích mà mô hình này đem lại tới các doanh nghiệp này đó chính là tiết kiệm chi phí bán hàng, khi chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử có khả năng tiếp xúc được lượng khách hàng khổng lồ qua internet, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng,… Người tiêu dùng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện mua hàng với các thao tác nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nhà, không mất thời gian đi lại.
Thương mại điện tử B2G
B2G là mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ. Đây còn được gọi là hoạt động thương mại giữa một công ty kinh doanh với khối hành chính công. B2G bao gồm những việc có liên quan đến chính phủ, chẳng hạn như ứng dụng Internet cho giao dịch công hay những thủ tục cấp phép,…
Trong mô hình B2G, chính phủ và khối hành chính công sẽ giữ vai trò đi trước trong việc xây dựng thương mại điện tử, giúp cho những hệ thống trao đổi, mua bán ngày càng hiệu quả hơn, nâng cao tính minh bạch, rõ ràng của quá trình mua bán sản phẩm – dịch vụ. Ngày nay, dù đã tồn tại và được đầu tư xây dựng như hình thức thương mại điện tử này vẫn chưa thực sự được phát triển mạnh mẽ.
Thương mại điện tử C2B
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2B là hình thức mà người tiêu dùng tạo nên những giá trị và doanh nghiệp sẽ tiêu thụ chúng. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần những ý tưởng, sáng kiến kinh doanh, người tiêu dùng sẽ đóng góp, còn chúng ta sẽ trả tiền cho chính những ý tưởng, sáng kiến đó. C2B chính là một hình thức kinh doanh ngược, nhất là so với B2C. C2B được ra đời kể từ khi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, góp phần phục vụ nhiều nhu cầu hàng ngày của con người cũng như mạng Internet ngày càng kết nối nhiều nhóm người dùng và mở rộng vô cùng mạnh mẽ.
Thương mại điện tử C2C
B2B và B2C là những khái niệm khá trực quan đối với hầu hết chúng ta, nhưng ý tưởng về C2C thì khác. Được tạo ra bởi sự phát triển của ngành Thương mại điện tử và niềm tin của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với mô hình bán hàng trực tuyến, các trang web và ứng dụng này cho phép khách hàng giao dịch, mua và bán các mặt hàng để đổi lấy một khoản hoa hồng nhỏ trả cho trang web. Mở một trang web C2C cần lập kế hoạch cẩn thận.
Bất chấp sự thành công rõ ràng của các nền tảng như eBay và Craigslist, nhiều trang web đấu giá và phân loại khác (đấu trường chính cho C2C) đã mở và nhanh chóng đóng cửa do các mô hình không bền vững.
Ở Việt Nam có thể kể đến một số cái tên như Sendo.vn hoặc Shopee, những công ty thương mại điện tử này đã xây dựng một hệ thống chợ thương mại điện tử mà ở đó các đối tác kinh doanh có thể tiếp thị và đưa bán sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.
Thương mại điện tử C2G
Bất cứ lúc nào chúng ta thanh toán, giao dịch trực tuyến với một cơ quan công cộng thông qua Internet thì đó chính là thương mại điện tử C2G. Chẳng hạn, chúng ta chuyển khoản để trả phí đậu ô tô thông qua các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc chuyển khoản nộp thuế trực tuyến, mua các sản phẩm mà các cơ quan chính phủ đấu giá Online.,…
Thương mại điện tử G2B
G2B là hình thức thương mại điện tử giữa chính phủ với doanh nghiệp và cũng là 1 trong 3 yếu tố của một chính phủ điện tử. Những cách tương tác lẫn nhau giữa chính phủ với doanh nghiệp này thông thường không có tính mua bán, thương mại mà sẽ là hoạt động cung cấp chi tiết những thông tin về chính sách, quy định, luật ban hành, dịch vụ hành chính công,… trực tuyến thông qua mạng Internet cho các doanh nghiệp.
Thương mại điện tử G2C
Thương mại điện tử G2C là hình thức tương tác giữa chính phủ với người dân. Ở Việt Nam, mô hình G2C được triển khai với những hoạt động như gửi thư trực tuyến cho người dân hoặc những chiến dịch truyền thông của các tổ chức công,…
Thương mại điện tử G2G
Mô hình G2G là hình thức giao dịch Online giữa những tổ chức chính phủ với nhau nhưng không mang tính chất thương mại. Hình thức G2G được triển khai tại các quốc gia đa chính phủ, chẳng hạn như nước Anh.
Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp
Sau khi đã nắm bắt được mô hình phù hợp với doanh nghiệp, điều quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp phải tìm hiểu chính là làm quen với các nền tảng thương mại điện tử khác nhau đang hoạt động trên thị trường.
Nếu doanh nghiệp đang tìm cách xây dựng trang web thương mại điện tử của mình và tìm kiếm các nền tảng đó khả năng linh hoạt có thể dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu và chức năng thì nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở như Magento là thứ doanh nghiệp cần tìm kiếm.
Để được tư vấn miễn phí về việc triển khai hệ thống Magento, hãy liên hệ ngay với Magenest. Với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn cho các công ty như Trung Nguyên, Heneiken, Elise,…, Magenest sẽ đem đến giải pháp tối ưu và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!