Site search: Chức năng Tối Quan Trọng của website thương mại điện tử

Với những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ đã tạo ra những khách hàng luôn đòi hỏi những trải nghiệm mua sắm trực quan và dễ dàng trên các kênh. Hai yếu tố quan trọng mà người mua sắm thời hiện đại luôn khao khát chính là tốc độ và tự chủ trong việc nhanh chóng tìm và mua bất cứ thứ gì họ muốn theo cách riêng của họ. Và đó là cách mà những công cụ tìm kiếm – Site search xuất hiện.

Site search là gì?

Site search là gì?

Site search đơn giản chỉ là một công cụ tìm kiếm hoàn toàn tập trung vào một trang web. Phần lớn các cửa hàng thương mại điện tử sử dụng giải pháp tìm kiếm trang web cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm mà không phải lội qua các menu chính và menu phụ khác nhau. Và trong khi bố cục, giao diện tìm kiếm trang web có thể trông khác nhau giữa các thương hiệu,nhưng kết quả cuối cùng thì khách hàng vẫn có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn mà không gặp bất kỳ sự bất tiện nào.

Tại sao site search lại quan trọng?

Để minh họa tại sao một công cụ tìm kiếm trong website đóng một vai trò quan trọng như vậy trong chiến lược thương mại điện tử , hãy để ý vào hành vi và suy nghĩ của một khách hàng điển hình.

Hầu hết thì các khách hàng đều biết chính xác họ muốn gì. Một nghiên cứu của Forrester Research cho thấy 43% khách truy cập trang web luôn tìm đến thanh tìm kiếm site search. Và những người này luôn có khả năng rời bỏ thương hiệu của bạn gấp 2-3 lần.

Các khách hàng luôn là những người thiếu kiên nhẫn, vì vậy doanh nghiệp của bạn không có nhiều thời gian lắm đâu. Tuy nhiên thì một nghiên cứu thực tế cho thấy rằng bạn chỉ cần 8 giây để thuyết phục một khách hàng ở lại trang web của mình.

Những người đang tìm kiếm một mặt hàng cụ thể luôn là những người có khả năng cao sẽ thực hiện giao dịch đối với mặt hàng đó. Một nghiên cứu trên 21 cửa hàng cho thấy những người sử dụng tìm kiếm chuyển đổi ở mức 4,63% so với các trang web trung bình tổng thể là 2,77%. Điều đó mang đến hiệu quả gần gấp 2 lần.

Sức mạnh của các công cụ tìm kiếm trong việc dẫn đầu trải nghiệm của khách hàng nói chung là không thể phủ nhận và nó đem lại một giải pháp tuyệt vời đáp ứng nhu cầu của người mua sắm hiện đại bởi vì nó mang lại cho khách hàng quyền kiểm soát và tự chủ trong trải nghiệm mua sắm. Điều đó có nghĩa là khách hàng không phải lướt qua vô số sản phẩm không liên quan. Họ có được chính xác những gì họ muốn theo cách phù hợp với họ.

Điều làm cho công cụ tìm kiếm tại chỗ trở nên thú vị là nó thể hiện một lợi thế cạnh tranh cực lớn trong thị trường ngày nay. Chỉ 15% các công ty có tài nguyên chuyên dụng để tối ưu hóa trải nghiệm tìm kiếm trang web thương mại điện tử. Và hơn thế nữa, chỉ có 7% các công ty đó thực sự học hỏi từ dữ liệu tìm kiếm trang web nội bộ và tận dụng nó trong các lĩnh vực khác của doanh nghiệp.

Do đó, tiềm năng tìm kiếm tương đối chưa được khai thác hết và doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội này để đạt được lợi thế trong việc phát triển thương hiệu.

Cách site search làm tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Chức năng auto-complete

Phần lớn khách hàng sử dụng Google và do đó họ đã quen với chức năng auto-complete (chức năng tự động đưa ra các gợi ý giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm được sản phẩm mong muốn). Điều này có nghĩa là họ sẽ muốn những điều tương tự từ trang web của bạn. Lợi ích của việc tìm kiếm tự động trên trang web thương mại điện tử của bạn là khách hàng sẽ tìm thấy những gì họ muốn nhanh hơn và tốn ít công sức hơn.

Và đối với những khách hàng có thể không chắc chắn chính xác những gì họ muốn, chế độ auto-complete cung cấp cho họ một số nguồn dẫn để mua hàng. Giả sử như bạn bán quần áo và ai đó đã tìm đến trang web của bạn để tìm kiếm một chiếc áo khoác mới. Với chức năng tìm kiếm, khi người dùng gõ từ jacket, trang web sẽ cung cấp cho khách hàng đó một số tùy chọn khác nhau dựa trên xu hướng và sở thích của họ 

Hãy tưởng tượng một khách hàng truy cập trang web của bạn để tìm kiếm một chiếc áo khoác cụ thể, nhưng không biết chính xác tên sản phẩm. Thay vì khách hàng của bạn tìm kiếm và nhận được kết quả bằng không (và kiểm tra sự kiên nhẫn của họ trong quy trình), chế độ auto-complete sẽ hướng dẫn họ tìm đến sản phẩm họ muốn.

Lợi ích của chế độ auto-complete là giúp tăng tốc chu kỳ mua hàng, cung cấp nguồn sản phẩm và cải thiện trải nghiệm mà khách hàng có trên trang web của bạn và tất cả những điều đó đều giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho thương hiệu.

Cách site search làm tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Tính năng auto-complete giúp khách hàng dễ dàng nhanh chóng tìm được sản phẩm mình muốn, giúp tăng tính trải nghiệm trên các website nhiều hơn

Hệ thống báo lỗi

Khách hàng của bạn khi tìm kiếm đôi lúc sẽ mắc một vài sai sót. Cho dù là sai chính tả một từ, thêm một từ không liên quan vào cụm từ tìm kiếm, sử dụng số nhiều thay vì số ít hoặc gõ sai dạng động từ thì bạn cũng không thể yêu cầu khách hàng nhập chính xác tiêu đề của sản phẩm.

Và đó chính là cách site search hoạt động, chúng loại bỏ tất cả các rào cản trong việc mua sắm.

Công nghệ tìm kiếm Klevu đảm bảo rằng khách hàng được kết nối tới đúng sản phẩm họ muốn. Một tính năng đặc biệt là từ điển đồng nghĩa giúp bạn có thể huấn luyện robot tìm kiếm các yếu tố liên quan đến cửa hàng của bạn bằng cách cung cấp danh sách từ khóa tùy chỉnh. Thuật toán Klevu sau đó sẽ tự động xác định những từ này và mang lại kết quả tốt nhất để khách hàng của bạn luôn tìm thấy sản phẩm dù việc tìm kiếm bị lỗi.

Một lần nữa, bằng cách đi sâu vào hành trình trải nghiệm của khách hàng, công cụ tìm kiếm sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng và cho ra kết quả cuối cùng là thương hiệu của bạn.

Hệ thống báo lỗi

Bất kể khách hàng gặp các vấn đề liên quan đến lỗi chính tả hay không nhớ chính xác được tên sản phẩm thì công cụ tìm kiếm hoàn toàn có thể điều chỉnh những lỗi đó và đưa ra những gợi ý đúng nhất

Tính cá nhân hóa

Ngày nay, người tiêu dùng luôn mong đợi những trải nghiệm mua hàng được cá nhân hóa.Một nghiên cứu cho thấy có tới 78,6% người tiêu dùng cho biết họ chỉ tham gia vào một ưu đãi thương hiệu nếu các chương trình khuyến mãi đó được gắn trực tiếp với các tương tác trước đó. Nói một cách dễ hiểu thì có 71% người tiêu dùng bày tỏ sự thất vọng khi trải nghiệm mua sắm của họ là không được cá nhân hóa.

Khách hàng muốn biết rằng họ quan trọng và muốn có mối quan hệ với thương hiệu của bạn, họ không muốn chỉ là một cái tên khác trong số hàng triệu người khác. Vì vậy, trong bối cảnh thương mại điện tử cạnh tranh ngày nay, trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa đang trở thành điểm khác biệt chính cho các thương hiệu trên toàn thế giới.

Điển hình với giải pháp tìm kiếm Klevu, tự động áp dụng một lớp học máy và cung cấp quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho khách hàng với các từ khóa tìm kiếm, tiến trình đó sẽ ngày càng được cá nhân hóa nhiều hơn khi khách hàng tìm kiếm nhiều hơn. Trên thực tế, đây giống như một trợ lý mua sắm mà bạn đã gặp trong một cửa hàng vật lý, một người nào đó hướng dẫn bạn chính xác những gì bạn muốn dựa trên sở thích, thói quen, sở thích và lịch sử mua hàng của bạn.

Bằng cách quảng bá các sản phẩm theo xu hướng hoặc được xem gần đây trong thanh tìm kiếm, site search đã thực sự thu hút khách hàng, cung cấp trải nghiệm hợp lý và xây dựng được lòng trung thành thương hiệu đối với mỗi khách hàng.

Phân tích

Điểm nổi bật của các giải pháp tìm kiếm là chức năng phân tích tìm kiếm. Hãy lấy quay trở lại với công cụ tải dữ liệu Klevu Merchant Centre để hiểu rõ hơn. Với dữ liệu đã được cung cấp bởi site search, bạn hoàn toàn có thể dự đoán nhu cầu của khách hàng để cải thiện trải nghiệm. Với các dữ liệu trước đó, bạn có thể phân tích các câu hỏi như:

  • Những từ khóa nào đang được tìm kiếm nhiều nhất?
  • Đâu trong số các từ này tạo ra nhiều kết quả nhất?
  • Những từ khóa nào đang tạo ra doanh số ít nhất?
  • Những từ khóa nào khi tìm kiếm đều không cho ra kết quả?
  • Tìm kiếm từ khóa khác nhau như thế nào giữa các vùng hay quốc gia?

Tất cả những thông tin này đều cực kỳ vô giá trong việc giúp bạn phát hiện ra những cơ hội mới và giải quyết những thiếu sót.

Chẳng hạn như bạn có thể thấy các tìm kiếm nhiều nhất cho một sản phẩm cụ thể mà bạn chưa có hoặc bạn có thể thấy một địa điểm cụ thể có lượng tìm kiếm cao cho một sản phẩm nhất định nào đó. Trong cả hai ví dụ này bạn sẽ cho phép doanh nghiệp của mình phản hồi trong thời gian nhanh nhất nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và thực hiện tăng trưởng kinh doanh cùng một lúc.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.