Odoo Community vs Enterprise: Đâu là phiên bản tốt nhất?

Odoo được đánh giá là một nền tảng ERP mã nguồn mở (Open-source) tốt nhất trên thế giới với khả năng tùy biến, tích hợp và mở rộng không giới hạn. Hiện nay trên thị trường đang có hai phiên bản Odoo là Community vs Enterprise. Vậy giữa Odoo Community vs Enterprise thì phiên bản nào tốt hơn? Nên sử dụng phiên bản nào để ứng dụng cho doanh nghiệp?

Hãy đọc tiếp cùng Magenest để tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa Odoo Community vs Enterprise nhé!

Odoo ERP là gì?

Odoo ERP (tên cũ là OpenERP) là một nền tảng mã nguồn mở cho phép doanh nghiệp quản lý tất cả các hoạt động vận hành và kinh doanh như CRM, thương mại điện tử, sản xuất và kho vận, tài chính,… Các tính năng của Odoo được xây dựng dưới dạng module (app) riêng biệt với mục tiêu phục vụ nhu cầu của mọi doanh nghiệp ở bất kỳ ngành nghề lĩnh vực cụ thể nào. Hiện nay, số lượng người dùng Odoo đã lên tới hơn 7 triệu người trên toàn thế giới.

Odoo ERP là gì

Theo khảo sát của G2, Odoo đã lọt top 10 phần mềm ERP tốt nhất phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, từ công ty startup (1 người dùng) cho đến các tập đoàn lớn (hơn 300,000 người dùng). Ngoài hơn 30 modules cốt lõi phục vụ hầu hết các hoạt động và quy trình, Odoo còn sở hữu hệ thống trên 30,000 apps được phát triển và đóng góp bởi cộng đồng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Điều này giúp Odoo càng trở thành một hệ thống linh hoạt và dễ chỉnh sửa hơn các hệ thống khác. Ngoài ra, hiện nay, cộng đồng người sử dụng Odoo rất đông đảo. Bạn có thể dễ dàng nhận được hỗ trợ từ cộng đồng khi gặp bất kỳ vấn đề gì.

Lịch sử ra đời của Odoo Community vs Enterprise

Odoo Community

Hiện nay, ERP được chia làm hai loại là mã nguồn mở và mã nguồn đóng. Trong khi ERP mã nguồn đóng được bảo vệ nghiêm ngặt bằng mã hoá khiến người dùng không thể can thiệp chỉnh sửa thì mã nguồn mở lại cho phép cộng đồng có thể truy cập sâu và chỉnh sửa hoàn toàn miễn phí. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng ERP và tuỳ biến hệ thống Odoo này trở thành của riêng họ. Một số doanh nghiệp lựa chọn việc tùy biến thông qua đội ngũ IT của chính doanh nghiệp, một số khác thì lựa chọn các đối tác bên ngoài để có thể triển khai xây dựng hệ thống hiệu quả hơn.

Vào năm 2005, Fabien Pinckaers – người sáng lập Odoo, chính thức tham gia thị trường ERP với phiên bản Odoo Community hay còn gọi là TinyERP. Mục tiêu của phiên bản này chính là đem lại một hệ thống miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng. Từ lúc ra mắt, nền tảng Odoo ERP đã hỗ trợ doanh nghiệp một cách gần như tối đa trong việc quản trị. Odoo được sử dụng trong bán hàng, vận hành, quản trị nguồn nhân lực và nhiều hoạt động khác.

Odoo Enterprise

Vào năm 2015, Odoo Enterprise ra mắt với vai trò là một phiên bản ERP mã nguồn đóng của Odoo. Mục tiêu của phiên bản này là cung cấp một hệ thống ERP tối ưu nhất cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hoá quy trình vận hành với rất nhiều tính năng và modules độc quyền.

Odoo Enterprise ra mắt đã giải quyết hai vấn đề lớn lúc bấy giờ của Odoo. Thứ nhất là việc duy trì doanh thu ổn định. Thứ hai chính là giải quyết bài toán của Odoo Community. Trong khi hệ thống Odoo ERP mã nguồn mở mỗi khi cập nhật đều rất khó khăn và mất thời gian thì mã nguồn đóng (Odoo Enterprise) sẽ được cập nhật thường xuyên bởi chính đội ngũ Odoo. Phiên bản này giúp cải thiện cả về chất lượng lẫn trải nghiệm người dùng.

Những điểm khác biệt giữa Odoo Community vs Odoo Enterprise

Có 3 điểm khác biệt giữa Odoo Community vs Odoo Enterprise, bao gồm:

  • Chi phí
  • Modules/tính năng phần mềm
  • Dịch vụ hỗ trợ, sửa lỗi và nâng cấp hệ thống

Chi phí

Odoo ERP mã nguồn mở (Odoo Community) cho phép doanh nghiệp có thể tải trực tiếp từ hệ thống Odoo xuống mà không phải chi trả bất kỳ chi phí nào cả. Tuy nhiên, người dùng phải sở hữu đội ngũ có khả năng triển khai và duy trì ERP hoặc phối hợp với các đối tác của Odoo để làm điều này.

Giá cả

Odoo Enterprise là phiên bản trả phí. Người dùng có thể lựa chọn và cài đặt các module/app theo nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, người dùng Odoo Community cũng có thể tải xuống các modules ở cửa hàng Odoo nếu họ cảm thấy các tính năng ở phiên bản miễn phí còn thiếu sót. Và đương nhiên, họ cũng sẽ phải trả phí cho từng module/app họ sử dụng.

Chi phí của Odoo Enterprise phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là số lượng người dùngapps (tính theo tháng và bạn có thể trả theo năm). Thứ hai là chi phí hostingdịch vụ triển khai mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, việc liên kết Odoo với các hệ thống bên thứ ba như hệ thống vận chuyển, nền tảng eCommerce, email marketing,… cũng sẽ tốn thêm chi phí.

Module/Tính năng

Cả hai phiên bản đều cung cấp các modules cơ bản quan trọng. Tuy nhiên, với Odoo Enterprise thì phiên bản này bao gồm cả module cơ bản và module nâng cao. Các module nâng cao này thường là các module phục vụ riêng cho từng ngành nghề cụ thể. Ví dụ như Field Service hay Marketing Automation.

Một số tính năng nâng cao nổi bật của Odoo Enterprise như sau:

Đầy đủ tính năng kế toán

Kế toán là một công việc không thể nào thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy rằng cả Odoo Community vs Odoo Enterprise đều có module này nhưng phiên bản Open-source chỉ hỗ trợ tạo hoá đơn, quản lý thanh toán và lưu trữ báo giá, hợp đồng cơ bản.

Đầy đủ tính năng kế toán

Trong khi đó, Odoo Enterprise lại có đầy đủ tính năng liên quan đến tài chính. Người sử dụng có thể xem báo cáo thống kê đầy đủ thông tin từ bảng cân đối kế toán, lợi nhuận, thua lỗ ngay trên một màn hình. Phiên bản này cũng được lập trình hỗ trợ tính năng AI từ Odoo 13 trở lên. Tính năng này giúp tự động cân đối và phân bổ ngân sách thu chi.

Đầy đủ tính năng quản lý sản xuất nâng cao

Module quản lý sản xuất của Odoo Enterprise là một giải pháp cực kỳ thiết thực dành cho các doanh nghiệp sản xuất. Không giống như module quản lý sản xuất của Odoo Community trong việc lên kế hoạch quản lý hoạt động sản xuất dựa trên các số liệu có sẵn, Odoo Enterprise cho phép người dùng có thể lên lịch trình sản xuất ngoài giờ (Overtime) dựa trên dự đoán nhu cầu cung cấp sản phẩm từ thị trường.

Tự động hóa quy trình vận hành hệ thống đa công ty (multi-company)

Cả hai phiên bản của Odoo đều có tính năng hiển thị đa công ty. Thông tin trên từng trang hiển thị đều tập trung vào riêng công ty con đó như quản lý kho, khách hàng, nguồn cung và sản phẩm.

Sự khác biệt trong quản trị đa công ty giữa Odoo Community vs Enterprise

Những tính năng này giúp người dùng có thể quản lý và ghi lại các thông tin của các công ty con, cho phép quản lý tài khoản của từng công ty và tạo báo cáo cho thông tin của nhiều công ty tại một thời điểm mà không cần phải chuyển đổi sang giao diện công ty khác. Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu giữa các công ty con cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, các thông tin khi chia sẻ sẽ được giản lược bớt. Nếu muốn tra cứu thông tin chi tiết sẽ phải truy cập trực tiếp công ty con đó để xem. Hơn nữa, tính năng giao dịch giữa các công ty cũng sẽ được hỗ trợ, tương tự với bán hàng/mua hàng, hoá đơn,…

Sự khác biệt trong vận hành tự động hoá giữa Odoo Community vs Enterprise

Điểm khác biệt giữa Odoo Enterprise vs Community là chỉ có phiên bản trả phí mới có thể vận hành tự động hoá. Ví dụ như Công ty A mua sản phẩm/dịch vụ từ Công ty B, một đơn hàng bán sẽ được tự động tạo trong hệ thống của công ty B tương ứng với đơn hàng mua của Công ty A. Trong khi ở phiên bản Odoo Community thì việc này phải làm hoàn toàn thủ công.

Khả năng tùy chỉnh của Odoo Studio

Odoo Studio chỉ có trên phiên bản Odoo Enterprise. Đây là công cụ hữu ích giúp người dùng có thể tùy chỉnh hệ thống mà không cần kiến thức về IT. Khả năng chỉnh sửa của Odoo Studio bao gồm: Chỉnh sửa màn hình, Thiết kế báo cáo, Chỉnh sửa thanh menu, Tạo app mới,…

Đây là các tính năng giúp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng của phiên bản Odoo Enterprise. Tuy vậy nhưng Odoo Studio không thể thay thế một lập trình viên hay tư vấn viên về Odoo được. Hơn nữa, cũng không thể kết hợp đồng thời vừa chỉnh sửa code và sửa trên Odoo Studio được. Nếu tuỳ ý sửa đổi Odoo Studio và code trên Odoo có thể tạo ra nhiều lỗi khi sử dụng. Đặc biệt khi người chỉnh sửa không phải là một chuyên gia về Odoo như Magenest chẳng hạn.

Mặc dù vậy nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp không thể tạo các App trên phiên bản Odoo Community. Chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa tính năng, thêm Module mới trên phiên bản Odoo Community khi có đội ngũ IT mạnh hoặc một đối tác Odoo chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có thể liên hệ với Magenest – đối tác hàng đầu của Odoo với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến để được tư vấn dịch vụ triển khai Odoo nói chung cũng như hỗ trợ tùy chỉnh Odoo Studio nói riêng nhé!

Hiệu quả hơn trong việc quản trị nhân sự

Module HR trên phiên bản Enterprise có nhiều tính năng nâng cao cấp hơn. Ví dụ như các tính năng nâng cao như: Giới thiệu nhân viên; Bảng lương; Đánh giá nhân viên;… Điển hiển như bảng lương trên phiền bản Enterprise có thể tự động tạo bút toán. Đây chính là tính năng nổi bật nhất trong toàn bộ các tính năng liệt kê trên. Những tính năng này được tạo ra để cải thiện độ hiệu quả của việc quản lý nhân sự và đương nhiên cả chất lượng công việc của nhân viên.

UX/UI thân thiện hơn

Trải nghiệm người dùng khi sử dụng phiên bản Enterprise sẽ dễ dàng và linh động hơn so khi sử dụng các app/modules. Trong khi so sánh với phiên bản Community thì điều này là hoàn toàn không có.

So sánh Odoo Community vs Enterprise thì Odoo Enterprise có trên cả di động

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phiên bản Odoo Enterprise trên cả máy tính và điện thoại thông minh.

Lựa chọn hosting đa dạng

Web Hosting chính là dịch vụ lưu trữ Website nhằm giúp doanh nghiệp có thể truy cập được Website của chúng ta một cách dễ dàng và nhanh chóng. Về các lựa chọn hosting, Odoo Community cho phép bạn có thể sử dụng hosting server của bạn hoặc bất kỳ đối tác bên thứ ba nào khác. Thông thường có hai loại hosting như sau:

  • Cơ sở dữ liệu vật lý: sử dụng CSDL có sẵn của bạn để hosting Odoo. Đây là phương án khá đắt đỏ và tốn kém. Thường các doanh nghiệp lớn, muốn tự quản trị dữ liệu sẽ sử dụng phương án này để hosting. Việc quản lý cũng rất phức tạp và đòi hỏi nguồn lực lớn (đội ngũ IT, phần mềm, phần cứng, và ngân sách).
  • Cơ sở dữ liệu đám mây: sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu (AWS, Google Cloud, etc.).
Odoo.sh

Nếu bạn sử dụng phiên bản Odoo Enterprise, ngoài các lựa chọn trên, bạn sẽ được lựa chọn thêm:

  • Odoo SaaS (Odoo Online): Nền tảng đám mây phù hợp với những người dùng mới tiếp cận Odoo Enterprise. Hệ thống này thuộc Odoo sở hữu nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về bảo mật. Tuy nhiên, khi hosting Odoo SaaS, bạn sẽ không thể tải hay chỉnh sửa module nào. Đương nhiên, bao gồm cả những module ở trên cửa hàng của Odoo.
  • Odoo.sh: Nền tảng điện toán đám mây cao cấp của Odoo tích hợp Github. Người dùng sử dụng dịch vụ hosting này không cần quan tâm đến kĩ thuật hay kiến thức để quản lý và duy trì hosting như các nền tảng khác. Hơn nữa, khi sử dụng dịch vụ hosting này thì bạn cũng sẽ được các đối tác của Odoo trên thế giới hỗ trợ, ví dụ như Magenest.

Hỗ trợ, sửa lỗi và nâng cấp

Dịch vụ sửa lỗi

Không kể đến các sự khác biệt giữa các phiên bản là khả năng chỉnh sửa tuỳ biến thì Odoo Enterprise còn có thêm dịch vụ sửa lỗi và phần mềm. Đây là dịch vụ độc quyền trên phiên bản Enterprise của Odoo. Ngoài ra, sẽ có một lí do khác khiến bạn nên sử dụng phiên bản này như:

  • Odoo chỉ hỗ trợ sửa lỗi trên các phiên bản sử dụng code gốc (không can thiệp chỉnh sửa).
  • Ngoài ra, Odoo cũng không hỗ trợ sửa lỗi trên các phiên bản tùy biến hay module từ bên thứ 3.

Tuy nhiên, nếu hai điều trên không quan trọng, bạn có thể sử dụng dịch vụ các bên thứ 3. Đa số các đối tác của Odoo đều có khả năng sửa lỗi, hỗ trợ và tùy biến.

Dịch vụ hỗ trợ

Nếu bạn chọn làm việc với đối tác của Odoo thì chắc chắn việc hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo hệ thống đều được cung cấp đối với cả hai phiên bản Odoo Community và Odoo Enterprise. Đương nhiên, tất cả các đối tác của Odoo trên thế giới đều có thể hỗ trợ bạn, không kể doanh nghiệp bạn ở đâu.

Tuy nhiên, nếu được hỗ trợ từ chính Odoo thì sẽ khác. Odoo Enterprise chỉ hỗ trợ kỹ thuật trên ba phiên bản mới nhất hiện tại, bao gồm: Odoo 13, Odoo 14, Odoo 15. Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các phiên bản từ Odoo 12 trở về trước, bạn có thể liên hệ Magenest để được hỗ trợ nâng cấp hệ thống lên phiên bản mới nhất.

Dịch vụ nâng cấp

Odoo cung cấp dịch vụ hỗ trợ nâng cấp lên phiên bản mới với chất lượng tốt hơn, tốc độ nhanh hơn cũng như cải thiện công năng sử dụng. Nhưng không phải phiên bản nào cũng được Odoo hỗ trợ nâng cấp. Cụ thể, Odoo không hỗ trợ cho phiên bản Odoo Community.

Dịch vụ nâng cấp Odoo Community

Nếu doanh nghiệp đang triển khai Odoo Community thì chúng ta vẫn có thể nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Có 3 cách nâng cấp như sau:

  • Nâng cấp lên phiên bản Odoo Enterprise để có thể nâng cấp lên phiên bản mới nhất. Việc hỗ trợ chuyển dữ liệu từ Odoo Community sang Enterprise hoàn toàn miễn phí. Chi phí duy nhất là phí licence của Odoo Enterprise.
  • Tự sử dụng OpenUpgrade để nâng câp phiên bản Odoo Community. Đây là trường hợp nếu bạn vẫn muốn sử dụng Odoo Community trong tương lai. Bạn hoặc đội ngũ IT cần kiến thức chuyên môn cao về Odoo để đảm bảo việc nâng cấp gây ra mất mát dữ liệu.
  • Làm việc với các đối tác của Odoo để được hỗ trợ nâng cấp. Bạn có thể liên hệ Magenest để sử dụng dịch vụ nâng cấp Odoo Community và Odoo Enterprise.

Làm sao để chọn lựa phiên bản Odoo tốt nhất cho doanh nghiệp bạn?

Khi triển khai Odoo ERP, hãy suy nghĩ thật kĩ về phiên bản mà bạn lựa chọn. Điều này rất quan trọng vì phiên bản ERP bạn chọn sẽ đi cùng doanh nghiệp bạn trong thời gian dài. Để lựa chọn được phiên bản ERP phù hợp, bạn nên trả lời hai câu hỏi sau:

  1. Xác định phạm vi triển khai ERP. Bạn muốn ứng dụng những module/app nào của Odoo cho doanh nghiệp bạn?
  2. Xác định tình trạng doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu nhân viên? Ngân sách của bạn khi triển khai ERP là bao nhiêu? Đội ngũ doanh nghiệp bạn đang thể hiện chất lượng công việc như thế nào?
Odoo Commnuity vs Enterprise - nên chọn phiên bản nào?

Trong trường hợp bạn đang ngần ngại việc triển khai Odoo Enterprise cho lần đâu, bạn có thể bắt đầu trước với phiên bản Odoo Community. Và trong tương lai, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp lên phiên bản Odoo Enterprise khi cần đủ khả năng.

Kết luận

Để cập nhật những thông tin mới nhất về giải pháp công nghệ hiện đại, cực kỳ hữu ích Odoo nói chung cũng như những kiến thức về Odoo Community vs Enterprise để hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, vận hành doanh nghiệp thêm hiệu quả, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.