Giao dịch thương mại điện tử là gì? Các hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay, kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ, các giao dịch thương mại điện tử cũng dần trở nên quen thuộc, phổ biến với doanh nghiệp và người dùng. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp vẫn phân vân, đắn đo khi lựa chọn có nên tiến hành các giao dịch thương mại điện tử thay cho những hình thức truyền thống vốn đã quá quen thuộc trước đây hay không.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa giao dịch thương mại điện tử và truyền thống cũng như các hình thức giao dịch TMĐT phổ biến hiện nay để hiểu rõ hơn và thuận lợi chuyển đổi theo hình thức điện tử hiện đại này nhé!

Giao dịch thương mại điện tử là gì?

Giao dịch thương mại điện tử chính là cách thức doanh nghiệp tiến hành một phần hoặc toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình bằng những phương tiện điện tử. Hoặc đơn giản hơn, giao dịch thương mại điện tử là quá trình mua bán sản phẩm – dịch vụ giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua mạng Internet và những phương tiện điện tử khác.

Giao dịch thương mại điện tử là gì?

Quá trình giao dịch thương mại điện tử sẽ bao gồm toàn bộ hoạt động sau được thực hiện trên các nền tảng điện tử: đặt hàng, mua bán, thanh toán, truyền thông – quảng cáo, vận chuyển,… 

So sánh giao dịch thương mại điện tử và giao dịch thương mại truyền thống

Sau khi đã hiểu giao dịch thương mại điện tử là gì, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về điểm giống và khác nhau giữa giao dịch thương mại điện tử và giao dịch thương mại truyền thống nhé!

Điểm giống nhau

Giao dịch thương mại điện tử và giao dịch thương mại truyền thống sở hữu một số điểm giống nhau sau đây:

  • Đều là các hoạt động thương mại, giao dịch, mua bán sản phẩm – dịch vụ đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Đều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung, góp phần tạo nên việc làm cho nhiều người lao động.

Điểm khác nhau

Điểm khác nhau dễ thấy nhất giữa giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch TMĐT là về ý nghĩa của hai loại giao dịch này:

  • Giao dịch thương mại truyền thống là một quá trình trao đổi, mua bán, giao dịch trực tiếp giữa người bán với người mua.
  • Giao dịch thương mại điện tử là quá trình tìm hiểu thông tin sản phẩm – dịch vụ, quá trình trao đổi, mua bán, giao dịch thông qua mạng Internet.
So sánh giao dịch thương mại điện tử và giao dịch thương mại truyền thống

Không những vậy, hai loại giao dịch này còn có rất nhiều điểm khác biệt khi xem xét ở phía doanh nghiệp và ở hướng khách hàng. Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các điểm khác nhau giữa giao dịch thương mại truyền thống và giao dịch TMĐT là gì nhé!

Về phía doanh nghiệp

Sau đây là các điểm khác biệt giữa giao dịch thương mại truyền thống và TMĐT khi xem xét ở phía doanh nghiệp:

Giao dịch thương mại truyền thống

Giao dịch thương mại điện tử

Quá trình xử lý giao dịch

Quá trình xử lý thủ công, mỗi lần chỉ hoàn thành được 1 đơn hàng.

Xử lý số lượng lớn đơn hàng cùng lúc trên các phần mềm. 

Tốc độ xử lý giao dịch

Khá chậm. Phụ thuộc thao tác thủ công của nhân viên bán hàng.

Rất nhanh. Phân loại và xử lý tự động hóa theo hệ thống.

Thời gian hoạt động

Bị hạn chế bởi thời gian hoạt động của cửa hàng truyền thống.

Hoạt động suốt 24/7.

Vị trí địa lý

Bị hạn chế trong một địa điểm cụ thể.

Phạm vi hoạt động toàn cầu, không giới hạn.

Doanh nghiệp tương tác với khách hàng

Trực tiếp.

Thông qua mạng Internet và các thiết bị hỗ trợ như điện thoại, laptop,...

Khách hàng tiếp xúc với hàng hóa

Hàng hóa, sản phẩm được khách hàng kiểm tra tận tay, kỹ lưỡng trước khi mua.

Khách hàng không thể chạm vào hàng hóa, sản phẩm khi chốt đơn.

Chi phí xây dựng và vận hành

Tiền thuê mặt bằng, chi phí điện - nước, bảo trì - nâng cấp cửa hàng, trả lương cho nhân viên, chi phí lưu kho, in ấn quảng cáo,...

Giảm thiểu đáng kể các chi phí cho cửa hàng vật lý.

Tập trung tài nguyên

Hướng về phía cung (doanh nghiệp).

Hướng về phía cầu (khách hàng).

Nền tảng trao đổi thông tin

Giao tiếp trực tiếp, không có nền tảng thống nhất.

Có nền tảng thống nhất để doanh nghiệp và khách hàng trao đổi thông tin.

Hoạt động marketing

Hướng đến đại chúng.

Cá nhân hóa đối tệp khách hàng

Phương thức thanh toán

Tiền mặt, thẻ tín dụng.

Thanh toán khi nhận hàng (COD), thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Internet Banking, các loại ví điện tử,...

Quá trình vận chuyển

Khách nhận hàng ngay lập tức.

Cần một khoảng thời gian.

Mức độ kiểm soát tồn kho

Còn nhiều vấn đề tồn kho, lệch số liệu hàng hóa.

Tự động kiểm tra tồn kho, đảm bảo nhanh chóng và số lượng chính xác.

Các dịch vụ khách hàng

Vẫn khá hạn chế bởi các yếu tố như: dịch vụ hỗ trợ, các ý tưởng, chi phí cho các chiến lược marketing truyền thống,...

Đa dạng công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Khả năng mở rộng kinh doanh

Tốn nhiều chi phí xây dựng và thời gian để mở rộng các cửa hàng vật lý.

Dễ dàng hơn trong việc tăng hoặc giảm ngân sách xây dựng mới kênh bán hàng online hoặc chi phí chạy quảng cáo.

Mức độ cạnh tranh

Khá thấp do nằm cụ thể trong một khu vực địa lý.

Khá cao và phạm vi cạnh tranh tương đối lớn.

Về phía khách hàng

Sau đây là các điểm khác biệt giữa giao dịch thương mại truyền thống và TMĐT khi xem xét ở phía khách hàng:

Giao dịch thương mại truyền thống

Giao dịch thương mại điện tử

Khả năng tiếp cận

Khá chậm do khách hàng phải chủ động đến trực tiếp cửa hàng.

Nhanh chóng và tiện lợi thông qua mạng Internet.

Khả năng được lựa chọn sản phẩm - dịch vụ

Khá bất tiện và tốn thời gian di chuyển các dãy khác nhau trong cửa hàng.

Nhanh chóng và dễ dàng qua từ khóa và các công cụ tìm kiếm.

Mức giá cả hàng hóa

Ổn định theo mức giá trung bình của thị trường.

Khá rẻ nhờ có các chương trình giảm giá, khuyến mãi.

Thời gian mua sắm

Tốn nhiều thời gian.

Tiết kiệm thời gian.

Hàng hóa đáp ứng nhu cầu

Được tiếp xúc trực tiếp nên mua được hàng hóa đáp ứng nhu cầu.

Không được tiếp xúc trực tiếp nên đôi khi hàng hóa mà khách hàng nhận được sẽ không vừa ý họ.

Các hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử nhé!

Mô hình B2B

Hình thức phổ biến đầu tiên chính là B2B (Business to Business hay doanh nghiệp với doanh nghiệp). Đây chính là mối quan hệ kinh doanh, trao đổi về thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau. 

B2B là hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, mô hình B2B trực tuyến được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và triển khai bởi những lợi ích sau đây:

  • Triển khai hiệu quả các chiến lược marketing và giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu trên thị trường.
  • Mở rộng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.
  • Xây dựng nên một thị trường có sự phong phú, đa dạng về mặt hàng cũng như những bên đối tác tham gia.
  • Dễ dàng hơn trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm – dịch vụ, tìm kiếm các đối tác giao dịch, mua bán hàng hóa.
  • Quá trình đặt hàng, ký hợp đồng, thanh toán và kiểm soát vận chuyển đều được triển khai thông qua các hệ thống tự động hiện đại.
  • Mô hình B2B hỗ trợ rất lớn cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử mong muốn phát triển quy mô toàn cầu.

Ví dụ nổi bật điển hình về mô hình B2B trong thương mại điện tử chính là trang web Alibaba – thương hiệu mua bán trực tuyến hàng đầu thế giới và nổi bật với những quy trình mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau. Alibaba đã triển khai các cửa hàng thương mại điện tử B2B chuyên nghiệp nhằm tạo nên một môi trường kinh doanh có sự kết hợp giữa hàng nghìn công ty, doanh nghiệp thuộc đa dạng quy mô và ngành nghề khác nhau. Toàn bộ giao dịch trong các cửa hàng B2B trực tuyến này đều đảm bảo tính minh bạch, chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiện lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa các chi phí marketing và phân phối hàng hóa, sản phẩm trên các cửa hàng và chợ truyền thống.

Mô hình B2C

Trong các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử tại Việt Nam thì B2C (Business to Consumer hay doanh nghiệp với khách hàng) là mô hình phổ biến hàng đầu. Có thể nói, mô hình B2C trực tuyến cũng chính là quy trình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua mạng Internet.

Mô hình B2C

Một số dạng mô hình B2C trực tuyến chủ yếu tại Việt Nam hiện nay là:

  • Website thương mại điện tử: Đây là các trang thông tin điện tử được doanh nghiệp xây dựng và phát triển nhằm phục vụ một phần hoặc phục vụ toàn bộ quy trình giao dịch thương mại điện tử giữa khách hàng với doanh nghiệp. Ví dụ về website thương mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới là: FPT Shop, Elise, Bibomart, Amazon, Walmart,…
  • Sàn thương mại điện tử: Bao gồm dạng trang web hoặc mobile app thương mại điện tử cho phép các các doanh nghiệp, công ty, những người bán hàng cá nhân (không phải là chủ sở hữu của trang web hoặc mobile app này) tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình tại nền tảng đó. Ví dụ về sàn thương mại điện tử tại Việt Nam và trên thế giới là: Shopee, Lazada, Taobao,…
  • Trang web cung cấp khuyến mãi trực tuyến: Đây là các website thương mại điện tử được doanh nghiệp xây dựng nhằm triển khai các chiến dịch marketing với hình thức tặng các ưu đãi, khuyến mãi cho sản phẩm – dịch vụ mà họ bán. Không những vậy, các khuyến mãi trên dạng website này cũng có thể là từ các thương hiệu và người bán cá nhân khác mà doanh nghiệp sở hữu trang web cung cấp khuyến mãi đang hợp tác để hỗ trợ quảng bá. Ví dụ về trang web cung cấp khuyến mãi trực tuyến tại Việt Nam là chiasema.com, magiamgia.com, mggtd.com,…
  • Trang web đấu giá trực tuyến: Đây là các website thương mại điện tử hoạt động dưới hình thức đấu giá. Các doanh nghiệp, công ty hoặc các cá nhân (không phải chủ sở hữu trang web nay) có thể tổ chức hoặc tham gia đấu giá cho hàng hóa, sản phẩm của mình trên trang này. Ví dụ nổi bật về trang web cho phép người dùng đấu giá hiện nay chính là eBay – một trong các website thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Một số lợi ích mà mô hình B2C trực tuyến mang đến cho các doanh nghiệp và những người bán cá nhân bao gồm:

  • Tiết kiệm hiệu quả các loại chi phí như tiền thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên, chi phí xây dựng, vận hành, bảo dưỡng cửa hàng vật lý truyền thống,… 
  • Khả năng tiếp cận và thu hút được một số lượng rất lớn các đối tượng khách hàng trực tuyến thông qua mạng Internet.
  • Người tiêu dùng không bị giới hạn bởi thời gian và địa điểm cụ thể của các cửa hàng.
  • Dễ dàng và thuận tiện hơn trong các thao tác tìm kiếm, lựa chọn, thanh toán và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. 
  • Doanh nghiệp dễ dàng tối ưu các chiến dịch truyền thông – marketing, có thể tùy chỉnh mức ngân sách triển khai quảng cáo sao cho phù hợp nhất với tình hình kinh doanh hiện tại.
  • Dễ dàng triển khai các phần mềm, hệ thống hiện đại hỗ trợ quy trình kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn.

Mô hình C2C

Hình thức phổ biến tiếp theo tại Việt Nam hiện nay chính là C2C (Consumer to Consumer hay khách hàng với khách hàng). Mô hình C2C trực tuyến chính là quy trình giao dịch thương mại điện tử giữa các người bán hàng cá nhân với nhau và với người tiêu dùng hoặc giữa những người tiêu dùng với nhau, không có sự tham gia của các doanh nghiệp. Đây là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử sở hữu tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng và đang ngày càng phổ biến dưới dạng các trang web đấu giá trực tuyến hoặc các kênh bán hàng online rao vặt trên mạng Internet.

Mô hình C2C

Một số hoạt động chủ yếu của mô hình C2C trực tuyến bao gồm:

  • Phổ biến nhất chính là hoạt động đấu giá trên các trang web thương mại điện tử.
  • Các giao dịch trao đổi hàng hóa không sử dụng tiền tệ.
  • Những giao dịch theo dạng hỗ trợ như bảo trì hay thanh toán trung gian.
  • Hình thức cá nhân bán tài sản ảo, phổ biến nhất là bán các sản phẩm ảo mình đang sở hữu trong các game online.

Tại Việt Nam hiện nay, một số website hoạt động theo hình thức C2C khá nổi tiếng chính là chodientu.com, heya.com.vn, 1001shoppings.com,… Ngoài ra, khi người dùng cá nhân đăng bán sản phẩm của mình trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… thì các thương hiệu này cũng được xem là mô hình kinh doanh C2C trực tuyến.

Kết luận

Ngày nay, các giao dịch thương mại điện tử đang dần trở nên quen thuộc, phổ biến với doanh nghiệp và người dùng. Triển khai hiệu quả các giao dịch thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ đạt những kết quả vượt bậc về doanh số, lợi nhuận cũng như tăng trưởng mức độ nhận biết và danh tiếng thương hiệu trên thị trường.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về thị trường kinh doanh thương mại điện tử 2023 – 2024, cách quản trị và nhiều bí quyết quản lý bán hàng online hiệu quả, hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.