Rủi ro trong thương mại điện tử hiện nay mà doanh nghiệp cần lưu ý

Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, thách thức. Để có thể hạn chế các khó khăn và phát huy tối đa ưu điểm của hình thức kinh doanh ứng dụng công nghệ hiện đại này, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng và có có những phương pháp quản trị các rủi ro trong thương mại điện tử trên tất cả các nền tảng kinh doanh trực tuyến như website, sàn thương mại điện tử và các kênh social media.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các rủi ro trong thương mại điện tử và cách giảm thiểu tỷ lệ những rủi ro này là gì nhé!

Rủi ro trong thương mại điện tử khi doanh nghiệp bán hàng trên website

Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về rủi ro trong thương mại điện tử khi bán hàng trên website nhé!

Rủi ro về dữ liệu trong thương mại điện tử

Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, rủi ro về dữ liệu trong thương mại điện tử chính là trong quá trình giao dịch, khách hàng thay đổi địa chỉ nhận hàng và hệ thống website không cập nhật chính xác các thông tin mới nhất. Khi đó, quy trình chuyển khoản của ngân hàng đã hoàn tất, khách hàng đã bị trừ tiền trong tài khoản nhưng đơn hàng lại bị vận chuyển nhầm lẫn đến người khác theo dữ liệu cũ ban đầu trên hệ thống đặt hàng của trang web. Điều này sẽ phát sinh nhiều rắc rối, nhất là chi phí hoàn hàng về và vận chuyển lại theo đúng địa chỉ mới, trải nghiệm khách hàng bị ảnh hưởng do thời gian chờ đợi nhận hàng lâu hoặc sản phẩm nhận được bị móp, vỡ, không đạt chất lượng,… do phải giao hàng nhiều lần.

Đối với khách hàng

Đối với khách, rủi ro về dữ liệu trong thương mại điện tử chính là việc bị đánh cắp các thông tin cá nhân mà họ đã cung cấp trong tài khoản cho doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình thanh toán các giao dịch thương mại điện tử. Không những vậy, khi các tin tặc tấn công đánh cắp dữ liệu trên website thương mại điện tử, khách hàng sẽ gặp phải nguy cơ bị tin tặc truy cập trái phép vào thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng.

Rủi ro trong thương mại điện tử về dữ liệu khách hàng

Ngoài ra, đối với khách hàng mua sắm trực tuyến, họ cũng dễ dàng gặp phải các tình huống trang web thương mại điện tử giả mạo, mạo danh địa chỉ Internet (hay IP Spoofing), vấn đề phong tỏa dịch vụ (hay DOS – denial of service) hoặc nhận các email marketing của những phần tử xấu giả danh những tổ chức tài chính – ngân hàng để lừa đảo tín dụng,…

Rủi ro liên quan đến các vấn đề công nghệ

Rủi ro thương mại điện tử xét về góc độ công nghệ, ba bộ phận sau sẽ dễ bị các phần tử xấu tấn công và gặp nhiều hư hại trong quá trình tiến hành các giao dịch thương mại điện tử trên hệ thống quản trị khách hàng: 

  • Máy chủ hệ thống của doanh nghiệp.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ (ISP hay Internet service provider) 
  • Ngân hàng tổng hợp các đường dẫn thông tin (hay Communication pipelines).

Rủi ro về gian lận trong thanh toán

Rủi ro của thương mại điện tử còn bao gồm các hành vi gian lận trong thanh toán, nhất là gian lận thẻ tín dụng. Vấn đề này phức tạp và rắc rối hơn nhiều so với các gian lận thanh toán tiền mặt trực tiếp trong hình thức thương mại truyền thống. Như đã đề cập ở các nội dung trước, nếu hệ thống an toàn bảo mật website của doanh nghiệp không đạt chất lượng hoặc các tin tặc quá tinh vi khi xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, các thông tin có liên quan đến thẻ tín dụng hoặc những thông tin trong giao dịch thanh toán sử dụng thẻ tín dụng sẽ bị làm sai lệch và thay đổi trái phép. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người mua cũng như niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ vướng phải nhiều rắc rối liên quan đến pháp luật về sau.

Rủi ro về các tin tặc nghe và xem trộm thông tin

Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì vấn đề các tin tặc cài đặt các chương trình nghe trộm thông tin và theo dõi một cách trái phép lịch sử các trang truy cập trên mạng của người dùng. Nếu các dữ liệu này được sử dụng cho những mục đích phạm tội thì chúng sẽ trở thành các mối nguy hiểm, ảnh hưởng đến quyền riêng tư và thậm chí xâm phạm đến tài sản của người dùng.

Rủi ro trong thương mại điện tử về tin tặc

Ngoài ra, xem trộm các email marketing cũng là một hình thức mới của hành vi trộm cắp trên mạng Internet. Kỹ thuật xem trộm email marketing sẽ được tiến hành thông qua một đoạn code ẩn được gắn vào các vị trí không quá bắt mắt trong thông điệp của thư gửi đến người dùng. Các mã ẩn này cho phép các tin tặc theo dõi toàn bộ thông điệp được gửi qua lại giữa các bên nhận email marketing và tiến hành các hành vi lừa đảo qua mạng đối với cả phía doanh nghiệp lẫn phía khách hàng.

Rủi ro trong thương mại điện tử khi doanh nghiệp bán hàng trên các sàn TMĐT

Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức. Doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu những rủi ro này là gì nhé!

Rủi ro bị mất dữ liệu khách hàng

Đầu tiên, rủi ro trong thương mại điện tử khi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử chính là vấn đề bị mất dữ liệu khách hàng. Hầu hết thông tin cá nhân khách hàng của doanh nghiệp sẽ hoàn toàn do sàn thương mại điện tử quản lý và kiểm soát, doanh nghiệp không được sở hữu các cơ sở dữ liệu này. Chính vì vậy, rủi ro bị mất dữ liệu khách cũ là cực kỳ lớn và doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tận dụng lại các tệp đối tượng khách cũ để chuyển đổi thành khách hàng trung thành với thương hiệu và mở rộng kinh doanh trực tuyến riêng trên những nền tảng khác. Không những vậy, tính an toàn bảo mật về thông tin – dữ liệu trong hệ thống quản lý của các sàn thương mại điện tử hiện tại chưa quá cao cấp. Đây cũng chính là lý do khách hàng thường xuyên gặp phải tình trạng thông tin cá nhân vị rò rỉ dẫn đến vấn đề gặp các đối tượng mạo danh thương hiệu và bị lừa đảo trong giao hàng và thanh toán.

Các chính sách ràng buộc và phí sàn cao

Rủi ro bán hàng online khi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tiếp theo chính là các chính sách ràng buộc và phí sàn cao. Lý do của vấn đề này là do bản chất trung gian kết nối người mua với người bán của sàn thương mại điện tử, do đó, doanh nghiệp luôn phải hoạt động theo đúng các điều khoản, chính sách cũng như đáp ứng được mức phí khá cao mà các sàn quy định, chẳng hạn:

  • Doanh nghiệp không có toàn quyền quyết định những vấn đề giao diện, công nghệ kỹ thuật, khả năng linh tùy chỉnh, mở rộng,… như trên website thương mại điện tử chính chủ của mình. 
  • Nhiều loại phí khác nhau và mức phí cao, bao gồm: phí cố định, phí thường niên, phí giao dịch, phí lấy hàng,… 
Các chính sách ràng buộc và phí sàn cao

Nếu doanh nghiệp vi phạm một trong các chính sách của các sàn thương mại điện tử này và bị người dùng báo cáo không tốt thì cửa hàng trực tuyến của mình trên sàn sẽ bị đánh dấu kém, bị hạn chế kinh doanh, quảng cáo hoặc bị khóa.

Quy trình bán hàng online phức tạp

Quy trình bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử vô cùng phức tạp. Sau khi khách đã chốt giao dịch, có thể hoàn tất một đơn hàng và nhận tiền về, doanh nghiệp phải trải qua những giai đoạn sau: nhanh chóng xác nhận đơn hàng, tiến hành đóng gói theo đúng quy cách của từng sàn, giao đơn cho shipper của sàn hoặc giao tại địa điểm tập trung hàng, theo dõi lưu kho và vận chuyển, chờ khách hàng kiểm tra đơn và xác nhận thanh toán cho doanh nghiệp.  Không những vậy, nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào thì quy trình hoàn hàng, giải quyết các khiếu nại thông qua trung gian sàn thương mại điện tử cũng đều rất phức tạp và tốn nhiều thời gian cho cả phía khách hàng lẫn doanh nghiệp.

Khả năng cạnh tranh với nhiều thương hiệu lớn

Khi nói về các rủi ro trong thương mại điện tử trên sàn thì không thể không nhắc đến khả năng doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu lớn khác. Khi người dùng truy cập các sàn thương mại điện tử, họ không chỉ thấy mỗi thương hiệu của doanh nghiệp mà còn thấy được rất nhiều các cửa hàng trực tuyến của những thương hiệu khác. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn khi doanh nghiệp không hoàn toàn thu hút và giữ chân được các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình trước các đối thủ là những thương hiệu lớn khác. Lúc này, doanh nghiệp phải đảm bảo giá trị hữu ích, độc đáo mà sản phẩm – dịch vụ của chúng ta mang đến cho khách hàng, đồng thời, doanh nghiệp cũng cần tặng kèm các voucher, mã khuyến mãi, freeship,… để thu hút khách hàng ở lại và mua sắm.

Dễ bị sàn phạt vì các lỗi trong quá trình bán hàng 

Như đã trình bày ở các nội dung trước, sàn thương mại điện tử thường có rất nhiều chính sách, điều khoản và tiêu chuẩn khắt khe mà doanh nghiệp mở cửa hàng trực tuyến trên nền tảng này cần tuân thủ. Nếu các lỗi sai này lặp lại nhiều lần thì cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định hoặc sẽ bị khóa vĩnh viễn.

Dễ bị sàn phạt vì các lỗi trong quá trình bán hàng

Ví dụ rủi ro trong thương mại điện tử trường hợp doanh nghiệp bán hàng trên Shopee Mall tự hủy đơn của khách do bất ngờ hết tồn kho hoặc vô tình không xác nhận đơn hàng, doanh nghiệp sẽ bị sàn phạt 200,000đ/đơn hàng và mức tiền phạt này sẽ được cấn trừ vào số dư của tài khoản Shopee doanh nghiệp.

Khó khăn khi xây dựng thương hiệu của mình

Kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử còn khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi xây dựng thương hiệu của mình. Hiện nay, phần lớn người mua sẽ ghi nhớ tên của sàn thương mại điện tử và truy cập vào sàn để tìm kiếm các sản phẩm – dịch vụ cần thiết. Khách hàng sẽ có vô vàn lựa chọn và nếu không quảng bá, xây dựng thương hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ không thể nào nổi bật trong mắt khách hàng và chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, nếu xây dựng thương hiệu cho những chiến lược kinh doanh trực tuyến về lâu về dài thì nền tảng sàn thương mại điện tử thực sự không hiệu quả bằng website bán hàng của riêng doanh nghiệp hoặc các kênh social media.

Đơn hàng dễ bị người mua trả về

Rủi ro trong thương mại điện tử khi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tiếp theo chính là đơn hàng dễ bị người mua trả về. Các sàn thương mại điện tử thường cho phép người mua kiểm tra và trả hàng lại nếu đơn hàng có vấn đề. Chính vì vậy, nếu trong quá trình vận chuyển, thùng đóng hàng, bao bì, sản phẩm bị móp, bể, rách, vỡ,… thì khách hàng sẽ ngay lập tức trả về cho sàn.

Rủi ro trong thương mại điện tử khi doanh nghiệp bán hàng trên mạng xã hội

Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về rủi ro trong thương mại điện tử khi chúng ta bán hàng trên các kênh social media nhé!

Quá nhiều nền tảng social media

Trên thị trường kinh doanh trực tuyến hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn nền tảng mạng xã hội để tiếp cận, thu hút các đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm triển khai hoạt động bán hàng. Đây chính là một ưu điểm nhưng cũng là rủi ro ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp. 

Rủi ro trong thương mại điện tử khi có quá nhiều nền tảng social media

Mỗi nền tảng social media đều sở hữu các đặc điểm, tính năng riêng biệt và tệp người dùng trên từng kênh cũng vô cùng khác nhau, dẫn đến các nội dung bán hàng mà doanh nghiệp truyền tải cần có sự tùy chỉnh, thay đổi lớn nhằm đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, doanh nghiệp bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội sẽ tiêu tốn rất nhiều nguồn lực bao gồm: nguồn ngân sách, thời gian và đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn để phát triển riêng cho từng nền tảng. Không những vậy, nếu doanh nghiệp không thống nhất chiến lược và xây dựng kế hoạch chi tiết cho mỗi nền tảng thì thông điệp bán hàng mà chúng ta truyền tải đến khách hàng sẽ không nhất quán và thiếu sự liên kết, liền mạch, gây nên nhiều hiểu lầm cho khách hàng. 

Các nền tảng liên tục thay đổi thuật toán và chính sách

Tiếp theo, rủi ro trong thương mại điện tử khi doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng social media chính là vấn đề những nền tảng này liên tục thay đổi thuật toán và chính sách. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp triển khai một chiến dịch truyền thông nào đó trên social media theo thuật toán cũ sẽ không kịp thời chỉnh sửa theo các thay đổi mới, dẫn đến việc bị giảm hiệu quả so với các mục tiêu đã đặt ra. 

Khả năng bảo mật người dùng còn nhiều hạn chế

Đặc trưng của các nền tảng social media là doanh nghiệp hoàn toàn không sở hữu quyền tự kiểm soát cũng như khả năng tạo sự an toàn bảo mật dữ liệu dành cho người dùng. Do đó, khi phát sinh các trường hợp khủng hoảng dữ liệu, doanh nghiệp sẽ là phía chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhận toàn bộ phản hồi tiêu cực, đánh giá xấu từ các khách hàng. 

Khả năng bảo mật người dùng còn nhiều hạn chế

Ví dụ rủi ro trong thương mại điện tử trường hợp doanh nghiệp bán hàng trên mạng xã hội Facebook: Trong những giai đoạn nền tảng Facebook gặp khủng hoảng, dẫn đến việc thay đổi và siết chặt thuật toán trong các khâu quảng cáo Facebook Ads, doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ các mảng ngân sách, thời gian trung bình cho từng chiến dịch, các chi phí bán hàng online phát sinh thêm,… 

Cách tối thiểu hóa tỷ lệ rủi ro trong thương mại điện tử

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về cách tối thiểu hóa tỷ lệ và quản trị rủi ro trong thương mại điện tử để hoạt động kinh doanh trực tuyến của chúng ta đạt hiệu quả hơn nhé!

Khi bán hàng trên website 

Để quản trị rủi ro trong thương mại điện tử khi bán hàng trên website, doanh nghiệp cần tiến hành một số hoạt động đảm bảo an toàn dữ liệu, tránh tối đa sự xâm nhập bất hợp pháp từ các đối tượng tin tặc, chẳng hạn như:

  • Tiến hành mã hóa dữ liệu theo hai dạng là: mã hóa khóa bí mật (hay Secret key cryptography) và mã hóa công khai (hay Public key cryptography).
  • Sử dụng hình thức phong bì số (hay Digital envelope) nhằm đảm bảo tính bảo mật và riêng tư dành cho khách hàng nhận các email quan trọng.
  • Triển khai hình thức chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính độc nhất, toàn vẹn và không dễ dàng bị người khác chỉnh sửa trong các dữ liệu khi giao dịch.
  • Doanh nghiệp cần chủ động và cẩn thận kiểm tra, quản lý tính đúng đắn, rõ ràng của các thông tin trong quá trình giao dịch, thanh toán.

Khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Phần lớn rủi ro thương mại điện tử khi doanh nghiệp bán hàng trực tuyến trên các sàn chính là vấn đề phải phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống cũng như ràng buộc từ các chính sách và quy trình bán hàng phức tạp, khó khăn của các sàn thương mại điện tử. Để tối thiểu hóa tỷ lệ rủi ro, doanh nghiệp có thể liên kết cửa hàng trực tuyến trên các sàn này với một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để đảm bảo dễ dàng và thuận tiện hơn trong các thao tác kiểm soát và vận hành với quy trình bán hàng cũng như đơn hàng. 

Giảm tỷ lệ rủi ro trong thương mại điện tử

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc xây dựng một website bán hàng trực tuyến của riêng mình và liên kết với các cửa hàng trực tuyến trên những sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp sẽ tận dụng và chuyển đổi được nguồn khách từ sàn, song song đó, chúng ta vẫn chủ động thu thập và lưu trữ được thông tin – dữ liệu của khách hàng để tận dụng cho các chiến dịch kinh doanh – marketing sau này. 

Khi bán hàng trên social media

Doanh nghiệp muốn quản trị rủi ro trong thương mại điện tử khi bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội social media, cần đảm bảo nguồn lực chuyên môn cao cũng như cách quản trị hiệu quả cho từng kênh bán hàng online riêng biệt. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đầu tư một bộ phận marketing cùng những phần mềm hỗ trợ nghiên cứu thị trường, quản lý bán hàng, truy xuất báo cáo,… nhằm kịp thời phát hiện và điều chỉnh linh hoạt các chiến lược kinh doanh – marketing phù hợp với các thay đổi về thuật toán cũng như chính sách từ các nền tảng social media. Có như vậy, doanh nghiệp mới không bị lỗi thời và đạt được hiệu quả tối ưu trong từng dự án kinh doanh – quảng cáo.

Kết luận

Hiểu rõ lợi ích và rủi ro của thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể hạn chế các khó khăn, thách thức và phát huy tối đa ưu điểm của hình thức kinh doanh ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại này.

Để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về quản trị doanh nghiệp, quản lý bán hàng, thị trường kinh doanh thương mại điện tử hiện nay, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.