Nền tảng thương mại điện tử Shopify với những giao diện thân thiện, bộ tính năng toàn diện, khả năng tích hợp và mở rộng tối ưu chính là lựa chọn khá phổ biến của các doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh theo hình thức trực tuyến trên website bán hàng. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ Shopify là gì, chi phí cài đặt Shopify cũng như các bước sử dụng nền tảng thương mại điện tử tuyệt vời này.
Trong bài viết sau, Magenest sẽ cung cấp chi tiết cho doanh nghiệp về ưu nhược điểm của Shopify là gì và chi tiết hướng dẫn sử dụng nền tảng thương mại điện tử này nhé!
Mục lục
- Shopify là gì?
- Vì sao doanh nghiệp nên kinh doanh trên Shopify?
- Những điểm cần chú ý khi sử dụng Shopify
- Các bước chuẩn bị trước khi bán hàng qua Shopify
- Hướng dẫn sử dụng Shopify cho doanh nghiệp
- Tạo tài khoản Shopify
- Đăng ký tên miền và hoạt động dưới tên miền đó
- Tùy chỉnh các cài đặt chung
- Thêm sản phẩm sẽ đăng bán
- Tạo các trang cần thiết khác trong website thương mại điện tử
- Tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp
- Lựa chọn cổng thanh toán và vận chuyển
- Chuẩn bị ra mắt cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp
- Đưa vào hoạt động chính thức
- Chi phí sử dụng của Shopify
Shopify là gì?
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử vô cùng phổ biến hoạt động theo mô hình Cloud SaaS. Nền tảng Shopify cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ tính năng như đăng bán các sản phẩm – dịch vụ, thêm giỏ hàng, thanh toán và vận chuyển, liên kết với social media,… giúp cho việc thiết lập và quản lý cửa hàng trực tuyến đạt hiệu quả và thành công.
Nền tảng Shopify rất dễ sử dụng, có khả năng liên kết, tích hợp và mở rộng mạnh mẽ nên hiện được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng, lựa chọn sử dụng.
Vì sao doanh nghiệp nên kinh doanh trên Shopify?
Sau khi hiểu Shopify là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các lý do doanh nghiệp nên kinh doanh trên Shopify App là gì nhé!
Giao diện thân thiện với người dùng
Lý do đầu tiên doanh nghiệp nên bán hàng Shopify chính là thiết kế thân thiện và dễ dàng sử dụng, phục vụ hiệu quả cho những doanh nghiệp không có đội ngũ chuyên viên lập trình kỹ thuật tay nghề cao. Giao diện trực quan của Shopify cho phép người dùng có thể thiết lập và tùy chỉnh các cửa hàng trực tuyến của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng. Từ đó, người dùng sẽ nhanh chóng làm quen và triển khai hiệu quả nền tảng thương mại điện tử này.
Bộ tính năng toàn diện
Bộ tính năng toàn diện của Shopify giúp doanh nghiệp có thể quản lý cửa hàng trực tuyến hiệu quả vượt trội. Doanh nghiệp có thể quản lý toàn bộ quá trình, từ việc đảm bảo các sản phẩm được cung cấp liền mạch, kiểm soát số lượng hàng tồn kho và xử lý đơn hàng hiệu quả, triển khai các cổng thanh toán an toàn cùng những giải pháp vận chuyển đáng tin cậy.
Nền tảng Shopify mang đến một hệ sinh thái thương mại điện tử mang tính gắn kết, giúp đơn giản hóa mọi vấn đề phức tạp trong quy trình vận hành. Nhờ cách tiếp cận toàn diện này, doanh nghiệp sẽ không phải gặp khó khăn, rắc rối khi kết hợp quá nhiều hệ thống và công cụ và khác nhau trên một nền tảng, tập trung vào việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh – marketing và nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng.
Khả năng tích hợp liền mạch
Một yếu tố khiến việc kinh doanh Shopify được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao chính là khả năng tích hợp liền mạch. Shopify cho phép doanh nghiệp kết nối các cửa hàng trực tuyến một cách liền mạch với rất nhiều công cụ và dịch vụ bên thứ ba, chẳng hạn như phần mềm kế toán để hợp lý hóa các quy trình tài chính, phần mềm Logistics giúp cho việc hậu cần đạt nhiều hiệu quả cao hay phần mềm hỗ trợ hoạt động Marketing nhằm tăng mức độ nhận biết và hiện diện của thương hiệu,… Nhờ khả năng tích hợp liền mạch này của Shopify mà doanh nghiệp sẽ mở rộng được một hệ sinh thái thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mỗi chúng ta.
Khả năng mở rộng và tăng trưởng
Khả năng mở rộng và tăng trưởng của Shopify chính là một trong những lý do thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng này. Khả năng mở rộng và tăng trưởng mang tính linh hoạt của Shopify sẽ đáp ứng được những nhu cầu ngày càng được nâng cao theo thời gian và theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Nhờ khả năng này mà doanh nghiệp không phải gặp những trở ngại về khía cạnh kỹ thuật hoặc hiệu suất trong quá trình triển khai kinh doanh thương mại điện tử.
Đội ngũ hỗ trợ 24/7
Hiểu được tầm quan trọng của một đội ngũ hỗ trợ liên tục, Shopify cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ toàn diện suốt 24/7 với đầy đủ các nền tảng như các kênh trò chuyện trực tiếp hay email giải đáp thắc mắc. Doanh nghiệp sẽ được Shopify hướng dẫn liên tục và xuyên suốt bất cứ lúc nào xảy ra những vấn đề thắc mắc, khó khăn, phức tạp. Nhờ đội ngũ hỗ trợ 24/7, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình cài đặt, triển khai Shopify cũng như được tư vấn chỉnh sửa, nâng cấp hệ thống bất cứ lúc nào hệ thống xảy ra lỗi.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng Shopify
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, Shopify vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Sau khi hiểu ưu điểm của Shopify là gì, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu các nhược điểm của Shopify là gì nhé!
- Chức năng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp quy mô kinh doanh lớn còn khá nhiều hạn chế.
- Chi phí giao dịch của Shopify tương đối cao.
- Nền tảng Shopify vẫn chưa có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng các loại thẻ thanh toán nội địa Việt Nam.
- Vẫn còn nhiều khó khăn trong việc đồng bộ, sao chép dữ liệu khi doanh nghiệp muốn thay đổi sang nền tảng khác.
Các bước chuẩn bị trước khi bán hàng qua Shopify
Sau khi đã hiểu vì sao doanh nghiệp nên bán hàng qua Shopify, trong phần tiếp theo, Magenest sẽ cùng doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết các bước chuẩn bị trước khi chúng ta kinh doanh Shopify là gì nhé!
Xác định đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp
Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định đối tượng mục tiêu cụ thể mà chúng ta sẽ nỗ lực để triển khai và tập trung các chiến lược kinh doanh – Marketing vào họ. Xác định đối được mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận những người dùng này vào đúng thời gian, đúng thời điểm với một thông điệp cùng những loại sản phẩm – dịch vụ chính xác. Từ đó, chúng ta sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy mạnh mẽ doanh số – doanh thu. Điều quan trọng ở bước này chính là doanh nghiệp thấu hiểu đối tượng mục tiêu của mình đến đâu.
Để xác định chính xác khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu thị trường, khảo sát và phỏng vấn những người dùng xung quanh. Sau khi đã biết những đối tượng này là ai, chúng ta có thể bắt đầu phân chia họ thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, sở thích, hành vi, mức thu nhập,… Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xác định được đối tượng mục tiêu của của mình bằng cách xem xét cơ sở dữ liệu khách hàng hiện tại. Phương pháp này sẽ đảm bảo chúng ta đang nhắm mục tiêu đúng đối tượng.
Để kinh doanh trực tuyến thành công, doanh nghiệp cần biết được mọi điểm tiếp xúc giữa mình với khách hàng tiềm năng và tiến hành tùy chỉnh sao cho các hoạt động, sản phẩm – dịch vụ của mình phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của họ. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan hệ bền chặt với các đối tượng mục tiêu của mình và chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Bước thứ hai và cũng là bước không thể thiếu trước khi doanh nghiệp bắt đầu thiết lập cửa hàng trực tuyến trên Shopify chính là xây dựng kế hoạch kinh doanh. Sau đây là một số cách để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp:
Nghiên cứu thị trường thông qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh
Lúc này, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu về các cửa hàng trực tuyến trong phân khúc của mình đã đạt được thành công. Từ đó, chúng ta sẽ có đầy đủ hiểu biết về thói quen, sở thích, hành vi,… của người tiêu dùng cũng như các loại sản phẩm – dịch vụ theo xu hướng. Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh còn nhằm xác định được những mặt hàng bán chạy nhất để doanh nghiệp có thể đề xuất các chiến lược định giá cùng các ưu đãi kèm theo. Khi áp dụng được những chiến lược kinh doanh – truyền thông tối ưu, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Tham gia các cộng đồng trực tuyến liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
Khi tham gia các cộng đồng trực tuyến có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình, doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước cũng như có thêm nhiều ý tưởng từ các thành viên trong cộng đồng để vận dụng cho các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử. Những kiến thức, kinh nghiệm, ý tưởng kinh doanh này có thể bao gồm cả đề xuất thêm về nhu cầu, sở thích, hành vi của đối tượng mục tiêu, những dịch vụ, giải pháp giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều sự quan tâm, chú ý và tương tác của khách hàng,…
Theo dõi xu hướng của các sản phẩm – dịch vụ
Doanh nghiệp hãy luôn theo dõi các xu hướng mới về sản phẩm – dịch vụ trên thị trường từ các nguồn sau: tin tức trong ngành, thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, trên website và trên các kênh trực tuyến phổ biến khác,… Khi tận dụng sớm được những xu hướng này, doanh nghiệp có thể đáp ứng các mong muốn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và góp phần tăng trưởng doanh số – doanh thu thương mại điện tử đáng kể.
Xác định những khoảng trống trên thị trường
Tiếp theo, doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm về những khoảng trống, các điểm yếu, những nhu cầu mà người dùng chưa được đáp ứng hoặc các phân khúc mà nhiều công ty khác hiện đang bỏ qua. Khi lấp đầy những khoảng trống này bằng những chiến lược kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp sẽ định vị bản thân là nhà cung cấp các giải pháp bổ sung, thay thế và thu hút được những khách hàng đang gặp phải nhiều khoảng trống, chưa được đáp ứng mong muốn, nhu cầu của họ.
Tập trung vào những điểm mạnh của doanh nghiệp
Cuối cùng, doanh nghiệp hãy tập trung vào những điểm mạnh của mình bằng cách bán các sản phẩm – dịch vụ phù hợp với sở thích và có thể mang lại nhiều lợi ích cho bản thân. Khi doanh nghiệp thể hiện được thực sự nhiệt tình với những điều mà mình cung cấp cho khách hàng, chúng ta sẽ thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo dựng niềm tin, sự gắn bó và dẫn đến lòng trung thành dài lâu của khách hàng với thương hiệu. Hơn nữa, khi tập trung vào những điểm mạnh của cá nhân mình, doanh nghiệp sẽ có được nhiều hiểu biết và dễ dàng thúc đẩy việc cải tiến, đổi mới liên tục theo xu hướng.
Giải quyết các vấn đề về ID thuế trên Shopify là gì
Giải quyết các vấn đề về ID thuế chính là bước thứ ba và không thể bỏ qua trước khi doanh nghiệp bước vào kinh doanh Shopify. Bất cứ lúc nào đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũng đều cần cung cấp mã số thuế (hay ID thuế). Tuy nhiên, chúng ta không cần ID thuế để thiết lập cửa hàng trực tuyến trên nền tảng Shopify. Đối với Shopify, để tạo tài khoản, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin cá nhân của mình như: họ tên, địa chỉ, Email, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hợp lệ,… Sau khi thiết lập cửa hàng, doanh nghiệp có thể tùy chọn thêm ID thuế nếu muốn. Shopify không bắt buộc yếu tố này nhưng tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thêm ID thuế hoặc không.
Trải nghiệm bản dùng thử miễn phí của Shopify
Bước cuối cùng doanh nghiệp cần làm trước khi thiết lập cửa hàng trực tuyến Shopify chính là bắt đầu trải nghiệm bản dùng thử miễn phí của Shopify nhằm kiểm tra xem Shopify có phải là nền tảng thương mại điện tử phù hợp với mình hay không.
Sau khi đăng ký trải nghiệm bản dùng thử miễn phí này, doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng cửa hàng trực tuyến của mình ngay lập tức. Doanh nghiệp không cần phải nhập trước bất kỳ thông tin thẻ tín dụng nào mà chỉ cần ghi chú tên cửa hàng trực tuyến của mình vì từ đây, hệ thống sẽ tự động tạo một URL Shopify phù hợp cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thay đổi URL tự động này ở giai đoạn sau, nhưng hãy nhớ rằng, doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi URL một lần duy nhất. Dĩ nhiên, chúng ta vẫn có thể mua tên miền tùy chỉnh cho cửa hàng trực tuyến của mình bất cứ lúc nào và đây sẽ là địa chỉ website mà khách hàng nhìn thấy chứ không phải dạng địa chỉ myshopify.
Ưu điểm của bản dùng thử miễn phí của Shopify là doanh nghiệp không phải mất tiến trình trên cửa hàng trực tuyến của mình nếu họ quyết định nâng cấp lên gói trả phí chính thức. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp chọn đăng ký trả phí trong thời gian dùng thử, họ sẽ không bị tính phí cho đến khi thời gian dùng bản miễn phí kết thúc. Bản dùng thử miễn phí sẽ được cung cấp cho tất cả các dịch vụ Shopify, bao gồm gói Starter, gói Basic, gói Shopify và gói Advanced.
Hướng dẫn sử dụng Shopify cho doanh nghiệp
Trong phần tiếp theo, Magenest sẽ hướng dẫn sử dụng Shopify chi tiết từng bước cho doanh nghiệp nhé!
Tạo tài khoản Shopify
Bước đầu tiên trong cách dùng Shopify hiệu quả chính là tạo tài khoản Shopify. Để tạo tài khoản, chúng ta chỉ cần một địa chỉ Email và mật khẩu.
Sau khi nhập địa chỉ Email và mật khẩu, chúng ta sẽ tiến hành điền tên cửa hàng của mình vào ô trống. Tên này không được trùng với các cửa hàng đã đăng ký trước đó hoặc chúng ta có thể chọn mua tên miền của hệ thống Shopify. Tiếp sau đó, chúng ta sẽ nhập một số thông tin về mặt hàng dự định kinh nhằm giúp Shopify định cấu hình những yếu tố cần thiết như thuế và tiền tệ.
Đăng ký tên miền và hoạt động dưới tên miền đó
Bước tiếp theo trong cách sử dụng Shopify chính là doanh nghiệp đăng ký tên miền và hoạt động dưới tên miền đó. Tên miền chính là một địa chỉ website mà chúng ta quảng bá đến khách hàng để họ truy cập trang mỗi khi có nhu cầu mua sắm.
Tại trang quản trị của Shopify, chúng ta sẽ chọn mục Online Store, nhấp vào Domains và chọn phần Buy New Domain. Hãy điền tên miền và tùy chọn phần đuôi mở rộng. Mức giá mua tên miền của Shopify hiện giao động từ $11 tùy loại. Sau đó, hãy nhấn vào Check Availability để kiểm tra cẩn thận xem tên miền đã có người nào đăng ký chưa.
Nếu tên miền khả dụng, chúng ta sẽ tiến hành điền thông tin thẻ tín dụng của mình vào hệ thống để có thể thanh toán với Shopify và sở hữu tên miền này. Hãy nhấn Buy Domain và xác thực thông tin của mình trong Email đã cung cấp ban đầu cho Shopify. Cuối cùng, tại mục Online Store, chúng ta sẽ lần nữa nhấp vào Domains. Tại mục Set Your Primary Domain, hãy chọn tên miền chính của doanh nghiệp, sau đó, tích vào ô Redirect All Traffic To This Domain và nhấn Save để lưu lại tùy chọn.
Trong trường hợp doanh nghiệp mua tên miền từ những nhà cung cấp khác hoặc đã sở hữu một tên miền riêng, tại mục Online Store, hãy chọn Domains và Connect Existing Domain để có thể thêm tên miền của mình vào.
Tùy chỉnh các cài đặt chung
Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết cách tùy chỉnh các cài đặt chung cho Shopify là gì nhé!
Thông tin chung của cửa hàng
Doanh nghiệp cần nhập mới hoặc kiểm tra lại các thông tin chung cửa hàng xem đã chính xác chưa bằng cách chọn phần Setting và nhấp vào General. Sau khi nhập hoặc chỉnh sửa, hãy lưu lại nhé.
Cài đặt ngôn ngữ
Shopify sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mặc định chung cho các website của hệ thống. Để cài đặt tiếng Việt cho Shopify, hãy chọn Action và nhấp vào Edit Language. Sau khi chỉnh sửa xong, hãy lưu lại cài đặt tùy chọn này.
Thêm sản phẩm sẽ đăng bán
Bước tiếp theo vô cùng quan trọng trong hướng dẫn Shopify chính là tiến hành thêm sản phẩm. Để thêm sản phẩm mới vào cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp hãy đến phần Product, chọn Add Your Product trong bảng điều khiển Shopify.
Sau đó, hãy thêm một số chi tiết về hàng hóa của mình.
Nội dung sản phẩm với đầy đủ tiêu đề, mô tả và các phương tiện truyền thông
Tiêu đề và mô tả sản phẩm chính là một trong số những yếu tố đầu tiên mà khách hàng sẽ nhìn thấy khi họ truy cập trải nghiệm website của chúng ta. Vì vậy, những yếu tố này phải được hiển thị một cách chính xác, có tính thẩm mỹ và nhất là mang lại những thông tin hữu ích, chẳng hạn như chi tiết về kích thước, giá cả, các hình ảnh và video minh họa,… Nội dung hấp dẫn và hữu ích sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khách hàng quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Tiêu đề sản phẩm chính là yếu tố đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy. Doanh nghiệp cần đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và nhắm vào đúng trọng tâm thông điệp để đối tượng biết họ đang xem gì. Ngoài ra, hãy tối ưu tiêu đề sản phẩm sao cho đủ hấp dẫn và sáng tạo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tiếp theo, mô tả sản phẩm càng chi tiết, rõ ràng bao nhiêu sẽ càng giúp chúng ta nâng cao cơ hội tiếp cận và chốt giao dịch với khách hàng bấy nhiêu. Hãy lưu ý một số vấn đề về mô tả sản phẩm sau:
- Biết rõ đối tượng khách hàng của doanh nghiệp: Hãy sử dụng những thông tin – dữ liệu trong phần xác định đối tượng mục tiêu để phác thảo nên chân dung khách hàng và tùy chỉnh mô tả sản phẩm của doanh nghiệp một cách phù hợp nhằm đáp ứng đúng sở thích, mong muốn và nhu cầu của họ.
- Nhấn mạnh những điểm khác biệt nổi bật: Những điểm khác biệt nổi bật này có thể là một chính sách hoàn trả sản phẩm miễn phí vận chuyển hoặc các đặc tính thân thiện với môi trường của sản phẩm,… Hãy tận dụng tối đa và thể hiện một cách hợp lý những tính năng, lợi ích và ưu đãi quan trọng để quảng bá thêm đến khách hàng.
- Đặt bản thân vào những thắc mắc của khách hàng: Hãy xem thử khách hàng của chúng ta đang lo lắng những vấn đề nào, chẳng hạn như họ đang cảm thấy không an toàn khi phải chuyển khoản mà không thanh toán tiền mặt? hoặc họ vẫn băn khoăn về nguồn gốc – xuất xứ của sản phẩm,… Hãy ghi chú rõ ràng những vấn đề này ở phần mô tả sản phẩm của doanh nghiệp.
- Điều chỉnh sao cho mô tả dễ đọc: Doanh nghiệp cần viết mô tả bằng những đoạn văn ngắn với các tiêu đề phụ, dấu đầu dòng cùng các đoạn văn bản in đậm nội dung cần nhấn mạnh để giúp khách hàng dễ đọc nhất có thể.
- Giúp khách hàng nhìn rõ lợi ích họ nhận được khi mua sản phẩm: Nếu không thể có những tiếp xúc vật lý với sản phẩm thì khách hàng sẽ khó hình dụng lợi ích hay công dụng của sản phẩm. Do đó, chúng ta cần sử dụng hình ảnh chất lượng cao để minh họa cho sản phẩm.
Phương tiện truyền thông sản phẩm bao gồm cả hình ảnh, video hoặc mô hình 3D giúp hiển thị một cách chi tiết và trực quan hơn về sản phẩm. Sau đây là một số lưu ý quan trọng về phương tiện truyền thông minh họa cho sản phẩm của doanh nghiệp:
- Hình ảnh sản phẩm đạt chất lượng cao: Nếu hình ảnh bị mờ hoặc có độ phân giải thấp sẽ làm giảm giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm. Những bức ảnh sắc nét và rõ ràng, thể hiện chính xác các chi tiết, kết cấu và màu sắc của sản phẩm sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng, khiến họ tin tưởng hơn và ra quyết định mua hàng.
- Duy trì tỷ lệ khung hình nhất quán: Để giao diện hiển thị chuyên nghiệp, hãy đảm bảo tất cả hình ảnh sản phẩm có cùng tỷ lệ khung hình, duy trì một cách nhất quán giữa tỷ lệ của chiều rộng – chiều cao của hình ảnh. Sự nhất quán về tỷ lệ khung hình sẽ giúp website chỉn chu và nâng cao trải nghiệm tổng thể của người dùng truy cập.
- Sử dụng các công cụ chụp và chỉnh sửa ảnh hiện đại: Hãy sử dụng các loại máy chụp hình hoặc điện thoại thông minh chất lượng cao, có khả năng tạo ra những bức ảnh ấn tượng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tận dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh miễn phí để nâng cao chất lượng hình ảnh hơn nữa, chẳng hạn như: điều chỉnh ánh sáng, độ tương phản và độ sắc nét của hình ảnh.
- Chỉnh sửa hình ảnh cơ bản trên hệ thống: Sau khi đăng hình ảnh lên, hệ thống thường hiện ra các tùy chọn chỉnh sửa cơ bản như cắt hoặc thay đổi kích thước hình ảnh để tập trung vào các chi tiết cụ thể hoặc duy trì tỷ lệ nhất quán.
- Nhập đầy đủ các văn bản thay thế: Khi đăng hình ảnh lên, hãy đảm bảo hình ảnh đã bao gồm văn bản thay thế (hay Alt Text) nhằm mô tả nội dung của hình ảnh. Văn bản thay thế này cho phép những cá nhân sử dụng trình đọc màn hình hoặc các công nghệ hỗ trợ xem hình ảnh khác hiểu được nội dung của hình ảnh là gì và có được những trải nghiệm toàn diện trên website của chúng ta.
Cách thiết lập mức giá tối ưu trên Shopify là gì
Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu thiết lập giá sản phẩm của mình. Để thiết lập mức giá phù hợp, bên cạnh những yếu tố như phí vận chuyển, giá nguyên liệu thô và định giá chất lượng hàng hóa, chúng ta cũng phải tính toán cả những khoản chi phí khác bao gồm tiền thuê nhà, tiền lương trả cho nhân viên, chi phí cho thời gian chúng ta tiêu tốn để tạo nên sản phẩm,…
Giá hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp cần được đặt ở mức vừa phải, không quá cao khiến họ không đạt mức doanh thu đã đề ra nhưng cũng không quá thấp khiến khách hàng có những suy nghĩ nghi ngờ về chất lượng. Giá cả thường sẽ được khách hàng xem là một phần quan trọng trong thước đo chất lượng hàng hóa, vì vậy, khi thiết lập giá, hãy lưu ý đến mức giá của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường làm điểm tham chiếu. Từ đó, doanh nghiệp có thể hạ giá nếu thấy cần thiết để đạt được lợi thế cạnh tranh tối ưu.
Khi đã quyết định giá sản phẩm của mình, doanh nghiệp hãy nhập mức giá đó vào trường Price trên trang sản phẩm của mình. Chúng ta cũng có thể sử dụng mục Compare At Price để đối chiếu giá sản phẩm thông thường với giá trị niêm yết hiện tại của nó. Điều này cực kỳ hữu ích trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Ví dụ: nếu chúng ta muốn hiển thị mức giảm giá khi mua cho một chiếc áo màu đen, chúng ta có thể nhập giá gốc vào phần Compare At Price và giá giảm trong phần Price.
Ngoài ra, hệ thống còn có trường Cost Per Item. Đây là trường tùy chọn dành cho doanh nghiệp sử dụng để theo dõi tỷ suất lợi nhuận của một sản phẩm, giúp cho báo cáo thống kê được chi tiết và cụ thể hơn.
Cách quản lý hàng tồn kho trên Shopify là gì
Nếu doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ Dropshipping hoặc in theo yêu cầu thì đây là phần hỗ trợ chúng ta bạn quản lý kho hàng hiệu quả. Thông tin chúng ta nhập vào các mục trong phần này sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm đang bán (dạng vật lý hoặc dạng kỹ thuật số) và tùy thuộc nhu cầu của chúng ta. Các trường trong phần quản lý hàng tồn kho sẽ bao gồm:
- SKU (stock keeping unit): SKU là một đơn vị giúp theo dõi toàn bộ hàng tồn kho, các sản phẩm cụ thể một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc tạo một hệ thống SKU nhất quán bằng số hoặc chữ cái cho các sản phẩm sẽ giúp chúng ta nhanh chóng xác định chính xác từng mẫu mã hàng hóa đó là gì.
- Barcode (Mã vạch): Nếu doanh nghiệp dự định bán lại sản phẩm hoặc muốn quá trình quản lý hàng tồn kho dễ dàng hơn thì cần phải có mã vạch (UPC, GTIN…). Còn nếu doanh nghiệp đang sản xuất và bán sản phẩm của riêng mình thì có thể để trống mục này.
- Quantity (Số lượng): Đây là mục số lượng sản phẩm có trong kho. Nếu hệ thống bán hàng Shopify hiển thị nhiều địa điểm nơi hàng của doanh nghiệp đang được lưu giữ thì số lượng sẽ được hiển thị ở đây. Mục số lượng này cũng là phần quan trọng nhất trong quản lý hàng tồn kho.
Ngoài ra, chúng ta cũng có tùy chọn đánh dấu mặt hàng là đã bán hết tại phần Sold Out và tùy chọn Continue Selling When Out Of Stock để khách hàng vẫn có thể tiếp tục đặt món hàng đó trong thời gian doanh nghiệp nhập hàng lại.
Cách thêm vận chuyển hàng hóa trên Shopify là gì
Đây là phần chỉ dành cho các sản phẩm vật lý. Chúng ta cần tích chọn This Is A Physical Product và nhập các thông tin sau:
- Weight (Trọng lượng): Trọng lượng thực tế của sản phẩm.
- Country/Region Of Origin (Quốc gia/Khu vực xuất xứ): Địa điểm sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm.
- HS Code (Mã HS): Mã thuế dành cho các sản phẩm được vận chuyển ra nước ngoài.
- Fulfillment Service (Dịch vụ thực hiện đơn hàng): Nếu doanh nghiệp triển khai đơn hàng thông qua một dịch vụ, hãy chọn dịch vụ đó từ phần danh sách. Nếu không sử dụng dịch vụ nào, hãy chọn vào mục Shopify.
Xem trước danh sách công cụ tìm kiếm
Bản xem trước của danh sách công cụ tìm kiếm cho phép chúng ta kiểm soát cách mà website sẽ xuất hiện trên SERPs. Khi sử dụng công cụ này, chúng ta có thể giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm của mình dễ dàng hơn thông qua Google hoặc Bing.
Ngoài ra, để biết khách hàng đang tìm kiếm từ khóa mặt hàng nào tương tự với sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu từ khóa. Hãy sử dụng các công cụ như Ahrefs và SEMrush để có thể biết chính xác những cụm từ mọi người tìm kiếm là gì và số lượng tìm kiếm trong một tháng là bao nhiêu. Sau đây là một số mẹo nhanh để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của chúng ta với Shopify:
- Page Title (Tiêu đề trang): Tiêu đề trang phải bao gồm các từ khóa mục tiêu để khuyến khích người dùng truy cập trang.
- Description (Mô tả): Mô tả đảm bảo đầy đủ thông tin hữu ích và hấp dẫn với người dùng với cách thể hiện ngắn gọn, súc tích.
- URL: Để Google có thể lập chỉ mục chính xác cho trang web của chúng ta, hãy đảm bảo URL bao gồm từ khóa mục tiêu và có nội dung hữu ích với người dùng.
- Keywords (Từ khóa): Hãy nghiên cứu và điền các từ khóa phù hợp với từng đối tượng khách hàng vào Page Title, Description và sử dụng chúng làm URL để khách hàng dễ dàng tìm thấy website của chúng ta trên các công cụ tìm kiếm phổ biến.
Sau khi hoàn thành phần này, hãy lưu trang sản phẩm và xem trước và tiếp tục tùy chỉnh để phù hợp nhất khi hiển thị.
Cách sắp xếp các sản phẩm theo dạng bộ sưu tập trên Shopify là gì
Thao tác sắp xếp các sản phẩm theo dạng bộ sưu tập rất đơn giản, chúng ta chỉ cần chọn phần Product, sau đó nhấp vào Collections và thêm sản phẩm mình muốn vào mỗi bộ sưu tập. Việc sắp xếp sản phẩm thành các bộ sưu tập có thể giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến từng đối tượng cụ thể, bám sát một chủ đề hoặc giới thiệu rõ ràng các danh mục sản phẩm tương tự. Sau đây là ba lợi ích chính khi sắp xếp theo dạng bộ sưu tập:
- Hiển thị nổi bật trên trang chủ nhằm thu hút sự chú ý, tăng khả năng chuyển đổi và doanh số bán hàng.
- Điều hướng nâng cao và nhắm mục tiêu theo đối tượng để tạo nên những trải nghiệm liền mạch hơn cho họ.
- Tăng trưởng khả năng bán hàng nhờ khả năng hỗ trợ truyền thông – Marketing trở nên đơn giản mà hiệu quả.
- Trình bày theo chủ đề và tạo sự gắn kết hình ảnh giao diện liền mạch.
- Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đem đến cho khách hàng nhiều sự hài lòng hơn, tăng mức độ tương tác và cuối cùng là nâng cao doanh số sản phẩm cho doanh nghiệp.
Shopify có hai cách để doanh nghiệp tìm kiếm sản phẩm và thêm chúng vào các bộ sưu tập riêng lẻ: cách truyền thống làm theo từng thao tác và cách tự động khi chúng ta chỉ cần thiết lập một số quy tắc và điều kiện nhất định trong hệ thống.
Ngoài ra, ở trong phần này chúng ta còn một mục là Product Organization giúp chúng ta thêm thông tin về sản phẩm và tạo bộ sưu tập giảm giá dễ dàng hơn. Sau đây là ý nghĩa của từng trường trong Product Organization:
- Product Category (Danh mục sản phẩm): Danh mục chính của sản phẩm.
- Product Type (Loại sản phẩm): Một danh mục mà chúng ta có thể sử dụng để phân loại các số sản phẩm nhất định.
- Vendor (Nhà cung cấp): Đây chính là nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc nhà cung cấp bên thứ ba của sản phẩm. Bằng cách lọc danh sách sản phẩm của chúng ta theo nhà cung cấp, việc đặt hàng tồn kho sẽ tốn ít thời gian hơn.
- Tags (Thẻ): Thẻ là những từ khóa liên quan đến sản phẩm và giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các công cụ tìm kiếm.
- Collections (Bộ sưu tập): Bộ sưu tập cho phép chúng ta phân loại sản phẩm của mình theo các thời điểm và theo các khách hàng khác nhau.
Tạo các trang cần thiết khác trong website thương mại điện tử
Bước tiếp theo trong các cách bắt đầu bán hàng trên Shopify chính là tạo các trang cần thiết khác trong website thương mại điện tử. Các trang bổ sung này sẽ cung cấp cho khách hàng thêm nhiều thông tin hữu ích hơn và tạo dựng niềm tin về doanh nghiệp cho họ.
Để tạo các loại trang, hãy truy cập Online Store, chọn Pages và nhấp vào Add Page.
Sau đây là một số trang bổ sung cần thiết khác bên cạnh trang sản phẩm trên website thương mại điện tử của doanh nghiệp:
- Contact Page (Trang liên hệ): Cung cấp cho khách hàng các phương thức liên hệ với doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng. Hệ thống của Shopify có sẵn các trang mẫu để chúng ta lựa chọn thiết lập trong trang web của mình.
- About Page (Trang giới thiệu): Đây là trang sẽ giới thiệu quá trình hình thành doanh nghiệp, giải thích mô hình kinh doanh, chia sẻ tầm nhìn và sứ mệnh,… Một trang giới thiệu được xây dựng chỉn chu và chuyên nghiệp sẽ xây dựng niềm tin thương hiệu mới cho khách hàng.
- FAQ Page (Trang câu hỏi thường gặp): Đây là trang được thiết kế để thay mặt nhân viên tư vấn cung cấp giải đáp về một số câu hỏi phổ biến cho khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của chúng ta hơn rất nhiều.
- Policy Page (Trang chính sách): Mang đến những thông tin về chính sách mua – bán hàng cho người dùng và góp phần bảo vệ chúng ta trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Chúng ta có thể thêm các chính sách cơ bản sau: chính sách hoàn trả hàng, chính sách quyền riêng tư, các điều khoản dịch vụ, chính sách vận chuyển,…
Tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp
Bước tiếp theo trong cách tạo cửa hàng trên Shopify chính là tiến hành tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Chọn một chủ đề
Các mẫu về chủ đề trong hệ thống Shopify bao gồm cả loại miễn phí và trả phí với những kiểu dáng và tính năng đi kèm phù hợp. Chúng ta có thể lọc các chủ đề theo các tiêu chí: mức giá, ngành nghề, kích thước danh mục và tính năng để chọn được bộ lọc phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Sau đây là một số lưu ý dành cho doanh nghiệp khi chọn chủ đề trên Shopify:
- Chủ đề phải phù hợp với đặc tính, đặc trưng sản phẩm và tính thẩm mỹ của thương hiệu doanh nghiệp.
- Sở hữu các tính năng cơ bản và có thể tích hợp thêm chức năng.
- Tận dụng được các ứng dụng bổ sung.
- Dễ dàng chuyển đổi và tùy chỉnh.
Cách tạo một trang chủ hấp dẫn trên Shopify là gì
Sau khi chọn chủ đề cho trang web của mình, chúng ta sẽ tạo một trang chủ hấp dẫn. Hãy chọn Online Store, trong mục Themes, nhấp vào Customize. Chúng ta sẽ được điều hướng đến trình chỉnh sửa trang chủ. Để chỉnh sửa trang chủ, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng hai thao tác đơn giản là kéo – thả.
Khi tiến hành tạo một trang chủ, doanh nghiệp cần đảm bảo trang đạt được những mục tiêu:
- Khả năng giới thiệu và cung cấp thông tin rõ ràng, đầy đủ.
- Điều hướng trực quan, phục vụ hiệu quả cho các khách hàng quay trở lại truy cập trải nghiệm trang web.
- Khả năng tương tác liên tục với khách hàng.
- Truy xuất thông tin hiệu quả.
- Thiết kế giao diện thân thiện với các thiết bị di động kích thước nhỏ.
Cách tạo Menu điều hướng phù hợp trên Shopify là gì
Doanh nghiệp có thể tạo Menu điều hướng người dùng vào cửa hàng Shopify của mình bằng cách chọn Online Store, nhấp vào mục Navigation. Có ba loại điều hướng bạn có thể thiết lập trong phần tiêu đề:
- Main Navigation (Điều hướng chính): Đây là Menu quyết định đường dẫn điều hướng nào là đường dẫn chính chính để cung cấp cho khách hàng.
- Footer Navigation (Điều hướng chân trang): Đây là nơi chúng ta đặt liên kết đến các trang không cần quảng bá đến khách hàng truy cập mới nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như trang chính sách hoàn trả hoặc trang liên hệ của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm (Search): Nếu muốn giúp khách hàng truy cập trang web tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, hãy thêm thanh tìm kiếm vào tiêu đề.
Tùy chỉnh phù hợp với thương hiệu
Hãy tùy chỉnh cửa hàng trực tuyến Shopify sao cho phù hợp với thương hiệu bằng cách thiết lập màu sắc, kiểu chữ và các chi tiết khác. Hãy nhấp vào tab Theme Settings trong trình chỉnh sửa cửa hàng trực tuyến.
Đối với màu sắc thương hiệu trên trang web, hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Tác động cảm xúc của màu sắc, chẳng hạn như màu vàng, cam tạo cảm giác ấm nóng hay các màu trung tính trắng – đen – xám mang lại sự sang trọng, thanh lịch.
- Độ tương phản màu sắc sẽ giúp nhấn mạnh các nội dung trọng tâm.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ phối màu để phối hợp các màu sắc trên giao diện phù hợp và đẹp mắt hơn.
Đối với kiểu chữ trên trang web, hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Ưu tiên các kiểu chữ rõ ràng, trực quan và người dùng dễ đọc nhất.
- Sử dụng các kiểu chữ tương phản để nhấn mạnh các ý chính trong bài viết.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều kiểu chữ trong cùng một đoạn văn bản.
Thủ tục thanh toán trên Shopify là gì
Chúng ta có thể tùy chỉnh giao diện cửa hàng Shopify mới bằng cách chọn Theme Settings và chọn các cách thanh toán khác nhau. Nếu cần tùy chỉnh cách hoạt động thanh toán, chúng ta có thể chọn phần cài đặt thanh toán của mình hoặc chọn Settings và nhập vào Checkout.
Sau đây là các tùy chọn mà doanh nghiệp có thể chọn để thanh toán:
- Tài khoản khách hàng (Customer Accounts): Tùy thuộc mục tiêu của cửa hàng trực tuyến, chúng ta sẽ quyết định xem khách hàng có cần tạo tài khoản để hoàn tất giao dịch mua hàng hay không.
- Liên hệ với khách hàng (Customer Contacts): Sau khi đặt hàng, khách hàng có thể chọn xem họ muốn được chúng ta liên hệ qua Email hay tin nhắn SMS.
- Tùy chọn biểu mẫu (Form Options): Chúng ta có thể cho phép khách hàng ẩn thông tin bổ sung như tên khách hàng hoặc tên doanh nghiệp, khách hàng sẽ được tùy chọn hoặc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình thanh toán.
- Xử lý đơn hàng (Order Processing): Chúng ta có thể thêm một bước xác nhận bổ sung cho việc xử lý đơn hàng.
- Đồng ý nhận quảng cáo (Marketing Consent): Bằng cách đăng ký nhận Email và SMS Marketing, khách hàng có thể cập nhật các sản phẩm và dịch vụ mới nhất của bạn.
- Tiền Tip (Tipping): Khách hàng có thể thêm tiền Tip khi mua hàng trực tuyến để thể hiện sự ủng hộ đối với doanh nghiệp.
- Thanh toán bị từ chối (Abandoned Checkouts): Khách hàng không hoàn tất giao dịch mua hàng của mình khi thanh toán sẽ nhận được Email nhắc nhở tự động.
Lựa chọn cổng thanh toán và vận chuyển
Cách lựa chọn cổng thanh toán trên Shopify là gì
Để thiết lập các cổng cung cấp dịch vụ thanh toán của Shopify, hãy chọn phần Settings và nhấp chọn Payments. Shopify chấp nhận nhiều hình thức thanh toán thông qua Shopify Payments. Với Shopify Payments, chúng ta có thể dễ dàng:
- Cung cấp các tùy chọn thanh toán một cách thuận tiện với nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
- Đa dạng tiền tệ, giúp tăng trải nghiệm mua sắm liền mạch và dễ tiếp cận hơn với đối tượng người mua quốc tế.
- Tùy chỉnh lịch thanh toán theo ngày, tuần hoặc tháng để quản lý dòng tiền của mình một cách hiệu quả.
- Hỗ trợ đầy đủ các biện pháp bảo mật nâng cao như CVV (xác minh thẻ) và xác minh mã bưu điện/ZIP,… giúp giảm thiểu rủi ro giao dịch gian lận, bảo vệ cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.
Cách cài đặt vận chuyển trên Shopify là gì
Để thay đổi cài đặt vận chuyển, hãy chọn phần Settings và nhấp vào mục Shipping And Delivery. Trong quá trình giao hàng, doanh nghiệp cần xem xét rất nhiều tiêu chí như: trọng lượng sản phẩm, chi phí đóng gói, điểm đến, chi phí vận chuyển, lợi nhuận trên mỗi đơn hàng,…
Sau đây là một số chiến lược vận chuyển hiệu quả mà doanh nghiệp có thể ứng dụng cho cửa hàng trực tuyến của mình:
- Miễn phí vận chuyển (Free Shipping): Miễn phí vận chuyển sẽ khuyến khích khách hàng mua sắm. Chúng ta có thể áp dụng cho một số sản phẩm, một số lượng đặt hàng hoặc một số lượng khách hàng nhất định.
- Phí vận chuyển cố định (Flat Shipping Rates): Phí vận chuyển cố định là mức phí không dựa trên giá hoặc trọng lượng sản phẩm, phù hợp áp dụng khi sản phẩm của chúng ta có kích thước và trọng lượng tương tự nhau.
- Cước phí vận chuyển theo thời gian thực (Real-Time Carrier Rates): Cước phí này sẽ tùy theo công ty bưu chính và sẽ được khách hàng chọn khi thanh toán, dựa trên trọng lượng/kích thước của đơn hàng. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ và kết hợp giá cả thuận tiện nhất cho mình.
- Nhận/Giao hàng tận nơi: Chúng ta cũng có thể đặt dạng phí Nhận/Giao hàng tận nơi cao hơn loại vận chuyển thông thường.
Ngoài ra, chúng ta có thể quản lý việc tính thuế trong vận chuyển bằng cách đi tới phần Settings và chọn mục Taxes And Duties.
Chuẩn bị ra mắt cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp
Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết bước chuẩn bị ra mắt cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên Shopify là gì nhé!
Cách thêm kênh bán hàng trên Shopify là gì
Để ra mắt cửa hàng trực tuyến thuận lợi, hãy lựa chọn kênh bán hàng phù hợp với doanh nghiệp. Chúng ta cũng dễ dàng thêm kênh bán hàng bằng cách nhấp vào nút + bên cạnh kênh bán hàng, sau đó, trên trang Product trong Product Availability, hãy chọn sản phẩm mình muốn thêm tại mỗi kênh. Sau đây là một số kênh nổi bật:
- Shopify POS: Điểm bán hàng này dễ dàng chấp nhận thanh toán trực tiếp và cập nhật liên tục trên cửa hàng trực tuyến cũng như hệ thống hàng tồn kho của chúng ta.
- Mạng xã hội (Social Networks): Điểm bán hàng trực tiếp trên các nền tảng truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
- Kênh Google (Google Channel): Đăng bán miễn phí các sản phẩm của mình trong Tab Shopping trên thanh kết quả tìm kiếm dành cho người dùng.
- Nút Mua hàng (Buy Button): Nếu muốn bán sản phẩm của mình trên trang web hoặc blog hiện có, Buy Button cho phép chúng ta nhúng sản phẩm của mình vào một website khác để thuận tiện cho khách hàng nhấp vào mua sắm.
Cách kết nối phân tích trên Shopify là gì
Để nhận được báo cáo chi tiết, chúng ta cần thao tác với hệ thống Analytics của Shopify. Hãy truy cập Sales Channels, nhấp vào Online Store và chọn Preferences, sau đó, nhập mã Google Analytics và Facebook Pixel để truy xuất các dữ liệu và báo cáo chi tiết.
Cách kết nối ứng dụng Shopify là gì
Shopify có rất nhiều ứng dụng trong thư viện hệ thống như tính toán ngân sách hàng tháng, xây dựng danh sách Email Marketing, quảng cáo trên mạng xã hội,… Hãy tận dụng các ứng dụng này thật hiệu quả nhé!
Đưa vào hoạt động chính thức
Để bắt đầu bán hàng chính thức, hãy truy cập Online Store và chọn Preferences. Sau đó, hãy cuộn xuống cuối trang và tắt yêu cầu mật khẩu. Chúng ta sẽ cần chọn một gói và thanh toán cho Shopify trước khi có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ chính thức.
Chi phí sử dụng của Shopify
Hiện nay, Shopify hướng dẫn các doanh nghiệp thanh toán 3 gói dịch vụ với 3 mức chi phí lần lượt là:
- Gói Basic Shopify (gói cơ bản) giá $29/tháng.
- Gói Shopify giá $79/tháng.
- Gói Advanced Shopify (gói nâng cao) giá $299/tháng.
Kết luận
Hiểu Shopify là gì và chi tiết cách sử dụng Shopify, doanh nghiệp sẽ tận dụng được giao diện thân thiện, bộ tính năng toàn diện, khả năng tích hợp và mở rộng tối ưu để nâng cao doanh số, doanh thu bán hàng cũng như danh tiếng thương hiệu so với các đối thủ khác trên thị trường thương mại điện tử.
Doanh nghiệp muốn cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường thương mại điện tử cũng như các thông tin liên quan đến Shopify, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!