Tổng quan và xu hướng thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đang ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển hướng từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, hoặc kết hợp cả hai hình thức thành kinh doanh đa kênh. Theo như báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, doanh thu kinh doanh trực tuyến dự báo sẽ tăng trung bình 29% trong giai đoạn 2021-2025

Vậy thực trạng cụ thể của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? Đâu là các xu hướng nổi bật của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam? 

Lịch sử thương mại điện tử thế giới và ở Việt Nam

Lịch sử thương mại điện tử thế giới

Hiện nay thương mại điện tử toàn cầu đang bùng nổ mạnh mẽ. Hãy cùng Magenest tìm hiểu quá trình phát triển của lĩnh vực này nhé. 

  • Năm 1969, công nghệ CompuServe được thành lập và được xây dựng những bước đầu với phương pháp kết nối quay số (hay Dial up).
  • Năm 1979, nhà phát minh người Anh Michael Aldrich đã giới thiệu hình thức mua sắm điện tử hoạt động bằng phương pháp kết nối Tivi với máy tính và các giao dịch được xử lý qua đường dây điện thoại. Đây cũng chính là công nghệ nền tảng cho quá trình xây dựng nền tảng thương mại điện tử hiện đại.
  • Năm 1982, sàn giao dịch máy tính Boston ra mắt thị trường và đây chính là công ty kinh doanh thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới.
  • Năm 1992, Book Stacks Unlimited (tiền thân của Amazon) ra đời.
  • Năm 1994, công cụ duyệt Web Netscape Navigator ra đời.
  • Năm 1995, hai nền tảng thương mại điện tử khổng lồ Amazon và Ebay ra mắt thị trường.
  • Năm 1998, hệ thống thanh toán điện tử Paypal ra đời.
  • Năm 1999, thị trường thương mại trực tuyến Alibaba ra đời.

Lịch sử thương mại điện tử ở Việt Nam

Sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam chính thức bắt đầu từ năm 2017 và bắt đầu có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ vào khoảng những năm 2017 – 2018, ước tính hơn 25%. Trong đó, tình hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam ở lĩnh vực bán lẻ tăng mạnh nhất, đến khoảng 35% vào năm 2017.

Những năm 2019 – 2021, khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân dần quen thuộc với hình thức thương mại điện tử không tiếp xúc, dẫn đến sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ ở cả những nền tảng website bán hàng, website và các sàn thương mại điện tử, thương mại xã hội, Livestream bán hàng,…

Tổng quan thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam

Để hiểu thêm về hình thức kinh doanh hiện đại và vô cùng phổ biến này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về tổng quan, thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như quy mô thương mại điện tử Việt Nam hiện nay nhé!

Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam trong quý 1 năm 2023

Từ những tháng cuối năm 2022 và kéo dài đến khoảng thời gian đầu năm 2023 này, nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng eCommerce ở mức trên 25% và đạt được quy mô trên 20 tỷ USD. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cũng dự đoán, những tiêu cực, khó khăn mà nền kinh tế phải đối mặt từ giữa năm 2022 đã và đang kéo dài hết quý 1 và có thể vẫn tiếp tục tồn tại đến hết năm 2023 này. Một tín hiệu vô cùng tích cực, khi những khó khăn trên vẫn hiện diện rộng rãi thì thương mại điện tử Việt Nam trong quý 1 vẫn tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ và rất có thể, đến hết năm, chúng ta vẫn đạt mức trên 25%.

Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam trong quý 1 năm 2023

Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trong nước tăng đến 3.3% khi so sánh với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng mức sản phẩm bán lẻ và doanh thu trong ngành dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 1,505.3 nghìn tỷ đồng, tăng đến 13.9% khi so sánh với cùng kỳ năm trước, trong trường hợp chúng ta xem xét loại trừ yếu tố mức giá tăng khoảng 10.3%. Đặc biệt, hai ngành dịch vụ có mức độ tăng trưởng nhanh bậc nhất chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống với mức tăng đến 26%. Ngoài ra, ngành bán lẻ và bán buôn cũng tăng đến 8.1%.

Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội chính là những nét nổi bật và tích cực của ngành eCommerce Việt Nam trong cả năm 2022 lẫn 3 tháng đầu năm 2023. Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho chúng ta thấy được, có đến 65% các doanh nghiệp đã triển khai đa dạng hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội.

Dự báo tương lai thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Năm 2024 được dự đoán là một năm lạc quan và sẽ có nhiều biến động mới mẻ, thú vị dành cho thị trường thương mại điện tử toàn cầu nói chung và thị trường thương mại điện ở Việt Nam nói riêng. Sau 2 năm phụ thuộc quá nhiều vào mua sắm trực tuyến do đại dịch Covid-19, đến năm 2024, người tiêu dùng đã sẵn sàng và bắt đầu trở lại với hình thức mua sắm truyền thống. Chính vì vậy, doanh thu của ngành bán lẻ trực tuyến chắc chắn sẽ có sự giảm sút, tuy nhiên, vẫn sẽ cao hơn nhiều so với trước khi đại dịch xảy ra và vẫn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển.

Một vài xu hướng thương mại điện tử trong tương lai nổi bật:

  • Bán hàng đa kênh – OmniChannel
  • Ứng dụng mạnh mẽ của những thiết bị di động
  • Thương mại trên các cộng đồng – Social Commerce
  • Tận tâm chăm sóc, hỗ trợ khách hàng
  • Tình trạng lạm phát và thắt chặt chi tiêu

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường eCommerce Việt Nam.

Dịch bệnh

Tác động của dịch bệnh Covid 19 đối với ngành thương mại điện tử là vô cùng lớn. Lần đầu tiên hàng chục ngàn doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán hàng trực tuyến. Hàng triệu giao dịch thường diễn ra tại các cửa hàng nay đã chuyển sang hình thức giao dịch trực tuyến. Ngành thương mại điện tử đã đi từ vị trí được quan tâm tới vị trí ưu tiên hàng đầu đối với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ.

  • Một vài danh mục bán lẻ đã chuyển từ hình thức bán hàng trực tuyến từ 10-20% sang 100% bán trực tuyến.
  • Tất cả các ngành hàng bán lẻ của các quốc gia vẫn được vận hành hiệu quả nhờ vào sức mua hàng trực tuyến của khách hàng.
  • Một vài lĩnh vực thương mại điện tử đã gặp nhiều khó khăn – đặc biệt là trong các lĩnh vực như thời trang, du lịch hay tổ chức sự kiện.
  • Đối với nhiều nhà bán lẻ, các kênh thương mại điện tử đã giúp họ phát triển nhanh chóng hơn. Từ những cửa hàng thủ công, hay các hộ kinh doanh cho tới cả những ông trùm như Tesco – công ty đã đạt mức tăng hơn 90% doanh thu thương mại điện tử vào tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm trước.

Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)

Đây không phải nhân tố mới đối với ngành công nghệ nói chung và ngành thương mại điện tử nói riêng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện tại, các công nghệ này sẽ phải có sự thay đổi để có thể ứng dụng hiệu quả vào thương mại điện tử.

Càng nắm nhiều dữ liệu thì cơ hội bán được hàng càng cao

Dữ liệu lại ngày càng trở nên quan trọng để thích ứng với các thay đổi về:

  • Hành vi của khách hàng.
  • Các nhà cung cấp cũng.
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ví dụ, bạn có thể đã dự trù một khoản ngân sách cho dịch vụ quảng cáo pay per click cụ thể vào đầu năm, và đã ước lượng số lượng khách hàng mới cũng như doanh thu dự kiến mỗi tháng dựa trên số liệu của doanh thu năm ngoái.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Nhưng sau con sốt mua hàng tích trữ, các cửa hàng bán lẻ trực tiếp lần lượt đóng cửa hàng tháng trời, sức mua giảm do các yếu tố kinh tế. Các đối thủ cạnh tranh hoặc là tìm cách tận dụng nhu cầu tăng cao hoặc tìm cách thúc đẩy hiệu suất công việc dù thiếu nguồn cung. Trong tình huống đó, rất có thể quảng cáo PPC (pay per click) của bạn sẽ có thay đổi lớn. Điều này sẽ tương tự áp dụng cho tất cả các kênh marketing.

Ngày càng có nhiều khách hàng trực tuyến hơn bao giờ hết. Nếu đối thủ của bạn đang sử dụng dữ liệu để phân tích hành vi khách hàng trong khi bạn không có hành động gì, có lẽ bạn đang mất đi nhiều khách hàng mới vào tay đối thủ.

Amazon, JD.com, Alibaba và các doanh nghiệp khác đều được xây dựng trên nguyên tắc tập trung gợi ý sản phẩm, kết nối khách hàng với sản phẩm họ có khả năng mua nhất dựa trên dữ liệu. Nếu bạn có thể tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả hơn trong khoảng thời gian ngắn theo cách tương tự, điều này sẽ giúp bạn giữ chân các khách hàng của mình và thúc đẩy thành công của doanh nghiệp.

Kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo đang tới

Trí tuệ nhân tạo là một trong những thuật ngữ đã được nhắc tới nhiều năm qua và xuất hiện mọi nơi xung quanh chúng ta trong khi ta không hề hay biết:

  • Hầu hết các quảng cáo xuất hiện trên các trang web đều được đăng lên một phần nhờ vào các thuật toán máy tính.
  • Công cụ quảng cáo Google – nhiên liệu đẩy mạnh doanh thu của các công ty – đang dần hướng tới việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo.
  • Twitter, Facebook, và tất cả những mạng xã hội phổ biến khác đều sử dụng hệ thống máy học để quyết định rằng bạn – với tư cách là người dùng – sẽ thấy và không thấy những gì.

Trong hầu hết các trường hợp, máy học chỉ được sử dụng cho những nhiệm vụ đơn giản như:

  • Cho khách hàng xem sản phẩm mà họ có khả năng sẽ mua nhất, thay vì những sản phẩm ngẫu nhiên từ kho hàng hơn 10.000 sản phẩm của bạn.
  • Xếp hạng các trang danh mục của bạn để tối đa hóa lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp có thể nhận được.
  • Dự đoán xu hướng mua cho các chiến dịch quản lý quan hệ khách hàng của bạn.

Cá nhân hóa nội dung và nền tảng thương mại điện tử

Đối với một vài doanh nghiệp, cá nhân hóa không thực sự quan trọng, ví dụ như nếu bạn chỉ sở hữu vài kho hàng nhỏ và việc cá nhân hóa không đem lại tác động gì lớn, hoặc nếu như bạn đang bán hàng rộng rãi trên các kênh như Amazon, hay sử dụng quảng cáo mua sắm của Google thì bạn cũng không hề phải lo ngại về vấn đề cá nhân hóa vì các thuật toán sẽ giúp bạn làm điều này.

Nhưng, nếu như bạn sở hữu hàng trăm sản phẩm hoặc hơn thế, thì việc kết nối khách hàng với sản phẩm có khả năng mua cao nhất sẽ là phương pháp đơn giản nhằm tăng cơ hội mua sản phẩm của bạn khi truy cập trang web của bạn.

Nếu một trang bán 100.000 sản phẩm, và đặt 10 sản phẩm ngẫu nhiên trước khách hàng thì rất có khả năng bạn đang cho họ thấy những sản phẩm mà họ không thực sự hứng thú. Việc giới hạn xuống 10 sản phẩm có khả năng họ sẽ mua dựa trên lịch sử mua hàng sẽ giúp giảm thiểu khả năng bạn cho khách xem những sản phẩm sai, để tránh làm khách hàng thấy phiền đồng thời tăng cơ hội mua hàng.

Sự thay đổi hành vi khách hàng

Như đã được nhắc đến phía trên, một trong những thay đổi lớn nhất ở hiện tại là hành vi khách hàng. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh, có thể được phản ánh qua các thay đổi ngắn hạn và dài hạn như:

Các thay đổi về danh mục hàng hóa

Có những sự thay đổi nhất định trong danh sách các loại hàng hóa thường được mua vào thời điểm này. Từ các dụng cụ tập thể thao tại nhà, khẩu trang vải, đồ bảo hộ y tế, thực phẩm thiết yếu… Và trên hết, khả năng dự đoán xu hướng cho tương lai có thể đem lại những kết quả tích cực.

Sự cởi mở đối với các thương hiệu mới

Khi các khách hàng đang dần mua những sản phẩm họ không hay mua hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và một vài trong số đó đang đổi sang phương thức mua hàng trực tuyến, có khả năng họ sẽ tìm đến thương hiệu của bạn. Từ đó, bạn sẽ tiếp cần và có được một tập khách hàng tiềm năng mới, có thể gắn bó với bạn nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn có chất lượng tốt.

Sự nhạy cảm đối với chính sách trả hàng

Nhiều khách hàng không muốn xếp hàng tại các bưu điện. Đối với nhiều mặt hàng cồng kềnh, việc trả hàng là không thể (một số đơn vị vận chuyển không chấp nhận điều này). Do đó, hiện rất nhiều khách hàng vô cùng nhạy cảm đối với chính sách và dịch vụ đổi trả hàng.

Trên đây là những sự thay đổi ngắn hạn. Về lâu dài, sẽ có những thay đổi lớn sau đây:

Sự nhạy cảm về giá cả

Với bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, nhiều thương hiệu đang dư thừa quá nhiều hàng hóa (đặc biệt đối với ngành hàng thời trang) và các nhà cung cấp thậm chí còn dự trữ nhiều hàng hóa hơn thế. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ tạo điều kiện thích hợp cho cơn bão giảm giá. Ví dụ như: Boohoo đang giảm giá 70% với khuyến mãi giảm sâu thêm 20%; John Lewis đang khuyến mãi xả hàng tới 70%.

Sự nhạy cảm về giá cả

Điều này khá dễ hiểu bởi với việc dịch chuyển sang thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí mặt bằng và vận hàng cửa hàng – một khoản chi phí rất lớn. Nhờ đó họ có thể tạo các chương trình giảm giá như một cách thu hút thêm khách hàng và nâng cao lợi nhuận.

Ưu tiên lựa chọn thương mại điện tử

Khi đã hình thành thói quen mua sắm thương mại điện tử, một người sẽ chẳng đi những 20km chỉ để mua hàng mà thay vào đó, trong tương lai nhiều người sẽ lựa chọn truy cập các nền tảng thương mại điện tử. Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử không chỉ cung cấp hàng hóa đa dạng, rõ ràng mà còn có nhiều chính sách giảm giá, miễn phí vận chuyển hấp dẫn khiến người mua ngày càng ưu tiên lựa chọn kênh mua hàng này.

Xu hướng thị trường thương mại điện tử trong tương lai ở Việt Nam

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về xu hướng thương mại điện tử ở Việt Nam trong tương lai để nắm bắt được những cơ hội của thương mại điện tử ở Việt Nam và đạt nhiều hiệu quả về doanh số và doanh thu vượt trội nhé!

Bán hàng đa kênh – Omnichannel

Như đã đề cập ở phần trên, sau hơn 2 năm phải phụ thuộc quá nhiều vào mua hàng trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hiện nay, người tiêu dùng đã sẵn sàng và thể hiện mong muốn, nhu cầu được mua hàng theo cách truyền thống. Người tiêu dùng vẫn mang một tâm lý mua hàng cơ bản là mong muốn được tự tay trực tiếp lựa chọn những sản phẩm mình sẽ mua hơn là chỉ nhìn thông qua những tấm hình, đoạn Video quảng cáo của cửa hàng hay doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, doanh thu của hoạt động bán lẻ trực tuyến trong năm 2024 sắp tới chắc chắn sẽ có chiều hướng giảm xuống, tuy nhiên, vẫn sẽ giữ mức cao hơn trước khi đại dịch diễn ra. Điều này sẽ khiến thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay có thêm nhiều thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.

Dù rằng tương lai của thương mại điện tử đã có sự giảm nhiệt so với trước kia, nhưng những kỳ vọng của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến vẫn rất cao. Một nghiên cứu thị trường thương mại điện tử cho thấy, khoảng 75% người mua sử dụng đa dạng kênh như Facebook, website, cửa hàng,… trước khi họ mua hàng. Khoảng 73% người dùng thương mại điện tử đã tiếp cận đa kênh trong toàn bộ hành trình trải nghiệm của họ, ví dụ: người tiêu dùng mua hàng ở Showroom, sau đó tiếp tục theo dõi thông tin, sản phẩm trên Facebook, website của thương hiệu,…

Bán hàng đa kênh – OmniChannel

Do đó, doanh nghiệp không được xem nhẹ trải nghiệm trực tuyến của khách hàng và song song đó, chúng ta cần xây dựng, thiết kế nên hệ thống bán hàng đa kênh. Người mua sẽ có nhiều nhu cầu khác nhau khi mua sản phẩm ngay tại cửa hàng và mua trực tuyến. Sự kết hợp giữa kênh Offline và kênh Online của doanh nghiệp sẽ bổ trợ tối ưu cho nhau.

Để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng đa kênh Omnichannel hiệu quả hơn, doanh nghiệp có thể cài đặt và triển khai hệ thống ERP như Odoo – phần mềm quản trị doanh nghiệp tuyệt vời với những Module quản lý đa dạng các kênh bán hàng khác nhau như Facebook, website,… thậm chí là những ứng dụng liên hệ, trò chuyện, trao đổi chốt đơn với khách hàng như Zalo, Whatsapp,… 

Ứng dụng mạnh mẽ của những thiết bị di động

Những thiết bị di động được dự đoán và mong đợi sẽ là phương tiện mang lại doanh thu mạnh mẽ cho thương mại điện tử trong năm 2024. Ngày nay, người dùng dành khá nhiều thời gian online trên các thiết bị di động và một khoảng thời gian lớn trong đó sẽ dành cho việc lựa chọn, mua sắm. Chính vì vậy, với người dùng, mua hàng bằng các thiết bị di động không còn là lợi ích mà đã trở thành kỳ vọng tối thiểu mà họ đặt ra. Theo nghiên cứu của Statista, những thiết bị di động đóng góp đến 71% lượt người dùng ghé thăm và khoảng 61% lượng đơn hàng bán ra cho ngành bán lẻ trực tuyến.

Đối với những doanh nghiệp trong lĩnh vực Ecom, nếu muốn phát triển và trụ vững lâu dài, chúng ta phải đẩy mạnh việc xây dựng những trải nghiệm mua sắm trên di động cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần hiểu rõ và triển khai UX/UI một cách hiệu quả, đảm bảo tối ưu gian hàng trực tuyến của mình trên cả PC lẫn di động. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp thanh toán dễ dàng, nhanh gọn, phù hợp với những thiết bị di động như Google Pay hay Apple Pay.

Thương mại trên các cộng đồng – Social Commerce

Ngày nay, người dùng dần phụ thuộc nhiều hơn vào những tin tức, nhận xét, chia sẻ của cộng đồng khi mua sắm. Một nghiên cứu thị trường thương mại điện tử cho thấy rằng, hơn 48% người dùng ngày nay sẵn sàng mua sản phẩm từ nền tảng TikTok. Đặc biệt, giới trẻ gen Z sử dụng kênh TikTok để tìm hiểu thông tin sản phẩm nhiều hơn công cụ tìm kiếm phổ biến từ trước đến nay là Google.

Thương mại cộng đồng

Doanh thu thương mại điện tử trên thế giới thông qua những nền tảng social media được dự đoán đạt mức 992 tỷ USD trong năm 2022, còn doanh thu social commerce sẽ ở khoảng 2,9 tỷ USD vào năm 2026. Dù doanh nghiệp có dự định bán hàng qua social network hay không thì chúng ta cũng không nên bỏ qua kênh truyền thông vô cùng hữu ích này. Đây chính là một kênh tiếp cận đối tượng mục tiêu cực kỳ quan trọng và được dự đoán đạt mức doanh thu 30,37 tỷ USD trong năm 2023, chiếm 20% mức doanh thu của thương mại điện tử toàn cầu.

Tận tâm chăm sóc, hỗ trợ khách hàng 

Khác với hình thức bán hàng truyền thống, người bán có thể tiếp xúc trực tiếp để tư vấn, giải đáp thắc mắc của người mua thì với bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp chỉ có thể tiếp xúc với khách hàng khi chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Mỗi khi người mua có những vấn đề khó khăn hay thắc mắc về sản phẩm, doanh nghiệp cần phản hồi, giải đáp thật nhanh chóng. Do đó, việc thiết kế một nút liên hệ hỗ trợ nổi bật hoặc hiển thị các kênh chăm sóc như Hotline, Email hay Chat,… phải thật thuận tiện, dễ sử dụng nhất với khách hàng. Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng online này cũng cần được tiến hành 24/7.

Để có thể hỗ trợ được khách hàng nhanh chóng và xuyên suốt, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của giải pháp CRM. Ngày nay, các phần mềm CRM hầu hết đều cung cấp những Module hữu ích, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng hiệu quả trên các kênh Hotline, Chat, gọi điện qua Hotline, Email,… Không những vậy, các hệ thống CRM còn được tích hợp Marketing Automation giúp cá nhân hóa các Email Marketing một cách hiệu quả nhất, giúp cho việc tương tác, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Tình trạng lạm phát và thắt chặt chi tiêu

Những tác động từ tình trạng lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu, mua sắm của khách hàng có thể kéo dài đến năm 2024 khiến họ phải thắt chặt chi tiêu hơn. Theo một thống kê, khoảng 67% người mua tìm hiểu về những chính sách đổi trả hàng của doanh nghiệp trước khi quyết định mua online và đến 92% người mua sẽ tiếp tục mua hàng nếu họ thấy chúng ta có một chính sách đổi trả tốt cho họ.

Lạm phát và thắt chặt chi tiêu

Do đó, bên cạnh việc xây dựng chính sách đổi trả tốt, doanh nghiệp cũng có thể thu hút và gây thiện cảm với khách hàng bằng những chương trình giảm giá, tích điểm mua hàng, trả góp qua thẻ tín dụng,… Điều này giúp doanh nghiệp vượt qua được tình trạng thắt chặt chi tiêu của khách hàng, tăng doanh thu và tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng của mình.

Kết luận

Thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm vừa qua. Vì vậy, cách doanh nghiệp cần nhìn nhận một cách chính xác về thị trường và đưa ra những chiến lược, sử dụng công nghệ hiệu quả để bắt kịp xu hướng thị trường thương mại điện tử trong hiện tại và tương lai.

Để cập nhật xu hướng thị trường mới nhất cũng như có thêm những kiến thức hữu ích về thương mại điện tử, doanh nghiệp hãy đăng ký và theo dõi Magenest ngay nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.