Salesforce vs Odoo: So sánh các tính năng nổi bật giữa 2 nền tảng

Salesforce vs Odoo đều là những nền tảng CRM được nhiều doanh nghiệp trên thế giới tin tưởng lựa chọn và sử dụng. Salesforce vs Odoo đều sở hữu những tính năng tuyệt vời ở các lĩnh vực như quản lý nhân sự, CRM, bán hàng, Marketing, báo cáo, giao diện người sử dụng, năng suất và tính khả dụng, chi phí và các điều khoản,…

Trong bài viết dưới đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về Salesforce vs Odoo và so sánh các tính năng nổi bật giữa 2 nền tảng để có cái nhìn thấu đáo và lựa chọn được giải pháp ứng dụng hiệu quả nhất cho mình nhé!

Tổng quan về Salesforce vs Odoo

Tổng quan về Salesforce

Salesforce là hệ thống CRM (viết tắt của Customer Relationship Management, nghĩa là quản trị mối quan hệ khách hàng) hàng đầu trên thế giới. Salesforce ứng dụng công nghệ đám mây (Cloud) hiện đại và phát triển đa dạng ứng dụng khác nhau cung cấp cho doanh nghiệp, chẳng hạn như: bán hàng, Marketing Automation, dịch vụ chăm sóc – tư vấn cho khách hàng, các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích số liệu,… 

Tổng quan về Salesforce

Ngày nay, nền tảng Salesforce có hơn 150,000 khách hàng, khoảng 60 văn phòng đại diện trên toàn cầu và hơn 79,000 nhân viên.

Salesforce cũng sở hữu 4 mô hình tương ứng với 4 mức chi phí khác nhau sẵn có là: SalesforceIQ CRM Starter, Salesforce Professional, Salesforce Enterprise và Salesforce Unlimited. Trong bài viết so sánh các tính năng nổi bật giữa Salesforce vs Odoo này, Magenest sẽ chọn phiên bản Salesforce Enterprise.

Tổng quan về Odoo

Odoo là một hệ thống Open-Source ERP (tức ERP mã nguồn mở) với khả năng tùy chỉnh và phát triển những tính năng ở mức vô hạn. Bên cạnh những phân hệ hay các Module cơ bản như: POS, CRM, quản trị kho bãi, quản trị nguồn nhân lực,… Odoo còn cho phép doanh nghiệp có thể chỉnh sửa hoàn toàn hoặc thêm – bớt các tính năng, tạo nên các phân hệ mới như mong muốn. Phần mềm Odoo có sẵn 3 phiên bản, 2 trong số đó là phiên bản cục bộ, phiên bản còn lại được lưu trữ trên nền tảng đám mây (Cloud).

Tổng quan về Odoo

Ngày nay, nền tảng Odoo có hơn 7 triệu người dùng tại hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới, hơn 3500 đối tác và 7300 Module trong ứng dụng Odoo.

Trong bài viết so sánh các tính năng nổi bật giữa Salesforce vs Odoo này, Magenest sẽ chọn phiên bản được lưu trữ trên đám mây – Odoo Online. Phiên bản này cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp có thể tùy chỉnh và được thiết kế đặc biệt, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi chức năng kinh doanh trong phiên bản Odoo Online đều được thực hiện bởi một ứng dụng chuyên nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số sẽ triển khai một số Module cần thiết và khi quy mô kinh doanh được mở rộng hơn, doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng nhiều Module cao cấp hơn.

So sánh các tính năng nổi bật giữa Salesforce vs Odoo

Quản lý nhân sự

Tính năng quản lý nhân sự trên các phần mềm ERP và CRM sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng lưu trữ, truy cập và quản lý nhân viên, kiểm soát quy trình làm việc cũng như quản trị nguồn nhân lực hiệu quả hơn rất nhiều. Nhờ tính năng quản lý nhân sự này, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu sai sót của việc quản lý truyền thống bằng giấy tờ, tinh gọn quy trình và tiết kiệm các chi phí cho nội bộ.

Salesforce vs Odoo: Quản lý nhân sự

Sau đây là bảng so sánh tính năng quản lý nhân sự giữa Salesforce vs Odoo:  

Salesforce

  Odoo Online

Quản lý nhân viên (Employee Management)

Quản lý toàn thể nhân viên

Không

Quản trị cơ sở dữ liệu của các nhân viên


Quản lý hồ sơ cá nhân của từng nhân sự

Không

Quản lý quy trình làm việc (Workflow Management)

Quản lý quy trình làm việc trong công ty

Định cấu hình quy trình làm việc 

Không

Xây dựng quy trình làm việc cho dự án

Không

Phê duyệt quy trình làm việc

Quản trị nguồn nhân lực (HR Management)

Quản trị nguồn nhân lực

Không

CRM

Tính năng CRM trên các phần mềm ERP và CRM giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả khách hàng tiềm năng và khách hàng trung thành thông qua rất nhiều nghiệp vụ, trong đó, nổi bật là lắng nghe ý kiến phản hồi, đánh giá của khách hàng. Tính năng CRM còn hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng quản lý tình hình hoạt động kinh doanh và phát triển của mình trong cả quá khứ, hiện tại lẫn dự báo về tương lai. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể quảng bá, truyền thông sản phẩm – dịch vụ và thương hiệu của minh đạt hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí tối ưu.

Salesforce vs Odoo: CRM

Sau đây là bảng so sánh tính năng CRM giữa Salesforce vs Odoo: 

Salesforce

Odoo Online

Quản trị các khách hàng tiềm năng (Leads Management)


Quản trị những đối tượng khách hàng tiềm năng

Chấm điểm cho khách hàng tiềm năng

Chống trùng lặp khách hàng tiềm năng

Hạn ngạch bán hàng

Chuyển đổi các khách hàng tiềm năng (Leads Acquisition)

Tích hợp Email

Các biểu mẫu liên hệ

Lời kêu gọi khách hàng tiềm năng hành động (CTA) trên Website

Không

Nhập khẩu hàng loạt

Đường dẫn bán hàng (Sales Pipeline)

Quản lý các cơ hội

Quản trị trong đường dẫn

Đường dẫn theo ngày kết thúc dự kiến

Không

Nhật ký các cuộc gọi

Tập lệnh hoặc các hành động tiếp theo một cách tự động hóa

Những mối quan hệ (Relationships)

Các công ty

Các liên hệ

Những hình ảnh có trong danh bạ

Không

Nhiều địa chỉ liên hệ cho mỗi công ty

Nhiều công ty trên mỗi liên hệ

Không

Bán hàng

Tính năng bán hàng trên các phần mềm ERP và CRM giúp doanh nghiệp cải tiến kinh doanh theo hướng chuyển đổi số, chẳng hạn như: thiết lập các báo giá bán hàng, các quy trình xử lý đơn hàng, theo dõi vận chuyển sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và tự động hóa,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu những thao tác dư thừa, lặp đi lặp lại và từ đó, đội ngũ nhân viên bán hàng có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều.

Salesforce vs Odoo: Bán hàng

Sau đây là bảng so sánh tính năng bán hàng giữa Salesforce vs Odoo: 

Salesforce

Odoo Online

Các vấn đề về báo giá (Quotations)

Các báo giá


Các bảng giá

Không

Những mẫu báo giá

Không

Chữ ký điện tử

Không

Thanh toán trực tuyến

Không

Đàm phán nội tuyến

Nhiều UoM

Không

Vấn đề đơn đặt hàng (Sales Order)

Các đơn đặt hàng

Các hóa đơn

Không

Cổng thông tin khách hàng

Không

Tích hợp với các Shipper (chi phí & theo dõi quá trình giao nhận)

Không

Quản lý việc đăng ký

Không

Marketing

Tính năng Marketing trên các phần mềm ERP và CRM giúp doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và nuôi dưỡng những đối tượng khách hàng tiềm năng (Leads) cho mình. Đây chính là những tài nguyên tuyệt vời phục vụ cho việc nghiên cứu khách hàng cho doanh nghiệp. Từ đó, bộ phận Marketing có thể thiết lập các kế hoạch, chiến dịch truyền thông, quảng cáo, tạo dựng và duy trì mối quan hệ dài lâu với khách hàng. Không những vậy, với việc xây dựng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, phòng Marketing sẽ có cơ sở làm việc, phối với các phòng ban khác như kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng. 

Salesforce vs Odoo: Marketing

Sau đây là bảng so sánh tính năng Marketing giữa Salesforce vs Odoo: 

Salesforce

Odoo Online

Xây dựng những khách hàng tiềm năng (Lead Generation)

Gửi thư hàng loạt


Nắm bắt từ Website đến những khách hàng tiềm năng

Theo dõi những khách hàng tiềm năng (về các trang mà họ đã truy cập)

Không

Nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng (Leads Nurturing)

Các sự kiện

Không

Khảo sát

Nội dung Blogs

Không

Báo cáo

Tính năng báo cáo trên các phần mềm ERP và CRM giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về các số liệu hoạt động kinh doanh, năng suất và hiệu quả công việc của các phòng ban, kết quả đạt được của từng dự án,… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những quyết định kinh doanh đúng đắn cũng như xây dựng nên những chiến lược cải thiện, thay đổi và phát triển hiệu quả hơn về lâu dài cho mình.

Salesforce vs Odoo: Báo cáo

Sau đây là bảng so sánh tính năng báo cáo giữa Salesforce vs Odoo: 

Salesforce

Odoo Online

Các báo cáo (Reports)

Phân tích các hoạt động


Phân tích Pipeline

Phân tích bán hàng

Phân tích các hóa đơn

Không

Dự báo bán hàng

Hoa hồng và những chỉ tiêu

Không

Vấn đề kinh doanh định kỳ

Không

Công cụ báo cáo (Report Engine)

Các đồ thị động

Các bảng tổng hợp động

Không

Các bảng điều khiển có khả năng tùy chỉnh

Giao diện người sử dụng

Giao diện người sử dụng trên các phần mềm ERP và CRM giúp doanh nghiệp cần lấy người dùng làm chủ đạo, tích hợp đầy đủ những tiện ích một cách đơn giản và trực quan, đảm bảo việc truy cập dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, tốc độ tải trang mượt mà, nhanh chóng cũng là một vấn đề mà người sử dụng những giải pháp này quan tâm và luôn kỳ vọng nhà cung cấp sẽ đáp ứng.

Giao diện người sử dụng

Sau đây là bảng so sánh về giao diện người sử dụng giữa Salesforce vs Odoo: 

Salesforce

Odoo Online

Các đánh giá chủ quan (Subjective Ratings)

Điều hướng và tìm kiếm

3/5

4/5

Các Pipeline cơ hội

4/5

5/5

Ứng dụng di động (Mobile App)

4/5

3/5

Tính linh hoạt của các báo cáo

3/5

4/5

Tốc độ hoặc quá trình tải lại của trang

3/5

5/5

Sự hài lòng của người dùng (User Satisfaction)

Xếp hạng trên g2Crowd

4.1/5

4.6/5

Xếp hạng trên GetApp

3.9/5

5/5

Xếp hạng trên Capterra

4.5/5

5/5

Năng suất và tính khả dụng

Năng suất và tính khả dụng của các phần mềm ERP và CRM giúp doanh nghiệp vận hành nội bộ các phòng ban, bộ phận cũng như khách hàng toàn diện và hiệu quả hơn. Đặc biệt, tính khả dụng của hệ thống ở nhiều nền tảng, hệ điều hành khác nhau là một vấn đề quan trọng và cần thiết để đảm bảo các hoạt động được linh hoạt và đáp ứng nhu cầu rộng của người dùng hơn rất nhiều.

Năng suất và tính khả dụng

Sau đây là bảng so sánh về năng suất và tính khả dụng giữa Salesforce vs Odoo: 

Salesforce

Odoo Online

Năng suất (Productivity)

Phân tích các hoạt động


Tích hợp VOIP

Tích hợp lịch

Trò chuyện theo đúng thời gian thực

Khả năng thêm trường mới

Khả năng kéo và thả các trường

Tích hợp với các nền tảng mạng xã hội

Không

Không

Thư điện tử (Emails)

Tích hợp Email

Các mẫu Email

Sự hài lòng của người dùng (Users Satisfaction)

Khả năng hiển thị thương hiệu

Có 
Mức độ 4/5

Có 
Mức độ 2/5

Tính khả dụng (Usability)

Giao diện Website đầy đủ

Ứng dụng di động (Mobile App)

Ứng dụng ngoại tuyến cho hệ điều hành Android

Ứng dụng ngoại tuyến cho hệ điều hành iOS

Không

Đa ngôn ngữ

Giao diện (Interfaces)

API

Cửa hàng các  ứng dụng (Apps Store)

Có 
1000 ứng dụng

Có 
7300 ứng dụng

Chi phí và các điều khoản

Chi phí và các điều khoản của các phần mềm ERP và CRM chính là một vấn đề quan trọng cho việc doanh nghiệp có lựa chọn cài đặt, triển khai giải pháp hay không. Ngoài chi phí cài đặt và triển khai, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về các điều khoản như: bảo trì, nâng cấp và cập nhật phần mềm, thời hạn hợp đồng cũng như hoạt động tư vấn, hỗ trợ về sau của từng nhà cung cấp giải pháp.  

Chi phí và các điều khoản

Sau đây là bảng so sánh về chi phí và các điều khoản giữa Salesforce vs Odoo: 

Salesforce

Odoo Online

Chi phí mỗi tháng

$125/người dùng

Miễn phí

Thời hạn hợp đồng

Hàng năm

Không có

Phiên bản đám mây miễn phí


Dùng thử miễn phí

Cập nhật miễn phí

Nâng cấp lên các phiên bản mới trong tương lai

Lưu trữ & bảo trì

Hỗ trợ

Không

Doanh nghiệp nào nên dùng Salesforce 

Salesforce là một giải pháp CRM vô cùng tuyệt vời cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, các công ty đa quốc gia hoặc những tập đoàn khổng lồ. Đặc trưng của những doanh nghiệp có quy mô này là sở hữu số lượng khách hàng cực kỳ đông, do đó, doanh nghiệp sẽ cần truy xuất những báo cáo với nhiều phân tích sâu, hiệu suất bán hàng chi tiết và cụ thể. Đặc biệt, các doanh nghiệp này sẽ không chỉ đơn giản tập trung vào bán hàng, Marketing mà còn phải đầu tư mạnh mẽ ở lĩnh vực dịch vụ khách hàng.

Một số công ty đa quốc gia, tập đoàn có quy mô lớn hiện nay đang triển khai Salesforce: PUMA, Canon, L’Oreal, Pizza Hut, những nhà máy bia của United, Schneider Electric,…

Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, những công ty Startup, khi quy trình chưa hoàn thiện, nhân sự không nhiều, các khoảng ngân sách còn hạn chế và cần tập trung vào việc đem lại doanh càng nhanh càng tốt thì sẽ cần một hệ thống ít phức tạp, tính linh hoạt cao và tinh gọn hơn Salesforce. Nhờ đó, các doanh nghiệp này mới giảm thiểu các quy trình phức tạp và ứng dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Doanh nghiệp nào nên dùng Odoo

Odoo phù hợp với mọi phòng ban, bộ phận của các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô từ nhỏ đến lớn, thậm chí là cả những công ty, tập đoàn đa quốc gia. Một điều tuyệt vời khi nhắc đến Odoo là nền tảng này có khả năng tùy chỉnh cao và vô cùng đơn giản, dễ sử dụng với người mới. Do đó, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các công ty Startup chưa hoàn thiện quy trình sẽ không có quá nhiều lo ngại khi cài đặt, ứng dụng giải pháp này.

Một số doanh nghiệp ở nhiều quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn hiện đang triển khai Odoo: AEON, Airbus Helicopters, 3Sach Food, ACTB, Bourbon Logistics,…

Bằng việc cung cấp cho giải pháp ERP mã nguồn mở hàng đầu cho khách hàng của mình, Odoo đảm bảo doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh nhằm đáp ứng được các quy trình hoạt động kinh doanh khác nhau cũng như những công việc đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực được hiệu quả nhất có thể.

Kết luận

Salesforce vs Odoo đều sở hữu những tính năng vô cùng tuyệt vời. Doanh nghiệp hãy xem xét kỹ lưỡng về mục tiêu phát triển, đặc thù ngành nghề, đặc điểm kinh doanh riêng cũng như mức chi phí để có thể đưa ra lựa chọn cài đặt, triển khai nền tảng nào cho mình trong hiện tại và dài hạn về sau.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về chuyển đổi số trong kinh doanh cũng như việc ứng dụng công nghệ để tăng trưởng doanh thu, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Magenest nhé. Ngoài ra, Magenest cũng miễn phí tư vấn và hỗ trợ cài đặt, triển khai phần mềm Odoo, nếu doanh nghiệp quan tâm và mong muốn tìm hiểu thêm chi tiết, hãy truy cập trang thông tin của Odoo dưới đây nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.