Ngày này, phần mềm Odoo ERP ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều doanh nghiệp cài đặt và ứng dụng rộng rãi. Bên cạnh việc dễ dàng triển khai cho người dùng mới, Odoo ERP được ưa chuộng vì sở hữu đa dạng Module hữu ích. Nhằm đảm bảo các chức năng cũng như chất lượng của các Module này, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra và thử nghiệm, hay còn gọi là tiến hành quá trình Odoo Test trong hệ thống của mình.
Để tìm hiểu chi tiết về các dạng Odoo Test cũng như cách kiểm tra các Module của Odoo, doanh nghiệp hãy theo dõi bài viết sau đây của Magenest nhé!
Mục lục
Odoo Test là gì?
Odoo Test là một quá trình kiểm tra, thử nghiệm nhằm đảm bảo các chức năng cũng như chất lượng của những Module hoặc Code của hệ thống. Trong quá trình Testing, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được hệ thống có thể đáp ứng những yêu cầu về thiết kế và phát triển đã đặt ra ban đầu.
Hiện nay, Odoo đang cung cấp cho doanh nghiệp một số tính năng để thử nghiệm các Module một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Doanh nghiệp chỉ cần viết các Test Case (tức trường hợp cần kiểm tra) và đảm bảo các chức năng chính xác.
Vì sao cần đến Odoo Testing
Đảm bảo tính xác minh
Odoo Testing sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính xác minh cho quá trình hoạt động diễn ra theo đúng những mục tiêu mong muốn ban đầu của doanh nghiệp.
Đảm bảo việc thẩm định
Odoo Testing cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo việc thẩm định đầu ra của quy trình được xây dựng theo đúng những yêu cầu từ phía khách hàng đã đặt ra.
Các dạng Odoo Test
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các dạng Odoo Test để có thể xem xét và lựa chọn triển khai hình thức Testing phù hợp nhất cho các Module hoặc Code của mình nhé!
Kiểm thử White Box
Kiểm thử White Box (tức White Box Testing) là hình thức kiểm tra các cơ chế hoạt động bên trong của một chương trình cũng như các kỹ năng lập trình của nhà phát triển. Kiểm thử White Box còn biết đến là dạng thử nghiệm Glass Box, thử nghiệm sự minh bạch và thử nghiệm cấu trúc.
Kiểm thử Black Box
Kiểm thử Black Box (tức Black Box Testing) là quá trình kiểm tra kết quả đầu ra của một chương trình.
Kiểm thử Black Box ít tạo nên áp lực nhất cho doanh nghiệp cả về cách thiết kế chương trình cũng như cơ chế bên trong đó nếu chúng không được xem xét và xác nhận.
Kiểm thử tĩnh
Kiểm thử tĩnh (tức Static Testing) là dạng Odoo Test với kỹ thuật kiểm tra đạt tính hiệu quả nhất về chi phí. Kiểm thử tĩnh có thể được thực hiện thông qua việc xem xét, kiểm tra và hướng dẫn định hướng đúng đắn nhất cho các tài liệu và mã nguồn.
Kiểm thử động
Kiểm thử động (tức Dynamic Testing) là dạng Odoo Test với kỹ thuật kiểm tra tiên tiến hơn hẳn so với hình thức kiểm thử tĩnh. Nhà phát triển hoặc người kiểm thử phần mềm sẽ đảm nhận việc viết chương trình. Các chương trình này được cung cấp cùng với các công cụ có khả năng kiểm tra tự động. Kết quả đầu ra mà chúng ta nhận về đều sẽ được kiểm tra, thử nghiệm đầy đủ.
Testing theo từng đơn vị
Testing theo từng đơn vị (Unit Testing) là một trong những kỹ thuật kiểm thử White Box. Testing theo từng đơn vị là quá trình lập trình viên tiến hành kiểm tra từng đơn vị riêng lẻ để xem chúng có mang lại kết quả đầu ra đúng với những mục tiêu ban đầu.
Testing theo chức năng
Testing theo chức năng (Functional Testing) là một trong những kỹ thuật kiểm thử Black Box nhằm đảm bảo tất cả các chức năng được chỉ định trong yêu cầu của hệ thống đang hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Kiểm thử tích hợp
Kiểm thử tích hợp (tức Integration Testing) là một dạng Odoo Test trong đó những Module riêng lẻ tích hợp với Module liên quan khác được tiến hành kiểm tra tất cả các chức năng. Quá trình kiểm thử tích hợp sẽ được diễn ra liên tục cho đến khi toàn bộ Module được tích hợp và doanh nghiệp sở hữu một sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ khách hàng.
Kiểm thử theo hệ thống
Kiểm thử theo hệ thống (System Testing) là dạng Odoo Test nhằm đảm bảo khi doanh nghiệp thiết lập phần mềm vào các môi trường khác nhau (chẳng hạn như ở nhiều hệ điều hành khác nhau như Android, iOS,…) thì phần mềm vẫn hoạt động ổn định và hiệu quả. Kiểm thử theo hệ thống được thực hiện với môi trường và triển khai theo hệ thống một cách đầy đủ. Đây cũng chính là một lớp kiểm thử Black Box.
Kiểm thử tải
Kiểm thử tải (tức Stress Testing) là một hình thức Odoo Test có mức độ kỹ lưỡng hoặc cường độ cao được tiến hành để xác định tính ổn định của một hệ thống hoặc của một thực thể nhất định.
Kiểm thử tải có liên quan đến việc thử nghiệm với mức độ vượt quá khả năng hoạt động bình thường của hệ thống. Thông thường, doanh nghiệp sẽ hướng đến điểm đột phá nào đó và cẩn thận quan sát kết quả.
Kiểm thử tính khả dụng
Kiểm thử tính khả dụng (tức Usability Testing) hoàn toàn được thực hiện từ quan điểm của người sử dụng. Kiểm thử tính khả dụng sẽ bao gồm các câu hỏi như: giao diện sử dụng có thân thiện với người dùng không, người dùng có thể học hỏi từ hệ thống không, người dùng có thể nhận được sự hỗ trợ từ chính phần mềm nếu họ bị vướng mắt ở quá trình nào đó không,… Kiểm thử tính khả dụng là một hình thức kiểm thử Black Box.
Kiểm thử theo sự chấp thuận của người dùng
Kiểm thử theo sự chấp thuận của người dùng (tức User Acceptance Testing) trong Odoo Testing là một hình thức kiểm thử Black Box và được thực hiện bởi chính khách hàng nhằm đảm bảo sản phẩm họ nhận được từ doanh nghiệp sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà họ đã đặt ra khi giao dịch ban đầu.
Kiểm thử hồi quy
Kiểm thử hồi quy (tức Regression Testing) trong Odoo Testing cũng là một hình thức kiểm thử Black Box. Kiểm thử hồi quy được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất các thay đổi đối với hệ thống hiện có nhằm đảm bảo việc sửa đổi đang hoạt động bình thường và không làm hỏng các bộ phận khác của sản phẩm.
Kiểm thử Beta
Kiểm thử Beta (tức Beta Testing) cũng thuộc dạng kiểm thử Black Box trong Odoo Test. Kiểm thử Beta được thực hiện bởi những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, nhất là những người không tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển hệ thống. Mục đích kiểm thử Beta của doanh nghiệp là xem xét, thử nghiệm trước sản phẩm trước và tránh tối đa các lỗi sai sót không mong muốn.
Kiểm thử Smoke
Kiểm thử Smoke (tức Smoke Testing) còn được gọi là thử nghiệm xác minh bản dựng – một dạng kiểm tra phần mềm bao gồm một bộ thử nghiệm không đầy đủ nhằm đảm bảo rằng các chức năng quan trọng nhất trên hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Kết quả của thử nghiệm này sẽ được sử dụng nhằm quyết định xem bản dựng có đủ ổn định để tiến hành thử nghiệm thêm hay không.
Thuật ngữ Smoke Testing xuất hiện trong quá trình thử nghiệm phần mềm này vốn có nguồn gốc từ một loại thử nghiệm phần cứng tương tự. Trong đó thử nghiệm phần cứng đó, thiết bị sẽ vượt qua bài kiểm tra nếu chúng không bắt lửa hoặc bốc khói (Smoke) ngay trong lần đầu tiên khởi động.
Thử nghiệm Smoke trong Odoo Test có một số lợi ích vượt bậc như:
- Thử nghiệm này giúp doanh nghiệp phát hiện ra những vấn đề tồn đọng rất sớm, ngay từ lúc bắt đầu.
- Thử nghiệm này cung cấp cho doanh nghiệp một mức độ tin cậy nhất định rằng những sự thay đổi đối với phần mềm sẽ không ảnh hưởng quá xấu đến các vị trí chủ chốt trong hệ thống.
- Thử nghiệm này còn giúp doanh nghiệp làm rõ ràng, minh bạch các vấn đề tích hợp.
Hướng dẫn kiểm tra các Module của Odoo
Trong phần này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu cách kiểm tra các Module của Odoo với hình thức Testing theo từng đơn vị (Unit Testing) nhé.
Đầu tiên, để bắt đầu viết các bài Test, doanh nghiệp cần xác định các gói nhánh (Sub-Package) thử nghiệm trong Module Odoo của mình. Sub-Package sẽ được tự động xem xét cho các Module cần kiểm tra. Các Module cần kiểm tra này phải có tên bắt đầu bằng test_ và phải được nhập từ tests/_init_.py
Ví dụ:
your_module
|– …
`– tests
|– __init__.py
|– test_bar.py
`– test_foo.py
Còn _init_.py sẽ bao gồm:
from . import test_foo, test_bar
Một điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý, các Module thử nghiệm nếu không được nhập từ tests/_init_.py sẽ không thể chạy được. Tuy nhiên, điểm này đã được thay đổi trong phiên bản 8.0: Nếu trước đây, trình chạy thử nghiệm sẽ chỉ chạy các Module được thêm vào trong hai danh sách fast_suite và kiểm tra trong tests/__init__.py. Còn đến phiên bản 8.0, chúng đều sẽ chạy tất cả các Module mà doanh nghiệp đã nhập vào.
Trình chạy thử nghiệm sẽ chạy một cách đơn giản cho mọi trường hợp cần kiểm tra theo đúng mô tả trong tài liệu chính thức của Odoo Test – Unit Testing. Thế nhưng, hiện nay, Odoo cung cấp thêm một số tiện ích và trình hỗ trợ liên quan đến việc thử nghiệm nội dung Odoo (chủ yếu là Testing các Module).
Theo mặc định, các bài kiểm tra được chạy một lần ngay sau khi Module tương ứng được cài đặt. Các trường hợp thử nghiệm cũng có thể được cấu hình để chạy thử sau khi tất cả các Module đã được cài đặt và không chạy ngay khi mới cài đặt xong Module.
Tình huống phổ biến nhất mà doanh nghiệp thường gặp là sử dụng TransactionCase và kiểm tra thuộc tính của mô hình trong mỗi phương thức, theo ví dụ dưới đây:
class TestModelA(common.TransactionCase):
def test_some_action(self):
record = self.env[‘model.a’].create({‘field’: ‘value’})
record.some_action()
self.assertEqual(
record.field,
expected_field_value)
# other tests…
Cuối cùng, chúng ta sẽ tiến hành chạy thử nghiệm. Các thử nghiệm sẽ tự động chạy sau khi hoàn tất cài đặt hoặc cập nhật các Module, đồng thời –test-enable được bật khi khởi động máy chủ hệ thống Odoo.
Kể từ phiên bản Odoo 8, việc chạy thử nghiệm ngoài chu kỳ cài đặt hoặc cập nhật của doanh nghiệp sẽ không được phần mềm hỗ trợ.
Kết luận
Hiểu rõ các dạng Odoo Test, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn triển khai hình thức Testing phù hợp nhất cho các Module hoặc Code của mình. Ngoài ra, hình thức Testing theo từng đơn vị (Unit Testing) cũng tương đối đơn giản, doanh nghiệp có thể áp dụng để kiểm tra, thử nghiệm các Module trên hệ thống Odoo của mình.
Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về phần mềm Odoo cũng như những cách sử dụng hệ thống ERP này, hãy liên hệ ngay với Magenest nhé. Đặc biệt, Magenest sẽ tư vấn miễn phí cũng như hỗ trợ cài đặt và triển khai nền tảng Odoo ERP cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể truy cập trang thông tin Odoo của chúng tôi để xem thêm chi tiết nhé!