Chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp là bao nhiêu?

ERP là khái niệm không hề xa lạ đối với các doanh nghiệp đang có nhu cầu chuyển đổi số. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp luôn cân nhắc trong quá trình thực hiện số hoá doanh nghiệp của mình chính là chi phí triển khai ERP. Chi phí mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra không hề rẻ, dao động từ 200 triệu đến hơn 45 tỷ đồng.

Vậy chi phí triển khai ERP bao gồm những gì, phần mềm ERP giá bao nhiêu cũng như doanh nghiệp bạn cần chi trả bao nhiêu tiền để triển khai ERP? Hãy cùng Magenest tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!

Chi phí triển khai ERP gồm những gì?

Chắc hẳn với những con số khổng lồ ở trên đã khiến bạn thắc mắc rốt cuộc ERP có gì mà lại đắt tới vậy? Để giải đáp những câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu chi phí mà doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống ERP gồm loại chi phí gì nhé!

Chi phí triển khai ERP gồm những gì?

Chi phí triển khai ERP bao gồm:

  • Chi phí License và Modules (Tùy thuộc vào số lượng người dùng và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp)
  • Phí tùy chỉnh ERP (Phụ thuộc vào mức độ tùy biến của hệ thống)
  • Chi phí tích hợp với các phần mềm bên thứ ba
  • Chi phí hosting (Lưu trữ dữ liệu và hệ thống)
  • Phí đào tạo sử dụng
  • Chi phí bảo trì ERP
  • Và nhiều phụ phí khác

Tuy nhiên, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải chi trả 3 loại chi phí đầu tiên bởi đây là những loại phí bắt buộc của các phần mềm ERP hiện nay. Ngoại trừ hệ thống Odoo ERP cung cấp hai phiên bản là phiên bản trả phí và phiên bản miễn phí thì bản Community Edition (tức bản miễn phí) sẽ không phải chi trả phí License và Module do bạn có thể tải về miễn phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải bỏ tiền ra để chi trả phí triển khai hay phí tích hợp nếu sử dụng phiên bản này. Giá thành phần mềm ERP cũng có thể vì các yếu tố kể trên mà biến thiên một cách linh hoạt, nhưng thường sẽ không quá cao nếu như doanh nghiệp của bạn không có các yêu cầu tùy biến và cá nhân hóa cao.

Phí License và Modules

Hầu hết các hệ thống ERP hiện nay đều yêu cầu trả phí dựa theo số lượng và số module mà doanh nghiệp sử dụng. Ví dụ như chi phí dành cho 01 license của 01 nhân viên để sử dụng gói Netsuite sẽ là $99/tháng, Microsoft Dynamics là $125/tháng,…

Phí License và Modules của Odoo

Riêng với Odoo, mức giá được tính chỉ dựa trên số lượng nhân viên sử dụng, không tính theo module. Người dùng có thể sử dụng tất cả các module của Odoo như CRM, Sales, Marketing, quản trị nhân sự,…Nếu doanh nghiệp trả phí theo năm, mức giá sẽ được tính là $7.25/user/tháng cho gói Standard và $10.9/user/tháng cho gói Custom. Còn nếu doanh nghiệp trả phí theo tháng, mức giá sẽ cao hơn chút, với $9.1/user/tháng cho gói Stardard và $13.6/user/tháng với gói Custom. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp sử dụng gói Một ứng dụng, tức chỉ sử dụng một module duy nhất thì doanh nghiệp sẽ được miễn phí hoàn toàn, không giới hạn người dùng. Mức giá mới này được Odoo công bố trong sự kiện Odoo Experience 2022.

Chi phí triển khai ERP

Giá tiền phần mềm ERP cũng phụ thuộc vào mức độ tùy chỉnh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu tuỳ biến ERP, sử dụng license và module nguyên bản, chi phí triển khai là 0 đồng. Đối với doanh nghiệp muốn tích hợp, chỉnh sửa để phù hợp với doanh nghiệp của họ, chi phí tùy chỉnh có thể dao động từ $2000$50,000 (khoảng từ 40 triệu đến 1 tỷ đồng).

Cũng bởi vì mức giá của phần mềm ERP dao động lên vài tỷ đồng nên có nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê các freelancers để tùy chỉnh hệ thống ERP của mình thay vì nhờ các đối tác chính thức của các nền tảng trên. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp không thể vận hành được hệ thống ổn định, gặp nhiều lỗi do freelancers không hỗ trợ bảo hành, bảo trì hệ thống. Hoặc, doanh nghiệp lại mất thêm tiền để thuê các đơn vị triển khai ERP sửa chữa những lỗi do freelancers thiếu kinh nghiệm để lại.

Thậm chí, một số freelancers không có kiến thức về triển khai hệ thống, tư duy vận hành đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình vận hành doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu nhất, nhiều doanh nghiệp đã phải từ bỏ ERP hoặc mất rất nhiều tiền chỉ để làm mới và thiết kế lại toàn bộ quy trình vận hành.

Các nguyên nhân trên lại càng khiến chi phí triển khai ERP vốn không hề rẻ, giờ lại càng đắt thêm. Do đó, nếu doanh nghiệp bạn muốn triển khai ERP hiệu quả, hãy xác định rõ số vốn đầu tư của mình và lựa chọn các đơn vị uy tín, nhiều kinh nghiệm cung cấp các giải pháp phù hợp.

Phí tích hợp với các phần mềm thuộc bên thứ ba

Giả sử như các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ các mục đích riêng như Ahamove, Grab,.. để vận chuyển hàng, hay đang kinh doanh bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,… thì doanh nghiệp sẽ cần tích hợp vào hệ thống ERP nhắm tối ưu quản lý quy trình kinh doanh cũng như báo cáo trên một nền tảng duy nhất.

Chi phí tích hợp phần mềm thứ ba

Vậy nên, đây sẽ là chi phí cần thiết nếu bạn muốn sử dụng ERP hiệu quả nhất có thể. Hơn nữa, khả năng tích hợp không giới hạn cũng là ưu điểm của các ERP mã nguồn mở. Không phải bất kỳ hệ thống, phần mềm quản lý doanh nghiệp nào cũng cho phép bạn tích hợp với tất cả các loại phần mềm thuộc bên thứ ba.

Ngoài ra, khác với chi phí triển khai ERP, chi phí tích hợp không phải chi phí để tùy chỉnh hệ thống phần mềm mà là chi phí để đội ngũ phát triển có thẻ nghiên cứu, thêm các tính năng hỗ trợ nhằm liên kết các phần mềm, nền tảng lại với nhau. Vậy nên, tuỳ thuộc vào mô hình hoạt động của doanh nghiệp, chi phí bỏ ra cho nhu cầu tích hợp cũng dao động trong khoảng $5,000$20,000 (tương đương 100 triệu đồng đến 400 triệu đồng).

Chi phí bảo trì ERP

Thông thường, chi phí bảo trì ERP sẽ chiếm khoảng 1520% mức ngân sách đầu tư của doanh nghiệp cho một giải pháp ERP. Ví dụ, nếu mức chi phí trung bình là $500,000 thì chi phí bảo trì hàng năm mà chúng ta phải trả sẽ vào khoảng 75,000$.Thực tế, chi phí bảo trì ERP luôn là khoản phí không được các doanh nghiệp mong đợi bởi nó thường vượt quá so với mức ngân sách triển khai từ ban đầu. Tuy nhiên đây vẫn là một chi phí cực kỳ quan trọng và không thể bỏ lỡ khi doanh nghiệp muốn triển khai ERP hiệu quả.

Các loại chi phí khác

Còn rất nhiều các loại chi phí khác mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn sử dụng hay không, ví dụ như:

  • Phí hosting: Đây là là chi phí cần thiết để có thể đưa hệ thống vào hoạt động. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp bạn có hạ tầng điện toán đám mây riêng thì bạn có thể bỏ qua chi phí hosting.
  • Phí đào tạo và sử dụng: Đây là một loại chi phí bổ sung. Nếu doanh nghiệp bạn muốn được đào tạo chuyên nghiệp về cách sử dụng hệ thống ERP thì đây cũng là một loại chi phí mà doanh nghiệp nên cân nhắc bỏ ra.

So sánh chi phí triển khai của các phần mềm ERP tốt nhất hiện nay

Chi phí triển khai Odoo

Sơ lược về Odoo

Odoo là một hệ thống Quản lý Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) mã nguồn mở với hơn 7 triệu người dùng trên toàn thế giới. Lý do mà Odoo được ưa chuộng chính là bởi phiên bản Community Edition (CE) cho phép người dùng có thể tải xuống miễn phí và tự lập trình, chỉnh sửa theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Chi phí triển khai Odoo

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một phiên bản hoàn thiện thì Odoo cũng cung cấp phiên bản Enterprise Edition (EE) trả phí với đầy đủ các chức năng có sẵn, có module Odoo Studio hỗ trợ chỉnh sửa hệ thống mà không cần phải biết tới lập trình.

Vậy chi phí triển khai Odoo là bao nhiêu?

Với các chi phí như cài đặt, triển khai, hosting, tuỳ chỉnh, bảo hành,…. thì để doanh nghiệp có thể bắt đầu ứng dụng và vận hành doanh nghiệp thông qua Odoo một cách ổn định thường rơi vào từ $10,000$100,000 (tương đương từ 200 triệu đến 2 tỷ đồng). Đương nhiên, biên độ giá lớn như vậy là do còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ từ 520 nhân sự, con số 200 triệu đồng quả thực là một con số không hề nhỏ, Do đó, Magenest trong suốt 8 năm nghiên cứu và triển khai vô số các dự án Odoo ERP của các lĩnh vực khác nhau, đã cho ra mắt gói ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với giá chỉ từ 50 triệu đồng cho một lần triển khai duy nhất. Điểm nổi bật của gói này chính là doanh nghiệp có thể bắt đầu sử dụng ngay sau 3 ngày triển khai thay vì phải mất vài tháng như các quy trình triển khai ERP thông thường khác.

Nếu doanh nghiệp bạn quan tâm đến Odoo nói riêng hay ERP nói chung, hãy tìm hiểu qua giải pháp ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Magenest tại đây.

Chi phí triển khai SAP

Sơ lược về phần mềm SAP

SAP (System Application Programing), hay còn được gọi là SAP ERP, là một phần mềm ERP của Đức. SAP được thành lập từ 1972 bởi 5 nhân viên làm việc tại IBM.

Sơ lược về phần mềm SAP

Hiện nay, SAP đã có hơn 30,000 khách hàng ở trên 188 quốc gia khác nhau. Nền tảng SAP được ưa chuộng bởi khả năng mạnh mẽ như tích hợp, tùy biến, chỉnh sửa và mở rộng cho hầu mọi loại doanh nghiệp.

Vậy chi phí triển khai SAP hết bao nhiêu tiền?

Chi phí triển khai SAP có giá tương đối cao, khoảng từ $100,000$500,000. Nếu doanh nghiệp lớn hơn cần triển khai ERP ở nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau, chi phí sẽ lên đến vài triệu đô. Cụ thể bảng giá phần mềm ERP SAP theo các gói sẽ như sau:

SAP Business One

SAP Business All-in-One

Gói SAP Business ByDesign

Chi phí từ $25K – $250K

(Tương đương 500 triệu đồng đến 5 tỷ)

Chi phí từ $120K– $2M

(Tương đương 2 tỷ đồng đến 40 tỷ)

$150/User/tháng

(Khoảng 3 triệu đồng/nhân viên/tháng)

Chi phí triển khai các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác

Các phần mềm quản trị phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các phần mềm quản trị doanh nghiệp nổi tiếng như Base, Misa Amis,… Tuy nhiên, các phần mềm này không được gọi là ERP bởi vì các phần mềm này chỉ tập trung vào quản lý nội bộ, không hỗ trợ các công việc cụ thể khác một cách tối đa như marketing, bán hàng,… Đối với mô hình doanh nghiệp kinh doanh nội bộ như làm dịch vụ hay hoạt động cụ thể như kế toán, quản lý công việc thì các phần mềm này hỗ trợ rất tốt.

Chi phí phát triển các phần mềm quản lý doanh nghiệp

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng các phần mềm này trong việc phát triển kinh doanh như quản lý quy trình sản xuất, vận hành và đo lường hiệu quả website, chất lượng bán hàng, khách hàng hay quầy POS,… thì đây có lẽ không phải sự lựa chọn phù hợp.

Chi phí triển khai các phần mềm quản lý doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền?

Các phần mềm nổi tiếng như Base, Misa Amis,.. thì có báo giá phần mềm ERP trọn gói thường rơi vào khoảng 1 tỷ đồng trở xuống. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng tất cả hoặc chỉ cần sử dụng một số tính năng cụ thể thì chi phí chỉ rơi vào khoảng dưới 100 triệu đồng mà thôi.

Những lưu ý cho doanh nghiệp khi ước tính chi phí triển khai ERP

Số lượng người dùng phần mềm ERP phát sinh thêm

Số lượng người dùng ERP phát sinh thêm về sau là lưu ý đầu tiên khi doanh nghiệp quyết định mua phần mềm ERP và ước tính chi phí triển khai ERP. Doanh nghiệp cần đảm bảo phạm vi số lượng này phù hợp với mục tiêu và những kế hoạch phát triển của chúng ta. Dù doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới trong những năm tới hay đã có một số lượng lớn nhân viên ngay từ đầu, chúng ta đều cần thảo luận với nhà cung cấp phần mềm ERP về chi phí License cũng như lộ trình chi phí hiệu quả nhất.

Thông thường, chi phí phát sinh cho số lượng người dùng ERP tăng thêm sẽ ít được doanh nghiệp quan tâm từ ban đầu mà sẽ được tùy chỉnh lại cho phù hợp vào những giai đoạn sau. Dù sao đi nữa, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tất cả nhân viên sử dụng phần mềm ERP của mình đều nhận được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ nhất.

Tùy chọn Modules, tiện ích, tích hợp cho ERP

Khi lựa chọn các giải pháp ERP, nhà cung cấp sẽ giới thiệu với doanh nghiệp rất nhiều Modules vượt trội, những gói giải pháp nâng cao và đặc biệt là cung cấp rất nhiều các tính năng tùy chỉnh cho chúng ta. Giá phần mềm ERP sẽ biến động rất nhiều dựa theo các tùy chọn module, tiện tích hay tích hợp thêm này. Có một số nhà cung cấp có doanh thu phần lớn dựa trên việc bán các module và tiện ích tích hợp thêm cho phần mềm ERP cho nên doanh nghiệp cần cẩn thận xem xét tiêu chí này.

Lưu ý khi ước tính chi phí triển khai ERP

Lúc này, doanh nghiệp sẽ cảm thấy mình được hời bởi sở hữu một hệ thống tất cả tính năng trong một dẫn đến việc không xem xét cẩn thận nhu cầu thực tế và mục tiêu kinh doanh ban đầu. Chúng ta sẽ dễ dàng vướng phải tình trạng chi tiêu vượt quá mức ngân sách cho phép để rồi mua về một hệ thống quá dư thừa các Modules, tiện ích nâng cao mà mình không cần đến. Do đó, dù có cảm thấy những tính năng nâng cao của ERP tuyệt vời đến đâu, doanh nghiệp cũng cần xem xét cẩn thận và chính xác những mục tiêu kinh doanh và nhu cầu thực tế của mình để tối ưu hóa chi phí phù hợp nhất.

Cân nhắc về chi phí triển tự nội bộ triển khai hay thuê Agency 

Đối với một số doanh nghiệp sở hữu đội ngũ IT riêng, đương nhiên, chúng ta sẽ ưu tiên triển khai ERP bằng nguồn lực nội bộ để tiết kiệm chi phí thuê Agency. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần cân nhắc việc thuê các Agency chuyên môn tư vấn và hỗ trợ với một mức phí vừa phải để hạn chế tối đa việc vận hành chậm trễ hoặc các lỗi bất ngờ xảy ra.

Đối với những doanh nghiệp không sở hữu đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, một điều chắc chắn, chúng ta cần ước tính ngay từ đầu chi phí thuê Agency bên ngoài để hỗ trợ cài đặt, triển khai và bảo trì hệ thống ERP cho mình. Chúng ta cần xem xét các Agency có uy tín và nổi tiếng hàng đầu trong ngành để việc triển khai được hiệu quả nhất, tránh tốn thêm thời gian, công sức và các chi phí phát sinh không đáng có.

Kết luận

Hi vọng rằng, sau bài viết này, Magenest đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại chi phí triển khai ERP cũng chi phí của từng phần mềm ERP khác nhau. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ của Magenest và muốn triển khai hệ thống ERP ngay cho doanh nghiệp mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.