7 ví dụ về chuyển đổi số trong các lĩnh vực/ ngành hàng

Chuyển đổi số đã tác động đến các lĩnh vực/ ngành hàng như thế nào? Chắc hẳn bạn đã biết đến chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lại không biết bắt đầu áp dụng cho doanh nghiệp mình như thế nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa cho những ví dụ về chuyển đổi số thiết thực nhất để bạn có thể hiểu cũng như nắm bắt được cách vận dụng tốt nhất phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong Marketing

Mục đích

Mục đích quan trọng nhất của chuyển đổi số trong Marketing là tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn với chi phí ít hơn. Cụ thể hơn thì Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số) tạo ra hiệu quả giúp doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng, dù cho thương hiệu này mới hay là đã có tên tuổi từ lâu.

Tác động của chuyển đổi số đến Marketing

Thay đổi cách tiếp cận của Marketers

Sự dịch chuyển mô hình Marketing từ truyền thống sang Digital Marketing mang lại hai hiệu quả chính. Thứ nhất là phương thức tiếp cận trên nền tảng số nhìn chung là rẻ hơn phương thức truyền thống tương tự. Ví dụ như thư điện tử (email) rẻ hơn rất nhiều so với những chiến dịch thư in thông thường. Thứ hai, Digital Marketing mở ra cánh cửa đến với hệ thống Marketing tự động hoá, giúp bạn có thể theo dõi phân tích và đối thoại với khách hàng theo những cách mà trước đây không bao giờ có thể làm được.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong Marketing

Giúp Marketers kết nối đến từng các nhân khách hàng

Thay vì nghĩ ra một kế hoạch phù hợp cho tất cả đợt quảng bá, Marketers có thể xây dựng chiến lược từng lần một để quan sát hành vi khách hàng và tạo nên trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho từng cá nhân người mua. Và thay vì đi theo cảm xúc bản năng, Marketers bây giờ cần phải phân tích những sự thật ngầm hiểu (insight) và những điểm chạm dựa trên những dữ liệu khách hàng để hoàn thiện chiến lược Marketing. 

Hãy xem kỹ những ví dụ trong dưới đây để thấy việc chuyển đổi số chiến lược marketing có thể tăng tiếp cận khách hàng và giảm chi phí cho công ty của bạn như thế nào.

Kênh Marketing truyền thốngKênh Digital Marketing Tác động chuyển đổi
In ấn băng-rôn, tờ rơi,…Poster, Banner trên các nền tảng sốGiảm chi phí in ấn; đo lường khả năng tiếp cận bằng lượng tương tác trên nền tảng số.
Những chiến dịch thư giấyNhững chiến dịch thư điện tửGiảm chi phí phí in ấn; mức độ cá nhân hóa cao hơn.
Biển quảng cáo/ áp phích quảng cáo Quảng cáo mạng xã hội Mục tiêu cá nhân hóa; hình thành khách hàng mục tiêu. 
Cửa hàng vật lý Các trang web bán hàng và trang thương mại điện tử Loại bỏ chi phí thuê mướn cơ sở vật chất; cơ hội tăng quy mô doanh nghiệp.
Thẻ thành viên trung thànhỨng dụng điện thoạiGiảm khó khăn khi đăng ký; giảm chi phí in thẻ; khả năng cá nhân hóa các chương trình khuyến mãi và kích hoạt ưu đãi trong thời gian thực; cơ hội để đẩy mạnh cung cấp và nhắn tin cho khách hàng.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong bán hàng (Sales)

Mục đích

Dữ liệu là lí do khiến việc chuyển đối số của Marketing và Sales đang được sử dụng phổ biến. Khả năng thu thập một lượng lớn thông tin quan trọng về hành vi người tiêu dùng đã khiến các đội ngũ Marketing và Sales đặc biệt thay đổi cách làm việc của họ để sử dụng được nguồn dữ liệu quý giá này.

Quan sát những người tiêu dùng của các cá nhân, và nghiên cứu hành vi của họ từ điểm chạm (touch point) đầu tiên trong suốt hành trình mua hàng, làm rõ mối liên kết tự nhiên giữa Marketing và bán hàng. Từ đó, phòng Marketing và bán hàng vốn tách rời và hoạt động biệt lập trước đây được kết nối lại với nhau. Giúp bộ máy quảng cáo và bán hàng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Tác động của chuyển đổi số với ngành bán hàng

Nâng cao hiệu suất làm việc của các bộ phận

Nhân viên bán hàng được phép truy cập vào nguồn dữ liệu khách hàng sẽ đem lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, khi các nhóm marketing và bán hàng chia sẻ thông tin trên hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và các đại diện bán hàng riêng lẻ đưa dữ liệu bán hàng cập nhật vào nền tảng, thông tin sẽ ngay lập tức được truyền tải và cập nhất trong nội bộ toàn tổ chức.

Từ đây, với nguồn dữ liệu quý giá này, doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, nhiều người hơn cùng quan sát một lượng thông tin có nghĩa là có nhiều cơ hội hơn để đóng góp ý kiến trong doanh nghiệp của bạn. Có thể ai đó từ phòng marketing nhìn thấy một ghi chép doanh số bán hàng về một khách hàng tiềm năng trong CRM và chia sẻ ngay các chiến dịch marketing liên quan đến tình huống này, mà có thể giúp thúc đẩy thỏa thuận thành công.

Thứ hai là khi thông tin được lưu chuyển và tổng hợp trong nội bộ công ty, bạn có thể tranh thủ nâng cao hiểu biết về các cải tiến công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo.

Chuyển đổi số với AI giúp doanh nghiệp tự động hoá và rút ngắn các quy trình

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể cực kỳ hữu ích trong khả năng kết hợp lượng dữ liệu khổng lồ để tìm ra các mẫu hữu ích và những sự thật ngầm hiểu khác. Khi các dịch vụ AI phát triển, họ đã nghiên cứu dữ liệu bán hàng và marketing không chỉ để đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối mà còn để xác định tính hiệu quả của các chiến lược bán hàng đã áp dụng.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong bán hàng (Sales)

Ngoài những sự thật ngầm hiểu về khách hàng (insight), AI nói cho chúng ta biết địa điểm dân cư nào có khả năng mua nhiều hơn vào thời điểm nào trong năm, nó còn có thể làm rõ những chiến lược bán hàng nào đã được chứng minh là hiệu quả nhất theo thời gian, hoặc những gói khuyến mãi và gói sản phẩm nào đã tạo ra xu hướng dài hạn di chuyển kim doanh thu.

Với ngày càng nhiều bộ dữ liệu có sẵn từ các nguồn bên ngoài, các hệ thống AI có thể khai thác thông tin thị trường cũng như lịch sử bán hàng của riêng bạn. Từ đó, các hệ thống tìm kiếm các mối tương quan, mô hình và thậm chí là sự bất thường để cung cấp cho nhóm của bạn một lợi thế cạnh tranh sau khi tính toán. Kết hợp những sự thật ngầm hiểu dựa trên AI với kiến thức vốn có của các phòng ban trong công ty bạn có lẽ sẽ đưa ra được giải pháp tối ưu trong quá trình áp dụng chuyển đổi kỹ thuật số để bán hàng.

Những chiến lược bán hàng trên mạng xã hội là chìa khóa vàng trong chuyển đổi số

Mạng xã hội đã trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, trong nền tảng này trộn lẫn tin tức, giải trí và tương tác thương hiệu bên cạnh các kết nối giữa các cá nhân. Pricewaterhouse Coopers gần đây đã phát hiện ra rằng 78% người tiêu dùng theo một cách nào đó bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội trong quá trình mua hàng của họ. Và gần một nửa người tiêu dùng cho biết hành vi mua hàng của họ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đánh giá và nhận xét mà họ gặp trên mạng xã hội.

Việc sử dụng mạng xã hội đã thay đổi quy trình mua hàng. Do đó, bất kỳ chuyển đổi số thành công nào cũng cần kết hợp trong đó chiến lược bán hàng trên mạng xã hội.

Phương pháp chuyển đổi số độc đáo này khiến nhân viên bán hàng trở nên thông thái đầy đủ cơ hội để kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng lâu năm. Như Viện Digital marketing Aptly đã nói: “Những người bán hàng trên mạng xã hội thành công có thể được coi là những nhà lãnh đạo tư tưởng, hoặc thậm chí là các chuyên gia tư vấn đáng tin cậy, bởi họ cung cấp giá trị thông qua hiểu biết về ngành, chia sẻ chuyên môn và đưa ra giải pháp cho các câu hỏi phổ biến của người tiêu dùng thông qua việc tạo hoặc chia sẻ nội dung sâu sắc.”

Những ví dụ về chuyển đổi số trong bán hàng (Sales)

Những ví dụ về chuyển đổi số trong ngành dịch vụ

Mục đích

Việc chuyển đổi số trong ngành dịch vụ có lẽ là điều cần thiết bởi khách hàng đang thay đổi dần thói quen mua hàng. Ngoài ra, mục đích của chuyển đổi số ngành dịch vụ còn chính là giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm các kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng mới.

Cụ thể hơn, nói về ví dụ chuyển đổi số, với tất cả mọi thứ từ giao bánh pizza đến chăm sóc trẻ em đều có sẵn trong chiếc điện thoại bé nhỏ của bạn. Khách hàng đang mong đợi ngày càng nhiều công ty sử dụng các mô hình chuyển đổi số như là phương tiện kinh doanh chính của họ. Đối với các phòng dịch vụ, điều đó có nghĩa là có sự kỳ vọng lớn hơn của khách hàng để được giải quyết vấn xuyên suốt 24/7 trên kênh đã lựa chọn. Nhưng nó cũng đồng thời mang đến cơ hội lớn hơn để làm hài lòng người mua và thành công hơn trong kinh doanh. 

Lợi ích

Mạng xã hội là nơi chăm sóc khách hàng mới

Lắng nghe và trả lời khách hàng trên tất cả các kênh truyền thông xã hội nghe có vẻ khá khó khăn. Nhưng một loạt các công cụ được thiết kế cho dịch vụ chăm sóc khách hàng trên mạng xã hội đã giúp các công ty dễ dàng hơn trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

Các công cụ này tích hợp các kênh xã hội vào quy trình chăm sóc và bắt đầu đo lường độ tiếp cận và hoạt động của thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội.

Khách hàng của bạn đã trở thành nhân tố có vai trò lớn tạo nên thành công kinh doanh trong thế giới 4.0 hiện nay. Tiếp cận dịch vụ xã hội với tư duy chuyển đổi số thực sự có thể tạo nên sự khác biệt trong quá trình đấu tranh để theo kịp nhu cầu của khách hàng và biến các cuộc gọi dịch vụ thành cơ hội để phát triển thương hiệu của bạn.

Ví dụ như bạn sử dụng Odoo, một phần mềm ERP giúp doanh nghiệp quản lý và kết nối các phòng ban với như từ Marketing, bán hàng đến chăm sóc khách hàng lại với nhau. Từ đây, tạo được một sự trải nghiệm liền mạch đối với khách hàng trên mạng xã hội. Từ quảng cáo, đến tư vấn bán hàng và sau bán hàng đều được đồng nhất.

Tự phục vụ – bước tiến mới trong dịch vụ khách hàng

Trước đây, chúng ta mỗi khi gặp bất kỳ vấn đề gì đều liên lạc qua một hotline nóng là 1080. Tổng đài thông minh giúp trả lời mọi vấn đề mà bạn gặp phải. Tuy nhiên, giờ mọi thứ đã trở nên thay đổi khi Internet và website bắt đầu phát triển.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong ngành dịch vụ

Hệ thống FAQ chính là một ví dụ điển hình. Mọi thắc mắc về sản phẩm đều được nhà sản xuất đưa thông tin lên trên website và bạn chỉ việc vào đó tìm vấn đề của bạn thôi. Nhưng mọi thứ lại trở nên thay đổi khi chatbot ra đời. Đây là một công cụ tự động trả lời mọi câu hỏi của bạn. Bạn chỉ việc hỏi và chatbot dựa vào thông tin bạn cung cấp trong FAQ để đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Điền hình chính là Microsoft Support trên Window. Các vấn đề của bạn đều được tự động hỗ trợ 100%. Trừ khi trường hợp của bạn đặc thù không nằm trong danh sách FAQ thì được các tư vấn viên hỗ trợ riêng.

Và theo nghiên cứu của chúng tôi, khách hàng cũng thích dịch vụ tự phục vụ: có đến 59% người tiêu dùng và 71% khách hàng doanh nghiệp nói rằng sự tiện lợi của dịch vụ tự phục vụ ảnh hưởng đến sự trung thành của họ đối với sản phẩm hay thương hiệu. 

AI đóng vai trò chủ chốt trong chuyển đổi số của ngành dịch vụ

Đưa trí tuệ nhân tạo vào dịch vụ của bạn là một ví dụ điển hình về sức mạnh của chuyển đổi số. Các chatbot được hỗ trợ bởi AI để trả lời các câu hỏi đơn giản của khách hàng được xem như sự chào đón đến với trang web của một thương hiệu, giúp giảm thời gian khách hàng phải chờ đợi để tiếp cận công ty.

Việc triển khai chatbot để xử lý các yêu cầu cấp một cũng giúp nhân viên dịch vụ có nhiều thời gian dành cho các trường hợp cần thiết hơn. Các bot hỗ trợ bởi AI có thể đóng vai trò như điểm xâm nhập vào các hệ thống định tuyến thông minh. Khi một truy vấn của khách hàng quá phức tạp đối với chatbot, quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên sẽ giúp định hướng câu hỏi đến chuyên gia tốt nhất hiện có để giải quyết tình huống.

Những ví dụ về chuyển đổi số ở các lĩnh vực khác

Chúng ta đã nói rất nhiều trong bài này về các ví dụ cụ thể của chuyển đổi số trong marketing, bán hàng và dịch vụ. Tất cả các chuyển đổi số bắt đầu với việc chuyển từ truyền thống sang nền tảng số. Từ đó, những công việc cơ bản này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp và ngành công nghiệp:

  • Gặp gỡ khách hàng trong các nền tảng số họ quen thuộc.
  • Tận dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng của bạn và toàn bộ thị trường.
  • Quản lý dữ liệu của bạn và chia sẻ thông tin báo cáo trong nội bộ toàn doanh nghiệp của bạn.
  • Khuyến khích các phòng ban đã từng hoạt động tách biệt như marketing, bán hàng và dịch vụ phối hợp cùng nhau.

Chuyển đổi số đã giúp phát triển nhiều ngành công nghiệp. Hãy xem những ý tưởng này được áp dụng như thế nào trong các ngành cụ thể dưới đây.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong ngân hàng

Ngân hàng đã được chuyển đổi số hoàn toàn bởi các công nghệ theo những cách có lợi cho rất nhiều người tiêu dùng. Trước đây, phần lớn các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, gửi tiết kiệm được tiến hành trực tiếp bởi các giao dịch viên ngân hàng. Và khi máy rút tiền tự động (ATM) ra đời, quá trình giao dịch cơ bản đã được sắp xếp lại hợp lý, giúp kéo dài giờ làm việc và giảm thời gian chờ đợi, phụ thuộc vào nhân viên giao dịch của khách hàng đối với rút tiền mặt và các giao dịch phổ biến khác. Theo thời gian, công nghệ ATM phát triển để chứa được tiền mặt và kiểm tra tiền gửi, giao dịch được thực hiện an toàn hơn và hỗ trợ cho nhiều loại tài khoản, bao gồm thẻ tín dụng và thế chấp.

Gần đây, dịch vụ truyền thông cá nhân (PCs) và thiết bị di động đã giúp cho các ngân hàng trực tuyến, di động và hệ thống thanh toán không dùng đến tiền mặt. Người tiêu dùng hiện đang tiến hành ngày càng nhiều hoạt động kinh doanh ngân hàng qua web, app, bao gồm thanh toán hóa đơn và gửi tiền trực tiếp cho bạn bè và gia đình. Các ứng dụng ngân hàng di động cho phép người dùng chụp ảnh séc giấy để gửi tiền từ xa và một làn sóng hệ thống thanh toán mới, bao gồm PayPal và Apple Pay, cho phép người tiêu dùng thanh toán cho các giao dịch mua hàng ngày với tài khoản được liên kết trực tiếp với điện thoại của họ, không cần tiền mặt hoặc thẻ nhựa.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong bán lẻ

Bán lẻ đã thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Chuyển đổi số ngành bán lẻ đem lại các trải nghiệm mua hàng của khách hàng mới trên thương mại điện tử và cũng như mở rộng kênh bán hàng cho doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, trên các nền tảng thương mại điện tử mà doanh nghiệp sử dụng để xây dựng kênh bán hàng trực tuyến của mình, mọi thứ từ thẻ khách hàng thân thiết và phiếu giảm giá điện tử đến hệ thống phân tích bán lẻ và phân tích bán lẻ tự động đều được áp dụng để tối ưu hoá lợi nhuận. Trước đây, người mua hàng đã từng phải cắt phiếu giảm giá từ báo và tạp chí nhưng bây giờ chỉ cần hiển thị mã giảm giá trên điện thoại khi thanh toán là xong. Khi họ thực hiện việc này, các giao dịch mua của họ được kiểm soát bởi các hệ thống theo dõi xu hướng hành vi của người tiêu dùng, kiểm kê và gửi những hành trình mua hàng cá nhân qua các phương tiện như email và tin nhắn SMS.

Đặc biệt hơn, trên nền tảng thương mại điện tử, tính năng cá nhân hóa tạo thêm một trải nghiệm đặc biệt hơn trong cửa hàng. Từ đó, mọi hành vi, sở thích của khách hàng trong cửa hàng thương mại điện tử của doanh nghiệp bạn sẽ được lưu lại. Từ đó, hệ thống sẽ tự động tối ưu hoá đưa ra những sản phẩm phù hợp với khách hàng dựa theo lịch sử mua và xem hàng hoá của khách hàng.

Ví dụ như hệ thống quản lý bán hàng của Odoo, có sẵn POS, quản lý kho, quản lý hàng tồn, dự báo hàng hoá tiêu thụ,… đã giúp rất nhiều doanh nghiệp quản lý toàn bộ những thông tin này. Từ đó, liên kết sang các module khác như CRM hay Marketing giúp các phòng ban phối hợp với nhau chặt chẽ cũng như tối ưu hoá năng suất làm việc.

Những ví dụ về chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm 

Tác động của chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành bảo hiểm cũng tương tự như các ví dụ khác của chúng tôi, trong đó kỳ vọng của người tiêu dùng đang thúc đẩy sự thay đổi. Hệ thống FAQ dựa trên web và ứng dụng giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh cửa hàng, đăng ký bảo hiểm, sử dụng nhiều đại lý và nhà cung cấp cho các loại bảo hiểm khác nhau (nhà, xe hơi, cuộc sống, v.v.) và yêu cầu bồi thường. Trên thực tế, phần lớn điều này hiện có thể thực hiện mà không cần phải thực sự nói chuyện với một đại lý, giúp tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng và tiền bạc cho các công ty bảo hiểm.

Những ví dụ về chuyển đổi số ở các lĩnh vực khác

Điều đáng chú ý về sự chuyển đổi kỹ thuật số trong bảo hiểm là vai trò của IoT trong việc cải tổ ngành công nghiệp. Không tốn kém, các cảm biến hỗ trợ IoT đang cung cấp cho các công ty bảo hiểm quyền truy cập vào vô số dữ liệu mà đưa ra dự báo của ngành và các yêu cầu đánh giá.

Lấy bảo hiểm ô tô như một ví dụ: cảm biến trong xe theo dõi thói quen lái xe thực tế, người tiêu dùng được khen thưởng là người thường xuyên lái xe an toàn dưới giới hạn tốc độ hoặc chạy ít hơn số dặm trung bình. Các cảm biến được kết nối với điện thoại cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn việc nhắn tin trong khi lái xe bằng cách vô hiệu hóa ứng dụng nhắn tin của tài xế trong khi xe của họ đang di chuyển. Kết nối phương tiện với các thiết bị đeo được với khả năng đo nồng độ cồn trong máu có thể giúp ngăn chặn việc lái xe khi say rượu bằng cách vô hiệu hóa tạm thời động cơ, giảm rủi ro cho các hãng bảo hiểm đồng thời giúp lái xe và những người xung quanh tham gia giao thông an toàn hơn.

Hãy bắt đầu chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay

Thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn là một điều không hề đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, việc bắt đầu cập nhật theo xu hướng mới, chuyển đổi số mô hình hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp bạn trở nên phát triển và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Đặc biệt là việc quản lý và kiểm soát quy trình nội bộ của doanh nghiệp sẽ trở nên chặt chẽ hơn.

Ví dụ như chuyển đổi số việc kinh doanh trên website thương mại điện tử là một lựa chọn giúp bạn có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Hay số hoá các hoạt động trong từng phòng ban của doanh nghiệp giúp việc kiểm soát công việc và số liệu hiệu quả hơn. Và quan trọng nhất chính là lưu trữ thông tin dữ liệu, các tài liệu giấy hay việc lưu trữ trực tuyến trên các nền tảng khác nhau không đem lại được sự kiểm soát nhất định và dễ bị thất lạc thông tin. Đây chính là một nhược điểm khiến nhiều doanh nghiệp phát triển chậm hơn so với đối thủ.

Nếu doanh nghiệp bạn muốn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn thông qua việc chuyển đổi số mô hình hoạt động, hãy tham khảo mô hình One-stop Solution của Magenest. Đây là một bộ giải pháp toàn diện giúp bạn chuyển đổi số tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ xây dựng nền tảng thương mại điện tử, quản lý quan hệ khách hàng đến quản lý nguồn lực doanh nghiệp và lưu trữ thông tin.

Hãy bắt đầu chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay

Hãy liên hệ ngay với Magenest để tìm hiểu và nghe tư vấn của các chuyên gia chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khác nhau bằng cách nhấp vào nút dưới đây.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.