Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp ở Việt Nam và trên thế giới

Từ khoá “chuyển đổi số” là một trong những chủ đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong những năm gần đây. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, chuyển đổi số trở thành lựa chọn sống còn nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục tồn tại và phát triển. Vậy thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và trên thế giới đã diễn ra như thế nào? Khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi chuyển đổi số là gì?

Trong bài viết này, Magenest sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi trên. Hãy cùng đọc tiếp để tìm hiểu kĩ hơn nhé!

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

Chuyển đổi số hiện nay không còn là một lý tưởng hay tầm nhìn trong tương lai nữa. Đây là điều bắt buộc phải làm để thích ứng với thời đại số 4.0. Thậm chí, chính phủ cũng đã xây dựng chương trình “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” để thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp xu hướng này.

Tuy nhiên, đây không phải điều có thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Hãy cùng xem qua bảng khảo sát dưới đây của VCCI và JETRO thực hiện trên 400 doanh nghiệp để hiểu được những rào cản chính trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Rào cản chính trong chuyển đổi số với doanh nghiệp ở Việt Nam
Rào cản chính trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp (Nguồn: VCCI 2020)

Nhìn chung, các rào cản chính khiến thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam còn khá khiêm tốn như sau:

  • Chi phí đầu tư vào chuyển đổi số vẫn còn cao.
  • Hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại đang kém phát triển.
  • Khó khăn trong việc tiếp cận các giải pháp về rủi ro bảo mật và an ninh mạng.
  • Nguồn lực cho chuyển đổi số còn hạn chế.
  • Tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, chuỗi cung ứng chưa được chuẩn hóa.
  • Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các công nghệ số.

Tuy vậy nhưng vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số để thích ưng với quy định giãn cách của chính phủ trong đại dịch Covid19. Theo Agile cho thấy, số doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong quản lý nội bộ đã tăng 19,5% so với giai đoạn trước dịch; 30% doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống họp trực tuyến. Về hiệu quả, 98% doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công cho biết: chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 71%; giảm thủ tục rườm rà 61,4%; nâng cao chất lượng dịch vụ 45,3%. Đa số phần mềm, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số bao gồm ERP, HRM, phần mềm kế toán,…

Thực trạng chuyển đổi số trên thế giới

Chuyển đổi số đã và đang trở thành một xu hướng toàn cầu. Nhận thức chuyển đổi số đã được coi trọng và tập trung đẩy mạnh ở các cấp bậc khác nhau. Từ lãnh đạo bộ máy chính quyền của các quốc gia cho đến các chủ doanh nghiệp tập đoàn, việc tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số diễn ra từ năm 2020 đến giờ vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh. Hơn nữa, trước đây, chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có khả năng chuyển đổi số thì giờ đây doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là startup cũng đang tập trung phát triển mô hình này.

Một thống kê về nhận thức chuyển đổi số năm 2019-2020 được khảo sát như sau:

Nhận thức chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam 2019-2020
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số (Nguồn: Cisco & IDC 2020)

Ngoài ra, sau đây là một thống kê khác mô tả các trạng thái của doanh nghiệp trong tiến trình tới “trưởng thành số” năm 2019 và 2020:

Trạng thái của các doanh nghiệp trong tiến trình tới “trưởng
thành số’’
Trạng thái của các doanh nghiệp trong tiến trình tới “trưởng thành số’’
(Nguồn: Cisco & IDC 2020)

Hầu hết doanh nghiệp đều đã có nhận thức và có kế hoạch triển khai chuyển đổi số mô hình kinh doanh của mình. Trong đó, số lượng doanh nghiệp đang tiến hành chuyển đổi số vẫn chiếm phần lớn tỷ trọng. Đặc biệt, ngành tài chính và vận tải có tỷ lệ doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công cao nhất (tương ứng 47% và 45%).

Thống kê tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp theo ngành
Tiến trình chuyển đổi số doanh nghiệp theo ngành (Fujitsu 2019)

Nếu so sánh Việt Nam và các nước đang phát triển, cụ thể là khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam cũng không hề kém cạnh. Tuy rằng còn yếu kém hơn về mặt phương thức thanh toán nhưng Việt Nam vẫn là một trong các nước top đầu khu vực này về chuyển đổi số.

Các chỉ báo kinh tế kỹ thuật số chính của một số nước Đông Nam Á
Các chỉ báo kinh tế kỹ thuật số chính của một số nước Đông Nam Á

Khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp khi chuyển đổi số

Công nghệ

Nhìn chung, chuyển đổi số là quá trình áp dụng yếu tố công nghệ vào quy trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật cũng như trình độ nhân lực để vận hành và sử dụng công nghệ hiệu quả.

Tuy nhiên, thực trạng công nghệ hiện nay ở Việt Nam chưa đủ phát triển mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Về cơ bản, các doanh nghiệp Việt vẫn phụ thuộc phần lớn vào các nền tảng công nghệ cốt lõi trên thế giới.

Thực trạng khó khăn về công nghệ khi chuyển đổi số ở Việt Nam

Ngoài ra, còn phải kể đến là yếu tố con người. Nguồn nhân lực am hiểu và có khả năng tùy chỉnh, phát triển sâu về công nghệ vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến khả năng duy trì cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số lâu dài còn gặp nhiều khó khăn.

Vốn đầu tư

Đầu tư vào công nghệ đòi hỏi chi phí không hề nhỏ. Vậy nên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa dám mạnh dạn chi ngân sách để chuyển đổi số.

Hơn nữa, khi chuyển đổi số doanh nghiệp, ngân sách chi ra không chỉ dành cho các công nghệ mà còn là nguồn lực, cơ sở hạ tầng và rất nhiều chi phí khác. Đây chính là một trong những rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số mô hình kinh doanh.

Thực trạng khó khăn về đầu tư khi chuyển đổi số ở Việt Nam

Tại Việt Nam, có 98,1% doanh nghiệp là SMEs và trong đó có 99% doanh nghiệp đang gặp vấn đề về vốn. Điều này tạo nên một nhận thức chung là chuyển đổi số chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ nên tập trung tăng trưởng trong thời gian ngắn hạn. Theo khảo sát của VCCI thì có 55,6% doanh nghiệp đang gặp vấn đề này.

Nhận thức của người lãnh đạo

Việc chuyển đổi số không phải sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trước mắt. Thực tế, chuyển đối số thay đổi mô hình kinh doanh, phương pháp kinh doanh,… Vậy nên nhận thức của người lãnh đạo rất quan trọng.

Thực trạng khó khăn về nhận thức của người lãnh đạo khi chuyển đổi số ở Việt Nam

Đặc biệt thực tế rằng rất nhiều chủ doanh nghiệp không được đào tạo bài bản về chuyển đổi số, hay những người đã thành công trong việc kinh doanh truyền thống nên việc chuyển đổi mô hình của họ trở nên rất khó khăn.

Do đó doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thì phải thay đổi mô hình truyền thống cứng nhắc. Để từ đó có thể áp dụng các chiến lược, phương pháp, mô hình kinh doanh mới hiệu quả. Vậy nên, việc thay đổi tư duy, nhận thức của người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng nhất.

Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và ở Việt Nam trong tương lai

Theo thống kê của Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT hàng đầu thế giới, chuyển đổi số đang là dự án ưu tiên của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Cụ thể hơn, 87% lãnh đạo doanh nghiệp đang số hóa quy trình hoạt động doanh nghiệp; 40% tổ chức số hoá mô hình kinh doanh như thương mại điện tử, bán hàng online…; và 91% số hoá các hoạt động cụ thể trong doanh nghiệp.

Một thống kê khác của Market Research Future cho thấy xu hướng chuyển đổi số sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong tương lai. Năm 2018, mức đầu tư đã đạt 205,65 tỷ USD cho chuyển đổi số. Với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 18.87% thì trong năm 2025 sẽ đạt khoảng 817,05 tỷ USD.

Mức tăng trưởng đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số ở Việt Nam
Tăng trưởng mức đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số
(Market Research Future 2018)

Cùng tìm hiểu xem xu hướng đầu tư cho chuyển đổi số sẽ tập trung vào những yếu tố nào!

Đầu tư vào quy trình vận hành

Quy trình vận hành là một trong những yếu tố cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy nên việc các doanh nghiệp tập trung số hoá quy trình là điều rất dễ hiểu. Thông thường, việc chuyển đổi số quy trình doanh nghiệp sẽ có sự hỗ trợ của các phần mềm ERP.

Tuy nhiên, ERP có rất nhiều loại khác nhau. Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và mục tiêu cụ thể để lựa chọn một nền tảng hoạch định nguồn lực phù hợp nhất. Việc sử dụng ERP sẽ giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát các thông tin, quy trình hoạt động giữa các phòng ban và các cấp khác nhau. Tất cả dữ liệu sẽ được lưu lại trên hệ thống, hỗ trợ việc quản trị thông tin và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc sử dụng hệ thống ERP giúp các bộ phận trong doanh nghiệp phối hợp làm việc dễ dàng hơn.

Đầu tư vào quy trình vận hành

Cùng tìm hiểu câu chuyện của Flexfit khi hợp tác cùng Magenest để hiểu rõ hơn về chuyển đổi số quy trình quản lý nội bộ. Sản phẩm của Flexfit đi theo hướng nội thất “may đo”, nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng. Thương hiệu muốn tìm một giải pháp tối ưu quy trình sản xuất để mang đến sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá cả phải chăng tới khách hàng mà vẫn đảm bảo tốc độ phân phối.

Để giải quyết bài toán này, Magenest đã giúp Flexfit triển khai hệ thống Odoo ERP, tối ưu hóa nguồn lực và chi phí vận hành. Sau khi sử dụng các module như kế toán, bán hàng, quản lý kho,…, Flexfit đã đẩy nhanh tốc độ sản xuất, bán hàng của họ thêm nhiều lần và thu về những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng.

>> Tìm hiểu thêm: Nội thất Flexfit: Hành trình chinh phục khách hàng với Odoo ERP

Đầu tư vào các bộ phận, hoạt động cụ thể

Với ngân sách thấp, việc chuyển đổi số toàn bộ mô hình là một việc thực sự khó khăn và tốn kém. Đặc biệt với các doanh nhỏ và startup, khi mà doanh thu của họ chưa ổn định để chi trả chi phí này. Vậy nên thông thường, các doanh nghiệp SMB sẽ sử dụng các phần mềm chuyên biệt hỗ trợ các tác vụ, phòng ban nhất định như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kho vận, quản lý hợp đồng,…

Một số doanh nghiệp khác có tầm nhìn xa hơn thì họ lại lựa chọn sử dụng các module riêng lẻ của ERP làm phương án tạm thời. Lí do chính là nếu doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai, họ hoàn toàn có thể mở rộng hệ thống ERP ngay lập tức mà không cần phải chuyển đổi dữ liệu trên các phần mềm riêng biệt.

Đầu tư vào các bộ phận, hoạt động cụ thể

Đầu tư vào thương mại điện tử và bán hàng online

Thông thường, các thương hiệu chỉ quan niệm đơn giản rằng đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử là chuyển đổi số. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự đúng. Lý do chính là bởi vì các sàn thương mại điện tử giống như chợ, nơi bạn chỉ “thuê mặt bằng” và tham gia bán hàng nhờ thương hiệu của sàn chứ không phải của bạn. Vậy nên để chuyển đổi số mô hình bán hàng một cách toàn diện nhất, bạn cần xây dựng một website thương mại điện tử.

Website thương mại điện tử khác với các website thường bởi các chức năng mà website đó sở hữu. Ví dụ điển hình như website phải có sản phẩm và danh mục sản phẩm khác nhau; hỗ trợ thanh toán trực tuyến; giao hàng;… Đó là các chức năng thông dụng nhất của một website thương mại điện tử. Hơn nữa, sử dụng website thương mại điện tử giúp tăng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp hơn rất nhiều.

Đầu tư vào thương mại điện tử và bán hàng online

Để sở hữu một website bán hàng hiệu quả, việc lựa chọn và sử dụng nền tảng thương mại điện tử phù hợp rất quan trọng. Đa số các nền tảng giá rẻ thường chỉ đáp ứng được tạm thời, không cho phép can thiệp sâu để liên kết với các bên thứ ba hoặc chủ động sửa đổi chức năng. Trong khi đó, lựa chọn các nền tảng mã nguồn mở lớn như Magento có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng quy mô trong tương lai. Tuy vậy, việc đầu tư vào nền tảng thương mại điện tử chuyên nghiệp nên được doanh nghiệp cân nhắc thật kỹ lưỡng. Dù lợi ích đem lại rất lớn nhưng chi phí bỏ ra cũng không hề nhỏ.

Chuyển đổi số doanh nghiệp Việt Nam cùng Magenest

Với hơn 6 năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia trong trong lĩnh vực chuyển đổi số, Magenest chắc chắn là đối tác phù hợp với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn số hóa mô hình kinh doanh của mình. Hơn nữa, Magenest thấu hiểu thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam cũng như các vấn đề mà doanh nghiệp Việt đang gặp phải. Do đó, giải pháp One-stop solution của Magenest đã ra đời để hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp bao gồm:

Magenest

Là đối tác chính thức lâu năm của những thương hiệu hàng đầu như Magento, Odoo, AWS, Salesforce, Magenest sẽ đem lại cho doanh nghiệp bạn một giải pháp hoàn hảo và hiệu quả nhất. Để nhận tư vấn miễn phí từ các chuyên gia của Magenest, bạn có thể liên hệ chúng tôi bằng cách nhấp vào nút dưới đây!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.