Sitemap website bán hàng: Khái niệm và cách tạo sitemap website bán hàng cho doanh nghiệp

Sitemap website bán hàng chính là một trong những phương pháp tối ưu SEO vô cùng hiệu quả đối với doanh nghiệp. Không những vậy, sitemap website bán hàng còn hỗ trợ Google index website, nhất là các trang mới được tạo một cách nhanh chóng, dễ dàng cũng như giúp cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng truy cập trang web bán hàng trực tuyến.

Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu sitemap website bán hàng là gì cũng như cách tạo và cách nộp sitemap website bán hàng cho Google nhé!

Tổng quan về sitemap website bán hàng

Trong phần tổng quan về sitemap website bán hàng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về khái niệm cũng như các loại sitemap website bán hàng là gì nhé!

Khái niệm sitemap website bán hàng

Sitemap website bán hàng (hay sơ đồ website bán hàng) là một file (tệp) liệt kê những trang cùng tập tin trên website bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp. Danh sách liệt kê này sẽ được sắp xếp theo phương pháp sơ đồ phân tầng (hay phương pháp giảm dần sự quan trọng).

Khái niệm sitemap website bán hàng

Sitemap website bán hàng giúp các công cụ tìm kiếm như Google có thể dễ dàng hơn trong các việc sau:

  • Thu thập các thông tin – dữ liệu trên trang web bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
  • Biết được các URL nào mà doanh nghiệp muốn ưu tiên xuất hiện.
  • Hiển thị rõ ràng kết quả trên trang tìm kiếm một cách chính xác và thông minh hơn.

Các loại sitemap website bán hàng

Sitemap website bán hàng bao gồm 2 loại chính là HTML sitemap và XML sitemap. Ngoài ra, chúng ta còn có một số sitemap phụ khác. Tất cả các loại sitemap này đều đảm bảo mang đến lợi ích cho quá trình tối ưu SEO website bán hàng của doanh nghiệp.

XML sitemap 

XML sitemap là sitemap dành cho bot của các công cụ tìm kiếm như Google. XML Sitemap được lập trình, xây dựng nên với mục đích hỗ trợ bot của các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc định hướng và thu nhập các thông tin trên website bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.

Những loại sitemap con khác

Những loại sitemap con này sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm như Google có thể thu nhập các thông tin – dữ liệu theo các phương pháp cách phù hợp hơn với từng loại loại website riêng biệt, chẳng hạn như: trang web về tin tức, trang web sử dụng dạng media là nội dung chính (bao gồm website cung cấp dịch vụ quay – chụp ảnh cưới, website bán các loại hình ảnh, video),…

Những loại sitemap phụ khác

Sau đây là một số loại sitemap con mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Sitemap-category.xml: Đây là tập hợp cấu trúc của những danh mục khác nhau trên trang web.
  • Sitemap-products.xml: Sitemap này dành cho các đường dẫn chi tiết về những sản phẩm khác nhau trên trang web.
  • Sitemap-articles.xml: Sitemap này dành cho các đường dẫn chi tiết của các bài viết riêng biệt trên trang web.
  • Sitemap-tags.xml: Đây là sitemap dành cho các thẻ khác nhau trên website.
  • Sitemap-video.xml: Đây là sitemap dành riêng cho định dạng video trên các trang và website.
  • Sitemap-image.xml: Đây là sitemap dành cho các đường dẫn về hình ảnh.

Cách tạo sitemap website bán hàng dành cho doanh nghiệp

Trong phần này, Magenest sẽ hướng dẫn doanh nghiệp chi tiết cách tạo sitemap website bán hàng dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất nhé!

Tạo XML sitemap website bán hàng bằng Yoast SEO cho trang web WordPress

Yoast SEO là một plugin cực kỳ phổ biến và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tối ưu SEO của website bán hàng trên nền tảng WordPress. Plugin Yoast SEO cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều công cụ đảm bảo cho website bán hàng của chúng ta có thể được tối ưu SEO một cách đầy đủ nhất và bao gồm cả tính năng hỗ trợ tạo XML sitemap. 

Tạo XML sitemap website bán hàng bằng Yoast SEO cho trang web WordPress

Quá trình này được tiến hành qua các bước sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành cài đặt Yoast SEO một cách trực tiếp trong kho plugin của nền tảng WordPress hoặc có thể lựa chọn cách tải về từ đường dẫn https://wordpress.org/plugins/wordpress-seo/. Sau đó, chúng ta sẽ kích hoạt Yoast SEO khi quá trình cài đặt đã được hoàn tất.
  • Bước 2: Sau khi kích hoạt Yoast SEO, chúng ta sẽ chọn phần Dashboard => Nhấp chọn tab Features => Chọn mục Advanced setting pages. Sau đó chuyển sang trạng thái Enabled để kích hoạt được tính năng cho phép chỉnh sửa nâng cao.
  • Bước 3: Sau khi kích hoạt cho phép chỉnh sửa nâng cao, chúng ta sẽ chọn mục XML sitemap xuất hiện tại thanh điều khiển => Chọn Enabled để có thể kích hoạt được XML sitemap.
  • Bước 4: Cuối cùng, hãy tiến hành kiểm tra XML sitemap bằng việc thêm sitemap.xml vào vị trí cuối của tên miền (domain).

Tạo XML sitemap website bán hàng bằng plugin Google XML Sitemap

Để có thể tạo XML sitemap website bán hàng bằng plugin Google XML sitemap, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:

Tạo XML sitemap bằng plugin Google XML Sitemap
  • Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành cài đặt plugin Google XML sitemap một cách trực tiếp trong kho plugin của nền tảng WordPress hoặc có thể lựa chọn cách tải về từ đường dẫn https://wordpress.org/plugins/google-sitemap-generator/. Sau đó, chúng ta sẽ kích hoạt Google XML sitemap khi quá trình cài đặt đã được hoàn tất.
  • Bước 2: Sau khi đã hoàn tất việc kích hoạt, chọn Settings => nhấp chọn XML sitemap và bắt đầu thiết lập. Thiết lập Excluded items sẽ giúp loại trừ những trang, các bài viết hoặc danh mục mà doanh nghiệp không muốn chúng xuất hiện trong sitemap của mình. Thiết lập Priorities sẽ làm nổi bật những trang ưu tiên mà doanh nghiệp muốn bot của Google chú ý và thu thập dữ liệu một cách thường xuyên hơn so với bình thường. Thiết lập Change frequencies bao gồm những mục mặc định chỉ nên tùy chỉnh khi chúng ta có kế hoạch nội dung cần bot của Google thường xuyên thu nhập dữ liệu của mình hơn.
  • Bước 3: Sau khi đã hoàn tất thiết lập, hãy kiểm tra XML sitemap mà plugin này đã tạo ra cho trang web.

Tạo XML sitemap website bán hàng bằng công cụ trực tuyến xml-sitemaps.com

Để có thể tạo XML sitemap website bán hàng bằng công cụ trực tuyến xml-sitemaps.com, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:

Tạo XML sitemap website bán hàng bằng công cụ trực tuyến xml-sitemaps.com
  • Bước 1: Truy cập vào website https://www.xml-sitemaps.com/
  • Bước 2: Nhập URL website bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp vào và nhấp chọn Start (bắt đầu).
  • Bước 3: Sau khi đã chọn Start, trình duyệt sẽ tiến hành chạy và hiển thị ra kết quả cho doanh nghiệp. Tuỳ thuộc website bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp phức tạp hay đơn giản mà khoảng thời gian chờ đợi sẽ có sự khác nhau.
  • Bước 4: Sau khi hệ thống đã load xong, doanh nghiệp sẽ thấy thông báo View Sitemap Details. Tại đây, doanh nghiệp sẽ nhấp chọn và tải sitemap website bán hàng của mình về máy.
  • Bước 5: Sau khi nhấp vào View Sitemap Details, chúng ta sẽ tiến hành lọc những file có tên là sitemap.html, sitemap.xml, ror.xmlurllist.txt. Sau đó, doanh nghiệp hãy bắt đầu tải về máy.
  • Bước 6: Bước cuối cùng là tiến hành upload file XML lên Hosting ở thư mục của trang web và kiểm tra với URL www.example.com/sitemap.xml

Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp:

  • Đối với hệ điều hành Windows: Chúng ta sẽ mở file đã được tải về thông qua ứng dụng Notepad++
  • Đối với hệ điều hành MacOS: Chúng ta sẽ mở file đã được tải về thông qua ứng dụng Sublime Text.

Cách nộp (submit) sitemap cho Google thông qua Google Search Console

Sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất tải sitemap website bán hàng của mình về bằng các bước đã được Magenest hướng dẫn ở phần trước, tiếp theo, chúng ta sẽ cài đặt lại thông số Priority cho URL. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp (submit) sitemap cho Google thông qua Google Search Console.

Cách nộp (submit) sitemap cho Google thông qua Google Search Console

Để nộp sitemap cho Google thông qua Google Search Console, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website https://www.search.google.com/
  • Bước 2: Nhấp chọn vào mục sơ đồ website. 
  • Bước 3: Tại đây, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp sitemap website bán hàng của mình lên và chờ đợi Google cập nhật.

Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng sitemap website bán hàng

Sau khi đã hiểu tổng quan về sitemap website bán hàng, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu lý do vì sao chúng ta cần sử dụng sitemap cho trang web bán hàng trực tuyến của mình nhé!

Hỗ trợ Google index website mới nhanh chóng

Sitemap website bán hàng còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng và rất hữu ích đối với các trang web vừa được doanh nghiệp tạo lập. Các website mới này sẽ luôn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, rắc rối khi được index do chúng sở hữu quá ít các backlink. Chính vì vậy, sitemap sẽ giúp cho các bot trong hệ thống của bộ máy tìm kiếm có thể tìm ra được và thiết lập index cho website của doanh nghiệp. Lúc này, sitemap website bán hàng sẽ thay thế doanh nghiệp thông báo cho công cụ tìm kiếm Google nhanh chóng tiến hành truy cập vào và index trang web mới của mình.

Ảnh hưởng đến quá trình tối ưu SEO

Lý do tiếp theo doanh nghiệp cần sử dụng sitemap website bán hàng chính là do sơ đồ trang web bán hàng trực tuyến có những ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tối ưu SEO trang bán hàng của chúng ta. Sitemap góp phần không nhỏ trong việc thông báo cho các công cụ tìm kiếm như Google biết rằng, website của doanh nghiệp liệu có đạt chuẩn SEO hay không. Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu một số bài viết trên trang web bán hàng trực tuyến của chúng ta nhưng lại không (hoặc chưa) được Google index (ghi vào mục lục). Đây chính là một trường hợp sitemap sẽ đóng vai trò là công cụ khai báo cho công cụ tìm kiếm Google biết về những bài viết này. Nhờ đó, Google sẽ tiến hành index cho các bài viết này dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Sitemap website bán hàng ảnh hưởng đến quá trình tối ưu SEO

Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp:

  • Trước khi triển khai các chiến lược, kế hoạch tối ưu SEO, doanh nghiệp luôn cần thực hiện một việc vô cùng quan trong chính là audit website nhằm kiểm tra trang web bán hàng trực tuyến của mình đã sở hữu sitemap chưa. Nếu chưa có, doanh nghiệp cần tiến hành tạo và nộp sitemap cho Google càng nhanh càng tốt.
  • Song song đó, doanh nghiệp cũng cần triển khai audit và khai báo những mục khác, chẳng như Robots.txt, tạo Google Business, Schema, đăng ký và index doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm Google,… Qua đó, Google có thể nhận biết một cách nhanh chóng và chính xác hơn về doanh nghiệp của mình mà không cần đến một khoảng thời gian dài như vài tháng hay vài năm trước đây mới có thể hiểu được các bước cần làm trước khi tối ưu khi SEO.

Nâng cao trải nghiệm của người dùng

Cuối cùng, sử dụng sitemap website bán hàng, doanh nghiệp còn có thể nâng cao trải nghiệm của người dùng khi truy cập trang web của mình. Sơ đồ trang web bán hàng trực tuyến sẽ giúp khách hàng truy cập có thể nhanh chóng, dễ dàng định hình và hiểu rõ ràng cấu trúc của trang web hơn rất nhiều. Đồng thời, khách hàng cũng có thể truy cập và tìm kiếm các thông tin về sản phẩm – dịch vụ mà họ đang có nhu cầu một cách chính xác nhất. Doanh nghiệp cần lưu ý, sitemap website bán hàng càng đầy đủ, chi tiết, phân cấp và rõ ràng bao nhiêu thì khả năng trang có thể cải thiện, nâng cao trải nghiệm cũng như thu hút người dùng sẽ càng gia tăng hơn bấy nhiêu.

Doanh nghiệp có nên tách nhỏ sitemap website bán hàng không?

Có nên tách nhỏ sitemap website bán hàng không chính là một câu hỏi thường xuyên được nhiều doanh nghiệp thắc mắc. Để có được câu trả lời chính xác nhất, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về vấn đề tách nhỏ sitemap website bán hàng trực tuyến nhé!

Vì sao cần tách nhỏ sitemap và cách tách nhỏ sitemap website cho doanh nghiệp?

Mỗi khi có một bài viết mới trên trang web, doanh nghiệp sẽ thường thêm chúng vào sơ đồ website bán hàng của mình theo thứ tự mới nhất ở đầu và giảm dần về sau. Khi công cụ tìm kiếm Google quét qua đọc file sitemap, Google sẽ dễ dàng index bài viết mới nhất hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp sitemap có rất nhiều đường dẫn, chẳng hạn như 50,000 link, Google sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để tải sitemap đó về và tiến hành phân tích. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp submit các bài viết liên tục, chắc chắn, Google sẽ phải liên lục download file sitemap của mình.

Vì sao cần tách nhỏ sitemap?

Trên thực tế, công cụ tìm kiếm Google sẽ tiến hành kiểm tra lại file sitemap của doanh nghiệp vào khoảng 1 lần/ngày hoặc 1 lần/tuần để đảm bảo không có đường dẫn nào bị bỏ sót. Những plugin sitemap thường sẽ gom lại hàng nghìn đường dẫn chỉ trong 1 sitemap. Chính vì vậy, việc tách nhỏ sitemap để giúp tăng tốc cho công cụ tìm kiếm Google chính là một trong các vấn đề mà doanh nghiệp có thể cân nhắc. Không những vậy, khi chia nhỏ sitemap, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể băng thông bên cạnh việc giúp Google có thể quét chúng dưới tốc độ nhanh nhất.

Để có thể tách nhỏ sitemap website bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp hãy chia khoảng 500 đường dẫn cho mỗi sitemap nếu họ sử dụng các plugin tạo sitemap hoặc nếu chúng sở hữu cấu hình chia nhỏ sitemap. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tách nhỏ sitemap website bán hàng của mình theo dạng phân loại nội dung, bao gồm: sitemap category, sitemap bài viết, sitemap hình ảnh, sitemap video,…

Nếu không tách nhỏ sitemap thì doanh nghiệp cần chú ý những gì?

Nếu không tách nhỏ sitemap, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo hiệu suất trang web cũng như khả năng quản lý đạt những hiệu quả nhất định:

  • Phân chia sitemap thành những phần logic: Doanh nghiệp có thể không tách nhỏ sitemap thành nhiều file nhưng chúng ta vẫn cần tổ chức, sắp xếp chúng thành những phần có tính logic, chẳng hạn như phân theo danh mục các sản phẩm, chia theo loại bài viết,… Cách đơn giản nhất để phân chia sitemap là sử dụng thuộc tính priority (mức độ quan trọng). Mỗi dạng trang sẽ có 1 mức độ quan trọng cao/thấp khác nhau đối với hoạt động kinh doanh trên website của doanh nghiệp, và ta cần đặt mức độ priority khác nhau cho từng dạng trang này để thông báo đầy đủ thông tin cho bot của Google. Priority của từng dạng trang trong file sitemap sẽ trải từ 0.1 đến 1.0, tùy cho admin đặt giá trị để thông báo thông tin chuẩn nhất. 
  • Tối ưu hóa cấu trúc của sitemap: Doanh nghiệp cần đảm bảo cấu trúc của sitemap với những URL sẽ được xây dựng, sắp xếp thật logic và cẩn thận để công cụ tìm kiếm Google có thể hiểu rõ cấu trúc của trang web.
  • Cân nhắc không thêm URL file ảnh vào sitemap: với các website TMĐT kinh doanh những mặt hàng cần nhiều hình ảnh sản phẩm như thời trang, mĩ phẩm, …, chúng ta có thể xem xét không cần đưa URL của những file ảnh sản phẩm này vào file sitemap để giảm tải khối lượng URL trong sitemap
  • Cập nhật thường xuyên: Doanh nghiệp luôn phải duy trì sitemap website bán hàng của chúng ta được cập nhật với những thay đổi mới một cách thường xuyên. Nhờ đó, chúng ta mới có thể cung cấp các thông tin mới nhất cho công cụ tìm kiếm Google.
  • Kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi: Doanh nghiệp cần theo dõi và kiểm tra kỹ lưỡng sitemap của mình định kỳ để nhanh chóng phát hiện và chỉnh sửa các lỗi có nguy cơ phát sinh để tránh tối đa các ảnh hưởng không tốt trong việc Google duyệt trang web của chúng ta.
  • Sử dụng robots.txt: Triển khai file robots.txt sẽ giúp cho việc chỉ định các công cụ tìm kiếm như Google có thể hiểu biết về sitemap cũng như các phần cần chú ý trên trang của chúng ta.

Doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn không tách nhỏ sitemap, tuy nhiên, chúng ta phải đảm bảo thực hiện đầy đủ những lưu ý mà Magenest đã gợi ý trên. Nếu có thể, doanh nghiệp hãy ưu tiên việc tách nhỏ sitemap vì đây sẽ là một giải pháp hiệu quả để có thể cải thiện hiệu suất và tăng tính dễ dàng hơn trong quá trình quản lý trang web bán hàng của mình.

Kết luận

Sitemap website bán hàng giúp doanh nghiệp tối ưu SEO vô cùng hiệu quả đối với doanh nghiệp, hỗ trợ Google index website, nhất là các trang mới được tạo một cách nhanh chóng, dễ dàng cũng như giúp cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng truy cập trang web bán hàng trực tuyến của mình.

Để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về hoạt động quản lý, tối ưu website bán hàng trực tuyến, cách phương pháp quản trị khách hàng cũng như bí quyết kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.