Thương mại điện tử trên thế giới: Thực trạng và xu hướng nổi bật

Thương mại điện tử trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay. Năm 2023, tổng doanh số của thương mại điện tử đạt hơn 20 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ mới bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng. Hãy cùng tìm hiểu thực trạng và xu hướng thương mại điện tử trên thế giới trong bài viết này!

Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới

Thị trường thương mại điện tử đang có xu hướng tăng trưởng, đạt tổng giá trị 20,5 tỷ đô vào 2023. Hai năm trước, doanh số của mua hàng trực tuyến chỉ chiếm 17,8% so với tổng doanh số toàn ngành bán lẻ. Dự kiến, con số này sẽ bứt phá lên 24.5% vào 2025

Hiện nay, tại Hoa Kỳ, thương mại điện tử chiếm gần 1 nghìn tỷ USD doanh số bán lẻ hàng năm, chiếm 13% tổng ngành bán lẻ

Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới

Đến năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) được dự đoán sẽ cao hơn so với các khu vực khác trên toàn thế giới. Nguyên nhân do:

  • Mức độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ
  • Khả năng mua sắm tăng cao, do 85% dân số trung lưu phát triển tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương
  • Một loạt các sáng kiến mới của chính phủ và doanh nghiệp tại APAC đưa ra, đặc biệt là tại Trung Quốc

Xu hướng thương mại điện tử trên thế giới

Đầu tư giải pháp công nghệ phù hợp

Sở hữu nền tảng công nghệ vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải tất cả giải pháp công nghệ và công cụ hỗ trợ đều phù hợp, hiệu quả với mọi doanh nghiệp. Do đó, công ty nên lựa chọn giải pháp có tính linh hoạt, tùy chỉnh cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần loại bỏ những giải pháp lỗi thời để tiết kiệm chi phí, thay thế bằng những giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn. 

Đầu tư giải pháp công nghệ phù hợp

Điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó chính là lựa chọn một nền tảng thương mại điện tử nhằm xây dựng một website kinh doanh. Để xác định đâu là giải pháp phù hợp, doanh nghiệp nên xác định rõ quy mô, ngân sách và yêu cầu cần thiết trước khi bắt tay xây dựng một website thương mại điện tử riêng.  

Headless eCommerce

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa chính xác của Headless eCommerce, doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem qua về cấu trúc của một website nói chung và một website thương mại điện tử web nói riêng, sẽ bao gồm các thành phần chính sau đây:

  • Backend: Đây chính là hệ thống cơ sở dữ liệu hay Database, công cụ khởi tạo và quản lý các nội dung, công cụ quản lý thiết kế và cũng là nơi đóng vai trò lưu trữ những công cụ khác để phát triển các tính năng của một trang web.
  • Frontend: Đây chính là phần giao diện với vai trò hiển thị các nội dung mà phần Backend đã sản xuất theo hệ thống ngôn ngữ lập trình HTML, CSS và Javascript. Frontend cũng là phần mà người dùng sẽ tiếp xúc và tương tác một cách trực tiếp khi họ truy cập website của doanh nghiệp.

Từ cấu trúc trên, chúng ta có thể định nghĩa Headless eCommerce chính là cách tiếp cận mà hai phần Frontend và Backend sẽ tách biệt lẫn nhau và hoạt động ở dạng hai hệ thống hoàn toàn độc lập. Chúng sẽ được liên kết với nhau qua một hệ thống API nhằm đảm bảo thông tin vẫn được chuyển từ Backend đến Frontend khi cần thiết.

Mobile Commerce (thương mại di động)

Thương mại di động (Mobile Commerce hay mCommerce) là những hoạt động mua sắm trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng,… đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ trong và sau đại dịch COVID-19. Những tiến bộ công nghệ như ứng dụng AR, AI, mạng 5G và mua sắm thông qua mạng xã hội thúc đẩy người dùng lựa chọn thiết bị di động để mua sắm trực tuyến. Theo Shopify, doanh số từ Mobile Commerce đạt 620.97 tỷ đô vào năm 2024. Điều này có nghĩa gần 1 nửa (42.9%) giao dịch thương mại điện tử được thực hiện qua di động.

Mua sắm trên thiết bị di động

Mua sắm trên thiết bị di động cũng kéo theo sự phát triển của hình thức mua bán trên mạng xã hội. Theo như dự báo của Shopify, doanh số mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội sẽ tăng gấp 3 vào năm 2025.

Social Commerce (thương mại xã hội)

Thương mại xã hội (Social Commerce) là một hình thức giao dịch thương mại kết hợp giữa các nền tảng mạng xã hội với mô hình thương mại điện tử eCommerce. Khi kinh doanh thương mại xã hội, doanh nghiệp sẽ sử dụng social media phổ biến như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok,… làm phương tiện truyền thông cho các hoạt động mua – bán sản phẩm – dịch vụ cũng như truyền thông, quảng bá hàng hóa mà chúng ta cung cấp đến người dùng.

Social Commerce (thương mại xã hội)

Theo một dự báo của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, giá trị của mô hình này sẽ đạt 2,9 nghìn tỷ đô vào năm 2026 sắp tới. Có thể nói, thương mại xã hội chính là một xu hướng nổi bật trên thị trường thương mại điện tử thế giới mà doanh nghiệp không thể nào bỏ lỡ.

Conversational Commerce (thương mại đối thoại)

Theo sự phát triển của thương mại điện tử thế giới, thương mại đối thoại (hay Conversational Commerce) cũng ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Thương mại đối thoại là một dạng thương mại điện tử vận hành trên các nền tảng di động và tích hợp tính năng trao đổi, giao tiếp giữa người bán với người mua thông qua những ứng dụng chuyên dùng để nhắn tin như: Zalo, Facebook Messenger, Viber, Skype,… 

Theo một báo cáo từ nghiên cứu của Decision Lab và Facebook, trong số những người tiêu dùng ở hình thức trực tuyến trên thế giới, khoảng 53% đến từ mô hình Conversational Commerce. Trong đó, ứng dụng nhắn tin Facebook Messenger chính là nền tảng thương mại đối thoại đông đảo người dùng và phổ biến hàng đầu, tiếp sau đó là các nền tảng thương mại điện tử eCommerce, kênh Instagram và hình thức Livestream.

Các xu hướng MGM/KOL/KOC

Hiện nay, MGM/KOL/KOL chính là xu hướng phổ biến bậc nhất và có tầm ảnh hưởng rất cao đối với thương mại điện tử trên thế giới. Trong đó:

  • MGM (hay Members get Members): Đây là hình thức những khách hàng cũ của doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm – dịch vụ mà họ đã sử dụng cho các đối tượng khách hàng mới và nếu giới thiệu thành công, họ sẽ nhận được một phần phần thưởng nào đó từ doanh nghiệp.
  • KOL (hay Key Online Leaders): Doanh nghiệp sẽ tiến hành hợp tác với những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất định trong trên một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể nào đó trên các nền tảng mạng xã hội nhằm thúc đẩy quá trình bán hàng trở nên hiệu quả hơn.   
  • KOC (hay Key Opinion Consumers): KOC chính là những khách hàng có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường và sẽ mang những tác động mạnh mẽ đến các quyết định mua sắm sản phẩm – dịch vụ của những người dùng khác nhờ vào các chia sẻ mang tính khách quan cũng như những kiến ​​thức chuyên môn đáng tin cậy.
Các xu hướng MGM/KOL/KOC

Xét về tổng quan thương mại điện tử thế giới hiện nay, Facebook, Tiktok và Youtube chính là ba nền tảng thương mại điện tử cực kỳ phổ biến và phù hợp để doanh nghiệp triển khai các chiến lược MGM/KOL/KOC. Xu hướng thương mại điện tử này chắc chắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều hiệu quả cao trong hoạt động Marketing. Cụ thể, theo nghiên cứu của AsiaPac, các chiến dịch MGM/KOL/KOC có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp lên đến 60%.

Short Video Commerce (các Video thương mại ngắn)

Khi các nền tảng mạng xã hội ngày càng bùng nổ, không những hình thức đăng tin (hay Story) 24h được ưa chuộng mà các Video thương mại với thời lượng ngắn (Short Video Commerce) cũng ngày càng trở nên phổ biến. Dạng Video này thúc đẩy mạnh mẽ hành vi mua sắm của các đối tượng người tiêu dùng trẻ tuổi, nhất là những khách hàng thuộc Gen Z.

Theo nghiên cứu của Statista, trong năm 2023, xu hướng sử dụng dạng Video trực tuyến chiếm đến 80% tổng lưu lượng truy cập mạng Internet của người dùng. Con số này cao gấp 15 lần so với thống kê vào năm 2017. Video thương mại với thời lượng ngắn đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một trong các xu hướng thương mại điện tử trên thế giới nổi bật trong những năm tiếp theo.

Green Consumerism (tiêu dùng xanh)

Tiêu dùng xanh (Green Consumerism) là hành vi người tiêu dùng mua sắm những sản phẩm thân thiện hoặc ít gây hại đến môi trường. Song song đó, các sản phẩm này cũng ít hoặc không có hại cho sức khỏe của người dùng. Theo khảo sát của GWI, hiện nay, có đến 60% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các loại sản phẩm đảm bảo tính thân thiện với môi trường.

Buy Now – Pay Later (mua trước – trả sau)

Mua trước trả sau (Buy Now – Pay Later) là một hình thức mua hàng mà người mua sẽ chốt giao dịch và xác nhận trả góp trong một khoảng thời gian được xác định. Hiện nay, một số thương hiệu quốc như MAC hay Narciso Rodriguez đã áp dụng xu hướng này thành công tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam. 

Khôi phục và tối ưu lại chuỗi cung ứng

Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chuyên gia đánh giá, ít nhất đến năm 2023, chuỗi cung ứng mới trở lại bình thường. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp khó có thể lường trước được những lỗ hổng lớn của mạng lưới cung ứng toàn cầu gồm chính trị, thiên tai, dịch bệnh,…

Vậy, làm thế nào để các doanh nghiệp phục hồi hoạt động cung ứng sau đại dịch và giảm thiểu những tác động này? Một vài nhà bán lẻ đã bắt đầu tự xây dựng đội ngũ riêng trong doanh nghiệp để tự quản lý các hoạt động cung ứng, vận chuyển thay vì thuê đối tác cung cấp dịch vụ logistic. Hơn nữa, họ cũng áp dụng các công nghệ nhằm quản lý và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, như ERP. 

Thương mại điện tử trên thế giới: Khôi phục và tối ưu lại chuỗi cung ứng

Với hệ thống ERP, các doanh nghiệp có thể đồng bộ toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp, bao gồm cả thông tin, tình trạng về hàng tồn kho, đơn hàng, vận chuyển,… vào trong một hệ thống. Thông tin sẽ được cập nhật theo thời gian thực, nhà quản lý sẽ nắm bắt tình trạng hàng hóa nhanh chóng. Từ đó, họ sẽ xử lý kịp thời những sự cố phát sinh và dự báo các rủi ro trong tương lai. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm ERP khác nhau, trong đó nổi bật là Odoo ERP. Với Odoo, doanh nghiệp sẽ giải quyết được các vấn đề trong vận hành và quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý hàng tồn và cung ứng hàng hóa.  

Thương mại điện tử B2B phát triển mạnh mẽ

Theo báo cáo về thương mại điện tử B2B của Statista, thị trường dọc đang ngày càng phát triển, đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt của từng ngành. Modern Retail báo cáo rằng các nhà bán lẻ và thương hiệu quan tâm đến việc mua hàng trực tuyến từ các đối tác cung cấp sản phẩm. Dần dần, thương mại điện tử B2B trở nên phát triển.

Abound sàn thương mại điện tử bán buôn tại Mỹ, có nhiệm vụ kết nối các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ lẻ với các doanh nghiệp bán buôn, đã kêu gọi được nguồn vốn 23 triệu đô.  

Trước đây, các nhà bán lẻ thường dựa vào các triển lãm thương mại để kết nối với các nhà bán buôn. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, các sàn thương mại điện tử B2B đã phát triển hơn. Người mua có thể kết nối với nhà cung cấp trong vài phút và nhận được sản phẩm nhanh chóng sau khi đặt hàng.

Nâng cao trải nghiệm và tương tác với khách hàng 

Nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào VR và AR trên nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau. Khách hàng có thể tương tác sâu hơn với sản phẩm, thay vì chỉ nhìn hình ảnh 2D của chúng trên website. Ví dụ như, IKEA phát triển một ứng dụng riêng cho phép người dùng thử các sản phẩm nội thất tại ngay khu vực bạn muốn đặt các sản phẩm đó. Hay như L’oreal sử dụng công nghệ AR để giúp người dùng thử sản phẩm trang điểm trên gương mặt mình.   

Thương mại điện tử trên thế giới: Nâng cao trải nghiệm và tương tác với khách hàng

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã đưa sản phẩm vào thế giới ảo để quảng bá sản phẩm của mình. Điển hình, Nike và Gucci đã tung ra các buổi trình diễn thời trang ngay trên trò chơi thực tế ảo Roblox. Balenciaga đã bắt đầu kinh doanh thời trang tại nền tảng game thực tế ảo Fortnite.  

Kết luận

Xu hướng thương mại điện tử trên thế giới đang ngày càng phát triển và thay đổi mạnh mẽ, hướng đến việc áp dụng các công nghệ mới nhằm đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế thương mại điện tử, từ đó thay đổi linh hoạt trước sự biến đổi của thị trường. 

Để cập nhật các xu hướng mới nhất của thương mại điện tử hiện nay, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.