Rủi ro khi bán hàng online mà doanh nghiệp cần lưu ý

Ngày nay, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng mà doanh nghiệp thuộc các quy mô, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau không thể bỏ qua. Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng vô cùng tuyệt vời, doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro khi bán hàng online.

Trong bài viết sau, Magenest sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết về các rủi ro khi bán hàng online để doanh nghiệp có thể nắm rõ và hạn chế tối đa nhé!

Các rủi ro khi bán hàng online và giải pháp mà doanh nghiệp cần lưu ý

Môi trường cạnh tranh gay gắt

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online mà Magenest kể đến đầu tiên chính là môi trường cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp cần hiểu rằng, để bán hàng trực tuyến, chúng ta không chỉ cần chuẩn bị sản phẩm – dịch vụ hay xây dựng một trang web thương mại điện tử là có thể thu hút khách hàng đến mua sắm. Ngày nay, môi trường kinh doanh trực tuyến ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nhất là khi một mặt hàng, sản phẩm nhưng có đến hàng trăm, hàng nghìn người bán cá nhân, công ty, doanh nghiệp khác cùng lựa chọn bán trên thị trường. Khách hàng sẽ có rất nhiều lựa chọn.

Môi trường cạnh tranh gay gắt là rủi ro khi bán hàng online

Hơn nữa, nếu các đối thủ khác trên thị trường có thể thiết kế nên một trang web bắt mắt và quảng bá nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn thì doanh nghiệp sẽ không có cơ hội thu hút khách hàng, thậm chí là thương hiệu của họ hoàn toàn không được khách hàng biết đến.

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro khi bán hàng online trong môi trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp cần có nhiều giải pháp kỹ lưỡng hơn là chỉ cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng cáo sản phẩm – dịch vụ. 

Một trong những gợi ý cho trường hợp này là doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường và lựa chọn những mặt hàng không có quá nhiều người lựa chọn kinh doanh nhưng vẫn có một số lượng người mua nhất định, chẳng hạn như bán quần áo big size trên nền tảng trực tuyến,… Lúc này, khả năng cạnh tranh gay gắt sẽ được giảm bớt và doanh nghiệp sẽ bán được hàng hóa một cách dễ dàng hơn.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng theo xu hướng, nhiều đối thủ cạnh tranh và số lượng khách hàng cũng nhiều, họ cần tối ưu những nội dung truyền tải về sản phẩm đến khách hàng. Chẳng hạn, doanh nghiệp cần đăng tải các nội dung mô tả sản phẩm nhắm đúng vào nhu cầu của người dùng, các hình ảnh và video minh họa hấp dẫn, kèm theo đó là tối ưu SEO giúp website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Áp lực cạnh tranh về giá

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online tiếp theo chính là áp lực cạnh tranh về giá. Ngày nay, với sự hỗ trợ của các công cụ tìm kiếm, khách hàng rất dễ dàng tra cứu thông tin về mặt hàng họ chuẩn bị mua sắm, trong đó, một vấn đề quan trọng mà họ luôn lưu ý chính là mức giá. Lúc này, khách hàng sẽ bắt đầu có sự so sánh về mức giá giữa sản phẩm – dịch vụ của những thương hiệu khác nhau và nếu các đối thủ của doanh nghiệp đang bán cùng mặt hàng nhưng lại có mức giá rẻ hơn nhiều, khách hàng sẽ dễ bị thu hút hơn. Lúc này, dù sản phẩm của doanh nghiệp có mang lại nhiều lợi ích đến đâu thì khách hàng cũng sẽ không ưu tiên lựa chọn.

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro khi bán hàng online với áp lực cạnh tranh về giá, doanh nghiệp cần xác định rõ rằng giá thành, tuy không phải là yếu tố hàng đầu quyết định nhưng vẫn là một yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hành vi mua sắm và chốt đơn giao dịch cuối cùng của khách hàng. Nếu doanh nghiệp luôn lựa chọn cạnh tranh giảm giá với các đối thủ cạnh tranh thì thương hiệu của chúng ta sẽ khó có thể duy trì và phát triển dài lâu.

Áp lực cạnh tranh về giá là rủi ro khi bán hàng online

Lúc này, thay vì điều chỉnh mức giá bán thấp xuống, doanh nghiệp hãy xem xét và triển khai kế hoạch bổ sung các dịch vụ tăng thêm cho khách hàng, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ miễn phí giao hàng và giao hàng hỏa tốc trong 2 giờ với các các khách hàng có địa chỉ nhận hàng nội thành.
  • Dịch vụ bảo hành, nâng cấp, chỉnh sửa sản phẩm miễn phí trọn đời (dành cho các mặt hàng như quần áo, phụ kiện và trang sức, các sản phẩm công nghệ – kỹ thuật,…).
  • Bổ sung các chính sách về đổi – trả hàng dễ dàng, linh hoạt.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thêm lý do vì sao các đối thủ cạnh tranh lại thiết lập mức giá thấp như thế này, liệu họ đang nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc họ đang xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh nào hỗ trợ cho chiến lược giá,… Từ đó, doanh nghiệp sẽ học hỏi, rút kinh nghiệm thêm và có thể cải thiện được những chiến lược về giá bán hàng trực tuyến của mình hiệu quả hơn rất nhiều.

Đối thủ cạnh tranh không lành mạnh

Rủi ro

Vấn đề đối thủ cạnh tranh không lành mạnh cũng là một trong những rủi ro khi bán hàng online doanh nghiệp cần chú ý. Đây chính là một rủi ro ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh, danh tiếng thương hiệu, số lượng khách hàng tiềm năng cũng như doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Bằng những phương pháp không lành mạnh khác nhau, một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ lấy trộm thông tin – dữ liệu khách hàng để từ đó tiến hành lôi kéo khách hàng về phía họ.

Đôi khi, doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải những tình huống các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh tung ra những tin đồn sai sự thật về thương hiệu của mình khiến khách hàng hoang mang, lo lắng, rời bỏ hoặc không quay lại mua sắm với thương hiệu của chúng ta nữa. Việc này không những ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín thương hiệu trên thị trường.

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro khi kinh doanh online gặp tình trạng đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp cần thực hiện những việc sau:

  • Khẳng định uy tín, hình ảnh và danh tiếng thương hiệu trên thị trường, luôn chỉn chu và chuyên nghiệp ở từng bước trong quy trình kinh doanh cũng như trong việc giao tiếp, tương tác với khách hàng.
  • Tập trung vào chất lượng sản phẩm – dịch vụ nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cùng lòng tin của khách hàng về hàng hóa của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh không lành mạnh là rủi ro khi bán hàng online
  • Bảo mật thông tin – dữ liệu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể xem xét triển khai các phần mềm CRM với nghiệp vụ quản lý khách hàng chuyên nghiệp để đảm bảo thông tin – dữ liệu của khách hàng không bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp.
  • Luôn tôn trọng, tích cực và nhiệt tình tiếp nhận các phản hồi, đánh giá của khách hàng, dù là khen hay chê và từ đó, có những biện pháp cải thiện thiếu sót và phát huy các điểm mạnh của thương hiệu.

Không tạo được dấu ấn thương hiệu

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online tiếp theo chính là doanh nghiệp không tạo được dấu ấn thương hiệu riêng. Hãy lưu ý rằng, dù chúng ta kinh doanh trực tuyến theo hình thức cá nhân tự bán hàng, công ty nhỏ hay là các doanh nghiệp lớn thì đều phải khẳng định được dấu ấn thương hiệu của mình trong mắt khách hàng cũng như trên thị trường. Nếu không làm được điều này, khách hàng sẽ dễ dàng lãng quên và khi có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ, họ sẽ tìm đến những thương hiệu có tên tuổi khác hoặc những thương hiệu mà họ đã ghi nhớ để mua sắm mặt hàng đó. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ không còn cơ hội quảng bá sản phẩm – dịch vụ của mình và bán được hàng thành công nữa.

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro bán hàng online mà không tạo được dấu ấn thương hiệu, doanh nghiệp cần thiết kế cho mình một logo của riêng mình. Bên cạnh logo, doanh nghiệp có thể sáng tạo thêm một slogan gợi nhớ về thương hiệu hay sản phẩm – dịch vụ nổi bật nhất trong số những mặt hàng mà chúng ta đang kinh doanh. 

Đối với việc thiết kế logo đặc trưng này, những người bán hàng dạng cá nhân hoặc các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể tiết kiệm chi phí khi tận dụng các trang web trực tuyến hỗ trợ thiết kế logo từ những mẫu có sẵn miễn phí hoặc chi phí cực kỳ thấp thay vì phải tốn nhiều tiền thuê các chuyên gia về đồ họa làm điều này. 

Vấn đề xây dựng lòng tin với khách hàng

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online tiếp theo chính là vấn đề xây dựng lòng tin với khách hàng. Khi bán hàng trực tuyến qua mạng Internet, khách hàng chỉ có thể xem xét thông qua hình ảnh minh họa nên không thể biết rõ và tin được chất lượng của sản phẩm. Họ sẽ đặc ra nhiều thắc mắc như: Màu sắc thực tế có giống hình ảnh quảng cáo không? Chất liệu có bị pha trộn thêm hay không?…

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro khi bán hàng online xây dựng lòng tin với khách hàng, doanh nghiệp cần cập nhật đầy đủ, chính xác và rõ ràng các thông tin và hình ảnh mô tả sản phẩm trên website, không nói quá lên và cũng không che giấu. Với các hình ảnh minh họa, chúng ta nên đăng tải nhiều góc độ khác nhau của sản phẩm thay vì chỉ 1-2 tấm hình chính diện. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần bổ sung thêm các video minh họa hoặc những Livestream bán hàng để đảm bảo tính trực quan và góp phần xây dựng lòng tin với khách hàng của mình.

Việc thu hút và giữ chân khách hàng

Rủi ro

Thu hút và giữ chân khách hàng cũng là một rủi ro khi bán hàng online mà doanh nghiệp cần chú ý. Ngày nay, khi rất nhiều thương hiệu đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến thì việc khách hàng chỉ mua sắm một lần rồi không quay trở lại là điều không thể tránh khỏi nếu doanh nghiệp không có các chiến lược giữ chân hiệu quả. 

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro khi bán hàng online cần thu hút và giữ chân khách hàng, doanh nghiệp xây dựng được nét riêng biệt về sản phẩm – dịch vụ, nhất là những điểm này phải nhắm đến các mong muốn, nhu cầu của khách hàng để có thể dễ dàng hơn trong việc giữ chân họ quay trở lại sau này. 

Việc thu hút và giữ chân khách hàng

Bên cạnh việc xây dựng giá trị và đảm bảo chất lượng hàng hóa, doanh nghiệp cũng cần tối ưu mọi bước trong quá trình bán hàng từ thanh toán, vận chuyển, tư vấn, chăm sóc trước và sau mua hàng,… để mang lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Có như vậy, khách hàng mới bị thu hút, giữ chân, quay trở lại mua sắm những lần sau và về lâu dài, trở thành những khách hàng trung thành với thương hiệu của chúng ta.

Khó khăn về vốn

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online tiếp theo chính là khó khăn về vốn – một vấn đề mà hầu như doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh trực tuyến đều phải cân nhắc, suy xét thật cẩn thận. Nếu nguồn vốn của doanh nghiệp không nhiều thì quá trình kinh doanh chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi cạnh tranh số lượng và giá khuyến mãi sản phẩm – dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh cũng như khi triển khai các chiến lược Marketing nhằm thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro bán hàng online gặp nhiều khó khăn về vốn, doanh nghiệp có thể cân nhắc thực hiện những việc sau:

  • Nhập hàng với số lượng lớn từ các nhà cung cấp và đàm phán với mức giá sỉ nhằm giúp chúng ta tiết kiệm đáng kể so với khi nhập hàng số lượng ít với mức giá lẻ.
  • Nhập hàng từ chính các nhà sản xuất thay vì thông qua nhiều trung gian cung cấp để có được mức giá vốn của hàng hóa, sản phẩm rẻ hơn rất nhiều.
  • Áp dụng chiến lược xoay vòng vốn để đảm bảo duy trì quy trình bán hàng mà vẫn có vốn và có lời cho doanh nghiệp. 
  • Ứng dụng chiến lược Marketing 0 đồng, chẳng hạn như: quảng bá trên các kênh Social Media, quảng bá chéo giữa các doanh nghiệp hợp tác với nhau, xây dựng website thương mại điện tử của mình thật chỉn chu, chuyên nghiệp, thu hút người dùng truy cập,…

Khó khăn khi quản lý đa kênh

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online tiếp theo chính là khó khăn khi doanh nghiệp quản lý đa kênh. Phân phối và bán hàng hóa ở nhiều kênh khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao doanh số và lợi nhuận, tuy nhiên, lúc này, doanh nghiệp cần phải thực hiện rất nhiều quy trình và công việc liên quan đến từng kênh khác nhau, chẳng hạn như theo dõi đơn hàng, kiểm soát hàng tồn kho cùng các thông tin – dữ liệu khách hàng, quản lý đội ngũ nhân viên,… 

Khó khăn khi quản lý đa kênh

Ngoài ra, việc thiếu kinh nghiệm trong quản lý bán hàng đa kênh, nhất là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc những người bán hàng, chủ shop cá nhân cũng là một trong những khó khăn, thách thức mà chúng ta cần phải lưu ý.

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro khi kinh doanh online quản lý đa kênh, doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng và triển khai một hệ thống quản lý bán hàng và hàng hóa được đồng bộ một cách chính xác với tất cả những kênh bán hàng của mình. Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp có thể quản lý toàn diện và chặt chẽ toàn bộ quy trình kinh doanh online mà không lo lắng mình đã bỏ sót các yếu tố, công đoạn nào trong hoạt động.

Đơn vị vận chuyển không chuyên nghiệp

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online khác mà doanh nghiệp cần lưu ý là vấn đề đơn vị vận chuyển không chuyên nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp hợp tác cùng các shipper cá nhân hoặc các công ty không có uy tín, thiếu sự chuyên nghiệp. Nếu đơn vị vận chuyển hoặc shipper cá nhân giao hàng chậm trễ, không cẩn thận gây nhiều sai sót về sản phẩm trong quá trình vận chuyển,… sẽ khiến cho khách hàng khi nhận sản phẩm cảm thấy không hài lòng, đánh giá xấu và không quay trở lại mua hàng. Không những vậy, nếu thái độ của bên giao nhận không nhiệt tình, chuyên nghiệp, khách hàng cũng sẽ cảm thấy thất vọng, ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. 

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro khi kinh doanh online với đơn vị vận chuyển bán hàng trực tuyến không chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần lựa chọn hợp tác với những công ty giao nhận có uy tín và nổi tiếng trên thị trường thay vì những Shipper cá nhân hoặc các công ty nhỏ, không đảm bảo danh tiếng. Mức chi phí của các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp có thể cao hơn, tuy nhiên họ sẽ đảm bảo được trải nghiệm tốt đẹp cho khách hàng khi nhận hàng. Không những vậy, nhiều đơn vị vận chuyển danh tiếng vẫn có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp hợp tác với số lượng đơn hàng lớn.

Khách hàng thường xuyên hủy đơn hoặc không nhận hàng

Rủi ro

Rủi ro khi bán hàng online tiếp theo chính là khách hàng thường xuyên hủy đơn hoặc không nhận hàng, khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho việc gửi hàng đi và hoàn hàng về. Thậm chí, đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực F&B hoặc bán các sản phẩm có hạn sử dụng ngắn ngày, các sản phẩm có khả năng bể vỡ cao trong quá trình vận chuyển,… thì gần như doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu vấn đề lỗ vốn khi khách không nhận hàng.

Giải pháp

Để giải quyết được rủi ro bán hàng online với tình trạng khách hàng thường xuyên hủy đơn hoặc không nhận hàng, doanh nghiệp cần bổ sung thêm việc gọi điện xác nhận đơn với khách trước khi tiến hành giao hàng. Không những vậy, đối với những hàng hóa, sản phẩm mắc tiền, doanh nghiệp có thể thiết lập việc khách hàng cần phải đặt cọc một phần hoặc thanh toán trước rồi mới tiến hành quá trình vận chuyển.

Khách hàng thường xuyên hủy đơn hoặc không nhận hàng

Mặt khác, phía doanh nghiệp cũng cần đảm bảo vận hành hoạt động kinh doanh đúng quy chuẩn, tránh chuẩn bị hàng hóa hư hỏng hay móp méo giao cho khách khiến khách hàng cảm cảm thấy thất vọng và hủy đơn.

Chuẩn bị từ xa cho các rủi ro khi bán hàng online

Bán hàng trực tuyến, dù là đối với người mới gia nhập thị trường hay những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều năm thì đều không thể hoàn toàn tránh khỏi những rủi ro, khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nghiên cứu, nắm rõ và hạn chế những điều này nếu có những phương pháp hiệu quả. 

Để chuẩn bị từ xa cho các rủi ro khi bán hàng online trên, doanh nghiệp cần áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Không ngừng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, xem xét các đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu về sản phẩm – dịch vụ mình đang kinh doanh, tìm hiểu các đối tác, những nhà cung cấp, nhà sản xuất,… để từ đó, dự đoán và xác định được những rủi ro có khả năng xảy ra từ cao nhất đến thấp nhất.
  • Khi giải quyết cụ thể những rủi ro bán hàng online, doanh nghiệp cần sắp xếp các rủi ro này theo thứ tự từ khó khăn, nguy cơ cao nhất đến không quá cấp bách để có thể ưu tiên khắc phục hiệu quả đối với từng vấn đề.

Kết luận

Hiểu rõ về các rủi ro khi bán hàng online, doanh nghiệp sẽ sớm có những phương pháp giúp hạn chế và tránh xa các khó khăn, thách thức này nhằm tối ưu được các lợi ích về doanh số, lợi nhuận cũng như danh tiếng thương hiệu trên thị trường.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích về quản trị bán hàng trực tuyến, các bí quyết kinh doanh thương mại điện tử cùng những kiến thức mới nhất trong ngành, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.