Chi phí bán hàng online: Cách tối ưu và các chi phí doanh nghiệp cần lưu ý

Trong hoạt động kinh doanh, việc tính toán và tối ưu chi phí bán hàng online giúp doanh nghiệp tăng trưởng được mức lợi nhuận kinh doanh trực tuyến hiệu quả bấy nhiêu.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu các loại chi phí bán hàng online, các tính toán và tối ưu những chi phí này như thế nào nhé!

Chi phí bán hàng online là gì?

Chi phí bán hàng online chính là khoản chi phí được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích xây dựng và thiết kế nên một quy trình bán hàng online hoặc cho hoạt động cung cấp các sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng. Các loại chi phí bán hàng online bao gồm những khoản phí cơ bản như: chi phí nhập hàng, chi phí thiết kế website, tiền lương trả nhân sự, chi phí đóng gói và vận chuyển,… 

Việc xác định chi phí bán hàng online một cách rõ ràng và chính xác là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sản phẩm – dịch vụ được định giá đúng và mang lại cho doanh nghiệp mức tỷ suất lợi nhuận gộp phù hợp và hiệu quả. Từ đó, các cấp quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận.

Các loại chi phí bán hàng online doanh nghiệp cần lưu ý

Sau khi đã hiểu về khái niệm chi phí bán hàng online là gì, tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các loại chi phí mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình kinh doanh trực tuyến là những gì nhé!

Chi phí sản phẩm

Chi phí bán hàng online đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chi phí sản phẩm. Sau khi doanh nghiệp xác định được lĩnh vực và mặt hàng mà mình quyết định kinh doanh, tiếp theo, doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định mức giá của các sản phẩm này. Giá của sản phẩm – dịch vụ sẽ được quyết định từ nhiều yếu tố khác nhau, một yếu tố quan trọng trong số đó chính là chi phí sản phẩm.

Chi phí sản phẩm là chi phí bán hàng online

Để xác định chi phí sản phẩm, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Mặt hàng kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp là trực tiếp sản xuất hay được nhập từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất khác?
  • Các nguyên vật liệu – sản phẩm mà doanh nghiệp nhập có xuất phát từ nguồn nào? Quá trình này có tốn thêm các chi phí nào khác không?

Chi phí nhập hàng

Chi phí bán hàng online tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chi phí nhập hàng. Nếu doanh nghiệp không đầu tư tự sản xuất mà chọn cách nhập sản phẩm từ các nhà cung cấp, cửa hàng tổng hợp, kho hàng khác,… để bán trực tuyến thì họ sẽ cần quan tâm đến các loại chi phí sau: phí vận chuyển hàng hóa, phí thông quan Cục Hải quan (nếu doanh nghiệp chọn nhập hàng quốc tế).

Chi phí thương hiệu

Sau khi tính toán các chi phí sản phẩm và chi phí nhập hàng, chi phí bán hàng online tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chi phí thương hiệu. Đây là chi phí giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược thu hút, tiếp cận và xây dựng danh tiếng thương hiệu của mình đối với khách hàng, bao gồm: chi phí in ấn tem nhãn trên bao bì đóng gói, chi phí xây dựng và phát triển website, fanpage bán hàng,…

Chi phí thương hiệu là chi phí bán hàng online

Ngày nay, nếu doanh nghiệp kinh doanh online không tập trung mạnh mẽ để phát triển thương hiệu thì chúng ta sẽ không thể cạnh tranh và tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ khác trên thị trường. Dù cho chất lượng sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp có tốt đến đâu nhưng khách hàng lại hoàn toàn không nhớ đến thương hiệu thì cũng sẽ rất khó khăn để bán được hàng và gia tăng lợi nhuận.

Chi phí truyền thông, quảng cáo

Tiếp theo, chi phí bán hàng online còn bao gồm chi phí truyền thông, quảng cáo. Khi bắt đầu kinh doanh cửa hàng trực tuyến, doanh nghiệp cần thu hút khách hàng nhận biết rõ sự hiện diện của doanh nghiệp và các sản phẩm – dịch vụ mà mình đang cung cấp. Bên cạnh việc đầu tư phát triển thương hiệu thì ứng dụng các công cụ truyền thông, quảng cáo online hữu ích là một điều không thể thiếu. Trước khi triển khai hoạt động truyền thông, quảng cáo trên nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp hãy xác định rõ ràng tệp đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, những nền tảng và công cụ quảng cáo doanh nghiệp sẽ ứng dụng cũng như các nội dung và chính sách quảng cáo trên từng kênh. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược đạt được hiệu quả tối ưu và tiết kiệm ngân sách tốt nhất có thể.

Chi phí xây dựng website bán hàng

Chi phí bán hàng online tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chi phí xây dựng website bán hàng. Hiện nay, mặc dù trên thị trường có rất nhiều các nền tảng bán hàng trực tuyến sẵn có như mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử với số lượng người dùng đông đảo như Shopee, Lazada, Tiki,… những việc xây dựng riêng cho mình một website bán hàng là điều vô cùng cần thiết.

Chi phí xây dựng website bán hàng là chi phí bán hàng online

Khi xây dựng một website bán hàng của riêng mình, doanh nghiệp sẽ có được sự chuyên nghiệp, chỉn chu hơn cho thương hiệu của mình trước khách hàng, đồng thời, website bán hàng còn là một kênh thông tin và bán hàng trực tuyến chính chủ của riêng từng doanh nghiệp. Trên website bán hàng của mình, doanh nghiệp có thể thoải mái và linh hoạt giới thiệu về các sản phẩm – dịch vụ, thiết lập các chương trình giảm giá, khuyến mãi,… mà không bị ràng buộc quá nhiều bới chính sách của riêng từng nền tảng khác. Nhờ đó, chúng ta sẽ tăng khả năng khách hàng chốt đơn thành công hơn rất nhiều.

Để có thể xây dựng nên một website bán hàng chỉn chu, chuyên nghiệp và thu hút người dùng truy cập trong trường hợp không có sẵn một đội ngũ chuyên gia lập trình tay nghề cao, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các Agency cung cấp các giải pháp thiết kế website thương mại điện tử với chất lượng cao và chi phí tùy thuộc vào nhu cầu về việc tích hợp thêm các tính năng và tiện ích mà doanh nghiệp đặt ra.

Chi phí hoạt động trên các sàn thương mại điện tử và social media

Nếu doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử thì chúng ta cần phải trả một khoản chi phí duy trì cửa hàng trực tuyến của mình trên nền tảng đó và đây chính là chi phí bán hàng online tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý tính toán một cách rõ ràng, chính xác nhất.

Chi phí hoạt động trên các sàn thương mại điện tử và Social Media

Sau đây là một số mức chi phí để người bán duy trì hoạt động trên các sàn thương mại điện tử và các nền tảng social media phổ biến hiện nay, bao gồm:

  • Shopee: chi phí người bán cần trả là 2.5% tổng giá trị đơn hàng.
  • Lazada: không thu phí với người bán nhưng vẫn có những khoản chi phí xử lý đơn hàng, các chi phí cố định mỗi tháng.
  • Tiktok Shop: chi phí người bán cần trả là 2.5% (đã bao gồm thuế) với mỗi giao dịch.

Chi phí quản lý kho hàng

Trong hình thức bán hàng trực tuyến, tuy doanh nghiệp không phải tốn tiền thuê mặt bằng nhưng vẫn cần chi tiêu một khoản chi phí nhất định để quản lý kho hàng cùng số lượng sản phẩm tồn kho của mình. Khi quy mô kinh doanh ngày càng phát triển, việc quản lý kho hàng sẽ ngày càng được mở rộng và quy trình cũng phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bên cạnh chi phí thuê kho, doanh nghiệp cũng cần đầu tư thêm một phần mềm hỗ trợ theo dõi và kiểm soát tồn kho một cách chính xác, đơn giản, tiết kiệm hiệu quả công sức và thời gian cho mình.

Chi phí đóng gói

Chi phí bán hàng online tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chi phí đóng gói. Đối với các loại hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh, dễ móp, dễ vỡ hoặc đơn hàng F&B cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… thì doanh nghiệp cần đầu tư chỉn chu hoạt động đóng gói nhằm giúp đơn hàng được giao đến khách hàng trong điều kiện tốt nhất. Để hoàn tất được quy trình này, doanh nghiệp cần xác định rõ mức chi phí cho việc đóng gói để tránh sai sót và gây ảnh hưởng đến mức lợi nhuận cuối cùng.

Chi phí vận chuyển

Kinh doanh thương mại điện tử phát triển dẫn đến nhiều dịch vụ hỗ trợ cũng bùng nổ theo, trong đó có dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Để giao đơn hàng đến với người mua ở nhiều nơi khác nhau, doanh nghiệp cần hợp tác với các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp để đảm bảo tiết kiệm hiệu quả mức chi phí này thay vì tự thuê riêng một đội vận chuyển nội bộ. Đối với chi phí vận chuyển này, doanh nghiệp cần tính toán chính xác để có thể thiết lập các chiến lược Freeship cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận trên mỗi đơn hàng.

Chi phí nhân sự

Chi phí bán hàng online tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chi phí nhân sự. Ban đầu, khi quy mô doanh nghiệp chưa quá phát triển, chúng ta có thể chỉ cần 3-5 nhân sự đảm nhận tất cả các công đoạn tư vấn, đóng gói và kiểm soát việc giao hàng. 

Chi phí nhân sự là chi phí bán hàng online

Tuy nhiên, khi kinh doanh đã dần phát triển mạnh mẽ với quy mô tầm trung – lớn, chúng ta sẽ cần một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp với từng vai trò cụ thể như: tư vấn và chăm sóc khách hàng, theo dõi đơn hàng và quá trình vận chuyển, quản lý kho, xây dựng nội dung truyền thông, tổ chức sự kiện,… Và nếu doanh nghiệp triển khai lâu dài việc livestream bán hàng thì chúng ta cần có thêm nhân viên lọc bình luận, chốt đơn trực tiếp,…

Chi phí dự phòng phát sinh rủi ro

Chi phí dự phòng phát sinh rủi ro là khoản tiền không được doanh nghiệp dùng đến nhưng lại vô cùng quan trọng và không thể thiếu khi doanh nghiệp tính toán và phân bổ các chi phí bán hàng online. Chi phí dự phòng phát sinh rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp phần nào tránh được những tình huống phát sinh các chi phí không cần thiết và kiểm soát ổn định được toàn bộ quy trình kinh doanh trực tuyến đang diễn ra. 

Cách tính chi phí bán hàng online cho doanh nghiệp

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về cách tính chi phí bán hàng online thật hiệu quả nhé!

Tính chi phí bán hàng online theo kênh bán hàng

Website

Để xây dựng và triển khai website bán hàng, doanh nghiệp cần lưu ý tính toán hiệu quả các khoản chi phí sau đây:

  • Chi phí mua và duy trì tên miền cho website mỗi năm.
  • Chi phí thuê và duy trì hosting mỗi năm.
  • Chi phí thuê các Agency chuyên nghiệp lập trình và thiết kế website.
  • Chi phí xây dựng nội dung, hình ảnh, banner, video,… chuyên nghiệp để giao diện website thu hút người dùng.
  • Chi phí bảo trì và nâng cấp website mỗi năm.
  • Một số chi phí khác.

Social media

Social media chính là nền tảng bán hàng miễn phí và đem đến cho doanh nghiệp mức lợi nhuận cao nhờ có sẵn một tệp khách hàng vô cùng rộng lớn. Song song đó, đây cũng là thị trường bán hàng online cạnh tranh cực kỳ gay gắt.  

Nếu doanh nghiệp lựa chọn social media làm nền tảng kinh doanh chính và bán hàng trên kênh Facebook thì cần lưu ý tính toán cẩn thận các loại chi phí sau đây:

  • Chi phí triển khai các chiến dịch quảng cáo (phí chạy ads – nếu có). 
  • Nguyên liệu chạy ads (thuê Agency sáng tạo nội dung, video, hình ảnh chuyên nghiệp,…).
  • Một số chi phí khác.
Trên Social Media

Bên cạnh Facebook, hiện nay, TikTok nói chung và TikTok Shop nói riêng chính là một nền tảng mới có tốc độ phát triển vượt bậc với vô vàn ưu đãi dành cho cả phía người bán và người mua. Nếu doanh nghiệp bán hàng online trên TikTok, chúng ta cần lưu ý tính toán cẩn thận các loại chi phí sau đây:

  • Chi phí cho mỗi giao dịch trên TikTok Shop: 2.5%
  • Chi phí triển khai các chiến dịch quảng cáo (phí chạy ads – nếu có).
  • Thuê KOLs/KOCs quảng cáo (nếu có).
  • Một số chi phí khác.

Theo dự đoán, trong tương lai thì TikTok nói chung và TikTok Shop nói riêng có thể phát sinh thêm một số chi phí khác tương tư như trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,… Tuy nhiên, đây vẫn là một kênh bán hàng trực tuyến mới có rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nhanh chóng hàng đầu thị trường trong thời gian sắp tới.   

Sàn thương mại điện tử

Những sàn thương mại điện tử hiện nay có cách tính chi phí bán hàng online tương tự nhau, chỉ khác nhau về phần trăm các loại chi phí khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chi phí người bán thanh toán cho mỗi giao dịch thành công.
  • Chi phí cố định cho sàn.
  • Một số chi phí dịch vụ.
  • Chi phí triển khai các chiến dịch quảng cáo (phí chạy ads – nếu có).

Tính chi phí bán hàng online theo giá bán trung bình của thị trường

Nếu không tính đến yếu tố danh tiếng thương hiệu thì một sản phẩm – dịch vụ bán trực tuyến muốn đạt được mức doanh số tốt thì cần đảm bảo 2 yếu tố: Tính năng tốt hơn + Mức giá rẻ bằng hoặc rẻ hơn thị trường. Nếu mức giá trung bình của thị trường kinh doanh trực tuyến cao thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể nâng cao mức giá sản phẩm – dịch vụ của mình lên nhằm tăng mức lợi nhuận.

Ngoài ra, đối với các sản phẩm chạy quảng cáo mà thiết lập các Camp Test mức giá CR (hay tỷ lệ chuyển đổi) thấp thì doanh nghiệp cần xem xét lại các yếu tố giá bán hoặc Landing page trên website. Còn đối với các sản phẩm tính chất đơn giản với mức giá tầm trung và rẻ thì khoảng 80 – 90% vấn đề nằm ở giá bán. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần xem xét để điều chỉnh mức giá nhằm tăng CR. Khi chỉ số CR cao thì doanh nghiệp mới bán được nhiều đơn hàng hơn.

Cách tối ưu chi phí bán hàng online hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong phần tiếp theo, để đạt được mức lợi nhuận hiệu quả khi kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về cách tối ưu chi phí bán hàng online thật hiệu quả nhé!

Xác định thị trường kinh doanh phù hợp

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định thị trường kinh doanh phù hợp. Dù kinh doanh trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng cần có một tệp các đối tượng khách hàng để tập trung hướng đến. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh online sản phẩm giày cao gót có mức giá tầm trung, họ nên hướng vào tệp đối tượng khách hàng là các nhân viên nữ làm văn phòng, công sở. Sau khi đã xác định rõ ràng, chính xác thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp sẽ tiến hành tối ưu các chi phí truyền thông – Marketing. Khi đã định vị và nhắm quảng cáo đến đúng các khách hàng mục tiêu trên thị trường, giúp cho quá trình chốt đơn hàng thành công và đạt hiệu quả về doanh số, lợi nhuận cao hơn rất nhiều.

Lựa chọn hình thức cộng tác viên hoặc Affiliate Marketing

Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức cộng tác viên hoặc Affiliate Marketing để quảng bá cho sản phẩm – dịch vụ mình với mức chi phí tiết kiệm hơn nhiều so với khi hợp tác cùng các KOLs/KOCs nổi tiếng. Với hình thức cộng tác viên hoặc Affiliate Marketing, doanh nghiệp không cần phải tiêu tốn một số tiền lớn ở thời điểm ban đầu mà khi các cộng tác viên hoặc các đối tượng làm Affiliate Marketing quảng bá và chốt đơn thành công sản phẩm – dịch vụ, chúng ta mới tiến hành chi trả khoản tiền hoa hồng theo đúng thỏa thuận ban đầu với họ cho mỗi đơn hàng đã hoàn tất.

Affiliate Marketing

Hiện nay, hình thức cộng tác viên hoặc Affiliate Marketing ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở hai nền tảng TikTok và Facebook. Các cộng tác viên hoặc các đối tượng làm Affiliate Marketing của doanh nghiệp không cần thiết là một nhân vật nổi tiếng mà chỉ cần là những người tiêu dùng bình thường với các ý kiến đánh giá chân thực về sản phẩm – dịch vụ. Chính sự chân thực đó sẽ thu hút những khách hàng tiềm năng khác trên nền tảng đặt hàng theo.

Quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa kênh

Ngày nay, công nghệ thông tin và mạng Internet ngày càng phát triển, doanh nghiệp càng có thêm nhiều cơ hội để thu hút, tiếp cận khách hàng trên đa kênh online, bao gồm: social media (Facebook, Instagram, TikTok, Zalo,…) các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada,…) hay website bán hàng,… Triển khai đa dạng các nền tảng bán hàng online với chiến lược tối ưu mức chi phí tiếp cận khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhận diện thương hiệu cùng doanh số bán hàng một cách đáng kể.

Một điều doanh nghiệp cần lưu ý khi lựa chọn bán hàng đa kênh là chúng ta cần phân bổ chi phí xây dựng các kênh một cách hiệu quả nhằm tạo nên các thông điệp bán hàng một cách thống nhất, có thể dẫn dắt người dùng truy cập mua sắm ở các kênh khác nhau mà không khiến họ thắc mắc, lo lắng vì sự không đồng nhất sản phẩm – dịch vụ hay giá cả trên các nền tảng với nhau.

Triển khai các phần mềm hỗ trợ bán hàng trực tuyến

Khi quy mô của hoạt động bán hàng online ngày càng phát triển, mỗi ngày, doanh nghiệp sẽ tiếp nhận hàng chục, hàng trăm nghìn cuộc hội thoại của khách hàng đến từ nhiều nền tảng khác nhau. Nếu quá trình tư vấn, chăm sóc và quản lý khách hàng được thực hiện theo cách thủ công thì chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều chi phí nhân sự, thời gian và công sức. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần trang bị cho mình các công cụ hỗ trợ hoạt động xử lý đơn hàng cũng như tư vấn, chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp và thuận lợi hơn.

Các phần mềm hỗ trợ

Hiện nay, một trong những phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến được nhiều doanh nghiệp đa dạng quy mô và ngành nghề khác nhau như Flexfit, 24H Visa, Mirae Asset,… tin dùng chính là Odoo ERP. Odoo ERP sở hữu hàng loạt tính năng hữu ích vượt trội, chắc chắn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả trong quá trình triển khai hoạt động bán hàng online. Là Đối tác Bạc của Odoo tại thị trường Việt Nam, Magenest tự hào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp triển giải pháp một cách toàn diện để quản trị quy trình kinh doanh trực tuyến cũng như tối ưu chi phí bán hàng online một cách hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về giải pháp Odoo ERP trong link sau đây nhé!

Kết luận

Tính toán và tối ưu chi phí bán hàng online tiết kiệm bao nhiêu, doanh nghiệp sẽ vận hành quy trình bán hàng online thuận lợi và tăng trưởng được mức lợi nhuận kinh doanh trực tuyến hiệu quả bấy nhiêu.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.