Phát triển thương mại điện tử trong doanh nghiệp: Điều kiện và kế hoạch thực hiện

Theo như báo cáo của Statista, doanh thu từ thương mại điện tử ước tính sẽ đạt 5,908 tỷ đô vào năm 2023, tăng 20,79% so với năm 2022. Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển hướng từ kinh doanh offline sang kinh doanh online với mong muốn tăng doanh thu và mở rộng thị trường. Doanh nghiệp cần hiểu rõ những điều kiện phát triển thương mại điện tử để vận dụng các yếu tố đó, cũng như xây dựng cho mình một chiến lược phù hợp. 

Lịch sử phát triển của thương mại điện tử

Lịch sử phát triển thương mại điện tử đã có từ hơn 44 năm trước. Doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu các mốc thời gian trong quá trình phát triển của thương mại điện tử để hiểu rõ hơn tại sao thương mại điện tử phát triển liên tục trong thời gian qua nhé!

  • Năm 1979, tại Anh quốc, Michael Aldrich đã phát minh ra thương mại điện tử. Ông đã giới thiệu hoạt động mua sắm hàng hóa điện tử thông qua việc kết nối một chiếc tivi đã được chỉnh sửa cùng một chiếc máy tính có thể xử lý giao dịch nhờ vào kết nối đường dây điện thoại. Công nghệ này giúp cho quá trình truyền tải các dữ liệu thanh toán diễn ra một cách an toàn và nhanh chóng, trở thành nền tảng cho quá trình phát triển thương mại điện tử ngày nay.
  • Năm 1982, Boston Computer Exchange – công ty kinh doanh máy tính đã qua sử dụng ra đời và đây chính là doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới.
  • Năm 1992, Charles M. Stack cho ra đời thị trường thương mại điện tử đầu tiên là Book Stacks Unlimited từ tên miền Books.com
  • Năm 1994, Marc Andreessen và Kim Clark đã ra mắt thị trường trình duyệt web đầu tiên trên thế giới là Netscape Navigator.
  • Năm 1995, Jeff Bezos sáng lập Amazon với khởi điểm là một thị trường thương mại điện tử lĩnh vực sách. Ngày nay, Amazon đã trở thành nền tảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất thế giới.
Nền tảng TMĐT Amazon
  • Năm 1998, Max Lebhin, Peter Thiel, Luke Nosek và Ken Howery sáng lập PayPal – hệ thống thanh toán thương mại điện tử đầu tiên trên thế giới.
  • Năm 1999, nền tảng thương mại điện tử Alibaba ra mắt.
  • Năm 2000, Tập đoàn Google cho ra đời Google Adwords – công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trực tuyến quảng cáo trên Google và cũng là nền tảng cho hình thức quảng cáo PPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột của người dùng).
  • Năm 2004, Tobias Lutke và Scott Lake sáng lập nền tảng thương mại điện tử Shopify – nền tảng được hơn 80% doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử toàn cầu ngày nay lựa chọn. 
  • Năm 2009, Eddie Machaalani và Mitchell Harper sáng lập nền tảng thương mại điện tử BigCommerce.
  • Năm 2011, Google Wallet được giới thiệu trên thị trường và trở thành hình thức thanh toán kỹ thuật số tiếp theo sau Paypal. Ngày nay, Google Wallet đã trở thành tiêu chuẩn thanh toán trực tuyến toàn cầu.
  • Trong cùng năm 2011, Facebook triển khai hình thức quảng cáo có trả phí đầu tiên. Ngoài ra, nền tảng thương mại điện tử WooCommerce khởi chạy trên WordPress cũng ra mắt thị trường, trở thành đối thủ cạnh tranh của Shopify.
  • Năm 2014, Apple Pay ra mắt thị trường và trở thành trở thành hình thức thanh toán thương mại điện tử lớn thứ ba sau Google Pay và PayPal.
  • Giai đoạn năm 2020 đến nay: Đại dịch Covid-19 thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch thương mại điện tử tăng đến 77% so với năm trước đó, đạt hơn 82,5 tỷ đô la.

Các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu xem thương mại điện tử có mấy giai đoạn phát triển nhé!

Thương mại thông tin

Giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn chính của cơ sở để phát triển thương mại điện tử chính là I-Commerce hay thương mại thông tin – giai đoạn có xuất hiện và phát triển website thương mại điện tử.

Phát triển thương mại điện tử: Thương mại thông tin

Thông qua trang web bán hàng, toàn bộ thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm – dịch vụ đều sẽ được đăng tải và giới thiệu đến người dùng. Tuy nhiên, các thông tin vẫn chỉ dừng lại ở mức độ được giới thiệu và để người dùng tham khảo, còn tất cả quá trình trao đổi, tương tác giữa người dùng với doanh nghiệp sẽ được diễn ra thông qua các công cụ như Chat, Hotline, Email,…

Ngoài ra, ở giai đoạn I-Commerce, mọi thông tin đều chỉ có tính một chiều khi các tương tác mang tính hai chiều giữa doanh nghiệp với người dùng vẫn còn nhiều hạn chế, thực sự phù hợp với các nhu cầu trên thực tế. Lúc này, người dùng vẫn có thể đặt hàng trực tuyến nhưng phải thanh toán theo phương thức truyền thống là trả tiền mặt khi nhận hàng.

Thương mại giao dịch

Sau giai đoạn I-Commerce, thương mại điện tử chuyển đổi sang giai đoạn thương mại giao dịch hay T-Commerce. Đây là lúc các phương thức thanh toán điện tử ra đời trên thị trường. Các phương thức thanh toán này đã khắc phục được hầu hết nhược điểm của giai đoạn I-Commerce khi người mua có thể nhanh chóng thanh toán trực tuyến ngay trong giao dịch mà không cần đến tiền mặt. 

Phát triển thương mại điện tử: Thương mại giao dịch

Ngoài ra, giai đoạn T-Commerce cũng xuất hiện nhiều sự đổi mới khác biệt như:

  • Sách điện tử, các sản phẩm số hóa,… dần xuất hiện trên thị trường.
  • Nhiều doanh nghiệp tiến hành xây dựng các mạng nội bộ nhằm chia sẻ hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu giữa các phòng ban – bộ phận với nhau.
  • Nhiều doanh nghiệp bắt đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ hoạt động kinh doanh tiện lợi như: phần mềm sản xuất, các nền tảng bán hàng trực tuyến, hệ thống kế toán, Logistics,…
  • Các doanh nghiệp đã bắt đầu ký kết hợp đồng điện tử.

Thương mại cộng tác

Giai đoạn thứ ba trong các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử chính là thương mại cộng tác hay C-Business – một giai đoạn với các điều kiện phát triển thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ vượt bậc.

Phát triển thương mại điện tử: Thương mại cộng tác

Khi triển khai C-Business, giữa các phòng ban – bộ phận của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhà sản xuất – nhà cung cấp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng,… luôn cần có sự phối hợp theo đúng quy trình và đảm bảo chặt chẽ với nhau. Đặc biệt, giai đoạn này còn nhấn mạnh sự quan trọng của việc áp dụng công nghệ thông tin – kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa.

Trong giai đoạn C-Business, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng những phần mềm hỗ trợ quản lý các khía cạnh khác nhau trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như phần mềm ERP, hệ thống CRM, các nền tảng thương mại điện tử,…

Các điều kiện phát triển thương mại điện tử

Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu thêm về các điều kiện phát triển thương mại điện tử là gì nhé!

Nguồn nhân lực

Trong thương mại điện tử, doanh nghiệp phải có một đội ngũ chuyên gia chuyên về thương mại điện tử, am hiểu thị trường và thường xuyên bắt kịp xu hướng công nghệ thương mại điện tử mới. Ngoài ra, nhân viên phải có khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc liên quan đến thương mại điện tử, có những hiểu biết về thương mại và luật thương mại và sử dụng được ngoại ngữ thành thạo. 

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Khi nhắc đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, doanh nghiệp cần lưu ý đến 4 loại mạng: Internet, Intranet, Extranet và www (World wide web). Mỗi loại mạng sẽ có những vai trò khác nhau.

  • Internet: Mạng Internet là mạng lớn nhất thế giới, kết nối mọi người với nhau thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Mạng internet yêu cầu tốc độ nhanh để đảm bảo thông tin được lưu truyền nhanh chóng. 
  • Intranet (mạng nội bộ): Mạng nội bộ cho phép doanh nghiệp chia sẻ thông tin giữa các phòng ban trong công ty, giúp cho các thông tin, dữ liệu nội bộ lưu hành trơn tru giữa các phòng ban. Doanh nghiệp cần tránh những mối lo ngại về vấn đề an ninh bằng các phần mềm mã hóa, các chứng thực số,…
  • Extranet (mạng đối ngoại): Mạng Extranet cho phép kết nối các doanh nghiệp lại với nhau thông qua mạng Internet do đó, nó phù hợp cho mô hình thương mại điện tử B2B. Để tăng hiệu quả an toàn, các công ty chỉ chia sẻ một phần nào đó cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh và tách biệt mạng Extranet với mạng Intranet. 
  • World wide web (các trang web): cho phép chia sẻ, phát tán thông tin qua mạng Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng. 

Hạ tầng pháp lý

Pháp lý là yếu tố quan trọng đảm bảo việc phát triển thương mại điện tử được bền vững. UNCITRAL, WIPO và ủy ban Châu Âu là những tổ chức thường xuyên cải tổ các luật mẫu, văn bản quy phạm và hướng dẫn quốc tế liên quan tới hoạt động thương mại điện tử. Tại Việt Nam, nhiều bộ luật và nghị định chi tiết được đưa ra đảm bảo cho các hoạt động thương mại điện tử diễn ra an toàn, như Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP.  

Hạ tầng pháp lý

Để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, nhà nước cần đảm bảo cải thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật liên quan đến hợp đồng điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thông tin thanh toán, bảo vệ người tiêu dùng,.. Đồng thời, ban hành các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch Thương mại điện tử. 

Hạ tầng logistics

Logistics là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của thương mại điện tử, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, lưu kho, vận chuyển được diễn ra thành công. Hạ tầng logistics bao gồm hai nhóm chính:

  • Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: bao gồm các cơ sở vật chất, công trình, phương tiện giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa. 
  • Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông: bao gồm tất cả các hệ thống thông tin để quản lý hoạt động hàng hóa như nhập liệu, vận chuyển, lưu kho,…

Hạ tầng logistics tác động mạnh mẽ đến sự thành công hoặc thất bại của một đơn hàng. Từ đó, chúng tác động đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, để phát triển thương mại điện tử, hạ tầng logistics phạt được đầu tư song song với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, pháp lý và thanh toán.

Thanh toán điện tử

Thanh toán có thể được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (cash on delivery), ví điện tử, cổng thanh toán, thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. Để đánh giá xem hình thức thanh toán nào tối ưu nhất, doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố như:

  • Tính độc lập: Có cần sử dụng đến phần mềm và phần cứng chuyên biệt hay không?
  • Kết nối và di chuyển: Có khả năng tính hợp với nhiều ứng dụng khác nhau hay không? Liệu có thể sử dụng hình thức đó ở bất cứ thời gian, điểm nào không?
  • An ninh: Phương pháp thanh toán có tính bảo mật giao dịch, thông tin người sử dụng cao hay không? 
  • Thanh toán: Liệu phương thức thanh toán đó có thể thực hiện các giao dịch lớn hay không? Việc thanh toán có mất nhiều thời gian hay không?
  • Dễ dùng: Hình thức thanh toán có dễ sử dụng và phù hợp với mô hình kinh doanh B2B hoặc B2C hay không?
  • Phí giao dịch: Khi thanh toán bằng các hình thức đó, người dùng mất bao nhiêu phí?
  • Quy định: Các hình thức bắt buộc phải tuân thủ quy tắc thanh toán của quốc tế, quốc gia.
Thanh toán điện tử

Để tránh những rủi ro trong thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bắt buộc phải chú ý đến các yếu tố bảo mật, đảm bảo hoạt động thanh toán điện tử luôn diễn ra an toàn, dễ dàng và minh bạch. 

Dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử

Dịch vụ công đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại điện tử. Các dịch vụ này bao gồm: hải quan điện tử, kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất nhập khẩu,… Khi các dịch vụ công này phát triển, hoạt động thương mại điện tử sẽ diễn ra nhanh hơn, xóa bỏ những rào cản trong vận chuyển hàng hóa. 

Bảo vệ người tiêu dùng 

Để có được sự tin tưởng của khách hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo mình bảo vệ được những lợi ích cho người tiêu dùng, đặc biệt là trong thị trường thương mại điện tử. Bên cạnh việc đảm bảo tính bảo mật đối với dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp cần quan tâm đến những chính sách bảo vệ người tiêu dùng, đổi trả hàng hóa, các giải pháp xử lý sự cố,… Ngoài ra, việc cung cấp và đem lại những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cũng là điều cần thiết để đảm bảo khách hàng có được nhiều lợi ích khi tham gia giao dịch thương mại điện tử. 

Khó khăn của thương mại điện tử ở Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường kinh doanh thương mại điện tử vẫn gặp phải một số khó khăn như:

  • Niềm tin về các giao dịch trực tuyến của người mua vẫn không quá cao khi nhiều khách hàng vẫn lựa chọn phương thức thanh toán COD (thanh toán tiền mặt khi nhận hàng) để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến mình rồi mới tiến hành thanh toán.
  • Trên nền tảng Online, các vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc – xuất xứ vẫn khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến niềm tin trong mua sắm của khách hàng.
  • Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam vẫn gặp nhiều trở ngại trong quá trình chuyển đổi tiền tệ cũng như ngôn ngữ giao dịch.
  • Theo báo cáo của Economy SEA 2021 từ Google, Temasek, Bain & Company, tội phạm mạng cùng vấn đề gian lận tài chính trong kinh doanh thương mại điện tử trong năm 2021 vẫn liên tục tăng.

Chiến lược phát triển thương mại điện tử

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các chiến lược phát triển thương mại điện tử để có thể xây dựng nên những kế hoạch phát triển thương mại điện tử cụ thể và đạt hiệu quả vượt trội nhé!

Tập trung vào khách hàng hiện tại

Tập trung vào khách hàng hiện tại chính là một giải pháp phát triển thương mại điện tử hiệu quả mà doanh nghiệp nên cân nhắc. Việc thuyết phục các khách hàng hiện tại mua hàng trở lại sẽ dễ hơn so với việc thuyết phục một khách hàng mới. Theo nghiên cứu của eCommerce CEO, tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng cũ lên tới 60-70%, trong khi của khách hàng mới chỉ đạt 5-20%. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thuyết phục khách hàng mới dùng thử và tin tưởng vào sản phẩm của mình. Trong khi đó, những khách hàng cũ sẽ hiểu và tin tưởng vào giá trị sản phẩm. 

Do đó, bên cạnh các hoạt động thu hút những khách hàng mới, doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược để làm hài lòng khách hàng cũ và thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm. Nhà quản lý nên cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, giải quyết những thắc mắc của họ nhanh chóng. Bên cạnh đó, thường xuyên phát triển và đổi mới chất lượng sản phẩm, xây dựng nên những hoạt động Marketing như khuyến mãi, giảm giá vào dịp đặc biệt, gửi thư chúc mừng, cảm ơn,…

Tối ưu trải nghiệm khách hàng 

Hầu hết mọi khách hàng sẽ truy cập vào website doanh nghiệp để tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ và những nội dung liên quan. Doanh nghiệp cần tập trung vào các trải nghiệm của khách hàng, đảm bảo trang web có giao diện thân thiện với người dùng, cấu trúc logic, nội dung tối ưu SEO. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ tiếp cận website, biết đến sản phẩm, đồng thời giữ chân họ trên trang lâu hơn. 

Tối ưu trải nghiệm khách hàng

Ngoài ra, doanh nghiệp nên tích hợp thêm nhiều tính năng hữu ích, giúp khách hàng tìm kiếm những nội dung mình cần, thuyết phục khách mua hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ví dụ, doanh nghiệp có thể thêm tính năng gợi ý tìm kiếm, popup giới thiệu sản phẩm hay thêm các cổng thanh toán mới. 

Để tối ưu website dễ dàng, doanh nghiệp nên sử dụng những nền tảng thương mại điện tử, như Magento, xây dựng trang web cho mình. Magento sẽ cung cấp cho bạn những công cụ tối ưu SEO, quản lý các hoạt động Marketing, quản lý các sản phẩm, đơn hàng hiệu quả. Từ đó, đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Đầu tư vào công nghệ

Việc sử dụng các giải pháp công nghệ sẽ đảm bảo doanh nghiệp vận hành tốt hơn, thu hút và giữ chân khách hàng, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu suất công việc. Hiện nay có nhiều các công cụ khác nhau, phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp. Ví dụ, việc sử dụng hệ thống ERP, như Odoo, sẽ giúp công ty cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, đồng bộ hóa dữ liệu và tự động hóa quy trình. ERP sẽ đưa toàn bộ thông tin về đơn hàng, kho hàng, sản phẩm về cùng một hệ thống, từ đó đảm bảo doanh nghiệp theo sát thông tin và xử lý đơn hàng nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro như thiếu đơn, gửi nhầm địa chỉ,…

Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu, chi phí, các yêu cầu về tính năng,… để lựa chọn ra giải pháp phù hợp. Ngoài ra, nhà lãnh đạo nên cập nhật các xu hướng công nghệ mới trong ngành, từ đó tối ưu các hoạt động thương mại điện tử. 

Cá nhân hóa 

Theo Segment, 44% khách hàng sẽ yêu thích doanh nghiệp hơn nếu hãng xây dựng các trải nghiệm cá nhân hóa. Trong khi đó, 49% khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm nếu được trải nghiệm hoạt động cá nhân hóa. Do vậy, việc áp dụng chiến lược cá nhân hóa là điều cần thiết giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Các hoạt động cá nhân hóa có thể kể đến như gửi email và tặng voucher, khuyến mãi vào các ngày lễ quan trọng, sinh nhật, hay thậm chí gợi ý các sản phẩm liên quan trên trang.

Kết luận

Để phát triển thương mại điện tử, nhà nước và các doanh nghiệp tham gia cần tạo ra những điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, các công ty cần vận dụng những điều kiện này, đồng thời xây dựng các chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhằm tạo bước đà, đẩy mạnh phát triển trong tương lai. Doanh nghiệp muốn cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé! 

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.