PaaS là gì? Phân loại và ưu nhược điểm của PaaS là gì?

Trong quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ không xa lạ gì với những khái niệm như điện toán đám mây, dịch vụ IaaS, SaaS hay PaaS,… Trong đó, mô hình điện toán đám mây PaaS ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn toàn hiểu rõ PaaS là gì cũng như cách hoạt động và triển khai giải pháp này như thế nào để đạt hiệu quả cao.

Trong bài viết này, Magenest sẽ cùng các doanh nghiệp tìm hiểu khái niệm PaaS là gì, phân loại PaaS, ưu nhược điểm cũng như cách hoạt động và những trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ này như thế nào nhé!

PaaS là gì?

PaaS (Platform as a Service – nền tảng dịch vụ) là một mô hình điện toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng đám mây hoàn chỉnh, bao gồm các cơ sở hạ tầng, phần mềm và phần cứng để doanh nghiệp có thể phát triển và quản lý các ứng dụng khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, PaaS chính là những yếu tố về công cụ cần thiết mà các bên thứ ba sẽ cung cấp để doanh nghiệp dễ dàng phát triển các ứng dụng cho dành khách hàng thông qua mạng internet.

Khái niệm PaaS là gì

Các nhà cung cấp dịch vụ PaaS sẽ tiến hành lưu trữ các phần cứng và phần mềm trên những cơ sở hạ tầng của riêng họ. Nhờ đó, giải pháp PaaS sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian, công sức cũng như nguồn nhân lực cho quá trình cài đặt, vận hành các phần cứng và phần mềm trong nội bộ nhằm duy trì, vận hành hoặc phát triển một ứng dụng mới.

Phân loại PaaS

Sau khi hiểu về khái niệm PaaS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu xem PaaS có mấy loại và đặc điểm nổi bật của từng loại PaaS là gì nhé!

Public PaaS

Public PaaS là loại Platform as a Service cực kỳ phù hợp để doanh nghiệp sử dụng trong public cloud. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát các hoạt động triển khai phần mềm trong quá trình phía nhà cung cấp đang quản trị vấn đề phân phối các thành phần công nghệ thông tin cần thiết khác cho việc lưu trữ những ứng dụng trong hệ thống.

Private PaaS

Private PaaS là loại Platform as a Service thường được phân phối dưới hình thức thiết bị hoặc phần mềm bên trong tường lửa của doanh nghiệp và chúng cũng sẽ được duy trì tại vị trí bên trong các trung tâm dữ liệu tại chỗ của doanh nghiệp.

Hybrid PaaS

Hybrid PaaS là loại Platform as a Service có sự kết hợp của cả public PaaS lẫn private PaaS. Loại PaaS này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp khả năng linh hoạt cùng sự phát triển không giới hạn từ những tính năng của public PaaS. Song song đó, doanh nghiệp cũng đạt được sự tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí nhờ được kết hợp các đặc điểm nổi bật của private PaaS.

Communication PaaS

Communication PaaS hay PaaS truyền thông là nền tảng dựa trên công nghệ đám mây, cho phép doanh nghiệp thêm giao tiếp thời gian thực vào các ứng dụng mà không cần đến các yếu tố cơ sở hạ tầng hoặc giao diện phụ trợ.

Mobile PaaS

Mobile PaaS là nền tảng ứng dụng môi trường tích hợp cho việc trả phí nhằm cấu hình những ứng dụng di động và có khả năng được phân phối qua trình duyệt web. Loại Platform as a Service này thường hỗ trợ cả đám mây công cộng public cloud và đám mây tư nhân private cloud lưu trữ tại chỗ.

Open PaaS

Open PaaS là nền tảng hướng đến doanh nghiệp và là một giải pháp mã nguồn mở miễn phí, có khả năng hoạt động hiệu quả trên tất cả các thiết bị. PaaS mở cung cấp cho doanh nghiệp những web app hữu ích, bao gồm danh bạ, lịch cùng ứng dụng gửi thư.

Ưu nhược điểm của PaaS là gì?

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích cụ thể hơn về ưu nhược điểm của PaaS là gì nhé!

Ưu điểm của PaaS là gì

Sau đây là một số ưu điểm tuyệt vời mà dịch vụ PaaS Platform as a Service mang đến cho doanh nghiệp:

Ưu điểm của PaaS là gì
  • Tối ưu thời gian khi đưa ra thị trường: Triển khai giải pháp PaaS, doanh nghiệp sẽ không cần tốn nhiều thời gian, công sức mua và cài đặt các phần cứng cùng phần mềm hệ thống nhằm xây dựng và duy trì cho nền tảng vận hành các ứng dụng của mình. Chúng ta chỉ cần thực hiện trực tiếp các thao tác cần thiết trên mô hình PaaS của phía nhà cung cấp dịch vụ là có thể dễ dàng được cung cấp các tài nguyên và tiến hành quá trình phát triển ngay lập tức.
  • Khả năng thử nghiệm tùy ý: Dịch vụ PaaS cho phép doanh nghiệp có thể thoải mái dùng thử hoặc kiểm tra chính xác hệ điều hành mới, ngôn ngữ và những công cụ khác mà không cần phải tốn công sức, thời gian và chi phí cho vấn đề nghiên cứu hoặc đầu tư vào những phần cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc vận hành.
  • Dễ dàng trong việc mở rộng: Khi triển khai PaaS, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bỏ ngân sách ra để mở rộng thêm dung lượng một cách linh hoạt, sau đó, dễ dàng sử dụng chúng ngay lập tức hoặc triển khai bất cứ khi nào có nhu cầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng vấn đề không đủ dung lượng để có thể gia tăng kịp thời, đáp ứng hiệu quả khi hệ thống xảy ra tình trạng tăng lên đột biến. 
  • Vận hành linh hoạt cho doanh nghiệp: PaaS cung cấp cho doanh nghiệp một môi trường phát triển các phần mềm dùng chung. Nhờ đó, đội ngũ chuyên môn trong lĩnh vực phát triển và vận hành có thể linh hoạt truy cập vào toàn bộ các công cụ cần thiết từ bất cứ vị trí nào, chỉ cần thiết bị có kết nối với mạng internet.
  • Tiết kiệm chi phí tổng thể: PaaS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tổng thể khi giúp chúng ta tránh được những chi phí về thiết bị trong quá trình xây dựng và mở rộng các nền tảng ứng dụng. Ngoài ra, triển khai giải pháp PaaS còn giúp giảm hoặc loại bỏ khoản chi phí cấp phép phần mềm cũng như tối ưu chi phí quản lý các ứng dụng cho doanh nghiệp.

Nhược điểm của PaaS là gì

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời trên, PaaS cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp không thể quản lý hoặc kiểm soát một cách chuyên sâu đối với các thông tin – dữ liệu do những tài nguyên và dữ liệu trên hệ thống của PaaS đều được phía nhà cung cấp trực tiếp quản lý. Chính vì vậy, việc tự kiểm soát các thông tin – dữ liệu của doanh nghiệp sẽ gặp phải không ít khó khăn, có khả năng dễ bị rò rỉ, thất thoát ra bên ngoài.
  • Nếu thay đổi nhà cung cấp dịch vụ giữa chừng, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức tiếp nhận.
  • PaaS chỉ có thể đáp ứng phù hợp với các bản cập nhật, nâng cấp từ phía nhà cung cấp.

Cách hoạt động của PaaS như thế nào?

Sau khi đã hiểu về ưu nhược điểm của PaaS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết cách hoạt động của PaaS là gì nhé! Giải pháp PaaS được cung cấp đến doanh nghiệp thông qua các cơ sở hạ tầng được lưu trữ bởi phía nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây. Chính vì vậy, PaaS không có khả năng thay thế được tất cả các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp để phát triển phần mềm. Dịch vụ PaaS sẽ được các bên cung cấp phân phối cho doanh nghiệp thông qua public cloud, private cloud hoặc hybrid cloud để có thể mang lại những dịch vụ lưu trữ ứng dụng hoặc phát triển Java.

Cách hoạt động của PaaS như thế nào

Một số dịch vụ PaaS mà doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm:

  • Liên kết các nhóm phát triển.
  • Xây dựng và thiết kế các ứng dụng.
  • Vận hành và kiểm tra các ứng dụng.
  • Tích hợp các dịch vụ web khác nhau.
  • Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin – dữ liệu.
  • Tích hợp các cơ sở dữ liệu với nhau.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ chi trả chi phí cho dịch vụ PaaS tại cơ sở theo mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện tại vẫn có một số nhà cung cấp cố định mức chi phí theo từng tháng dành cho doanh nghiệp khi họ truy cập vào các nền tảng cùng những ứng dụng của PaaS.

Các trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng PaaS?

Sau khi đã hiểu về các hoạt động của PaaS Platform as a Service là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích về các trường hợp chúng ta nên sử dụng PaaS là gì nhé! Nhờ việc cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng được tích hợp và luôn sẵn sàng để triển khai, PaaS cho phép doanh nghiệp có thể giảm tải hoạt động quản lý các cơ sở hạ tầng khi chuyển giao chúng cho phía cung cấp dịch vụ đám mây. Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung mạnh mẽ hơn vào quá trình xây dựng, vận hành và quản lý những ứng dụng. 

Ngoài ra, giải pháp PaaS còn có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy một số sáng kiến ​​về lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm:

Các trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng PaaS
  • Phát triển và quản trị API: PaaS sở hữu những khuôn khổ tích hợp, giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển có thể vận hành, quản trị và đảm bảo an toàn bảo mật cho các kết nối API. Từ đó, chúng ta có thể chia sẻ thông tin – dữ liệu cùng chức năng giữa những ứng dụng khác nhau một cách nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
  • IoT (Internet of Things): Dịch vụ PaaS còn có khả năng hỗ trợ rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, chẳng hạn như Java, Python, Swift,… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ được cung cấp những công cụ và môi trường ứng dụng nhằm phát triển các ứng dụng IoT và tiến hành xử lý các thông tin – dữ liệu theo đúng thời gian thực và chúng đều được chính các thiết bị IoT tạo nên.
  • Phát triển DevOps và Agile: Doanh nghiệp triển khai PaaS cũng có thể được dịch vụ này cung cấp các môi trường mang một cấu hình đầy đủ nhằm tiến hành tự động hóa vòng đời của các ứng dụng phần mềm, trong đó bao gồm các vấn đề như: phân phối, tích hợp, bảo mật an toàn, thử nghiệm và triển khai chính thức.
  • Chuyển đổi sang đám mây và phát triển tại nền tảng đám mây: Với những công cụ luôn được sẵn sàng cho quá trình sử dụng cùng khả năng tích hợp, giải pháp PaaS có thể giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình chuyển đổi các ứng dụng hệ thống hiện có lên nền tảng đám mây, nhất là là thông qua replatforming. Replatforming được hiểu là hoạt động chuyển đổi một ứng dụng nào đó lên nền tảng đám mây với những thao tác sửa đổi và tận dụng tốt hơn khả năng có thể mở rộng của đám mây nhằm cân bằng tải cùng những khả năng khác. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể di chuyển thông qua refactoring (hay việc tái cấu trúc một số hoặc toàn bộ các ứng dụng nhờ vào việc triển khai microservices, các vùng chứa cùng những công nghệ gốc dành cho đám mây khác).
  • Chiến lược hybrid cloud: Hybrid cloud tích hợp những dịch vụ public cloud, private cloud và các cơ sở hạ tầng tại chỗ, cung cấp cho doanh nghiệp khả năng quản lý, điều phối và ứng dụng hiệu quả trên cả dịch vụ đám mây. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có được một môi trường điện toán có khả năng phân tán và thống nhất một cách linh hoạt, dễ dàng điều hành và mở rộng về mặt quy mô khối lượng của các công việc mang tính kế thừa. Dịch vụ PaaS Platform as a Service này cũng cho phép doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển trong một lần, sau đó mới tiến hành triển khai và quản trị mọi vị trí bên trong môi trường đám mây lai hybrid cloud.

Doanh nghiệp nào nên sử dụng PaaS?

Sau đây là một số dạng doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ PaaS trong hoạt động vận hành, kinh doanh của mình:

  • Các công ty startup trong lĩnh vực công nghệ với mong muốn xây dựng nên một hệ thống hoặc mong muốn sở hữu các hệ thống đo lường (hệ thống scale) một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Các doanh nghiệp về phần mềm đang có nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Sự khác nhau giữa IaaS, SaaS và PaaS là gì?

Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu sự khác nhau giữa IaaS, SaaS và PaaS là gì nhé! Tương tự như PaaS, IaaS (Infrastructure as a Service) và SaaS (Software as a Service) đều là những mô hình dịch vụ điện toán đám mây cực kỳ phổ biến và được nhiều doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi hiện nay. Doanh nghiệp hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 3 mô hình này nhé:

Sự khác nhau giữa IaaS và PaaS là gì

IaaS là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ​​truy cập internet vào các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin dạng thô – tức các loại máy chủ vật lý, máy ảo, mạng, bộ nhớ, tường lửa. IaaS sẽ được lưu trữ thông qua một bên cung cấp giải pháp đám mây. Dịch vụ IaaS cũng giúp doanh nghiệp loại bỏ một số loại chi phí cũng như những công việc như quản trị và duy trì các loại cơ sở hạ tầng tại chỗ. Với Infrastructure as a Service, doanh nghiệp sẽ nhận được các nền tảng ứng dụng cùng những ứng dụng của riêng mình.

Sự khác nhau giữa IaaS và PaaS là gì

Bất cứ dịch vụ PaaS nào cũng cần phải bao gồm những tài nguyên trong giải pháp IaaS nhằm hỗ trợ quá trình lưu trữ chúng, ngay cả khi các loại tài nguyên này không được phân tách nhỏ ra một cách riêng biệt hay có thể được hiểu là IaaS.

Sự khác nhau giữa SaaS và PaaS là gì

SaaS là ​​phần mềm ứng dụng mà doanh nghiệp có thể sử dụng thông qua các đám mây theo dạng được cài đặt trên hệ thống máy tính của mình. SaaS cho phép doanh nghiệp có thể triển khai các ứng dụng mà không cần phải tiêu tốn các khoản chi phí để thiết lập cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho quá trình vận hành những ứng dụng đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không cần lo lắng về công sức cũng như đội ngũ nhân sự để duy trì và vận hành việc sửa lỗi, cập nhật hay giải quyết các sự cố trong hệ thống,… Một số ví dụ quen thuộc của SaaS chính là các nền tảng như Salesforce, Slack hay hầu hết những ứng dụng web trên thị trường hiện nay,…

Sự khác nhau giữa SaaS và PaaS là gì

SaaS cung cấp cho doanh nghiệp cả những tài nguyên IaaS cần thiết hỗ trợ hoạt động lưu trữ tối thiểu, còn các thành phần trong PaaS đóng vai trò cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có thể vận hành SaaS. Một số nhà cung cấp dịch vụ SaaS hiện nay cũng cung cấp một dạng PaaS mang tính rời rạc, cho phép các bên thứ ba có thể dễ dàng tùy chỉnh quá trình triển khai SaaS.

Kết luận

Hiểu rõ PaaS là gì, ưu nhược điểm cũng như cách hoạt động và những trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ này như thế nào, doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao trong việc triển khai trong nội bộ nói riêng cũng như đối với quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh của mình nói chung.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về điện toán đám mây, các xu hướng chuyển đổi số kinh doanh trong tương lai, các phương pháp ứng dụng cloud computing đạt hiệu quả cao, hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.