Bất kể bạn đang phát triển phần mềm ERP (Hoạch Định Nguồn Lực Doanh Nghiệp) lần đầu hay thay thế một hệ thống cũ, việc chọn nền tảng ERP phù hợp cho công ty chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển và hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Bởi vì chi phí triển khai ERP rất cao, đòi hỏi nhiều thời gian và ý kiến đóng góp của nhân viên trong tổ chức cũng như phí tư vấn và cấp phép phần mềm đáng kể, nên việc hoàn thành ngay lần đầu tiên sẽ khá khó khăn.
Để chọn lựa ERP và triển khai thành công, đòi hỏi bạn phải chọn đúng Nhà phát triển ERP. Một nhà phát triển có tâm và có tầm luôn luôn là nền móng quan trọng nhất khi lên kế hoạch triển khai ERP cho doanh nghiệp. Bài viết này sẽ so sánh Odoo vs SAP vs Oracle vs Epicor – 4 trong số phần mềm ERP quen thuộc nhất hiện nay.
Mục lục
Odoo vs SAP vs Oracle vs Epicor: Thông tin cơ bản
Odoo
Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python.
Việc quản lý một doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều bước có thể kể đến như: quản lý kho (inventory management), quản lý bán hàng (sale management), quản lý nhân sự (human resources management), điểm bán hàng (point of sale – POS),… thay vì mỗi bộ phận dùng một phần mềm, các module này được tích hợp vào một phần mềm quản lý đó chính là Odoo.
Như vậy, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Odoo, bạn cũng cần phải nắm được quy trình làm việc của các bộ phận trong doanh nghiệp để từ đó sử dụng Odoo một cách hiệu quả, cũng như tùy biến theo nhu cầu cụ thể của người dùng.
Do Odoo là phần mềm mã nguồn mở nên nhà phát triển có thể code mở rộng thêm các module (addon/extension) theo như yêu cầu của người dùng, tuy nhiên, vẫn cần phải code theo framework mà Odoo cung cấp.
SAP
SAP ERP là phần mềm hoạch định doanh nghiệp được phát triển bởi tập đoàn SAP của Đức. SAP ERP liên kết và kết hợp các chức năng kinh doanh chính của một tổ chức.
Khi so sánh Odoo vs SAP, ta sẽ thấy nhiều điểm tương đồng. SAP cung cấp hàng loạt các kế hoạch hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), các ứng dụng bao gồm cả quản lý quan hệ khách hàng (CRM-Customer Relationship Management), quản lý tài chính (Finance Management), quản lý nguồn nhân lực (Human resources management), quản lý dòng sản phẩm (product lifecycle management), và quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management). Ngoài ra SAP cũng cung cấp cả các phần mềm tích hợp, tùy biến với các đối tác của SAP.
Oracle
Oracle được biết đến là một trong những nhà cung cấp lớn nhất trên thị trường công nghệ hiện nay. Oracle chính là tên viết tắt của sản phẩm chủ lực của hãng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) có tên chính thức là Oracle Database. Phần mềm cơ sở dữ liệu nhiều năm liền giữ vị trí trung tâm trong mảng IT của công ty, hỗ trợ tối đa nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm xử lý giao dịch, business intelligence (BI), và các ứng dụng phân tích.
Epicor
Phần mềm Epicor ERP là giải pháp doanh nghiệp trọn gói được phát triển bởi Tập đoàn Phần mềm Epicor. Epicor ERP là giải pháp tích hợp mọi ứng dụng cho tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp. Sau hơn 40 năm phát triển, hiện nay Epicor đã có mặt ở trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ hàng ngàn doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Odoo vs SAP vs Oracle vs Epicor: Các chức năng chính
Odoo
Odoo là phần mềm ERP phổ biến bật nhất hiện nay và được rất nhiều các doanh nghiệp ở đa dạng quy mô, ngành nghề, lĩnh vực tin tưởng lựa chọn, sử dụng.
Phần mềm Odoo sở hữu đa dạng tính năng hữu ích như: quản lý bán hàng, quản lý mua hàng, quản lý kho bãi, quản lý tài chính – kế toán, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự,…
Quản lý bán hàng
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): khách hàng là một hoặc một nhóm người tham khảo thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của công ty trước khi quyết định tiến hành mua sắm, việc quản lý quan hệ khách hàng nhằm mục đích đảm bảo khách hàng luôn có được thông tin hữu ích cũng như trải nghiệm mua hàng tuyệt vời là điều quyết định đến công việc kinh doanh của công ty.
Quản lý giá bán và thông tin khuyến mại: Là 1 trong 2 yếu tố quyết định việc mua bán. Ở đây doanh nghiệp phải hiểu rõ được quy trình định giá sản phẩm đi kèm với các hình thức khuyến mại phải đáp ứng được 2 khía cạnh: mang lại lợi nhuận tuy nhiên vẫn phải rẻ để thu hút khách hàng. Từ đó, giá bán sẽ không đơn giản chỉ là nhập liệu, tính toán giá bán được thực hiện hoàn toàn tự động hoặc bán tự động với các khoản chi phí, đồng thời phải đảm bảo tính chính xác cho hầu hết các chủng loại.
Quản lý đơn hàng và hợp đồng: Thực tế đơn hàng luôn thay đổi và phát sinh thêm nhiều thông tin như mặt hàng, số lượng, giá cả trong suốt quá trình mua bán. Thêm vào đó, việc lên đơn hàng đi kèm các chi phí mua, bán sẽ giúp nhà quản lý thấy chi tiết số liệu lãi, lỗ từ đó đưa ra quyết định phù hợp.
Quản lý mua hàng
Quản lý giá mua và lịch sử giá mua: mua và bán là 2 quá trình luôn song hành cùng nhau, giá mua rẻ thì giá bán sẽ rẻ từ đó dễ dàng thu hút khách hàng. Ngoài ra, việc quản lý lịch sử giá mua cũng cho những nhà quản lý thấy các số liệu thống kê về việc biến động giá, từ đó có thể điều chỉnh việc mua bán tích trữ số lượng.
Quản lý đấu giá mua: đối với những sản phẩm có hàng loạt nhà cung cấp, việc lựa chọn những nhà cung cấp quen thuộc không phải lúc nào cũng là phương án tối ưu nhất. Những nhà cung cấp có chiết khấu giá hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu và Odoo bộc lộ rõ ưu thế trong việc quản lý truy xuất hàng loạt báo cáo ở phân hệ này một cách chính xác.
Quản lý hóa đơn và thanh toán: hóa đơn mua hàng sẽ được tạo và sao lưu một cách hoàn toàn tự động, được dùng trong mục đích đối chiếu với đơn hàng được nhà cung cấp vận chuyển đến, từ đó việc vận hành thanh toán của phòng kế toán sẽ được thực hiện nhanh chóng.
Quản lý kho bãi
Quản lý xuất, nhập kho từ đơn hàng: quy trình xuất, nhập hàng hóa có quan hệ chặt chẽ và mật thiết với việc bán hàng và mua hàng, qua đó đảm bảo số lượng tồn kho được kê khai đúng với thực tế tại mọi thời điểm.
Quản lý cập nhật thông tin sản phẩm: Odoo giúp bạn quan sát và cập nhật nhanh chóng về những thay đổi của sản phẩm (đóng gói, số lượng, trọng lượng,…) cho đội ngũ bán hàng để đảm bảo thông tin sản phẩm được vận chuyển chính xác đến khách hàng, ngoài ra còn giúp phòng kế toán tiện lợi cho việc thay đổi thanh toán.
Quản lý tài chính, kế toán
Tổng quát: Odoo giúp doanh nghiệp truy xuất những báo cáo cơ bản về việc thu – chi trong từng phòng ban bán hàng, mua hàng từ những đơn hàng được lập sẵn một cách nhanh chóng.
Đặc thù, chi tiết: Odoo hoàn toàn có thể đáp ứng được việc lập các báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng và huy động vốn, tóm tắt việc sử dụng tài sản tránh tình trạng lãng phí, giúp cho nhà lãnh đạo biết được tình hình tài chính của công ty trước khi đưa ra những bước đi chiến lược.
Quản lý sản xuất
Quản lý vật tư: Odoo hỗ trợ việc lưu trữ thông tin thành phẩm nguyên liệu, tính toán và ước lượng số lượng nguyên vật liệu dựa trên số lượng thành phẩm được được yêu cầu.
Quản lý hiệu quả sản xuất: đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, đánh giá lượng nguyên liệu bị lãng phí, lưu trữ thông tin thực tế về thành phẩm được sản xuất.
Cân bằng số lượng hàng tồn kho: kiểm tra và theo dõi số lượng tồn kho của nguyên liệu và thành phẩm có sẵn trước khi đưa ra bảng dự tính nguyên liệu.
Quản lý nhân sự
Quản lý tuyển dụng: việc tuyển dụng nhân sự sẽ được hệ thống Odoo phân chia thành nhiều phân đoạn và nhiều vị trí sau đó lập thành các báo cáo phù hợp.
Quản lý lương, thưởng: Odoo có thể hỗ trợ lập bảng lương, thưởng hàng tháng một cách nhanh chóng và tự động từ những cài đặt định sẵn dựa trên hiệu quả kinh doanh, giờ làm việc, hiệu suất làm việc, phụ cấp,… riêng rẽ cho từng nhân viên.
Quản lý chi tiêu: tính toán và lưu trữ các khoản chi tiêu của các biến phí hàng tháng của từng nhân viên như: tiền tạm ứng, chi phí cho các hoạt động vui chơi du lịch, chi phí phục vụ việc tiếp khách,…
SAP
SAP là một cái tên khá quen thuộc trong top các phần mềm ERP phổ biến hiện nay. Phần mềm phù hợp với đa dạng quy mô doanh nghiệp.
Phần mềm SAP sở hữu nhiều tính năng hữu ích như: quản lý bán hàng, quản lý mua hàng, quản lý kho, quản lý tài chính,…
Quản lý bán hàng
Quy trình bán hàng trong SAP được theo dõi chặt chẽ, từ đó cho phép phân tích nguồn doanh thu, dự báo lợi nhuận, phát hiện cơ hội thông qua các báo cáo và các bảng chỉ số.
Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cho phép thống kê và quản lý các phản hồi từ khách hàng, các hợp đồng dịch vụ, các cuộc gọi và mọi hoạt động tương tác với khách hàng.
Quản lý mua hàng
SAP sẽ hỗ trợ quản lý và duy trì quan hệ với nhà cung cấp thông qua việc quản lý một cách chặt chẽ các đơn đặt hàng, số lượng hàng, mức lợi nhuận, nợ tồn, quá trình thanh toán và khả năng tính toán giá trị nhập kho.
Quản lý kho
Hệ thống quản lý kho của SAP cho phép doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho, các chính sách về giá, hoạt động nhập xuất kho… Ngoài ra, SAP cũng kết hợp chặt chẽ với việc đặt hàng và bán hàng.
Sản xuất – Quản lý yêu cầu về vật tư, nguyên vật liệu và công cụ tự động qua 5 bước đơn giản. Đồng thời có thể dự đoán nhu cầu thông qua các chỉ số dự báo có sẵn.
Quản lý tài chính
SAP cho phép bạn quản lý các hoạt động tài chính kế toán như kế toán tổng hợp, các bút toán, ngân sách thông qua những công cụ chính xác, nhanh chóng và tiện lợi. Đồng thời, SAP cũng cung cấp các báo cáo từ các hoạt động trên.
Oracle
Phần mềm Oracle cũng là một trong số các phần mềm ERP nổi bật nhất trong năm 2023 mà các doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm để triển khai.
Oracle được trang bị nhiều tính năng hữu ích như: kế toán tài chính, quản lý mua sắm, quản lý cung ứng, quản lý bán hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý dự án, lập kế hoạch, báo cáo phân tích, quản lý bảo dưỡng,…
Kế toán tài chính
Oracle Financials cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp và cho phép kiểm soát toàn bộ giao dịch nghiệp vụ, tăng tốc độ khai thác thông tin và khả năng minh bạch hóa trong các báo cáo tài chính từ đó tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể ra quyết định chính xác hơn dựa trên số liệu tức thì do hệ thống cung cấp, góp phần làm giảm chi phí vận hành. Các phân hệ chính của Oracle Financials là General Ledger, Account Payables, Assets…
Quản lý mua sắm
Oracle Procurement gồm các phân hệ được thiết kế và phát triển nhằm quản lý hiệu quả việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Các phân hệ Quản lý mua sắm cho phép quản lý các yêu cầu mua sắm trên phạm vi toàn doanh nghiệp, từ công tác mua sắm, quản lý đến lựa chọn nhà cung cấp. Các phân hệ của Quản lý mua sắm gồm Purchasing, Purchasing Intelligence, iProcurement, Sourcing, iSupplier Portal.
Quản lý cung ứng
Oracle Logistics giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ quy trình cung ứng, từ quản lý kho đến vận chuyển và trả lại hàng với các phân hệ Inventory Management, Mobile Supply Chain, Supply Chain Intelligence, Transportation, Warehouse Management,…
Quản lý bán hàng
Oracle Order Fulfillment cho phép doanh nghiệp quản lý các quy trình bán hàng rất linh hoạt, cung cấp số liệu nhanh chóng và kịp thời, góp phần tăng khả năng thực hiện đúng hạn các đơn hàng, tự động hóa quy trình từ bán hàng đến thu tiền, góp phần làm giảm các chi phí bán hàng, đóng gói và vận chuyển. Các phân hệ của Quản lý bán hàng gồm Order Management, Configuration, Advanced Pricing, iStore, Supply Chain Intelligence…
Quản lý sản xuất
Oracle Manufacturing giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng lực sản xuất, bắt đầu từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, Oracle Manufacturing còn hỗ trợ cả môi trường sản xuất lắp ráp giản đơn (Discrete Manufacturing) và môi trường sản xuất chế biến phức tạp (Process Manufacturing), từ đó giúp cải tiến và kiểm soát quy trình sản xuất tốt hơn. Các phân hệ chính của Quản lý sản xuất là MDS, MPS, MRP, BOM/Formula, WIP, Quality, Costing.
Quản trị nhân sự
Các phân hệ Quản trị nhân sự của Oracle sẽ cho phép doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Oracle mang đến các công cụ để gắn người lao động với các mục tiêu của tổ chức, hỗ trợ rộng rãi tất cả các nghiệp vụ quản lý nhân viên từ tuyển dụng, đào tạo đến lương… Các phân hệ của Quản trị nhân sự gồm Human Resources, Payroll, Training Administration, Self-Service HR, HR Intelligence, Time & Labor, Advanced Benefits, iLearning, iRecruitment.
Quản lý dự án
Oracle Projects sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến công tác quản lý dự án, cung cấp thông tin phù hợp, từ đó doanh nghiệp có thể điều phối dự án một cách nhịp nhàng, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kịp thời. Các phân hệ của Quản lý dự án gồm Projects Billing, Projects Costing, Project Intelligence, Project Resource Mgmt, Project Contracts, Project Collaboration…
Lập kế hoạch
Oracle Planning & Scheduling gồm các phân hệ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch cung ứng cũng như kế hoạch sản xuất. Các phân hệ chính của Oracle Planning & Scheduling gồm Supply Chain Planning, Adv. Supply Chain Planning, Demand Planning, Global Order Promising, Mfg. Scheduling, Inventory Optimization, Collaborative Planning, Supply Chain Intelligence.
Báo cáo phân tích
Oracle E-Business Intelligence là một bộ các ứng dụng lập báo cáo phân tích nhằm cung cấp thông tin nhanh chóng cho doanh nghiệp, giúp các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý dễ dàng đưa ra quyết định. Oracle E-Business Intelligence được tích hợp sẵn trong giải pháp Oracle từ đó sẽ giảm thiểu đáng kể công sức triển khai.
Quản lý bảo dưỡng
Các phân hệ Oracle Enterprise Asset Management và Oracle Maintenance, Repair, and Overhaul sẽ hỗ trợ tối đa doanh nghiệp trong việc chủ động lên kế hoạch và thực hiện duy trì, bảo dưỡng thiết bị, nhà xưởng, máy móc, xe cộ… Công tác bảo trì được thực hiện tốt hơn và thường xuyên hơn sẽ giúp tăng tuổi thọ của tài sản, đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của máy móc, thiết bị.
Ngoài các phân hệ ERP được liệt kê bên trên, giải pháp Oracle cũng được các chuyên gia và người dùng đánh giá là một lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp triển khai mở rộng ERP với việc triển khai CRM và SCM (Supply Chain Planning – Quản lý dây chuyền cung ứng).
Epicor
Nằm trong số các phần mềm ERP nổi bật nhất năm 2023, Epicor được nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực, ngành nghề tin dùng.
Phần mềm Epicor có nhiều tính năng hữu ích như: quản lý quan hệ khách hàng, quản lý tài chính, quản lý nội dung doanh nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh thông minh, quản lý nguồn nhân lực,…
Quản lý quan hệ khách hàng
Epicor CRM cung cấp cái nhìn toàn diện về mối quan hệ khách hàng, nhà cung cấp và đối tác. Từ đó giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả toàn bộ vòng đời của khách hàng, cải thiện hiệu quả hoạt động và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Module Epicor CRM cho phép doanh nghiệp quản lý khách hàng tiềm năng, khách hàng, địa chỉ liên hệ và báo giá – từ cơ hội đặt hàng. Giải pháp Epicor ERP được tích hợp với Salesforce đảm bảo hệ thống quản lý liên hệ của công ty luôn đồng bộ.
Quản lý tài chính
Với module này, các doanh nghiệp có thể quản lý các hoạt động tài chính và hiểu rõ hơn về hiệu suất, chi phí và rủi ro, cũng như truy cập thông tin tài chính theo thời gian thực từ mọi nơi trên mọi thiết bị. Cho phép các tổ chức đưa ra quyết định thông minh hơn, nhanh hơn với báo cáo và phân tích mạnh mẽ. Module quản lý tài chính cũng cung cấp chức năng dành riêng cho từng quốc gia, cũng như hỗ trợ đa ngôn ngữ và đa tiền tệ.
Quản lý nội dung doanh nghiệp
DocStar Enterprise Content Management (ECM), một giải pháp của Epicor, là một công cụ dựa trên đám mây cho phép các tổ chức quản lý an toàn tất cả nội dung của họ. Module ECM trực quan hóa nội dung để giúp các công ty đưa ra quyết định kinh doanh chiến lược. ECM giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên bằng cách cung cấp câu trả lời nhanh chóng cho các câu hỏi. Module cũng loại bỏ các quy trình quản lý tài liệu thủ công với tích hợp hệ thống ERP.
Quản lý chuỗi cung ứng
Module này cho phép các công ty quản lý tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng của họ – từ dự báo đến thực hiện. Nó cho phép các tổ chức vận hành chuỗi cung ứng một cách thông minh bằng cách cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn, khả năng kiểm soát và khả năng hiển thị dữ liệu. Với trọng tâm dựa trên dữ liệu vào việc đáp ứng các kỳ vọng về độ chính xác của thông tin, khoảng không quảng cáo, phân phối sản phẩm và dịch vụ, Quản lý chuỗi cung ứng giúp các công ty cải thiện tăng trải nghiệm của khách hàng (CX).
Kinh doanh thông minh
Sử dụng Module này, các công ty có được tầm nhìn xa hơn về doanh nghiệp để đưa ra quyết định chiến lược. Các tổ chức có thể sử dụng phân tích dữ liệu để nắm bắt vấn đề và tìm cơ hội phát triển doanh nghiệp của họ. Trang tổng quan, trình theo dõi và công cụ trực quan hóa dữ liệu được tích hợp trong nền tảng ERP cốt lõi giúp các tổ chức minh họa dữ liệu và nắm bắt tốt hơn những gì đang xảy ra trong doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào. Và phân tích dự đoán giúp các công ty hiểu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Quản lý nguồn nhân lực
Epicor Human Capital Management cung cấp một hệ thống quản lý nguồn nhân lực đa tính năng mà tổ chức có thể triển khai trên đám mây hoặc trên cơ sở tiền đề để quản lý toàn diện toàn bộ vòng đời của lực lượng lao động toàn cầu của họ từ khi tuyển dụng đến khi nghỉ hưu.
Odoo vs SAP vs Oracle vs Epicor: Khả năng tích hợp
Odoo
Trên thực tế, việc tích hợp hai nền tảng khác nhau thường sẽ xảy ra sự cố và mất nhiều thời gian để để mapping dữ liệu. Nhưng Odoo được phát triển theo hướng dễ dàng tích hợp, hiệu quả sau khi tích hợp cũng được đánh giá cao.
Nhiều người dùng đã từng tích hợp Odoo với Magento, eBay, hay Channel Advisor đều đưa ra những đánh giá rất tích cực, nên bạn có thể hoàn toàn an tâm về khả năng tích hợp của Odoo.
SAP
Phần mềm SAP ERP có khả năng dễ dàng được tích hợp thông qua Business Integration Framework của SAP.
Oracle
Phần mềm Oracle được trang bị khả năng tích hợp cao cho người sử dụng trên các nền tảng kiến trúc phần mềm lớp giữa với cơ sở dữ liệu chuẩn mực.
Epicor
Một số tích hợp của Epicor ERP bao gồm Salesforce CRM, nền tảng thương mại điện tử của Magento và nền tảng phân tích sản xuất của Machine Metrics.
Odoo vs SAP vs Oracle vs Epicor: Chi phí dự tính
Odoo
Odoo Community là phiên bản miễn phí bao gồm những ứng dụng cơ bản, ví dụ: module Employees, Projects, CRM,… nhưng bị hạn chế tính năng.
Odoo Enterprise là phiên bản trả phí với những tính năng hữu ích nâng cao hơn cho doanh nghiệp. Mức phí một tài khoản người dùng phiên bản này có giá $6 – $10 hàng tháng. Mức phí mỗi phân hệ của Odoo sẽ nằm trong khoảng $4 – $24 mỗi tháng. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn tích hợp thêm nhiều chức năng hơn nữa thì chi phí sẽ tăng lên, dao động $12 – $32.
Ngoài ra, Odoo cũng cung cấp bản dùng thử miễn phí 15 ngày.
SAP
Phần mềm SAP có các phiên bản phổ biến với mức giá sau:
- SAP Business One: Chi phí khoảng $25,000 – $250,000
- SAP Business All-in-One: Chi phí khoảng $120,000 – $2,000,000
- Gói SAP Business ByDesign: $150/ người dùng/ tháng
Oracle
Đối với phần mềm Oracle, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 3 gói phiên bản sau:
- Báo cáo tài chính: $175/tháng
- Kiểm soát tài chính nâng cao: $80/người dùng/tháng
- Kiểm soát truy cập nâng cao: $150/người dùng/tháng
Epicor
Epicor không tiết lộ thông tin về giá. Nếu khách hàng quan tâm đến các dịch vụ mà Epicor cung cấp, họ sẽ liên hệ với Epicor để biết thêm chi tiết.
Kết luận
Cả 4 phần mềm kể trên đều là những lựa chọn hoàn hảo, hỗ trợ đa ngôn ngữ và thiết bị sử dụng thích hợp với các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Tùy vào ngành nghề và mục đích sử dụng, bạn hãy cân nhắc để chọn cho mình một phần mềm tốt nhất để hỗ trợ tối đa cho công việc kinh doanh của mình. Hy vọng bài viết so sánh Odoo vs SAP ERP vs Oracle vs Epicor này sẽ giúp bạn chọn được phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về Odoo – phần mềm ERP tốt nhất hiện nay, hãy liên hệ ngay với Magenest – đối tác hàng đầu của Odoo tại Việt Nam để được miễn phí tư vấn chi tiết nhé!