Khi nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin nâng cao nói chung và về quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh nói riêng, hầu hết doanh nghiệp đều biết đến khái niệm IaaS. Có thể nói, IaaS chính là một dạng điện toán đám mây cực kỳ phổ biến và được nhiều doanh nghiệp triển khai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu IaaS là gì, IaaS có các tính năng nổi bật nào cũng như dịch vụ này hoạt động ra sao để có thể xem xét cụ thể tình hình nội bộ và đưa ra được lựa chọn triển khai phù hợp nhất.
Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về IaaS là gì, ưu nhược điểm, các tính năng nổi bật cũng như cách hoạt động của dịch vụ điện toán đám mây này diễn ra như thế nào nhé!
Mục lục
IaaS là gì?
IaaS (hay Infrastructure as a Service) là dịch vụ điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp có thể ứng dụng các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết vào hoạt động xây dựng, thiết lập hệ thống. Các hệ thống này bao gồm: hệ thống máy chủ hệ thống mạng, hệ điều hành,… đóng vai trò quan trọng cho quá trình vận hành của toàn bộ hệ thống tổng thông qua kết nối mạng Internet.
IaaS là dịch vụ điện toán đám mây được đánh giá rất cao nhờ vào tính linh hoạt, cho phép người dùng có khả năng tự do lựa chọn những thông số kỹ thuật phần cứng lẫn phần mềm cần thiết cũng như lựa chọn hệ điều hành tùy vào nhu cầu thực tế của mình. Với phạm vi sử dụng rộng lớn này, doanh nghiệp cần phải sở hữu kiến thức nền tảng chuyên môn vững chắc về phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, hệ thống mạng và có thể đưa ra các giải pháp đảm bảo hoàn thiện tính bảo mật an toàn cho các thông tin – dữ liệu của mình.
Hiện nay, xu hướng bùng nổ của AI (trí tuệ nhân tạo), BI (phân tích kinh doanh) cùng những sản phẩm – dịch vụ dựa trên kết nối mạng internet và cloud đã thúc đẩy giải pháp IaaS ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng. Lý do của sự bùng nổ này chính là do các hệ thống phần mềm hiện nay đều đòi hỏi sở hữu một trung tâm lưu trữ dữ liệu lớn cùng khả năng tính toán tuyệt vời. Một số ví dụ phổ biến nhất về dịch vụ IaaS bao gồm: Google Compute Engine (GCE), DigitalOcean,…
Kiến trúc IaaS là gì?
Sau khi hiểu về khái niệm IaaS là gì, trong phần này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem xét thêm về kiến trúc IaaS là gì nhé! Trong mô hình IaaS, những thành phần về cơ sở hạ tầng được các bên cung cấp các dịch vụ đám mây lưu trữ cloud computing sẽ thường xuyên xuất hiện tại một trung tâm dữ liệu tại chỗ. Chúng sẽ bao gồm các yếu tố như: máy chủ, phần cứng dùng để lưu trữ, kết nối mạng internet và lớp ảo hóa hay siêu giám sát.
Các dịch vụ này sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng mô hình IaaS có thể triển khai theo một mức độ tự động hóa cũng như khả năng điều phối cao hơn dành cho những nhiệm vụ về các cơ sở hạ tầng mang tính quan trọng. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể triển khai nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy sự cân bằng tải. Từ đó, chúng ta có thể duy trì tính khả dụng cũng như hiệu suất của các ứng dụng.
Ưu nhược điểm của IaaS là gì?
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của IaaS là gì nhé!
Ưu điểm
Sở hữu những ưu điểm vô cùng tuyệt vời, không khó hiểu khi IaaS chính là mô hình đám này được rất nhiều doanh nghiệp định hướng chuyển đổi số trong kinh doanh hiện nay ưa chuộng và lựa chọn sử dụng:
- Đây chính là một trong các mô hình công nghệ hiện đại về điện toán đám mây có tính linh hoạt bậc nhất hiện nay.
- Khả năng cập nhật, nâng cấp các ứng dụng một cách nhanh chóng.
- Doanh nghiệp có thể mua thêm các tài nguyên nếu có nhu cầu.
- IaaS luôn đảm bảo tính an toàn bảo mật cho doanh nghiệp ứng dụng.
- Được tích hợp khả năng giúp doanh nghiệp có thể thanh toán thông qua mô hình PAYG (Pay as You Go hay sử dụng bao nhiêu – chi trả bấy nhiêu) dành cho các nguồn lực cần thiết.
- Mô hình điện toán đám mây đảm bảo tiết kiệm chi phí, giúp doanh nghiệp giảm bớt ngân sách cùng các khoản chi phí phát sinh.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm tuyệt vời, giải pháp Infrastructure as a Service cũng có một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý sau đây:
- Doanh nghiệp sử dụng được toàn quyền kiểm soát các dữ liệu, phần mềm, hệ điều hành,… tuy nhiên, giải pháp này vẫn có thể gặp phải một số rủi ro về tính an toàn bảo mật bởi sự xuất hiện của các máy chủ hoặc máy ảo trong hệ thống.
- Doanh nghiệp muốn triển khai mô hình IaaS cần có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu, có khả năng tự xử lý các vấn đề về cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả nhất.
- Vấn đề cơ sở hạ tầng có khá nhiều ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau nên hệ thống sẽ xuất hiện các vấn đề về an ninh, bảo mật.
- Khi triển khai IaaS, doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động kết nối website vì chỉ ứng dụng phương pháp này, chúng ta mới có thể truy cập được vào các cơ sở hạ tầng.
Các tính năng nổi bật của IaaS là gì?
Sau khi đã hiểu về ưu nhược điểm của Infrastructure as a Service là gì, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết về các tính năng nổi bật của IaaS là gì nhé!
- Dịch vụ IaaS vẫn có thể phát triển lớn mạnh mà không cần phải dựa vào một môi trường riêng biệt.
- Giải pháp Infrastructure as a Service cho phép doanh nghiệp sử dụng có thể linh hoạt mở rộng các nguồn tài nguyên của máy chủ bao gồm: các máy phần cứng cùng những tính năng của các máy đó.
- IaaS cũng cho phép doanh nghiệp triển khai giải pháp có thể tự do lựa chọn các thông số kỹ thuật trên hệ điều hành và phần cứng quan trọng, cần thiết một cách linh hoạt giúp cho quá trình vận hành thông qua hệ thống mạng được đảm bảo tính ổn định.
- Doanh nghiệp sẽ được các bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi phát sinh những nhu cầu mở rộng các giải pháp này.
- Nguồn tài nguyên của IaaS luôn sẵn có dưới dạng dịch vụ.
- Infrastructure as a Service khả năng cung cấp, theo dõi và kiểm soát hoàn toàn các cơ sở hạ tầng trong một doanh nghiệp cụ thể.
- Trong quá trình doanh nghiệp ứng dụng IaaS, thực tế, dịch vụ này sẽ không phát sinh những sự cố bên trong các phần cứng và mức chi phí mà chúng ta phải trả để nâng cấp, cập nhật hệ thống cũng tương đối phù hợp và không quá cao.
- Mức chi phí của dịch vụ IaaS có thể sẽ thay đổi tùy vào từng yêu cầu triển khai cũng như mức độ sử dụng khác nhau của người dùng.
Cách hoạt động của IaaS diễn ra như thế nào?
Sau khi đã hiểu về các tính năng nổi bật của IaaS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích về cách thức hoạt động của dịch vụ đám mây IaaS này diễn ra như thế nào nhé!
Dịch vụ đám mây IaaS cho phép doanh nghiệp sử dụng có thể thuê các cơ sở dữ liệu tương tự như khi chúng ta như thuê một máy chủ. Chính vì vậy, thay vì phải mua theo dạng trọn gói với mức ngân sách bỏ ra khá lớn, giải pháp IaaS sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có thể thoải mái, linh hoạt chi phí hơn khi thương thảo, trả mức giá thuê của một trang hoặc thuê theo mỗi tháng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể các khoản chi phí cho mình.
Ngày nay, mô hình IaaS được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, lựa chọn sử dụng và hợp tác rộng rãi với những nhà cung cấp hàng đầu thế giới, chẳng hạn như: Amazon, Google, Windows, Memset,… Ngoài ra, doanh nghiệp muốn quản lý, vận hành mô hình IaaS dễ dàng hơn, chúng ta có thể linh hoạt trong việc phát triển những templates khác nhau dành cho dịch vụ đám mây này. Doanh nghiệp cần xây dựng nên một kế hoạch chi tiết, đầy đủ, sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu triển khai nhằm thiết lập nên hệ thống. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể hạn chế việc di chuyển nhiều lần qua lại giữa các đám mây khác nhau.
Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng IaaS?
Doanh nghiệp nào nên sử dụng hay khi nào là lúc thích hợp để chúng ta sử dụng dịch vụ IaaS chính là câu hỏi mà hầu như doanh nghiệp nào cũng đặt ra sau khi đã tìm hiểu về IaaS là gì cũng như các tính năng và cách hoạt động của dịch vụ đám mây cực kỳ hữu ích này.
- Mô hình IaaS sở hữu một đặc điểm nổi bật là tiết kiệm rất nhiều chi phí và không tốn nhiều thời gian cho quá trình khởi tạo, chạy thử các phần cứng cũng như phần mềm. Chính vì vậy, IaaS cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ hoặc các công ty startup.
- Nếu doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển và không có nhiều nhu cầu nâng cấp, tùy chỉnh, thay đổi hệ thống, phần cứng và phần mềm nhằm đáp ứng quá trình phát triển của chúng ta thì giải pháp Iaas sẽ là sự lựa chọn cực kỳ phù hợp. Không những vậy, trong một số trường hợp cần thiết, mô hình Iaas có tính linh hoạt rất cao nên sẽ cực kỳ phù hợp cho doanh nghiệp chủ động thu gọn hoặc mở rộng hệ thống.
- Nếu là một doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn thì dịch vụ IaaS vẫn sẽ là lựa chọn phù hợp nếu chúng ta đang có nhu cầu toàn quyền quản lý, kiểm soát các cơ sở hạ tầng và các ứng dụng trong doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, dịch vụ IaaS cũng có thể được triển khai cho nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số trường hợp doanh nghiệp ứng dụng IaaS phổ biến nhất:
- Doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Web hosting và giải pháp Iaas sẽ giúp tiết kiệm đáng kể các loại chi phí.
- Quá trình sao lưu, lưu trữ và phục hồi các loại dữ liệu.
- Doanh nghiệp có nhu cầu triển khai các ứng dụng web (web app). Lúc này, dịch vụ IaaS sẽ cung cấp cho chúng ta các cơ sở hạ tầng cần thiết giúp cho quá trình lưu trữ các ứng dụng web diễn ra hiệu quả, nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, nếu doanh nghiệp đang lưu trữ một web app, giải pháp IaaS sẽ cung cấp các tài nguyên lưu trữ, kết nối mạng và máy chủ cần thiết.
- Hoạt động lưu trữ các dữ liệu và tiến hành phân tích chi tiết những dữ liệu này của doanh nghiệp. IaaS sẽ hỗ trợ chúng ta nhờ khả năng tính toán và xử lý các dữ liệu thông qua những tập dữ liệu có quy mô lớn.
Doanh nghiệp cần triển khai IaaS như thế nào?
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về phương thức mà chúng ta sẽ triển khai IaaS là gì nhé! Khi bắt đầu triển khai IaaS, doanh nghiệp cần lưu ý một vài điểm về nhu cầu kỹ thuật cũng như các vấn đề lưu trữ sau đây:
- Kết nối mạng: Khi triển khai IaaS, doanh nghiệp cần đảm bảo về khía cạnh kết nối mạng của cơ sở hạ tầng cung cấp trên các nền tảng đám mây có thể được người dùng truy cập một cách hiệu quả.
- Tùy chọn máy chủ: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của những tùy chọn máy chủ, CPU, máy ảo cũng các bộ nhớ khác nhau mà phía nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể cung cấp được cho chúng ta.
- Bảo mật dữ liệu: Yêu cầu về bảo mật dữ liệu chính là vấn đề quan trọng nhất khi doanh nghiệp tiến hành đánh giá các nhà cung cấp giải pháp đám mây. Trong đó, những vấn đề như chứng nhận bảo mật, mã hóa dữ liệu, tuân thủ các cam kết an toàn thông tin – dữ liệu cần được theo dõi chi tiết.
- Khôi phục các thảm họa: Những tính năng cùng các tùy chọn của dịch vụ IaaS giúp doanh nghiệp khôi phục sau các thảm họa chính là một giá trị tuyệt vời khác mà chúng ta cần quan tâm khi tiến hành chuyển đổi dự phòng tại cấp các máy ảo, máy chủ hoặc ở các trang web.
- Kích thước của máy chủ: Những tùy chọn đối với kích thước của máy chủ, máy ảo cũng như số lượng các CPU có thể được thiết lập trên máy chủ, trên các chi tiết khác nhau tại vị trí bộ nhớ và CPU của máy.
- Thông lượng của mạng: Yếu tố này ảnh hưởng đến tốc độ giữa những máy ảo, khả năng lưu trữ, trung tâm dữ liệu cùng kết nối mạng internet.
- Khả năng quản lý chung: Doanh nghiệp sử dụng giải pháp IaaS có khả năng xác định xem chúng ta sẽ kiểm soát bao nhiêu trong số các tính năng của IaaS và đặc biệt, cần chú trọng quản lý các phần nào, mức độ theo dõi và quản lý ra sao.
Hiểu rõ được các nhu cầu và phương pháp triển khai mô hình IaaS là gì, các chuyên gia kỹ thuật trong doanh nghiệp mới có thể chịu trách nhiệm kỹ lưỡng về vấn đề bảo trì khía cạnh kỹ thuật của các cơ sở hạ tầng – bao gồm cả những phiên bản vá lỗi, khắc phục sự cố và cập nhật, nâng cấp cho phần mềm của hệ thống. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đánh giá vào đào tạo năng lực thực chiến của bộ phận công nghệ thông tin để dễ dàng tối đa hóa các giá trị nhận được khi chúng ta triển khai dịch vụ IaaS này.
Sự khác nhau giữa PaaS, SaaS, DaaS và IaaS là gì?
Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về sự khác nhau giữa Paas, SaaS, DaaS và IaaS là gì nhé! Bên cạnh giải pháp IaaS, trên thị trường chuyển đổi số trong kinh doanh, dịch vụ đám mây còn bao gồm cả PaaS, Saas và DaaS. Sự khác biệt chủ yếu giữa 4 dịch vụ máy chủ đám mây này chính là phạm vi của các dịch vụ trên đám mây. Cụ thể của sự khác biệt này như sau:
- Dịch vụ IaaS: Mang đến cho doanh nghiệp sử dụng sự đa dạng về các tùy chọn của máy chủ. Doanh nghiệp vận hành sẽ được phép tự do lựa chọn những thông số kỹ thuật cho cả hệ điều hành lẫn phần cứng của hệ thống.
- Dịch vụ SaaS: Mang đến trạng thái cho phép doanh nghiệp sử dụng có thể triển khai những phần mềm sẵn có. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không có khả năng linh hoạt, tự do trong các vấn đề tùy chỉnh.
- Dịch vụ PaaS: Đây chính là một dịch vụ đám mây, có vai trò cung cấp nền tảng (platform) cùng các cơ sở hạ tầng của giải pháp IaaS.
- Dịch vụ DaaS: Mang đến cho doanh nghiệp một môi trường hoạt động theo dạng máy tính để bàn (desktop) ảo.
Kết luận
Hiểu rõ IaaS là gì, ưu nhược điểm, các tính năng nổi bật cũng như cách hoạt động của dịch vụ điện toán đám mây này diễn ra như thế nào, doanh nghiệp có thể xem xét cụ thể tình hình nội bộ và đưa ra được lựa chọn triển khai phù hợp nhất.
Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về điện toán đám mây, các ứng dụng và giải pháp cloud computing để quản trị hiệu quả cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp, góp phần mạnh mẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!