Từ con số 9 tỷ USD vào năm 2018, quy mô của thị trường Kinh tế Internet – Thương mại điện tử 2019 của Việt Nam đã đạt tới 12 tỷ USD, vươn lên đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019). Điều gì làm nên tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc như vậy? Cơ hội và thách thức trong tương lai như thế nào?
Trong bài viết này, Magenest sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh đa chiều và sâu sắc nhất về thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2019, dựa trên các báo cáo, số liệu tin cậy cùng với những đánh giá từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
Mục lục
Tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai
Như đã đề cập ở trên, thị trường Thương mại điện tử 2019 tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như vậy, tổng giá trị giao dịch của thị trường sẽ cán mốc 43 tỷ USD trong năm 2025.
Từ việc mua bán trên mạng còn xa lạ, chỉ qua một vài năm ngắn ngủi, người dân Việt Nam đã coi việc shopping online trở thành một thói quen mua sắm thường xuyên. Số người dùng Internet ở Việt Nam đã lên tới con số 61 triệu.
Trong đó:
- 87% cho biết họ sẽ thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh online trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
- 77% khẳng định đã thực hiện việc mua hàng ít nhất một lần qua Internet.
- 38% mua sắm online trên máy tính/laptop.
- 62% mua sắm online trên các thiết bị di động.
Những thay đổi căn bản trong hành vi của người dùng chính là nguyên nhân sâu xa nhất làm nên diện mạo mới cho Thương mại điện tử tại Việt Nam như hôm nay.
Các lĩnh vực chính trong nền Kinh tế Internet
Thương mại điện tử
Các chương trình khuyến mãi, giảm giá tiếp tục là yếu tố then chốt dẫn dắt sự tăng trưởng của e-Commerce, thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn trên các website bán hàng và các app di động. Hoạt động promotion/sale diễn ra với tần suất dày đặc quanh năm. Ngoài các dịp phổ biến như Black Friday, Grand Opening, Kỷ niệm x năm thành lập, các cửa hàng thiết kế ra đủ “chiêu trò” để câu khách: Ngày lễ độc thân 11/11, Sale 9.9, Sale 12.12, ngày Quốc khánh 02/09, ngày Thống nhất đất nước 30/04, Tuần lễ vàng, vv.
Chiến lược khuyến mại cũng được “nâng cấp” trở thành chương trình giải trí (entertainment) cho người mua hàng, thay vì chỉ là hoạt động giảm giá đơn thuần. Một vài ứng dụng di động như Shopee đã thành công trong việc triển khai livestream các KOL thực hiện “unbox” các sản phẩm và đưa ra review một cách chân thực. Nhờ đó, tương tác giữa khách hàng và thương hiệu được đẩy mạnh. Số lượng đơn hàng cũng tăng mạnh thông qua các buổi livestream như vậy.
Các chợ Thương mại điện tử (Marketplace) tiếp tục là trụ cột chính của nền e-Conomy tại Việt Nam, tạo ra xu thế và dẫn đầu các xu thế của thị trường. Quý 3 của năm 2019 đã chứng kiến cuộc lội ngược dòng của Sendo.vn khi vươn lên giành vị trí thứ 2 xét theo ứng dụng có lượt tải xuống cao nhất và website có lượt truy cập nhiều nhất.
Ride Hailing – Ứng dụng gọi xe
Ứng dụng gọi xe hay còn là ride hailing đã tạo nên sự biến chuyển lớn trong thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân trong các đô thị lớn. Việc gọi xe thông qua các ứng dụng di động ngày càng trở nên phổ biến, dần dần thay thế việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân hay phương tiện giao thông công cộng. Tính đến thời điểm hiện tại, Grab vẫn là cái tên “thống trị” khi chiếm tới gần 80% thị trường gọi xe tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Grab còn rất thành công trong việc phát triển dịch vụ Food Delivery – Giao đồ ăn nhanh. Food Delivery ngày càng được ưu chuộng tại các đô thị, nơi vấn đề tắc đường và thời tiết khắc nhiệt khiến người dân, đặc biệt là nhân viên công sở vốn có quỹ thời gian eo hẹp, ngại bước ra đường
Online Media
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của số người dùng Internet tại Việt Nam, online media cũng có bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực như Online Advertising, Online Gaming, và Subscription Music & Video. Trong đó, phải kể đến sự thay đổi tích cực trong Subscription Music & Video: Không còn thụ động tiếp nhận và phỏng theo các nội dung giải trí từ các nước khác, Việt Nam bước đầu xây dựng nội dung có chất lượng tốt. Ca sỹ Sơn Tùng kết hợp với rapper nổi tiếng Snoop Dogg đã làm nên tiếng vang với video đạt tỷ view trên Youtube.
Online Travel
Du lịch vẫn luôn là ngành kinh tế có sự phát triển ổn định và bền vững tại Việt Nam. Online hóa du lịch đã và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế Internet. Những Online Travel Agenct (OTA) như Booking.com, Agoda, Traveloka và Airbnb tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc online hóa ngành du lịch, nắm giữ đến hơn 80% thị phần du lịch tại Việt Nam.
Cơ hội và thách thức chia đều cho tất cả
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong nước vẫn bị lép vế so với các thương hiệu đa quốc gia. Hoạt động thương mại chỉ diễn ra sôi động ở các khu đô thị lớn, tập trung ở mảng eCommerce (nổi bật là các sàn thương mại điện tử Marketplace) và Ứng dụng gọi xe. Các doanh nghiệp nội địa đơn lẻ vẫn chưa kịp thích ứng để thay đổi chiến lược kinh doanh và phương thức quản lý vận hành. Chính sự kém nhạy bén này khiến họ dường như bị bỏ lại làn sóng phát triển vượt bậc của nền kinh tế Internet Việt Nam trong những năm gần đây.
Dù phát triển với tốc độ thần kỳ, nền kinh tế Internet tại Việt Nam vẫn chưa trưởng thành và còn chứa đựng nhiều rào cản đang kìm hãm sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Thiếu nền tảng công nghệ mạnh
Làn sóng Chuyển đổi số thời đại 4.0 được chào đón nồng nhiệt ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp thực sự chuyển đổi số và thực hiện quá trình chuyển đổi này một cách thành công vẫn còn hạn chế. Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn đầu tư quá nhiều nguồn lực vào các thiết bị phần cứng, trong khi muốn thúc đẩy tăng doanh thu hiệu quả thì các phần mềm, ứng dụng công nghệ hiện đại mới là chiến lược phát triển đúng đắn.
Những cái “gã khổng lồ” đang thống lĩnh Thương mại điện tử trên thị trường quốc tế lại là những cái tên xa lạ đối với phần lớn các doanh nghiệp trong nước:
- Magento – Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu với hơn 250.000 trang web đang hoạt động trên toàn cầu.
- Odoo – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP ) được sử dụng bởi 4 triệu người dùng trên toàn thế giới, từ các start-up đến các doanh nghiệp lớn.
- Amazon Web Services (AWS) – Nền tảng đám mây được áp dụng rộng rãi và toàn diện nhất thế giới.
- HubSpot – Hệ thống quản lí quan hệ khách hàng (CRM) hiệu quả số 1 hiện nay, phù hợp với hầu hết mọi doanh nghiệp.
Magenest tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện cho Doanh nghiệp với hơn 2000 khách hàng trên 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng tôi mang trong mình sứ mệnh đem những công nghệ tân tiến nhất đến gần hơn với các doanh nghiệp Việt Nam.
COD vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu
Sự tăng trưởng của Thương mại điện tử không thể tách rời với việc thanh toán online. Thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử,… đều là những phương thức thanh toán chủ yếu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, COD (Cash on Delivery) vẫn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Điều này gây ra không ít trở ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh online khi COD là phương thức thanh toán có tỷ lệ hủy đơn hàng cao nhất. Ngay cả khi sản phẩm được ship đến tận tay người mua hàng, họ vẫn có thể từ chối nhận. Khi không có bất cứ ràng buộc gì, người mua hàng trở nên “vô trách nhiệm” hơn. Doanh nghiệp vì thế mà gặp nhiều rắc rối khi xử lý đơn hàng, tồn kho, quản lý dòng tiền.
Dịch vụ tài chính số vẫn chỉ được phổ cập đến khoảng 21% người dân Việt Nam do cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn còn yếu kém.
Hiện nay, các cổng thanh toán nội địa bắt đầu có những khởi sắc tích cực với những cái tên tiêu biểu như Ví điện tử Momo, ZaloPay, VNPAY,… Thói quen mua sắm của khách hàng đang dần thay đổi, tuy nhiên, trong tương lai gần thì vẫn chưa thể chuyển hóa hoàn toàn từ COD sang thanh toán online.
>>> XEM THÊM: Tích hợp các cổng thanh toán Việt Nam vào website Magento
Hệ thống fulfillment chưa hoàn thiện
Hệ thống giao thông phức tạp cùng với tình trạng tắc đường khiến cho quá trình giao hàng trở nên khó khăn. Điều này khiến chi phí shipping cho các đơn hàng trở nên đắt đỏ, gây nên tâm lý e ngại khi mua hàng online.
Kết hợp với việc COD là phương thức thanh toán phổ biến, người giao hàng vô hình chung trở thành POS “di động” đối với các chủ doanh nghiệp.
3 thách thức kể trên là bài toán đau đầu của hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tin tốt là trong thách thức vẫn chứa đựng những cơ hội cho những ai biết nắm bắt. Tiki vươn mình sánh vai cùng các sàn thương mại điện tử quốc tế với chính sách giao hàng trong vòng 2h. Heneiken tạo tiếng vang lớn với dự án Drinkies “Bia lạnh trên tay – Giao ngay trong 60 phút!”.
Điều gì tạo nên những thành công đó?
Câu trả lời nằm trong giải pháp công nghệ được sử dụng để vận hành hệ thống bán hàng. Cả Tiki và Heneiken đều xây dựng website Thương mại điện tử của mình trên Magento – nền tảng hàng đầu thế giới hiện nay. Việc lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp sẽ quyết định “vận mệnh” doanh nghiệp của bạn trong tương lai. Tại Magenest, chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, góp phần tạo nên thành công của hơn 2000 khách hàng trong và ngoài nước.
Lời kết
Chúng ta vừa điểm qua những điểm nổi bật nhất của bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Internet – Thương mại điện tử 2019 tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này, các doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp trong năm 2020 sắp tới.