Bảo mật website – 5 Gợi ý giúp webite của bạn an toàn tuyệt đối

Bảo mật website là một chủ đề chưa bao giờ hết HOT. Ngày qua ngày đều có những tin tức về một số hình thức tấn công mạng hoặc các trường hợp lừa đảo trực tuyến. Một báo cáo của Malwarebytes ghi nhận sự gia tăng 195%  các cuộc tấn công bằng mã độc vào các doanh nghiệp từ quý IV năm 2018 đến quý I năm 2019. Báo cáo của Malwarebytes cũng cho thấy sự gia tăng 500% từ quý 1 năm 2018 đến quý 1 năm 2019. Đại dịch COVID-19 đã tạo cơ hội gia tăng số lượng các cuộc tấn công mạng vào các doanh nghiệp. Cloudflare đã báo cáo rằng các cuộc tấn công và lừa đảo đã tăng 37% so với tháng trước kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Ở những nơi khác, báo cáo cuối năm 2019 về rủi ro dựa trên sự bảo mật cho thấy số lượng hồ sơ bị rò rỉ tăng 284% so với năm 2018 với tổng số hồ sơ bị lộ lên tới 15,1 tỷ.

Bảo mật thông tin

Lợi ích của bảo mật website là gì?

Với số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cuộc tấn công mạng đang tăng lên từng ngày, rõ ràng rằng bảo mật cửa hàng của bạn là điều tối quan trọng. Không giải quyết được điều này sẽ dẫn đến một loạt các mối đe dọa với doanh nghiệp bao gồm xâm nhập dữ liệu, đánh cắp tiền, mất năng suất, trộm cắp tài sản trí tuệ, đánh cắp dữ liệu cá nhân và dữ liệu tài chính và cuối cùng là đánh mất uy tín. Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào một số điểm thiết yếu, bạn có thể yên tâm rằng bạn đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để giữ cho cửa hàng trực tuyến của bạn an toàn và bảo mật.

Giúp hoạt động kinh doanh của công ty không gián đoạn

Nếu xảy ra sự cố bảo mật, doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều rắc rối lớn. Gián đoạn trong truy cập có thể khiến hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối và làm giảm trải nghiệm người dùng. Ví dụ, khi một trang web thương mại điện tử bị rò rỉ thông tin khách hàng hoặc thông tin thanh toán, họ sẽ phải tốn nhiều thời gian để xử lý toàn bộ vấn đề này, chưa kể đến sự mất an toàn với khách hàng. Hoặc ví dụ, việc quản trị viên không thể truy cập trình quản lý trang web do lỗi bảo mật có thể mang lại nhiều khó khăn trong quá trình làm việc.

Bảo vệ công ty và khách hàng của bạn

Bảo mật là tất cả. Không có nó, bạn sẽ mất tất cả sự tin cậy và danh tiếng của bạn sẽ nhanh chóng rơi xuống vực thẳm. Mã hóa truyền dữ liệu, đặt yêu cầu mật khẩu, bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công và liên tục xem xét thiết lập bảo mật như là một phần của sự kiểm tra là một vài cách có thể giúp bạn bảo vệ an ninh cho doanh nghiệp và khách hàng của mình.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét một số ví dụ về thực tiễn tốt nhất trên các lĩnh vực chính để tập trung vào chiến lược bảo mật website của bạn.

Tăng cường hiệu quả marketing

Nếu trang web của bạn bị tấn công bởi hacker, rất có thể hiệu quả của cách hoạt động SEO sẽ giảm sút. Không những vậy, khi trang web không đạt tiêu chuẩn bảo mật, bạn không thể triển khai hoạt động quảng cáo Facebook hay Google Ads. Đặc biệt, với các trang web thương mại điện tử, việc sở hữu chứng chỉ bảo mật SSL là bắt buộc để tiến hành triển khai quảng cáo Google Shopping.

5 đề xuất bảo mật website

Bảo mật website bằng mật khẩu

5 đề xuất bảo mật website

Trọng tâm bảo mật website của bạn là nhận dạng và xác thực. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng hết năm này đến năm khác, những mật khẩu quen thuộc vẫn được dùng đi dùng lại – ‘password’, ‘123456’, ‘qwerty’. Với một mật khẩu bảo mật kém, hacker có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống của bạn. Do đó, điều rất quan trọng là bạn cần yêu cầu một mật khẩu có tính bảo mật cao đối với tất cả khách truy cập bên ngoài và trong chính doanh nghiệp của bạn.

Để hacker không thể “mò” ra mật khẩu, bạn còn có thể cài đặt tính năng hạn chế số lần nhập sai mật khẩu. Ví dụ, tài khoản sẽ bị khóa sau 3 lần nhập sai mật khẩu liên tiếp. Để mở tài khoản, người dùng cần xác thực mật khẩu hoặc tài khoản qua email hoặc số điện thoại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét triển khai xác thực 2 yếu tố, ví dụ: mật khẩu và số điện thoại. Với cách làm này, khách hàng và nhân viên của bạn có thể mất thêm một bước khi truy cập, nhưng về lâu dài, họ sẽ nhận được nhiều lợi ích từ nó.

Tường lửa ứng dụng web (WAF)

Tin tặc có thể cố gắng thăm dò các ứng dụng web của bạn thông qua một loạt các phương thức. Các ví dụ phổ biến bao gồm các cuộc tấn công SQL injection (sử dụng những lỗ hổng trong các kênh đầu vào của website), có thể được sử dụng để trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu của bạn. Ngoài ra, các cuộc tấn công kịch bản chéo trang (XSS) có thể được sử dụng để chiếm đoạt tài khoản, thay đổi nội dung trang web của bạn hoặc hướng khách truy cập đến các trang web độc hại. Dù là phương pháp nào, kết quả có thể đem lại thảm họa cho cả khách hàng và doanh nghiệp của bạn. WAFs ngăn chặn các loại tấn công này xảy ra, bằng cách bảo vệ chống lại mọi sự rò rỉ dữ liệu nhạy cảm từ hệ thống của bạn. Giữ cho dữ liệu của khách hàng riêng tư và an toàn rõ ràng là ưu tiên của mọi doanh nghiệp. WAF thực hiện điều này bằng cách giám sát và bảo vệ tất cả lượt truy cập đi và đến trang web của bạn.

“Làm cứng” nền tảng

Nói về bảo mật, bạn chỉ đơn giản là không để bất kỳ hình thức tấn công nào có cơ hội xảy ra. Rốt cuộc, ngay cả những “vết nứt” nhỏ nhất trong hệ thống của bạn, có thể dẫn đến hậu quả tai hại tiềm tàng. Vì lý do này, việc áp dụng một sáng kiến ​​liên tục về việc làm cứng nền tảng là tối quan trọng, điều này chủ yếu làm giảm các cuộc tấn công từ bên ngoài để hạn chế tổn thương. Trong trang web của bạn có thể có một số phần mềm hoặc bộ xử lý không còn được sử dụng và không hoạt động. Nhưng từ quan điểm bảo mật, nếu một trong số những phần mềm hay bộ xử lý này trở nên yếu, thì bạn sẽ cần sử dụng các tài nguyên để khắc phục vấn đề này. Điều này thể hiện sự lãng phí nguồn lực và thời gian. Vì vậy, hãy loại bỏ tất cả những thứ vô dụng, nếu không, nó sẽ gây ra rủi ro không cần thiết cho doanh nghiệp của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể có các bản sao đang chiếm dung lượng nhưng không được sử dụng. Hãy xóa bỏ chúng. Trong tương lai, hãy thường xuyên đánh giá phần mềm bạn có, xem xét chúng có thực sự cần thiết hay không, đồng thời kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đều được cập nhật để bảo mật website tốt.

“Làm cứng” nền tảng

Kết hợp với việc làm cứng nền tảng của bạn là các hướng dẫn tăng cường bảo mật. Những hướng dẫn này được tạo ra và sử dụng trong doanh nghiệp để thông báo và hướng dẫn thực hành một cách tốt nhất. Bạn có thể xem một số hướng dẫn cao cấp bổ sung bên cạnh những thứ như loại bỏ cấu hình mặc định, thời gian chờ phiên, theo đợt và hơn thế nữa. Điều này đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức đều hiểu và cập nhật các quy trình bảo mật của bạn.

Mã hóa

Mã hóa

Với một lượng lớn dữ liệu được truyền vào trong một giây, nhu cầu mã hóa đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Bạn muốn chắc chắn rằng dữ liệu bạn đang gửi là a) đến đúng người và b) không bị rò rỉ trái phép. Một mô hình chính trong bảo mật để đánh giá bảo mật thông tin tổ chức là CIA (bảo mật, toàn vẹn và sẵn có). Mã hóa là tiêu đề bảo mật, sẽ còn quan trọng  thậm chí hơn năm nay với việc thực hiện GDPR. Do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết là dữ liệu thuộc bất kỳ loại nào được mã hóa để bảo mật.

Bảo mật website qua việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng

Với các mối đe dọa bảo mật ngày càng nhiều, doanh nghiệp cần thực hiện một số hình thức đánh giá rủi ro định kỳ. Một đánh giá bảo mật chính thức và thường xuyên sẽ cho phép bạn đánh giá nơi có hoặc không có nguy cơ bị đe dọa. Và trong các rủi ro tiềm ẩn, bạn có thể xem xét hậu quả hữu hình thực tế của từng rủi ro có thể là gì. Điều này sẽ cho phép bạn tập trung vào các mối đe dọa quan trọng nhất. Thực hiện các đánh giá cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình an ninh hiện tại của bạn. Nó cũng phục vụ để tăng cường nhận thức về các vấn đề bảo mật trong công ty của bạn, đảm bảo rằng bạn xử lý được các mối đe dọa mới nhất và chứng minh cho khách hàng của bạn rằng bảo mật là vô cùng quan trọng!

Bảo mật thông tin doanh nghiệp với Amazon Web Services (AWS)

Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện hàng đầu thế giới với hơn 165 dịch vụ. AWS cung cấp nền tảng giúp người dùng trải nghiệm một hệ thống công nghệ tiên tiến tại khắp nơi trên thế giới. Điện toán đám mây giúp hoạt động kinh doanh được liền mạch và đặc biệt bảo mật, nhờ đó chủ đầu tư có thể tập trung vào đổi mới và phát triển chiến lược cho doanh nghiệp.

Magenest là đối tác tư vấn của AWS, chúng tôi cung cấp các giải pháp đám mây, an ninh mạng, phát triển phần mềm, hỗ trợ quá trình “lên mây” của doanh nghiệp. Các chuyên gia hàng đầu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp lưu trữ và điều hành cơ sở dữ liệu nhanh chóng với chi phí hạ tầng CNTT tối thiểu.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.