Bán hàng online đang là con đường nhiều người hướng đến khi bắt đầu khởi nghiệp. Vậy bạn đã có ý tưởng kinh doanh chưa? Trong thời điểm khó khăn như năm 2023 thì nên kinh doanh mặt hàng nào hiệu quả? Việc cân nhắc những lựa chọn kinh doanh khôn ngoan sẽ bạn nhanh chóng gặt hái được thành công hơn.
Trong bài viết này, chúng tôi gợi ý một số xu hướng ý tưởng bán hàng online trong năm 2023 và giới thiệu đến bạn app quản lý bán hàng để bạn có thể dễ dàng bán hàng online tại nhà nhé!
Mục lục
Xu hướng bán hàng Online 2023
Dưới đây là một số xu hướng kinh doanh năm 2023 mà chúng tôi đã tìm hiểu và chắt lọc, bạn có thể lựa chọn các ý tưởng này để kinh doanh trong năm nay.
Kinh doanh quần áo, thời trang
Thực tế, quần áo thời trang thì không còn là xu hướng kinh doanh nữa, nhưng năm 2023 bạn vẫn có thể tiếp tục đầu tư kinh doanh mặt hàng này đảm bảo vẫn kiếm lời bình thường.
Xu hướng thị trường thời trang 2023
Hãy khảo sát thị trường một cách tỉ mỉ và tìm được thị trường ngách cho mình. Sau đó bạn mới quyết định được bán gì là phù hợp và có tiềm năng nhất. Đừng dại dột buôn bán, kinh doanh theo cảm tính, theo số đông, đôi khi bạn thích một sản phẩm nhưng thị trường thì không.
Nguồn hàng
Sản phẩm kinh doanh phải chất lượng, không mang tính đại trà. Nếu các sản phẩm bạn nhập về bán mà giống như các sản phẩm có bán sẵn, thì khách hàng sẽ lựa chọn việc đi mua đồ có sẵn và sẽ không chọn mua quần áo online, khi mà niềm tin của người Việt Nam vào thương mại điện tử vẫn còn quá thấp.
Kinh doanh cây cảnh mini
Với đặc tính nhỏ gọn, cơ động, tiện chăm sóc và đa dạng mẫu mã, cây cảnh mini đang ngày càng thu hút sự chú ý và quan tâm của mọi người. Theo chia sẻ từ những người trong nghề, các loại cây cảnh mini đang được ưa chuộng hiện nay là sen đá, các loại xương rồng cảnh, sen cánh bướm… với giá bán giao động từ 50.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ. Có nhiều người bán hàng có thể thu lãi hàng trăm triệu mỗi tháng từ công việc kinh doanh hái ra tiền này. Điều đó minh chứng cho thấy, bán các loại cây hoa cảnh mini sẽ là xu hướng bán hàng online nên đầu tư năm 2023.
Để kinh doanh cây cảnh mini trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về đặc tính và các loại cây cảnh, cách chăm sóc, tạo dáng… Tìm hiểu nguồn hàng để nhập. Chuẩn bị vốn và thiết lập website để kinh doanh.
Kinh doanh sản phẩm handmade
Các sản phẩm handmade hiện nay được thị trường đón nhận khá tích cực, nhờ sự sáng tạo, hình thức đẹp, độc, lạ mà những sản phẩm sản xuất hàng loạt không bao giờ có được. Tuy nhiên, việc kinh doanh đồ handmade chỉ phù hợp với những người có đôi tay khéo léo và bộ óc sáng tạo, biết tìm tòi và tạo ra những sản phẩm đẹp mắt thu hút được sự chú ý từ mọi người.
Để kinh doanh đồ handmade thành công, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết và rõ ràng, phải tìm hiểu thị trường để biết được mọi người đang thích gì, cần gì, nhóm đối tượng mua đồ handmade chủ yếu là ai… Sau đó mới lập kế hoạch tài chính, cách thực hiện…
Kinh doanh đồ ăn vặt
Bán đồ ăn vặt online chính là xu hướng kinh doanh nổi bật năm 2023. Xu hướng kinh doanh này dự báo sẽ còn tiếp tục HOT khi mà nhu cầu ăn vặt của mọi người ngày càng nhiều, đa dạng đối tượng, từ dân công sở, sinh viên cho đến học sinh. Các món ăn vặt có thể là các loại trà sữa, bánh trái, các loại chè, khoai chiên, chân gà muối…
Bán hàng Online bắt đầu từ đâu
Dưới đây là 6 bước bán hàng trên mạng dành cho người mới bắt đầu:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu thị trường
Khi bạn bắt đầu lên ý tưởng cho việc kinh doanh nói chung và bán hàng online nói riêng, chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ tới việc tìm nguồn hàng đầu tiên. Nhưng đó lại là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Thực tế, chúng ta phải khảo sát và tìm hiểu được nhu cầu của thị trường: họ muốn gì, cần gì? Từ đó bạn mới có thể tìm kiếm nguồn hàng thích hợp.
Tránh mắc sai lầm ngay từ khi lập kế hoạch nghiên cứu và tìm hiểu thị trường chính là bài học đầu tiên bạn cần phải nắm rõ khi bắt đầu bắt tay vào kinh doanh online. Bạn nên dành thời gian để thu thập các thông tin có sẵn được cung cấp miễn phí trên Internet, điều này sẽ giúp bạn khám phá nhu cầu thực sự của khách hàng với ý tưởng bán hàng online của mình.
Việc bạn cần làm là:
- Thứ 1, tham gia các diễn đàn, các blog, các group trên mạng xã hội và tìm hiểu những vấn đề nổi bật mà họ đang bàn luận để tìm hướng giải quyết, những câu hỏi mà họ đang đặt ra.
- Thứ 2, nghiên cứu những từ khóa hot hiện nay mà mọi người đang tìm kiếm nhiều qua các công cụ hỗ trợ marketing online.
- Thứ 3, đừng quên tìm hiểu đối thủ cạnh tranh tiềm năng của bạn, xem cách thức họ làm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ đó bạn có thể chọn lọc những thứ bạn học hỏi được để tạo nên sự sáng tạo và mới mẻ hơn so với đối thủ.
Bước 2: Tìm kiếm nguồn hàng
Khi đã xác định được mặt hàng sẽ bán thì phạm vi tìm kiếm nguồn hàng sẽ được thu hẹp lại. Thay vì việc phải lựa chọn trong số rất nhiều sản phẩm và rất nhiều nhà cung cấp khác nhau thì giờ đây bạn chỉ cần tập trung vào một loại sản phẩm và các nhà cung cấp sản phẩm đó.
Bước 3: Viết bài PR (quảng cáo) sản phẩm
Nếu bạn muốn tiếp cận tới người mua, bạn phải viết bài để PR cho sản phẩm của mình. Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 5s để thu hút sự chú ý của người khác qua bài viết của bạn vì thế hãy sáng tạo và trau chuốt bài viết của mình nhiều nhất có thể.
Yếu tố hình ảnh rất quan trọng khi bạn bán hàng online, nó ảnh hưởng khá nhiều tới quyết định mua hàng của khách hàng, vĩ vậy ảnh đăng bán cần phải chụp, căn chỉnh, photoshop… sao cho đẹp và thu hút.
Bước 4: Chạy quảng cáo sản phẩm để thu hút khách hàng
Bạn cũng có thể chạy quảng cáo để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đó là một cách quảng cáo khá hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram, Youtube hoặc Google, tuy nhiên với những người mới bắt đầu thì chạy quảng cáo trên Facebook sẽ tối ưu hơn cả.
Nếu bạn thấy việc này khó khăn và không có thời gian tìm hiểu thì bạn có thể tham khảo các dịch vụ bên ngoài để chạy quảng cáo, hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty dịch vụ chạy quảng cáo có kinh nghiệm. Hãy liên hệ, đưa ra yêu cầu và thỏa thuận về giá để lựa chọn nơi phù hợp nhé.
Bước 5: Tạo uy tín trên các kênh online
Không có phương thức quảng cáo nào tốt hơn là uy tín của chính kênh bán hàng. Nếu bạn chăm sóc khách hàng tốt, chất lượng phù hợp với giá cả thì chắc chắn khách hàng sẽ quay lại với bạn. Không những thế họ còn có thể giới thiệu cho bạn bè và người thân của họ trở thành khách hàng của bạn.
Bước 6: Tận dụng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử
Gần đây, việc mua sắm qua các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… được nhiều người Việt lựa chọn vì độ tin cậy, tiện lợi với giá cả phải chăng. Tại sao bạn lại không mở ngay một gian hàng trên các sàn thương mại điện tử này nhỉ? Chắc chắn rằng nó sẽ giúp ích không ít cho công việc bán hàng online của bạn.
Bán hàng Online cần chuẩn bị những gì?
Bán hàng online cần gì hẳn là câu hỏi nhiều người sẽ đặt khi khi chuẩn bị kinh doanh. Sau đây là 4 gợi ý của chúng tôi để bạn tham khảo:
Kiến thức thị trường để bán hàng online như thế nào?
Để kinh doanh thì những kiến thức về thị trường là những điều cơ bản nhất mà bạn phải nắm được. Nguyên tắc hoạt động của thị trường là gì, những ‘luật chơi’ trên môi trường internet hay đơn giản là biết được khách hàng của bạn là ai, có bao nhiêu đối thủ và bạn đang có gì để cạnh tranh với họ. Trước khi bắt tay vào bán hàng online, hãy tự mình trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Khách hàng của bạn là ai? Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, vị trí địa lý của họ như thế nào? Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý phân biệt giữa người sử dụng và người mua để xác định đúng đối tượng khách hàng của mình.
- Đối thủ của bạn là ai? Bạn có bao nhiêu đối thủ, họ có điểm mạnh và điểm yếu gì? Không những thế, bạn cần chú ý đến đối thủ hiện tại và cả đối thủ trong tương lai.
- Bạn là ai? Sản phẩm, dịch vụ của bạn có gì khác biệt so với các đối thủ? Nguồn lực tài chính và nhân lực của bạn như thế nào?
Các công cụ để bán hàng online?
Đương nhiên, muốn biết bán hàng online như thế nào, bạn phải biết những công cụ bán hàng online. Bởi hàng hóa của bạn không phải được trưng bày theo kiểu truyền thống nữa, bạn cũng không thể treo banner, áp phích hay rải tờ rơi để khách hàng biết đến bạn, bởi khách hàng của bạn bây giờ đang ở trên mạng internet và họ cũng tìm kiếm hàng hóa trên Internet.
Vậy các công cụ bán hàng online bạn cần là gì?
- Website: Nền tảng của thương mại điện tử, thay thế cho một cửa hàng truyền thống để trưng bày hàng hóa và là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán.
- SEO: tối ưu để đưa website của bạn vào top 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên trên các công cụ tìm kiếm khi khách hàng gõ các từ khóa có liên quan đến hàng hóa của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội để khách hàng ghé thăm và mua hàng bởi không phải lúc nào họ cũng có thời gian để đi kiếm bạn ở “phương trời xa xôi” nào đó.
- Mạng xã hội: giới thiệu và bán hàng qua các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay Facebook, Instagram, YouTube, Google+,…
- Email: thu thập data khách hàng mục tiêu và gửi email marketing giới thiệu sản phẩm, cung cấp ưu đãi…
- Blog, diễn đàn: chia sẻ, thu hút khách hàng mục tiêu và bán hàng.
- Các hình thức quảng cáo: Google AdWords, AdSense, Display Network,… giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn trong thời gian ngắn hơn.
Nguồn lực triển khai để bán hàng online?
Tài chính: Nguồn tiền của bạn sẽ đến từ đâu, chi phí cho nguồn tài chính là bao nhiêu? Hãy chuẩn bị sẵn sàng, đừng để tình trạng “dư niềm tin và thiếu ngân sách” xảy ra, đó sẽ là điều vô cùng nguy hiểm cho thương hiệu của bạn.
Nhân lực: bán hàng online không đơn giản chỉ là ngồi trước máy tính, đưa sản phẩm lên Internet và khách hàng tự động vào mua. Có rất nhiều thứ cần phải làm, bạn có thể tự làm hoặc cần người trợ giúp. Dù là thế nào thì hãy chuẩn bị cho mình đội ngũ.
Kế hoạch bán hàng online ra sao?
Làm bất cứ việc gì, không chỉ riêng bán hàng online, bạn cũng cần có kế hoạch cụ thể. Bạn có gì, bạn muốn đạt được điều gì, trong thời gian bao lâu, và phải làm gì để đạt được mục tiêu của mình? Hãy viết ra một kế hoạch cụ thể, có như vậy bạn mới biết được con đường mà mình đang và sẽ đi.
Trên đây là một số điều cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn. Hãy nhớ rằng nền móng là yếu tố vô cùng quan trọng khi bắt đầu triển khai bất kỳ hoạt động nào. Khi ‘nền móng’ đã vững, bạn sẽ dễ dàng xây dựng những thứ cao hơn.
Để có thể xây dựng được nền móng vững chắc đó, bạn cần phải biết thêm:
- Những lợi ích mà bán hàng online mang lại.
- Những mặt hàng tiềm năng để bán hàng online.
- Kinh nghiệm đến từ những người bán hàng online thành công.
App quản lý bán hàng Online
App quản lý bán hàng Online là sản phẩm cần thiết cho mọi doanh nghiệp, mọi mô hình kinh doanh từ online cho tới các tập đoàn lớn bởi lẽ, phần mềm quản lý bán hàng giúp người chủ doanh nghiệp nắm được những thông tin tổng quan nhất về hiệu quả của: đội ngũ nhân sự bán hàng, sản phẩm, dịch vụ, vị trí và khách hàng.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn Odoo ERP, giải pháp giúp bạn quản lý bán hàng hiệu quả nhất.
Đôi nét về Odoo ERP
ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning hay còn gọi là hệ thống hoạch định doanh nghiệp, hiểu một cách ngắn gọn nhất ERP là hệ thống phần mềm quản lý tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp, kết nối mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp với nhau để tổ chức điều hành nhằm khai thác tối đa nguồn lực của doanh nghiệp.
Odoo là phần mềm open source ERP đồng nghĩa với khả năng tùy chỉnh và phát triển. Ngoài các module mặc định như CRM, POS, hay Sales, bạn hoàn toàn có thể tạo ra nhiều ứng dụng mới cho doanh nghiệp của mình để tích hợp trên nền tảng của Odoo.
Ngoài ra, Odoo còn tích hợp các tính năng bảo mật cho các cộng đồng về công nghệ kinh doanh và phát triển phần mềm trên toàn thế giới.
Hiện nay, hệ thống ERP này có hơn 4.000.000 người dùng, nhờ ưu thế về tầm nhìn kinh doanh rộng và giao diện người dùng thân thiện.
8 Lý do để sử dụng giải pháp bán hàng Online bằng Odoo
Tích hợp Thị trường
Khi chúng ta nói về bán hàng trực tuyến, trong hầu hết các trường hợp, sẽ đề cập đến “Bán hàng đa kênh”. Hầu hết mọi người bán đều thích bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trên nhiều kênh bán hàng. Bán hàng đa kênh là một trong những xu hướng phổ biến nhất. Với những tích hợp thị trường phổ biến chẳng hạn như Amazon, eBay, Bol.com… người bán có thể quản lý các hoạt động khác nhau trong Odoo, chẳng hạn như liệt kê sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, nhập đơn đặt hàng, v.v.
Tích hợp nền tảng thương mại điện tử
Odoo eCommerce là một nền tảng Thương mại điện tử tuyệt vời dành cho người bán muốn xây dựng một cửa hàng trực tuyến đồng thời quản lý các hoạt động kinh doanh khác nhau bằng một hệ thống ERP mạnh mẽ.
Tuy nhiên, đây không phải là đặc quyền xa xỉ mà người bán từ tất cả các nền tảng Thương mại điện tử khác có được. Trong nhiều trường hợp, vì một số lý do, người bán không thể không chọn di chuyển nền tảng Thương mại điện tử của họ. Tuy nhiên, nhờ các trình kết nối nền tảng Thương mại điện tử, người bán có thể tận hưởng các lợi ích của Odoo trong khi vẫn giữ lại nền tảng Thương mại điện tử hiện tại của họ.
Hãng vận chuyển
Quản lý Vận chuyển là một phần không thể thiếu của bán hàng trực tuyến. Người bán trên khắp thế giới sử dụng các hãng vận chuyển khác nhau dựa trên vị trí của họ và loại sản phẩm họ bán. Giải pháp vận chuyển của Emipro cho phép người bán gửi chi tiết đơn đặt hàng của họ từ Odoo đến hãng vận chuyển tương ứng của họ và lấy các chi tiết khác nhau, chẳng hạn như nhãn vận chuyển, số theo dõi, chi phí vận chuyển, v.v. vào Odoo.
Cổng thanh toán
Giống như một loạt các hãng vận chuyển cần thiết để thực hiện đơn hàng, người bán sẽ cần nhiều lựa chọn để nhận thanh toán từ khách hàng của mình. Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, người bán có thể chọn phương thức thanh toán qua một hoặc nhiều cổng thanh toán.
Trả lại ủy quyền hàng hóa
Quản lý việc đổi trả sản phẩm là một phần không thể thiếu trong kinh doanh bán hàng trực tuyến. Người bán quản lý hiệu quả việc trả lại sản phẩm trong Odoo. Khi một khách hàng trả lại một sản phẩm, có ba hành động có thể được thực hiện.
- Hoàn lại tiền: Người bán phải hoàn lại tiền cho khách hàng. Một ghi chú tín dụng được tạo trong Odoo và nó kích hoạt hoàn lại tiền trong Amazon. Odoo cũng tạo một biên nhận sản phẩm của sản phẩm trả lại và điều chỉnh hàng tồn kho cho phù hợp.
- Thay thế: Trong trường hợp thay thế, nếu sản phẩm tương tự phải thay thế, Odoo tạo phiếu nhận sản phẩm đổi trả và tạo phiếu giao sản phẩm mới được thay thế cho khách hàng. Trong trường hợp cần thay thế một sản phẩm khác, Odoo sẽ tạo một biên nhận của sản phẩm đã trả lại và đơn đặt hàng của sản phẩm khác cùng với hóa đơn và lệnh giao hàng của sản phẩm đó.
- Sửa chữa: Trong trường hợp sửa chữa, Odoo tạo một biên nhận của sản phẩm được trả lại để sửa chữa, và nó cũng tạo ra một giao hàng mới của sản phẩm đã sửa chữa.
Giải pháp Dropship
Dropshipper chỉ cần nhận một đơn đặt hàng từ một khách hàng và yêu cầu nhà cung cấp thực hiện đơn hàng đó cho anh ta. Odoo đã cung cấp quy trình công việc để quản lý các hoạt động dropship khác nhau. Odoo đã phát triển một giải pháp cho phép người bán trực tuyến kết nối trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ dropship và ngược lại.
Giải pháp cho phép người bán dropship nhập danh mục sản phẩm và kho hàng từ nhà cung cấp dịch vụ dropship. Khi người bán nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, họ có thể gửi thông tin chi tiết về đơn đặt hàng từ Odoo đến nhà cung cấp dịch vụ dropship để có thể hoàn thành đơn đặt hàng. Giải pháp này hoạt động theo cả hai cách, vì vậy nếu nhà cung cấp dịch vụ dropship đang sử dụng Odoo, họ có thể xuất danh mục sản phẩm và kho hàng cho người bán và nhận thông tin chi tiết về đơn hàng từ họ.
>> Xem thêm: Dropshipping là gì? Ưu nhược điểm và các nền tảng Dropship phổ biến
Mua sắm nâng cao & Sắp xếp lại
Việc cạn kiệt hàng hóa không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong tương lai. Với hệ thống sắp xếp lại hàng tiên tiến, có thể dễ dàng xử lý việc sắp xếp lại và mua sắm tất cả các sản phẩm trên tất cả các kho hàng. Odoo, theo mặc định, không cung cấp các phương tiện để đặt hàng tự động dựa trên các quy tắc. Để khắc phục tình trạng này, Odoo đã phát triển một giải pháp sắp xếp lại thứ tự nâng cao, giải pháp này có thể xử lý mọi nhu cầu mua hàng tự động của doanh nghiệp. Giải pháp này giải quyết 2 vấn đề cơ bản của doanh nghiệp: 1) Đặt hàng gì? 2) Bao nhiêu để đặt hàng? Giải pháp này tự động tính toán những gì cần đặt và số lượng cần đặt. Thậm chí còn tiến thêm một bước nữa và cũng tính đến các quy tắc mua sắm để cung và cầu được duy trì trên tất cả các kho hàng.
Báo cáo
Các báo cáo đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và phát triển chiến lược. Odoo tập trung vào việc cung cấp báo cáo hữu ích khác nhau cho người bán. Các báo cáo này thuộc về kiểm kê kho hàng, Bán hàng & CRM. Dưới đây là danh sách một số báo cáo có sẵn với giải pháp của Odoo:
- Báo cáo tình hình kho hàng.
- Báo cáo đề xuất sản phẩm.
- Báo cáo luân chuyển cổ phiếu.
- Báo cáo khả năng sinh lời của sản phẩm.
- Báo cáo phân tích và độ tuổi khách hàng tiềm năng CRM.
Lời kết
Hy vọng thông qua bài viết này của Magenest, bạn đã nắm được những thông tin cần thiết trước khi bắt đầu công việc kinh doanh Online của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhé!