AWS Config là dịch vụ Amazon Web Services có nhiệm vụ xem xét chi tiết, kiểm tra và đánh giá về cấu hình những tài nguyên của doanh nghiệp. Hiểu cách thức hoạt động và các tính năng của AWS Config là gì, chúng ta sẽ dễ dàng triển khai trong từng trường hợp cụ thể trong doanh nghiệp mình, tối ưu được hiệu quả vận hành vượt bậc.
Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về khái niệm AWS Config là gì, cách thức hoạt động, các tính năng nổi bật của AWS Config cũng như trong những trường hợp nào, chúng ta nên sử dụng dịch vụ hữu ích này nhé!
Mục lục
- AWS Config là gì?
- AWS Config hoạt động như thế nào?
- Các tính năng nổi bật của AWS Config là gì
- Lịch sử cấu hình tài nguyên
- Lịch sử cấu hình phần mềm
- Theo dõi các mối quan hệ tài nguyên
- Quy tắc có thể định cấu hình và tùy chỉnh
- Các gói cam kết
- Tổng hợp các dữ liệu đa tài khoản, đa vùng
- Truy vấn trạng thái cấu hình
- Khả năng mở rộng
- Ảnh chụp nhanh cấu hình
- Bảng điều khiển quản trị đám mây
- Giải pháp đối tác
- Khả năng tích hợp
- Các chứng chỉ
- Trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng AWS Config
AWS Config là gì?
AWS Config là dịch vụ Amazon Web Services có nhiệm vụ xem xét chi tiết, kiểm tra và đánh giá về cấu hình những tài nguyên của doanh nghiệp. Hệ thống của AWS Config sẽ liên tục đánh giá, theo dõi – kiểm soát và ghi lại những sự thay đổi về cấu hình của các tài nguyên để giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các hoạt động quản lý về sự thay đổi.
Dịch vụ cũng liên tục kiểm tra và đánh giá chi tiết sự tuân thủ đối với các cấu hình tài nguyên của doanh nghiệp thông qua chính những chính sách của nội bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, AWS Config cũng đơn giản hóa các hoạt động khắc phục về sự cố vận hành thông qua phương pháp liên hệ những sự thay đổi về cấu hình đối với các sự kiện mang tính cụ thể bên trong tài khoản AWS của doanh nghiệp.
AWS Config hoạt động như thế nào?
Sau khi đã hiểu khái niệm AWS Config là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu xem dịch vụ AWS Config này hoạt động như thế nào nhé!
AWS Config sẽ liên tục xem xét chi tiết, kiểm tra và đánh giá cẩn thận về các cấu hình cũng như mối quan hệ những tài nguyên của doanh nghiệp trên Amazon Web Services, các tài nguyên dạng on-premises và trên những đám mây khác.
- Quản lý: Đầu tiên, AWS Config sẽ tìm hiểu chi tiết về các tài nguyên, ghi lại về mặt cấu hình, thấu hiểu mối quan hệ và nắm bắt được những thay đổi xảy ra.
- Đánh giá: Tiếp theo, AWS Config sẽ kiểm tra việc tuân thủ tài nguyên với những quy tắc AWS Config có khả năng tùy chỉnh và được quản lý trước – sau khi cung cấp.
- Đơn giản hóa: Cuối cùng, AWS Config sẽ sử dụng gói cam kết tuân thủ để triển khai nhiều quy tắc cùng những biện pháp khắc phục dễ dàng hơn trên một tài khoản AWS hoặc trên AWS Region.
Các tính năng nổi bật của AWS Config là gì
Sau khi đã hiểu về cách thức hoạt động của AWS Config là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về những tính năng hữu ích nổi bật của dịch vụ AWS Config là gì nhé!
Lịch sử cấu hình tài nguyên
Tìm hiểu về các tính năng nổi bật của dịch vụ AWS Config là gì, chúng ta không thể không nhắc đến lịch sử cấu hình tài nguyên. AWS Config sẽ ghi lại một cách chi tiết những thay đổi đối với các tài nguyên của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho chúng ta lịch sử cấu hình. Doanh nghiệp có thể sử dụng bảng điều khiển quản lý hệ thống của Amazon Web Services, kết nối API hoặc giao diện dòng lệnh CLI để biết được đầy đủ các thông tin chi tiết về cấu hình của những tài nguyên tại bất cứ thời điểm nào trong quá khứ.
Ngoài ra, hệ thống của AWS Config sẽ phân phối tệp lịch sử cấu hình tài nguyên một cách tự động đến bộ chứa Amazon S3 mà doanh nghiệp chỉ định. Chúng ta có thể tùy chỉnh trình ghi AWS Config nhằm phân phối những mục cấu hình tại hai tần suất khác nhau. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tùy chỉnh trình ghi AWS Config bằng phương pháp thay đổi phạm vi chứa đựng hoặc bằng cách loại trừ các tài nguyên. Doanh nghiệp cũng có thể ghi lại cấu hình đối với các tài nguyên của những bên thứ ba hoặc loại các tài nguyên tùy chỉnh, chẳng hạn như các máy chủ tại chỗ, dịch vụ SaaS và hệ thống kiểm soát các phiên bản theo các hướng dẫn trong tài liệu AWS Config Developer Guide: Record Configurations for Third-Party Resources.
Lịch sử cấu hình phần mềm
Tiếp theo, khi xem xét về về các tính năng nổi bật của dịch vụ AWS Config là gì, chúng ta không thể bỏ qua lịch sử cấu hình phần mềm. Dịch vụ AWS Config sẽ giúp doanh nghiệp ghi lại những thay đổi về cấu hình phần mềm thuộc các phiên bản khác nhau của Amazon EC2 chạy tại chỗ. Không những vậy, AWS Config cũng ghi lại được những thay đổi về cấu hình phần mềm của các máy chủ và máy ảo bên trong môi trường được cung cấp bởi các nhà phát triển dịch vụ điện toán đám mây khác. Dịch vụ AWS Config sẽ hỗ trợ bạn khả năng hiển thị cấu hình của hệ điều hành (hay còn gọi là OS), cấu hình mạng, các bản cập nhật theo cấp hệ thống, những ứng dụng mà bạn đã cài đặt,… AWS Config cũng hỗ trợ lịch sử những thay đổi về cấu hình theo cấp hệ thống cũng như hệ điều hành cùng các thay đổi về phần cấu hình các cơ sở hạ tầng được ghi lại đối với các phiên bản Amazon EC2.
Theo dõi các mối quan hệ tài nguyên
Khi doanh nghiệp nghiên cứu về các tính năng hữu ích nổi bật của AWS Config, chúng ta không thể không nhắc đến khả năng theo dõi các mối quan hệ tài nguyên. Hệ thống của AWS Config sẽ nghiên cứu, đảm bảo tạo nên sự tương thích 1-1 và theo dõi những mối quan hệ tài nguyên Amazon Web Services bên trong tài khoản của doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể: Trong trường hợp nhóm bảo mật EC2 mới được liên kết với các phiên bản EC2, AWS Config sẽ tiến hành ghi lại phần cấu hình cập nhật của cả nhóm bảo mật EC2 cũng như ghi lại của phiên bản EC2.
Quy tắc có thể định cấu hình và tùy chỉnh
Một tính năng nổi bật tiếp theo của dịch vụ AWS Config chính là quy tắc có thể định cấu hình và tùy chỉnh. AWS Config sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những quy tắc sẵn có nhắm đánh giá về cấu hình các tài nguyên đám mây cũng như đánh giá phần mềm bên trong những phiên bản được quản lý. Các phiên bản này sẽ gồm phiên bản EC2 và những tài nguyên bên ngoài của Amazon Web Services, chẳng hạn như máy chủ on-premises, cả trước và sau khi cung cấp.
Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh những quy tắc đã có sẵn này nhằm đánh giá về cấu hình các tài nguyên Amazon Web Services cũng như những sự thay đổi về mặt cấu hình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thiết lập các quy tắc có khả năng tùy chỉnh trên hệ thống của AWS Lambda để giúp cho việc xác định các biện pháp thực hành và đảm bảo những hướng dẫn nội bộ được tốt nhất dành cho cấu hình của các tài nguyên. Lúc này, thông qua dịch vụ AWS Config, doanh nghiệp có thể đánh giá được cấu hình của các tài nguyên và những sự thay đổi trong các tài nguyên đó để xem chúng có cam kết tuân thủ theo những quy tắc được tùy chỉnh hoặc những quy tắc được tích hợp sẵn hay không.
Các gói cam kết
Tính năng hữu ích tiếp theo không thể không kể đến của AWS chính là các gói phù hợp. Các gói cam kết này sẽ giúp doanh nghiệp quản lý việc tuân thủ về cấu hình các tài nguyên Amazon Web Services theo quy mô lớn (hỗ trợ từ định nghĩa các chính sách đến quá trình kiểm tra và báo cáo dạng tổng hợp) bằng phương pháp sử dụng một khung và một mô hình đóng gói chung. Gói cam kết này được tích hợp với hệ thống của AWS Organizations. Nhờ vào việc sử dụng các gói cam kết làm khung cho các nội dung cần tuân thủ, doanh nghiệp có thể xây dựng và giới hạn một tập hợp những quy tắc AWS Config và triển khai các biện pháp khắc phục vào một thực thể duy nhất (được gọi là gói tuân thủ) trên quy mô toàn bộ nội bộ của mình. Trong trường hợp doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thiết lập nên một đường cơ sở chung dành cho những chính sách về cấu hình tài nguyên và các phương pháp giúp mở rộng hiệu quả thì gói cam kết này là vô cùng hữu ích.
Gói cam kết cũng cung cấp cho doanh nghiệp các điểm tuân thủ. Điểm tuân thủ này chính là điểm giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận ra mức độ mà các tài nguyên mà chúng ta cần tuân thủ đối để đáp ứng một bộ yêu cầu trong phạm vi của gói dựa trên tỷ lệ phần trăm. Điểm tuân thủ sẽ được tính toán dựa trên số lượng các quy tắc kết hợp với tài nguyên đảm bảo tính tuân thủ trong phạm vi quy định của gói.
Ví dụ: Gói cam kết bao gồm năm quy tắc sẽ áp dụng cho năm tài nguyên nên có thể có đến 25 sự kết hợp giữa quy tắc – tài nguyên. Nếu hai tài nguyên này không tuân thủ hai quy tắc thì mức điểm tuân thủ sẽ là 84% và thể rằng có 21 trong số 25 tổ hợp quy tắc – tài nguyên hiện tại đang tuân thủ các quy định.
Bên cạnh đó, điểm tuân thủ sẽ được gửi đến các số liệu trong hệ thống của Amazon CloudWatch, hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập hoạt động theo dõi theo thời gian. Điểm tuân thủ cũng cung cấp thước đo một cách nhất quán để có thể theo dõi tiến trình khắc phục, triển khai việc so sánh giữa những nhóm yêu cầu khác nhau và cho thấy được tác động của một thay đổi hoặc triển khai chi tiết, cụ thể đối với tình trạng cam kết tuân thủ của doanh nghiệp.
Tổng hợp các dữ liệu đa tài khoản, đa vùng
Tìm hiểu các tính năng nổi bật của AWS Config là gì, chúng ta không thể không nhắc đến khả năng tổng hợp các dữ liệu đa tài khoản và đa vùng. Trình tổng hợp của dịch vụ AWS Config cho phép các hoạt động kiểm tra và quản trị theo dạng tập trung, mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện nhất về siêu dữ liệu cấu hình các tài nguyên Amazon Web Services cũng như về trạng thái tuân thủ các quy tắc AWS Config của chúng ta. Doanh nghiệp có thể thiết lập bộ tổng hợp AWS Config dành cho dạng một tài khoản và nhiều khu vực, nhiều tài khoản và nhiều khu vực hoặc tất cả các tài khoản trong AWS đã khởi động AWS Config.
Truy vấn trạng thái cấu hình
Truy vấn trạng thái cấu hình cũng là một tính năng tuyệt vời không thể bỏ qua khi chúng ta nghiên cứu về những tính năng hữu ích nổi bật của dịch vụ AWS Config là gì. Tính năng truy vấn theo dạng nâng cao của AWS Config cho phép doanh nghiệp có thể tìm kiếm trạng thái cấu hình hiện tại của các tài nguyên Amazon Web Services dựa vào thuộc tính cấu hình. Đối với truy vấn nâng cao, doanh nghiệp có thể tìm kiếm bên trong một tài khoản AWS và bên trong hệ thống của AWS Regions.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể truy vấn dựa vào trình tổng hợp AWS Config nhằm tìm kiếm được từ tài khoản trung tâm trên những tài khoản AWS, AWS Regions hoặc AWS Organizations. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện những truy vấn đặc biệt dựa vào thuộc tính đối với các siêu dữ liệu về trạng thái tài nguyên Amazon Web Services thời điểm hiện tại mà không cần phải thực hiện lệnh gọi API dành riêng cho dịch vụ AWS. AWS Config sẽ sử dụng một tập hợp con cú pháp SELECT theo ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (hay còn gọi là SQL) để thực hiện những truy vấn dựa trên các thuộc tính. Những truy vấn này có thể sở hữu mức độ phức tạp khác nhau, xuất phát từ các tìm kiếm cơ bản dựa vào những thẻ hoặc mã định danh về các tài nguyên cho đến những truy vấn mang tính phức tạp hơn, chẳng hạn như xác định tất cả các nhóm Amazon S3 với các phiên bản đã bị tắt.
Dịch vụ AWS Config cũng hỗ trợ tính năng truy vấn ngôn ngữ tự nhiên một cách tổng quát dựa trên AI (AI sẵn có tại bản xem trước), hỗ trợ việc đơn giản hóa các hoạt động điều tra cấu hình tài nguyên cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian trong quá trình khắc phục các sự cố. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm về cấu hình tài nguyên của mình bằng phương pháp đặt câu hỏi thông qua các ngôn ngữ đơn giản, chẳng hạn như Hiển thị tất cả các phiên bản EC2 sở hữu nhóm bảo mật sg-12345 hoặc Hiển thị tất cả các khối EBS vẫn chưa được sử dụng. AWS Config sẽ thiết lập một truy vấn nâng cao dựa trên các câu hỏi của doanh nghiệp và chúng ta có thể thực hiện một cách nguyên trạng hoặc tiến hành tinh chỉnh thêm để có thể truy xuất các dữ liệu thật chính xác.
Khả năng mở rộng
Khám phá về các tính năng hữu ích của AWS Config là gì, doanh nghiệp cần lưu ý về khả năng mở rộng của dịch vụ này. AWS Config sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xuất bản cấu hình tài nguyên của các bên thứ ba vào bên trong hệ thống của AWS Config nhờ vào phương pháp sử dụng những hoạt động API công khai của dịch vụ. Ví dụ về tài nguyên của các bên thứ ba sẽ bao gồm: những hệ thống kiểm soát về phiên bản như GitHub, các tài nguyên Microsoft Active Directory hoặc bất cứ máy chủ dạng on-premises nào. Hệ thống của AWS Config sẽ giúp doanh nghiệp xem xét và giám sát chặt chẽ kho tài nguyên cũng như lịch sử cấu hình của những tài nguyên của các bên thứ ba bằng cách sử dụng bảng điều khiển hệ thống của AWS Config cùng các hoạt động API. Điều này cũng tương tự như khi chúng ta thao tác với các tài nguyên Amazon Web Services. Doanh nghiệp cũng có thể thiết lập nên các quy tắc hoặc gói cam kết tuân thủ AWS Config nhằm đánh giá được tài nguyên của các bên thứ ba này dựa vào những phương pháp thực tiễn hiệu quả nhất, các chính sách nội bộ và những chính sách quy định.
Ảnh chụp nhanh cấu hình
Ảnh chụp nhanh cấu hình cũng là một khả năng hữu ích không thể không đề cập đến khi chúng ta nghiên cứu về các tính năng nổi bật của AWS Config là gì. AWS Config có thể cung cấp cho doanh nghiệp ảnh chụp nhanh cấu hình hay còn gọi là ảnh chụp nhanh tất cả những tài nguyên của và cấu hình của chúng tại một thời điểm nhất định. Ảnh chụp nhanh về cấu hình này sẽ được thiết lập theo yêu cầu bằng phương pháp triển khai dịch vụ AWS CLI hoặc kết nối API và chúng sẽ được gửi đến bộ chứa Amazon S3 mà chúng ta đã chỉ định.
Bảng điều khiển quản trị đám mây
Tính năng nổi bật tiếp theo của AWS Config chính là bảng điều khiển quản trị đám mây. Dịch vụ AWS Config cung cấp cho doanh nghiệp ba loại bảng thông tin, bao gồm:
- Một bảng thông tin được dành riêng cho tài khoản AWS và AWS Region, có nhiệm vụ hiển thị trạng thái tuân thủ các tài nguyên của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bảng thông tin này cũng cho phép các quản trị viên về công nghệ thông tin của doanh nghiệp, các chuyên gia về an toàn bảo mật cũng như đội ngũ nhân sự có liên quan có khả năng nhanh chóng phát hiện những tài nguyên không đảm bảo tính tuân thủ và điều chỉnh để thực hiện các hành động thích hợp hơn.
- Một bảng thông tin cấp cao dành cho từng công cụ tổng hợp, giúp doanh nghiệp có thể hiển thị các thông tin mang tính chuyên sâu, chẳng hạn như tổng số quy tắc hiện không tuân thủ trong AWS Organizations, top 5 quy tắc không tuân thủ theo số lượng tài nguyên và top 5 tài khoản AWS có số lượng các quy định không tuân thủ cao nhất.
- Một bảng thông tin chi tiết dành cho từng công cụ tổng hợp, giúp doanh nghiệp có thể kiểm kê và tuân thủ một cách chi tiết và chuyên sâu. Ví dụ: Hoạt động tóm tắt các cam kết tuân thủ theo tài nguyên, top 10 tài khoản có các tài nguyên không tuân thủ nhiều nhất, top 10 tài khoản theo quy tắc không tuân thủ thuộc các gói tuân thủ, so sánh giữa vấn đề triển khai và việc dừng các phiên bản EC2 khi xem xét theo loại, các ổ đĩa EBS khi xem xét theo loại và theo kích thước của ổ đĩa. Bạn cũng có thể truy cập các truy vấn nâng cao
AWS Config cung cấp đầy đủ tiện ích trong cả ba loại bảng thông tin liệt kê ở phần trên và dịch vụ sẽ cho phép doanh nghiệp tìm hiểu sâu sắc về chi tiết các tài nguyên. Chúng ta có thể sử dụng tất cả những bảng thông tin sẵn có để hiểu rõ hơn về các siêu dữ liệu trong cấu hình những tài nguyên của mình.
Giải pháp đối tác
Tiếp theo, đặc điểm nổi bật không thể không nhắc đến khi doanh nghiệp khám phá về các tính năng hữu ích của AWS Config chính là giải pháp đối tác. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều đối tác của AWS APN để cung cấp cho chúng ta những giải pháp tích hợp với hệ thống của AWS Config và khám phá đầy đủ, chi tiết các tài nguyên, triển khai các hoạt động quản lý về sự thay đổi, cam kết tuân thủ hoặc an toàn bảo mật.
Khả năng tích hợp
AWS Config còn sở hữu khả năng tích hợp tuyệt vời với những dịch vụ Amazon Web Services khác và đây cũng chính là đặc điểm cực kỳ nổi bật khi chúng ta tìm hiểu về các tính năng hữu ích của AWS Config là gì.
AWS Organizations
Doanh nghiệp có thể sử dụng AWS Organizations để xác định được các tài khoản sẽ được triển khai đối với tính năng tổng hợp các dữ liệu đa tài khoản và đa khu vực của AWS Config. AWS Organizations chính là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài khoản, giúp hợp nhất nhiều tài khoản AWS lại thành một tập hợp do chính chúng ta thiết lập và tập trung quản lý. Bằng phương pháp cung cấp các thông tin chi tiết về AWS Organizations, doanh nghiệp có thể theo dõi trạng thái tuân thủ trong quy mô toàn tổ chức của mình.
AWS CloudTrail
AWS Config sẽ tích hợp với AWS CloudTrail để tạo nên sự tương quan trong việc thay đổi cấu hình với những sự kiện cụ thể bên trong tài khoản của doanh nghiệp. Chúng ta có thể sử dụng tính năng nhật ký CloudTrail để biết các thông tin chi tiết về sự kiện dẫn đến sự thay đổi, bao gồm đối tượng nào đã thực hiện các yêu cầu, các yêu cầu được thực hiện vào thời điểm nào và từ địa chỉ IP nào. Doanh nghiệp có thể điều hướng từ bảng điều khiển CloudTrail đến dòng thời gian AWS Config để xem xét những sự thay đổi về cấu hình có liên quan đến hoạt động API AWS của chúng ta.
Kết nối với phần mềm ITSM/ ITOM
Các công cụ quản lý dịch vụ công nghệ thông tin (còn gọi là ITSM), chẳng hạn như Jira Service Desk, có thể dễ dàng kết nối với AWS Config nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng ITSM có thể yêu cầu và quản lý các dịch vụ và tài nguyên Amazon Web Services một cách dễ dàng hơn. Trình kết nối quản lý dịch vụ AWS dành cho công cụ Jira Service Desk sẽ cung cấp cho quản trị viên trên Jira Service Desk tính năng quản trị và giám sát chặt chẽ các sản phẩm AWS của họ.
AWS Security Hub
AWS Security Hub có nhiệm vụ tập trung kiểm tra an toàn bảo mật từ các dịch vụ Amazon Web Services khác, bao gồm cả các quy tắc AWS Config. AWS Security Hub sẽ kích hoạt và kiểm soát những quy tắc AWS Config để xác minh cấu hình các tài nguyên của doanh nghiệp được căn chỉnh theo đúng những biện pháp thực hành hiệu quả nhất. Kích hoạt AWS Config trên tất cả các tài khoản ở toàn bộ khu vực nơi AWS Security Hub sẽ triển khai hoạt động kiểm tra an toàn bảo mật đối với các tài nguyên môi trường của doanh nghiệp.
Audit Manager
Audit Manager sẽ giúp doanh nghiệp liên tục kiểm tra việc sử dụng AWS của mình nhằm đơn giản hóa phương pháp mà chúng ta đánh giá rủi ro cũng như tuân thủ các quy định trong ngành. Audit Manager sẽ tự động hóa hoạt động thu thập các bằng chứng, chính vì vậy, doanh nghiệp có thể thiết lập cấu hình nguồn dữ liệu kiểm soát, chẳng hạn như AWS Config – để có thể thu thập các bằng chứng một cách tự động.
AWS Systems Manager
AWS Config sẽ tích hợp với AWS Systems Manager để ghi lại những sự thay đổi về cấu hình đối với phần mềm trên các máy chủ và các phiên bản EC2 bên trong môi trường on-premises của bạn. Đối với sự tích hợp này, chúng ta có thể đảm bảo được khả năng hiển thị về cấu hình hệ điều hành (hay còn gọi là OS), những bản cập nhật theo cấp hệ thống, các ứng dụng đã được cài đặt, cấu hình kết nối mạng,… AWS Config cũng cung cấp cho doanh nghiệp lịch sử những thay đổi về cấu hình theo cấp hệ thống và theo hệ điều hành cùng với những thay đổi về cấu hình cơ sở hạ tầng được hệ thống ghi lại dành cho các phiên bản EC2.
Doanh nghiệp có thể từ bảng điều khiển AWS Systems Manager điều hướng đến dòng thời gian AWS Config để xem xét chi tiết các thay đổi về cấu hình của những phiên bản EC2 đang được quản lý của chúng ta. Doanh nghiệp có thể sử dụng AWS Config để xem lịch sử kiểm kê của AWS Systems Manager và theo dõi chính xác những thay đổi đối với toàn bộ các phiên bản được quản lý của chúng ta.
AWS Firewall Manager
Để sử dụng AWS Firewall Manager, doanh nghiệp phải khởi động AWS Config đối với từng tài khoản thành viên AWS Organizations của mình. Khi các ứng dụng mới được thiết lập, AWS Firewall Manager sẽ đóng vai trò là dịch vụ duy nhất giúp xây dựng nên những quy tắc về tường lửa, thiết lập các chính sách an toàn bảo mật và thực thi chúng một cách nhất quán.
Máy chủ chuyên dụng Amazon EC2
AWS Config sẽ tích hợp với máy chủ chuyên dụng Amazon EC2 để đánh giá các hoạt động tuân thủ giấy phép. AWS Config cũng ghi lại chính xác thời điểm mà các phiên bản được khởi chạy, phải dừng lại hoặc được tắt trên máy chủ chuyên dụng. Song song đó, dịch vụ cũng ghép các thông tin này với những thông tin tại cấp độ máy chủ và các phiên bản có liên quan đến việc cấp phép phần mềm, chẳng hạn như ID của máy chủ, ID Amazon AMI, số lượng các ổ cắm và lõi vật lý. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng AWS Config làm nguồn dữ liệu dành cho các giấy phép báo cáo của mình. Chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi từ bảng điều khiển máy chủ chuyên dụng Amazon EC2 điều hướng đến dòng thời gian AWS Config để xem xét chi tiết những thay đổi về cấu hình máy chủ chuyên dụng EC2 của chúng ta.
AWS ALB
AWS Config còn tích hợp với dịch vụ AWS ELB để ghi lại những sự thay đổi về cấu hình đối với AWS ALB. Hệ thống của AWS Config cũng bao gồm những mối quan hệ với các nhóm bảo mật EC2, VPC cùng mạng con được liên kết. Doanh nghiệp có thể sử dụng các thông tin này nhằm phân tích về an toàn bảo mật và khắc phục các sự cố. Ví dụ: Doanh nghiệp có thể kiểm tra xem những nhóm an toàn bảo mật nào được liên kết với ELB của mình bất cứ lúc nào. Chúng ta cũng có thể từ bảng điều khiển AWS ELB điều hướng đến dòng thời gian của AWS Config để xem xét chi tiết các thay đổi về cấu hình của AWS ALB.
Các chứng chỉ
Cuối cùng, điểm nổi bật không thể không nhắc đến khi doanh nghiệp nghiên cứu về các tính năng nổi bật của AWS Config là gì chính là các chứng chỉ, bao gồm:
- Tuân thủ ISO 9001
- Tuân thủ ISO 27018
- PCI DSS
- Tuân thủ ISO 27001
- Tuân thủ ISO 27017
- Tuân thủ HIPAA
Trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng AWS Config
Sau khi đã hiểu rõ về các tính năng nổi bật của AWS Config là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các trường hợp mà chúng ta nên sử dụng dịch vụ AWS Config là gì nhé!
- Hợp lý hóa khắc phục các sự cố hoạt động và quản lý những sự thay đổi: AWS Config sẽ giúp doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu về các tài nguyên tồn tại bên trong tài khoản AWS của chúng ta hoặc hỗ trợ phát hành các dữ liệu cấu hình của những tài nguyên thuộc các bên thứ ba vào bên trong hệ thống của AWS Config. Ngoài ra, AWS Config cũng ghi lại cấu hình và nắm bắt về mọi vấn đề thay đổi có thể xảy ra để nhanh chóng có biện pháp khắc phục các sự cố trong quá trình hoạt động.
- Triển khai theo dạng mã một khung tuân thủ: AWS Config sẽ giúp doanh nghiệp mã hóa những yêu cầu tuân thủ theo dạng quy tắc AWS Config và chuẩn bị trước các hành động, biện pháp khắc phục. Sau đó, AWS Config sẽ tự động hóa các hoạt động đánh giá về cấu hình của các tài nguyên trong toàn bộ nội bộ của doanh nghiệp.
- Kiểm tra các hoạt động giám sát và phân tích an toàn bảo mật một cách liên tục: AWS Config sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá về những cấu hình tài nguyên nhằm tìm ra được các lỗ hổng tiềm ẩn. AWS Config sẽ xem xét chi tiết lịch sử cấu hình sau khi những sự cố có khả năng xảy ra nhằm kiểm tra về khả năng an toàn bảo mật của doanh nghiệp.
Kết luận
Qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu về khái niệm AWS Config là gì, cách thức hoạt động, các tính năng nổi bật của AWS Config cũng như trong những trường hợp nào, chúng ta nên sử dụng dịch vụ hữu ích này. AWS Config là dịch vụ Amazon Web Services có nhiệm vụ xem xét chi tiết, kiểm tra và đánh giá về cấu hình những tài nguyên của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về nhiều dịch vụ Amazon Web Services khác cũng như cập nhật các tin tức mới nhất về điện toán đám mây và áp dụng cloud computing trong kinh doanh thương mại điện tử, hãy đăng ký theo dõi những bài viết mới nhất của Magenest nhé!