AWS CloudFormation là gì? Các tính năng nổi bật của AWS CloudFormation

AWS CloudFormation là dịch vụ Amazon Web Services hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng tốc hoạt động cung cấp các tài nguyên cho cloud với những cơ sở hạ tầng theo dạng mã. Hiểu cách hoạt động cùng các tính năng nổi bật của AWS CloudFormation là gì, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý các cơ sở hạ tầng thông qua DevOps cũng như mở rộng các ngăn xếp sản xuất cho mình. 

Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về khái niệm, các đặc điểm đáng lưu ý, những tính năng nổi bật và cách thức hoạt động của AWS CloudFormation, sự khác nhau giữa AWS Elastic Beanstalk với AWS CloudFormation là gì cũng như các trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng AWS CloudFormation nhé!

AWS CloudFormation là gì?

AWS CloudFormation là một dịch vụ hữu ích, hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mô hình và các tài nguyên AWS hiệu quả. Nhờ đó, chúng ta sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian cho hoạt động quản lý những tài nguyên đó mà có nhiều tập trung nhiều công sức hơn vào các ứng dụng đang được triển khai bên trong hệ thống của AWS.

Khái niệm AWS CloudFormation là gì?

Khi doanh nghiệp xây dựng một mẫu mô tả toàn bộ các tài nguyên AWS mà chúng ta mong muốn, chẳng hạn như các phiên bản của Amazon EC2 hay các phiên bản của Amazon RDS DB, lúc này, AWS CloudFormation sẽ đảm nhận hoạt động cung cấp và thiết cấu hình cho các tài nguyên đó giúp chúng ta. Doanh nghiệp sẽ không cần phải xây dựng và đặt cấu hình riêng biệt cho những tài nguyên AWS hoặc tốn thời gian tìm hiểu về các vấn đề xảy ra trong hệ thống phụ thuộc điều gì. Tất cả những điều này đều được AWS CloudFormation xử lý giúp cho chúng ta.

Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của AWS CloudFormation mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • AWS CloudFormation có thể mở rộng về quy mô của cơ sở hạ tầng doanh nghiệp trên toàn thế giới, đồng thời, quản lý các tài nguyên trên tất cả những tài khoản AWS và tất cả các khu vực nhanh chóng và đơn giản chỉ bằng một thao tác.
  • AWS CloudFormation còn có khả năng mở rộng và quản lý các cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, bao gồm những tài nguyên đám mây đã được phát hành bên trong CloudFormation Registry, các cộng đồng nhà phát triển cũng như những thư viện của doanh nghiệp.
  • AWS CloudFormation có thể tự động hóa hoạt động quản lý các tài nguyên trên toàn bộ tổ chức với các tích hợp những dịch vụ AWS, cung cấp cho doanh nghiệp nhiều biện pháp theo dõi, kiểm soát, quản trị và phân phối các ứng dụng.

Các tính năng nổi bật của AWS CloudFormation là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm cùng một số đặc điểm của AWS CloudFormation là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết về các tính năng nổi bật của dịch vụ AWS CloudFormation là gì nhé.

AWS CloudFormation mang đến cho doanh nghiệp một phương thức dễ dàng để có thể thiết lập mô hình tập hợp những tài nguyên AWS và các bên thứ ba có liên quan, mang đến sự nhanh chóng, nhất quán cũng như khả năng quản lý chặt chẽ suốt vòng đời của chúng thông qua việc xem xét các cơ sở hạ tầng là mã.

Mẫu CloudFormation AWS mô tả những tài nguyên mà doanh nghiệp mong muốn cùng các phần phụ thuộc của chúng để doanh nghiệp có thể khởi chạy và định cấu hình của chúng cùng nhau theo dạng một ngăn xếp. Doanh nghiệp có thể sử dụng các mẫu để xây dựng, cập nhật và xóa bỏ toàn bộ các ngăn xếp theo dạng một đơn vị duy nhất với đúng tần suất mà chúng ta cần, thay vì phải quản lý các tài nguyên theo dạng riêng lẻ. Doanh nghiệp có thể quản lý và cung cấp các ngăn xếp trên nhiều tài khoản AWS và trên các khu vực AWS khác nhau.

Khả năng mở rộng

Thông qua việc sử dụng chức năng AWS CloudFormation Register, doanh nghiệp có thể thiết lập mô hình, cung cấp những tài nguyên cũng như các module của bên thứ ba do chính AWS Partner Network (hay còn gọi là APN) và cộng đồng các nhà phát triển xuất bản. 

Khả năng mở rộng

Sau đây là một số ví dụ về các tài nguyên của những bên thứ ba là các công cụ có vai trò giám sát, theo dõi năng suất hoạt động của nhóm, quản lý sự cố và kiểm soát các phiên bản cùng với các tài nguyên từ phía AWS Partner Network: Datadog, MongoDB, Atlassian Opsgenie, Aqua Security, Trend Micro, Splunk, FireEye, JFrog, Sysdig, Snyk, Spot của NetApp, Check Point, Gremlin, Stackery và Iridium.

Doanh nghiệp cũng có thể duyệt, khám phá và lựa chọn từ bộ sưu tập các module được dựng sẵn của JFrog và Stackery, cùng với các module đang được AWS Quick Starts duy trì.

Doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống các nhà cung cấp tài nguyên cho riêng mình bằng phương thức sử dụng chức năng AWS CloudFormation CLI – một công cụ mã nguồn mở giúp hợp lý hóa cả quy trình phát triển, bao gồm khả năng tạo mã lẫn khả năng thử nghiệm cục bộ.

Quản lý đa tài khoản và liên khu vực

Tính năng nổi bật và không kém phần quan trọng tiếp theo của AWS CloudFormation chính là quản lý đa tài khoản và liên khu vực. Chức năng CloudFormation StackSets trong AWS CloudFormation cho phép doanh nghiệp cung cấp một bộ tài nguyên AWS chung trên đa tài khoản và liên khu vực chỉ với một mẫu CloudFormation AWS duy nhất.

CloudFormation StackSets sẽ đóng vai trò thực hiện các hoạt động cung cấp, cập nhật hoặc xóa bớt các ngăn xếp một cách tự động và đảm bảo an toàn, bất kể chúng đang ở vị trí nào.

Soạn thảo bằng JSON/YAML

Tiếp theo, để trả lời cho câu hỏi các tính năng nổi bật của AWS CloudFormation là gì, doanh nghiệp không thể bỏ qua khả năng soạn thảo bằng JSON/YAML của dịch vụ này. AWS CloudFormation cho phép chúng ta thiết lập mô hình toàn bộ môi trường nền tảng đám mây của mình bên trong các tệp văn bản.

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng những ngôn ngữ khai báo mã nguồn mở, bao gồm JSON hoặc YAML, để có thể mô tả các tài nguyên AWS mà chúng ta muốn xây dựng và đặt cấu hình. Nếu có nhu cầu về thiết kế trực quan, doanh nghiệp có thể sử dụng chức năng AWS CloudFormation Designer để giúp chúng ta bắt đầu với những template của AWS CloudFormation.

Ngôn ngữ lập trình quen thuộc

Ngôn ngữ lập trình quen thuộc cũng là một yếu tố đáng lưu ý của dịch vụ AWS CloudFormation. Thông qua AWS CDK (AWS Cloud Development Kit), doanh nghiệp có thể xác định được môi trường đám mây của mình nhờ vào Python, TypeScript, Java và .NET. Giải pháp AWS CDK chính là một khung phát triển phần mềm mã nguồn mở giúp doanh nghiệp thiết lập mô hình tài nguyên ứng dụng đám mây nhờ vào những ngôn ngữ lập trình phổ biến, quen thuộc.

Sau đó, giải pháp này sẽ cung cấp các cơ sở hạ tầng bằng CloudFormation AWS một cách trực tiếp từ IDE của doanh nghiệp. AWS CDK cũng cung cấp cho chúng ta những thành phần cấp cao giúp định cấu hình trước các tài nguyên đám mây với những giá trị mặc định đã được chứng minh trước đó. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng được các ứng dụng đám mây mà không cần phải có trình độ chuyên môn về công nghệ – kỹ thuật quá cao.

Xây dựng các ứng dụng serverless với SAM

Một đặc điểm không thể bỏ qua khi doanh nghiệp tìm hiểu về các đặc điểm nổi bật của AWS CloudFormation là xây dựng các ứng dụng serverless với AWS SAM (Serverless Application Model).

Đây chính là một khung mã nguồn mở cung cấp cho doanh nghiệp cú pháp tốc ký để thể hiện các hàm, kết nối API, các cơ sở dữ liệu và đánh dấu vị trí nguồn sự kiện. Chỉ với một vài dòng dành cho mỗi tài nguyên, chúng ta có thể dễ dàng xác định được các ứng dụng mình mong muốn và thiết lập mô hình các ứng dụng đó bằng YAML. Trong quá trình triển khai, AWS SAM sẽ chuyển đổi và mở rộng cú pháp SAM thành cú pháp CloudFormation.

Kiểm soát an toàn

Một tính năng nổi bật khác của AWS CloudFormation chính là kiểm soát an toàn. AWS CloudFormation có thể tự động hóa quá trình cung cấp và cập nhật các cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp một cách an toàn và mang tính kiểm soát cao. Hệ thống không có các giai đoạn cùng những biện pháp kiểm soát dạng thủ công nào, do đó, chúng ta cũng không phải lo lắng về các sai sót có thể phát sinh.

Lúc này, doanh nghiệp có thể sử dụng Rollback Triggers (hay còn gọi là trình kích hoạt khôi phục) để chỉ định các cảnh báo CloudWatch mà CloudFormation AWS sẽ giám sát trong suốt quá trình hệ thống tạo và cập nhật các ngăn xếp. Nếu có bất cứ cảnh báo nào được kích hoạt, hệ thống AWS CloudFormation sẽ tiến hành khôi phục toàn bộ các hoạt động ngăn xếp về với trạng thái đã triển khai trước đó.

Kiểm soát an toàn

Bằng cách ứng dụng chức năng ChangeSets trong AWS CloudFormation, doanh nghiệp có thể xem trước những thay đổi được đề xuất mà hệ thống CloudFormation dự định sẽ thực hiện đối với các cơ sở hạ tầng cùng những tài nguyên ứng dụng của chúng ta trước khi chính thức thực thi.

Thông qua đó, quá trình triển khai của chúng ta sẽ được diễn ra chính xác như kế hoạch. AWS CloudFormation cũng xác định các hoạt động phù hợp mà dịch vụ cần thực hiện, cung cấp các tài nguyên theo phương thức hiệu quả nhất có thể và khôi phục một cách tự động nếu phát sinh lỗi. Thao tác này sẽ trả các cơ sở hạ tầng và những tài nguyên ứng dụng của doanh nghiệp về một trạng thái tốt gần đây nhất.

Ngoài ra, nhờ vào việc sử dụng tính năng Drift Detection (hay còn gọi là phát hiện các thay đổi), doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát được những vấn đề thay đổi đối với các tài nguyên bên ngoài AWS CloudFormation. Qua đó, chúng ta sẽ đảm bảo các dữ liệu về cơ sở hạ tầng của mình luôn được cập nhật mới nhất và liên tục.

Xem trước các thay đổi đối với môi trường

Chức năng ChangeSets trong AWS CloudFormation sẽ cho phép doanh nghiệp xem trước các thay đổi được hệ thống đề xuất đối với các ngăn xếp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những tài nguyên đang chạy của chúng ta. 

VD: Để kiểm tra về những thay đổi của doanh nghiệp có xóa bớt hoặc thay thế bất cứ tài nguyên quan trọng nào hay không, CloudFormation AWS chỉ thực hiện các thay đổi đối với những ngăn xếp sau khi chúng ta quyết định thực thi chức năng ChangeSets.

Quản lý phụ thuộc

Tính năng nổi bật tiếp theo của dịch vụ AWS CloudFormation chính là quản lý phụ thuộc. AWS CloudFormation sẽ tự động quản lý những phần phụ thuộc giữa các tài nguyên của doanh nghiệp trong các hành động quản lý ngăn xếp. Chúng ta không cần phải lo lắng về hoạt động chỉ định thứ tự các tài nguyên đã được tạo, vấn đề cập nhật hoặc xóa bớt. AWS CloudFormation sẽ xác định chuỗi hành động cần thực hiện cho từng tài nguyên một cách chính xác khi tiến hành các thao tác về ngăn xếp.

Quản lý Git trong các ngăn xếp

AWS CloudFormation hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật các ngăn xếp từ các template trong CloudFormation đã được lưu trữ bên trong kho lưu trữ từ xa Git. Nhờ có tính năng này, doanh nghiệp sẽ biết được việc triển khai các ngăn xếp thành công hay thất bại mà chúng ta không cần phải tốn công sức điều hướng khỏi kho lưu trữ từ xa, đồng thời, tiết kiệm đáng kể thời gian khi tránh vấn đề chuyển đổi ngữ cảnh.

Cách thức hoạt động của AWS CloudFormation là gì?

Sau khi hiểu rõ về các tính năng nổi bật của AWS CloudFormation là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest nghiên cứu chi tiết về cách thức hoạt động của dịch vụ AWS CloudFormation là gì nhé!

Tạo các ngăn xếp

Khi tạo các ngăn xếp, AWS CloudFormation sẽ thực hiện những lệnh gọi dịch vụ cơ bản đến AWS để cung cấp và đặt cấu hình các tài nguyên của doanh nghiệp. AWS CloudFormation chỉ có thể thực hiện các hành động mà chúng ta được phép thực hiện.

VD: Để tạo các phiên bản EC2 thông qua AWS CloudFormation, doanh nghiệp cần có quyền tạo các phiên bản. Chúng ta cũng cần các quyền tương tự để có thể chấm dứt các phiên bản trong giai đoạn chúng ta xóa bỏ ngăn xếp các phiên bản.

Doanh nghiệp sẽ sử dụng dịch vụ AWS IAM để quản lý các quyền này. Các lệnh gọi mà CloudFormation AWS thực hiện đều sẽ được các template của doanh nghiệp khai báo.

VD: Trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu một template mô tả phiên bản của EC2 với loại phiên bản t2.micro và khi chúng ta sử dụng template đó để tạo các ngăn xếp, CloudFormation AWS sẽ gọi API tạo phiên bản của Amazon EC2 và chỉ định loại phiên bản là t2.micro.

Sơ đồ sau đây sẽ minh họa về quy trình làm việc của AWS CloudFormation để tạo ra các ngăn xếp.

Tạo các ngăn xếp

Tạo hoặc sửa đổi template

Doanh nghiệp sẽ sử dụng AWS CloudFormation Designer hoặc các trình soạn thảo văn bản của riêng mình để tạo hoặc sửa đổi template của CloudFormation theo định dạng JSON hoặc YAML. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể lựa chọn sử dụng các template được CloudFormation AWS cung cấp sẵn. Các template của CloudFormation sẽ bao gồm những tài nguyên mà chúng ta mong muốn và cài đặt của chúng.

VD: Trong trường hợp doanh nghiệp muốn tạo một phiên bản EC2, template của chúng ta có thể khai báo một phiên bản của Amazon EC2 và mô tả các thuộc tính của chúng.

Lưu template

Lưu template dạng cục bộ hoặc bên trong các bộ chứa Amazon S3. Nếu doanh nghiệp đã tạo template của riêng mình, hãy lưu chúng với phần mở rộng tệp như .json, .yaml hoặc .txt.

Sử dụng AWS CloudFormation để tạo ngăn xếp

Hệ thống AWS CloudFormation sẽ tạo các ngăn xếp CloudFormation bằng phương thức chỉ định vị trí các tệp template của doanh nghiệp, chẳng hạn như đường dẫn trên máy tính cục bộ hoặc URL của Amazon S3.

Nếu template có chứa tham số, chúng ta có thể chỉ định giá trị đầu vào trong quá trình tạo các ngăn xếp. Những tham số này sẽ cho phép doanh nghiệp chuyển các giá trị vào template của mình và chúng ta  có thể tùy chỉnh các tài nguyên của mình mỗi khi tiến hành tạo ngăn xếp. Doanh nghiệp cũng có thể tạo các ngăn xếp bằng việc sử dụng bảng điều khiển của CloudFormation, kết nối API hoặc AWS CLI.

Dưới đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp sử dụng AWS CloudFormation để tạo ngăn xếp:

  • Nếu doanh nghiệp chỉ định tệp template được lưu trữ cục bộ, CloudFormation AWS sẽ tải tệp đó lên vùng lưu trữ S3 bên trong tài khoản AWS của chúng ta. AWS CloudFormation sẽ tạo một nhóm cho mỗi khu vực mà doanh nghiệp tải tệp template lên. Bất cứ đối tượng nào sở hữu quyền Amazon S3 trong tài khoản AWS của mình đều có thể dễ dàng truy cập vào các nhóm này. Còn nếu đã có sẵn một nhóm do CloudFormation AWS tạo thì template sẽ được thêm vào nhóm đó.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng bộ chứa của riêng mình và quản lý những quyền của bộ chứa đó bằng cách tải các template lên Amazon S3 theo phương pháp thủ công. Sau đó, bất cứ lúc nào tạo hoặc cập nhật một ngăn xếp, chúng ta chỉ cần chỉ định URL Amazon S3 của tệp template đó.

AWS CloudFormation còn cung cấp và đặt cấu hình các tài nguyên của doanh nghiệp bằng cách thực hiện lệnh gọi đến các dịch vụ AWS được mô tả trong template của chúng ta. Sau khi tất cả tài nguyên đã được tạo, hệ thống AWS CloudFormation sẽ báo cáo cho doanh nghiệp rằng ngăn xếp của chúng ta đã được tạo hoàn tất.

Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu sử dụng các tài nguyên bên trong ngăn xếp của mình. Nếu quá trình tạo các ngăn xếp không thành công, CloudFormation AWS sẽ khôi phục những thay đổi của doanh nghiệp bằng cách xóa các tài nguyên mà hệ thống đã tạo ra.

Cập nhật ngăn xếp với ChangeSets

Trong trường hợp doanh nghiệp cần cập nhật các tài nguyên bên trong ngăn xếp của mình, chúng ta có thể sửa đổi template của ngăn xếp mà không cần phải tạo ra ngăn xếp mới và xóa bỏ ngăn xếp cũ. Để cập nhật các ngăn xếp, hãy tiến hành tạo ChangeSets (hay còn gọi là bộ thay đổi) bằng cách gửi các phiên bản sửa đổi của template ngăn xếp ban đầu, những giá trị tham số đầu vào khác nhau hoặc cả hai yếu tố này.

AWS CloudFormation sẽ tiến hành so sánh template đã sửa đổi với template ban đầu và tạo ra một bộ thay đổi. Bộ thay đổi ChangeSets này sẽ liệt kê các thay đổi được doanh nghiệp đề xuất. Sau khi xem xét các thay đổi, chúng ta có thể bắt đầu triển khai bộ thay đổi để cập nhật các ngăn xếp của mình hoặc chúng ta cũng có thể tạo ra bộ thay đổi mới. Sơ đồ sau đây sẽ minh họa về quy trình làm việc của AWS CloudFormation để cập nhật ngăn xếp.

Cập nhật ngăn xếp với ChangeSets

Lưu ý: Quá trình cập nhật có thể gây ra sự gián đoạn. Tùy thuộc vào các tài nguyên và những thuộc tính mà doanh nghiệp đang cập nhật, bản cập nhật có thể làm gián đoạn hoặc thậm chí là thay thế các tài nguyên hiện có.

Bước 1: Doanh nghiệp có thể sửa đổi template của ngăn xếp AWS CloudFormation thông qua việc sử dụng chức năng AWS CloudFormation Designer hoặc các trình soạn thảo văn bản. Ví dụ: Nếu muốn thay đổi về loại phiên bản cho các phiên bản của EC2, chúng ta sẽ thay đổi giá trị của thuộc tính InstanceType trong template của ngăn xếp ban đầu.

Bước 2: Lưu template CloudFormation AWS cục bộ hoặc bên trong Amazon S3.

Bước 3: Tạo bộ thay đổi ChangeSets bằng cách chỉ định ngăn xếp nào mà doanh nghiệp muốn cập nhật cũng như vị trí của template đã sửa đổi, chẳng hạn như đường dẫn trên máy tính cục bộ của chúng ta hoặc URL của Amazon S3.

Nếu template có chứa tham số, doanh nghiệp có thể chỉ định giá trị trong quá trình tạo bộ thay đổi. Trong trường hợp chúng ta chỉ định một template được lưu trữ trên máy tính cục bộ của mình, AWS CloudFormation sẽ tự động tải template này lên Amazon S3 bên trong tài khoản Amazon Web Services của chúng ta.

Bước 4: Hãy xem bộ thay đổi ChangeSets để kiểm tra AWS CloudFormation có thực hiện các thay đổi mà doanh nghiệp mong muốn hay không.

VD: Kiểm tra xem CloudFormation AWS có thay thế bất cứ tài nguyên ngăn xếp quan trọng nào không. Chúng ta có thể tạo ra bao nhiêu bộ thay đổi theo nhu cầu cho đến khi đưa vào được các thay đổi mà mình muốn. 

Lưu ý: ChangeSets sẽ không cho chúng ta biết được liệu quá trình cập nhật ngăn xếp của mình có thành công hay không. Có những trường hợp bộ thay đổi ChangeSets sẽ không kiểm tra xem doanh nghiệp có vượt quá hạn ngạch tài khoản hay không, chúng ta có đang cập nhật các tài nguyên không được hỗ trợ cập nhật hay không hoặc chúng ta có đủ các quyền để sửa đổi những tài nguyên này hay không. Các vấn đề trên có thể khiến cho quá trình cập nhật ngăn xếp bị lỗi và thất bại.

Bước 5: Hãy bắt đầu bộ thay đổi mà doanh nghiệp muốn áp dụng cho ngăn xếp của mình. AWS CloudFormation sẽ cập nhật các ngăn xếp của chúng ta bằng cách chỉ cập nhật những tài nguyên mà chúng ta đã sửa đổi và thông báo ngăn xếp đã được cập nhật thành công hay không.

Nếu quá trình cập nhật ngăn xếp không thành công, CloudFormation AWS sẽ khôi phục các thay đổi nhằm khôi phục ngăn xếp về trạng thái hoạt động gần đây nhất.

Xóa các ngăn xếp

Nếu muốn xóa một ngăn xếp nào đó, doanh nghiệp sẽ chỉ định ngăn xếp cần xóa và hệ thống AWS CloudFormation sẽ xóa bỏ ngăn xếp đó cùng tất cả các tài nguyên đang có bên trong. Chúng ta có thể xóa bỏ các ngăn xếp bằng cách sử dụng bảng điều khiển của CloudFormation, kết nối API hoặc AWS CLI. Nếu muốn xóa một ngăn xếp nhưng vẫn giữ lại một số tài nguyên bên trong, doanh nghiệp có thể sử dụng DeletionPolicy (hay còn gọi là chính sách xóa bỏ) để giữ lại những tài nguyên đó.

Sau khi tất cả tài nguyên đã bị xóa, AWS CloudFormation sẽ thông báo cho chúng ta về việc ngăn xếp có được xóa thành công hay không. Nếu CloudFormation AWS không thể xóa các tài nguyên thì ngăn xếp sẽ không bị xóa. Tất cả những tài nguyên chưa bị xóa vẫn sẽ còn cho đến khi chúng ta có thể xóa ngăn xếp thành công.

Sự khác nhau giữa AWS Elastic Beanstalk với AWS CloudFormation là gì?

Sau khi đã hiểu về cách thức hoạt động của AWS CloudFormation là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân biệt sự khác nhau giữa hai dịch vụ AWS Elastic Beanstalk với AWS CloudFormation là gì nhé!

Sự khác nhau giữa AWS Elastic Beanstalk với AWS CloudFormation là gì?
  • AWS Elastic Beanstalk là dịch vụ cao cấp hơn so với AWS CloudFormation, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình triển khai và quản lý các ứng dụng. Trong khi đó, AWS CloudFormation là dịch vụ cấp thấp hơn và cung cấp cho chúng ta nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các hoạt động cung cấp và cấu hình những tài nguyên.
  • AWS Elastic Beanstalk phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn tập trung vào hoạt động viết mã và để hệ thống Amazon Web Services xử lý tất cả các vấn đề trong quản lý cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, AWS CloudFormation lại phù hợp hơn với những doanh nghiệp chuyên về vận hành, mong muốn quản lý các cơ sở hạ tầng của mình và tiến hành tự động hóa những cơ sở hạ tầng này dưới dạng mã.
  • AWS Elastic Beanstalk cung cấp khả năng hỗ trợ tích hợp cho việc triển khai, mở rộng quy mô và giám sát các ứng dụng. Trong khi đó, AWS CloudFormation lại yêu cầu doanh nghiệp phải xác định các tính năng này bên trong những template sẵn có của mình hoặc sử dụng các dịch vụ AWS bổ sung.
  • AWS Elastic Beanstalk chỉ hỗ trợ một số ngôn ngữ và các nền tảng hoạt động cũng rất hạn chế. Trong khi đó, AWS CloudFormation có thể được sử dụng nhằm cung cấp bất cứ tài nguyên AWS nào, đồng thời giúp các tài nguyên này trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn rất nhiều.
  • AWS Elastic Beanstalk hỗ trợ doanh nghiệp tự động thay đổi về quy mô dựa trên các số liệu của AWS CloudWatch. Trong khi đó, AWS CloudFormation sẽ yêu cầu chúng ta định cấu hình các nhóm và những chính sách tự động thay đổi quy mô bên trong các template của mình.
  • Cả hai dịch vụ AWS Elastic Beanstalk và AWS CloudFormation đều cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng an toàn bảo mật, chẳng hạn như các vai trò và chính sách của IAM. Tuy nhiên, AWS CloudFormation sẽ cung cấp những tích hợp bổ sung với AWS Config và KMS để giám sát và mã hóa.
  • Cả hai dịch vụ AWS Elastic Beanstalk và AWS CloudFormation đều miễn phí sử dụng và doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho các tài nguyên AWS cơ bản mà  những ứng dụng hoặc các ngăn xếp của chúng ta đã tiêu thụ.

Trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng AWS CloudFormation

Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu xem trong những trường hợp nào, chúng ta nên sử dụng dịch vụ AWS CloudFormation này nhé!

Trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng AWS CloudFormation là gì
  • Doanh nghiệp muốn quản lý các cơ sở hạ tầng thông qua DevOps: AWS CloudFormation sẽ giúp chúng ta tự động hóa, tiến hành kiểm thử và triển khai những mẫu cơ sở hạ tầng thông qua CI/CD (hay còn gọi là tự động hóa vấn đề tích hợp và phân phối một cách liên tục).
  • Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng các ngăn xếp sản xuất: AWS CloudFormation sẽ giúp chúng ta triển khai tất cả mọi thứ, từ một phiên bản của Amazon EC2 đến các ứng dụng đa khu vực mang tính phức tạp cao.
  • Doanh nghiệp muốn chia sẻ các phương pháp tốt nhất: AWS CloudFormation sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định được mạng con Amazon VPC hoặc những dịch vụ cung cấp, chẳng hạn như AWS OpsWorks hoặc AmazonECS.

Kết luận

Qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu về khái niệm, các đặc điểm đáng lưu ý, những tính năng nổi bật và cách thức hoạt động của AWS CloudFormation, sự khác nhau giữa AWS Elastic Beanstalk với AWS CloudFormation là gì cũng như các trường hợp doanh nghiệp nên sử dụng AWS CloudFormation. Triển khai hiệu quả AWS CloudFormation, doanh nghiệp sẽ tăng tốc hoạt động cung cấp các tài nguyên cho đám mây với những cơ sở hạ tầng theo dạng mã một cách hiệu quả.

Để cập nhật nhanh những xu hướng mới nhất về chuyển đổi số trong kinh doanh nói chung và chuyển đổi số trong eCommerce nói riêng, cũng như tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ AWS hữu ích, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.