Bán hàng online đang ngày càng phát triển tại Việt Nam nhờ sự giúp sức của công nghệ hiện đại. Số lượng cửa hàng online tăng vượt bậc trong những năm gần đây, giúp cung cấp hàng hóa ở mọi lĩnh vực, ví dụ như: mỹ phẩm, thời trang, phụ kiện, giày dép, thực phẩm,… Vì thế, sự cạnh tranh cũng ngày càng tăng cao, nên nếu bạn muốn mở một cửa hàng online, bạn phải tìm hiểu thật kỹ và xây dựng cho bản thân một kế hoạch dài hạn.
Mục lục
Bán hàng online là gì?
Đây là một hình thức kinh doanh buôn bán trực tuyến, chủ yếu diễn ra trên mạng Internet. Những phương tiện truyền thông hỗ trợ cho bán hàng online có thể kể đến như các trang mạng xã hội Facebook (Fanpage, group), Instagram, trang tìm kiếm Google hoặc Website bán hàng. Khi bán hàng online, cả người mua và người bán đều kết nối trực tuyến để thực hiện quy trình mua bán và giao dịch. Do đó, phạm vi bán hàng của bạn không còn bị bó hẹp trong nước mà bạn hoàn toàn có thể mở rộng ra nước ngoài. Vậy bán hàng online tiếng anh là gì? – Online Selling. Bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều tài liệu kinh doanh hay bằng tiếng Anh khi sử dụng từ khóa này.
Bán hàng online có thể diễn ra 24/24, ở bất cứ đâu, miễn là có sự kết nối của Internet. Đây là ưu điểm lớn nhất vì nó tạo sự thuận tiện tối đa, người mua có thể tìm kiếm và sở hữu sản phẩm mà họ mong muốn một cách dễ dàng mà không cần đến cửa hàng. Điều này khác hoàn toàn với hình thức bán hàng và mua hàng truyền thống.
Bán hàng online nên bắt đầu từ đâu?
Điểm xuất phát đầu tiên là tìm hiểu nguồn hàng. Bán hàng online có dễ không tùy thuộc vào nguồn hàng mà bạn nhập. Tìm được nguồn hàng chất lượng với giá cả phù hợp sẽ giúp bạn có lợi thế rất lớn trên thị trường hiện nay. Vậy bán hàng online bắt đầu từ đâu? Tìm nguồn hàng ở đâu là hợp lý? Sau đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn.
Các chợ đầu mối lớn
Đây là nguồn hàng dễ tìm nhất khi bạn bắt đầu kinh doanh. Chợ đầu mối là nơi tập trung đa dạng các nguồn hàng với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau và mức giá phải chăng. Khi mới bắt đầu bán hàng online, bạn có thể nhập một số lượng hàng ít từ các chợ này. Một số chợ đầu mối nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể kể đến như: Chợ Bình Điền, chợ Bình Tây, chợ An Đông,… Nếu bạn ở miền Bắc thì có thể tìm đến các chợ sau: Chợ Long Biên, chợ Ninh Hiệp, chợ Quảng Ba,… Miền Trung cũng có chợ đầu mối Sơn Trà, nổi tiếng cung cấp các loại hải sản.
Xưởng sản xuất, gia công
Đây là cách để bạn lấy được hàng giá gốc tại xưởng, không qua trung gian. Tuy nhiên, việc tìm được xưởng sản xuất phù hợp không hề đơn giản. Trước hết, bạn có thể tìm kiếm thông tin xưởng sản xuất trên Facebook hoặc Google. Bạn cần dò hỏi nhiều nơi để tìm được xưởng sản xuất phù hợp với sản phẩm mà bạn mong muốn. Hơn nữa, các xưởng thường chỉ nhận sản xuất những lô hàng lớn. Vì thế chi phí đầu tư và tiềm lực kinh tế của bản thân cũng là điều mà bạn nên cân nhắc. Theo nhiều lời khuyên, bạn chỉ nên nhập hàng từ xưởng khi đã kinh doanh một thời gian, có lượng khách ổn định để có thể nhập một số lượng hàng lớn.
>> Xem thêm: Kinh doanh phụ tùng xe máy online: Bắt đầu các bước cơ bản nhất
Sàn thương mại bán hàng online
Shopee và Lazada hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán sỉ. Bạn có thể gửi tin nhắn cho họ và trao đổi về giá mua sỉ. Ngoài ra, nếu bạn muốn nhập hàng với giá rẻ hơn nữa, bạn có thể tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử Trung Quốc, ví dụ như Taobao, 1688, Tmall,… Tại đây có những món hàng phụ kiện khi được đổi sang tiền Việt chỉ có giá vài ngàn đồng. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về cách thức thanh toán và vận chuyển để có thể thực hiện được giao dịch trên các sàn Trung Quốc. Nếu tìm hiểu và thực hiện được điều này thì lợi thế trong bán hàng online của bạn là rất lớn.
Bán hàng online như thế nào?
Để hình dung chính xác bán hàng online là như thế nào, bạn có thể tham khảo quy trình bán hàng sau đây. Sau khi đã xác định được sản phẩm muốn bán và tìm được nguồn hàng thì đây là các bước mà bạn cần thực hiện tiếp theo.
Bước 1: Xác định khách hàng tiềm năng
Bạn có thể phân tích đối thủ để xác định khách hàng tiềm năng. Việc đầu tiên cần làm là theo dõi tất cả các kênh truyền thông và xem xét trang cá nhân của những khách hàng đã để lại bình luận hoặc tương tác với bài đăng của đối thủ. Khi phân tích đủ nhiều, bạn sẽ nhận ra những điểm chung của tệp khách hàng này, ví dụ như độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, sở thích,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ Google Trend để biết được những từ khóa có liên quan đến sản phẩm của bạn mà khách hàng thường dùng để tìm kiếm. Công cụ này cũng cho bạn biết rằng khách hàng thường tìm kiếm sản phẩm của bạn nhiều nhất vào thời điểm nào trong năm. Và khách hàng của bạn đang sinh sống ở khu vực nào là chủ yếu. Tất cả những thông tin trên sẽ giúp bạn xây dựng chân dung khách hàng để có những kế hoạch tiếp thị phù hợp.
Bước 2: Xây dựng hình ảnh và nội dung
Hình ảnh sản phẩm hấp dẫn, nội dung mô tả đầy đủ, chi tiết, gây tò mò cho người đọc sẽ dễ dàng khiến khách mua hàng. Thậm chí nếu bạn có thời gian, hãy đầu tư làm video sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi vì khách hàng luôn thích xem những video sinh động hơn đọc những câu chữ nhàm chán.
Bước 3: Quảng bá sản phẩm
Hãy tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ để quảng bá sản phẩm của bạn. Bạn có thể SEO trang Web bán hàng online của mình, hoặc quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng Facebook, Google,… Bạn có thể khuyến khích mua hàng bằng cách tạo ra các chương trình khuyến mãi, Minigame. Hoặc đơn giản nhất là hãy tích cực đăng hình ảnh sản phẩm của bạn lên các nhóm trên Facebook để tìm kiếm khách có nhu cầu mua hàng.
Bước 4: Tương tác với khách hàng
Khi đã có khách hàng quan tâm thì điều tiếp theo bạn cần làm là chăm sóc khách hàng thật tốt. Bạn có thể nhắn tin hoặc gọi điện thoại tư vấn. Sự nhiệt tình của bạn sẽ khiến khách hàng khó từ chối. Thông thường, trước khi mua, khách sẽ tham khảo giá ở nhiều cửa hàng, vì thế hãy báo khách một mức giá hợp lý, kèm theo chính sách khuyến mãi hoặc quà tặng kèm hấp dẫn. Chỉ cần mức giá thấp hơn đối thủ một chút cũng có thể tạo được lợi thế bán hàng online của bạn.
Bước 6: Chính sách giao hàng hợp lý
Hãy tìm những đơn vị vận chuyển uy tín và xây dựng chính sách giao hàng hợp lý cho từng vị trí, tỉnh thành. Khi bán hàng online, cần tránh những lỗi như giao hàng chậm hoặc sản phẩm bị hư hỏng, móp méo khi giao đến tay khách. Điều này sẽ khiến khách hàng có những ấn tượng không tốt và rất khó để khách quay lại mua hàng của bạn ở những lần sau.
Bán hàng online cần chuẩn bị những gì?
Sau khi đã hiểu rõ quy trình, chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc bán hàng online cần gì? Và sau đây là những gì bạn cần chuẩn bị để bắt đầu công việc của mình.
Sản phẩm chất lượng
Điều quan trọng thứ nhất mà bạn cần chuẩn bị tất nhiên là sản phẩm. Khi việc cạnh tranh trong bán hàng online đang trở nên gay gắt thì bạn càng phải tập trung vào chất lượng sản phẩm. Yếu tố này sẽ tạo nên uy tín cho bạn về lâu dài, giúp cửa hàng của bạn được nhiều người biết đến mà không cần phải quảng cáo quá nhiều. Song song với đó, đừng quên lên một hệ thống giá phù hợp với chất lượng sản phẩm và phân khúc khách hàng mà bạn đang phục vụ.
>> Xem thêm: Bán rượu online: 7 Nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất
Xây dựng kịch bản, đội ngũ bán hàng
Hãy lập ra một kịch bản thuyết phục khách hàng, làm sao để khi khách hàng quan đến sản phẩm, bạn sẽ bán được hàng ngay lúc đó. Hãy liệt kê ra những cách thức trả lời khách hàng phù hợp, đây chính là kịch bản bán hàng. Khi tình hình kinh doanh phát triển, bạn cần phải thuê thêm nhân viên và hãy lưu ý lựa chọn những nhân viên khéo léo, nhanh nhẹn để việc bán hàng đạt hiệu quả cao nhất.
Chuẩn bị tài liệu truyền thông
Tất cả những hình ảnh, video, nội dung đăng tải đều cần được đầu tư. Đây chính là tiếng nói thương hiệu, chúng là công cụ để thuyết phục khách hàng quan tâm đến sản phẩm. Những thông điệp truyền đi phải nhất quán, tập trung vào nhu cầu của khách và điểm khác biệt mà sản phẩm của bạn đang có.
Lưu ý khi bán hàng online
Sau đây là những lưu ý về mặt pháp luật mà những người bán hàng online cần tuân thủ.
Bán hàng online có bị cấm không?
Hầu hết những người mới bắt đầu đều quan tâm đến câu hỏi bán hàng online có bị phạt không. Câu trả lời là Không. Việc bán hàng online là một xu thế tất yếu khi công nghệ thông tin phát triển. Sự xuất hiện của hình thức này đã tạo thuận tiện tối đa cho người mua và người bán, góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có trường hợp người bán hàng online bị phạt nếu thành lập Website thương mại điện tử, tích hợp thanh toán trực tuyến mà không đăng ký với Bộ công thương. Vì thế, bạn cần lưu ý thật kỹ điều này.
Bán hàng online có đóng thuế không?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng nếu có doanh thu từ bán hàng online lớn hơn 100 triệu đồng/năm. Sẽ có 02 trường hợp sau đây:
- Người bán hàng online sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu sẽ được tính theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
- Người bán hàng online không sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu tính thuế.
Những câu hỏi khi bán hàng online
Sau đây là một vài câu hỏi thường gặp khi bạn mới bắt đầu bán hàng online.
Bán hàng online nên đăng bài lúc nào?
Thời gian đăng bài sẽ tùy thuộc vào thói quen sử dụng điện thoại của khách hàng. Thông thường, bạn nên tập trung vào các khoảng thời gian sau:
- Từ 6h30-8h sáng: Theo thói quen lướt Facebook ngay sau khi thức dậy của người tiêu dùng.
- Từ 12h-14h trưa: Thời gian nghỉ trưa, thư giãn. Rất nhiều người có thói quen lướt điện thoại trong lúc ăn trưa.
- Từ 20h-22h tối: Là khoảng thời gian thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Đây là thời gian rảnh nhất trong ngày và nhiều người sẽ tìm kiếm thông tin của sản phẩm mà họ đang muốn mua.
Tại sao bán hàng online không ai mua?
Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này. Sau đây là một vài lý do phổ biến để bạn có thể xem xét điều chỉnh.
Giá sản phẩm cao
Nếu giá đang cao hơn so với thị trường thì sản phẩm của bạn chắc chắn khó bán. Việc bạn cần làm là tìm kiếm nguồn hàng có mức giá phù hợp. Bạn cũng có thể áp dụng những chương trình khuyến mãi nếu mua nhiều sản phẩm hoặc tặng kèm sản phẩm khác để khuyến khích khách mua hàng.
Chất lượng chăm sóc khách hàng chưa tốt
Khách hàng chính là trung tâm mà bạn cần hướng đến. Vì thế, bạn cần phải đặc biệt quan tâm, chăm sóc khách một cách tận tâm và chu đáo nhất. Điều này cần được thể hiện ngay từ những dòng tin nhắn hoặc cuộc trò chuyện đầu tiên. Hãy tư vấn nhiệt tình và khiến họ hài lòng, bạn chắc chắn sẽ gia tăng số lượng đơn hàng.
Thiếu quảng cáo
Khi bán hàng online, sẽ rất khó để khách hàng biết đến bạn đến bạn không quảng cáo sản phẩm. Đây là hình thức giúp bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Việc có nhiều người quan tâm cũng giúp cửa hàng của bạn tăng độ uy tín, từng bước xây dựng thương hiệu. Vì vậy, nếu chưa đầu tư vào quảng cáo, bạn nên tìm hiểu ngay từ bây giờ.
Bán hàng online ship COD như thế nào?
COD là viết tắt tiếng Anh của từ Cash On Delivery. Ship COD là hình thức giao hàng phổ biến trong bán hàng online. Theo đó, khách hàng sẽ trả tiền cho đơn vị vận chuyển khi nhận được hàng. Hay nói khác đi, đơn vị vận chuyển sẽ giao hàng và thu tiền hộ cho bạn. Quy trình này được thực hiện như sau.
Bước 1: Sau khi khách đặt hàng, bạn sẽ hỏi những thông tin cơ bản sau để tiến hành gửi ship COD:
- Tên khách hàng.
- Địa chỉ nhận hàng.
- Số điện thoại.
- Tên sản phẩm.
- Giá sản phẩm.
Tốt nhất là bạn nên hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Viettelpost,… để đảm bảo quá trình giao hàng và thu tiền diễn ra suôn sẻ.
Bước 2: Giao hàng và thông tin của khách cho đơn vị vận chuyển.
Bạn có thể tự đem hàng đến điểm vận chuyển hoặc shipper sẽ đến địa chỉ của bạn để lấy hàng. Bạn sẽ giữ một phiếu gửi hàng, lưu ý hãy giữ thật kỹ, nếu bị mất bạn sẽ không nhận được tiền thu hộ COD.
Bước 4: Tiến hành giao hàng.
Đơn vị giao hàng sẽ vận chuyển hàng về kho và giao hàng đến tay người nhận. Quá trình này mất khoảng từ 3 đến 10 ngày. Khi hợp tác với các đơn vị vận chuyển, bạn sẽ dễ dàng theo dõi tiến trình giao hàng ngay trên ứng dụng điện thoại, giúp bạn yên tâm và dễ dàng thông tin đến khách hàng khi cần thiết. Khi shipper giao hàng đến tay khách, khách sẽ trả tiền theo đúng mức giá đã được ghi trên gói hàng lúc đầu.
Bước 5: Đối soát.
Sau cùng, người bán hàng online sẽ dùng phiếu gửi hàng để nhận tiền thu hộ và nhớ đối soát phí COD để khiếu nại nếu có sai sót.
Bán hàng online có nên để giá?
Thông thường người bán hàng online sẽ ẩn giá sản phẩm. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc “Tại sao bán hàng online không để giá?” hoặc “Tại sao bán hàng online phải inbox giá?” Và đây chính là câu trả lời.
Tránh tình trạng cướp khách
Trong một vài trường hợp, các đối thủ cạnh tranh sẽ căn cứ trên mức giá mà bạn đã báo với khách để liên hệ với người khách đó và đưa ra một mức giá rẻ hơn. Vậy là bạn chưa kịp thuyết phục khách mua hàng thì đối thủ đã nhanh hơn một bước, hơn nữa mức giá lại còn rẻ hơn. Đây chính là lý do khiến nhiều cửa hàng online mất khách. Khi đó, bạn vừa tốn tiền chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng nhưng đối thủ lại là người hưởng lợi.
Bảo vệ thông tin khách hàng
Sau khi báo giá công khai, có nhiều khách hàng vô tư để lại thông tin cá nhân ở phần bình luận để đặt hàng. Nhiều đối tượng lừa đảo đã lấy thông tin này, gửi sản phẩm kém chất lượng đến dưới tên của chủ shop. Và chỉ sau khi trả tiền và mở hàng, khách mới biết mình đã bị lừa. Do đó, để bảo vệ khách hàng, tốt nhất việc trao đổi mua bán nên được thực hiện theo hình thức tin nhắn riêng, giúp bảo mật thông tin khách hàng.
Tăng tương tác Fanpage
Việc nhắn tin trao đổi sẽ giúp Fanpage của người bán tăng tính tương tác. Điều này giúp tạo sự uy tín cho Fanpage và cũng nhờ đó, người bán hàng online sẽ có thể chạy quảng cáo với mức giá thấp hơn. Ngoài ra, việc trao đổi với khách hàng qua Inbox còn giúp bạn dễ dàng áp dụng các chiến dịch Remarketing, gửi tin nhắn cho khách hàng cũ. Đây là nguồn dữ liệu mà bạn nên tận dụng để tối ưu hoạt động bán hàng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được bán hàng online cần những gì? Đây được xem là một xu thế tất yếu, vì vậy nếu bạn đang có dự định bán hàng online, hãy bắt đầu ngay bây giờ với những bước cơ bản nêu trên. Nếu trong quá trình thực hiện, bạn gặp bất cứ khó khăn gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.