Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel – hai hình thức bán hàng đa kênh nổi bật trong mô hình bán hàng hiện đại. Về mặt ngữ nghĩa Omnichannel và Multichannel gần như giống nhau – đều là bán hàng đa kênh. Tuy nhiên, về bản chất hai mô hình này có sự khác biệt tương đối lớn. Trong khi Multichannel sử dụng đồng thời cả showroom trưng bày, hệ thống các cửa hàng bán lẻ và trang web có chức năng e-commerce với kỳ vọng không bỏ lỡ bất cứ quyết định mua hàng nào của người tiêu dùng thì Omnichannel đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong việc tiếp cận thông qua các kênh bán hàng, tối đa hóa bán hàng từ kênh offline cho đến online và chỉ cần quản lý trên một hệ thống duy nhất.
Mục lục
- Thị trường Việt Nam hiện nay – ngôi vương thuộc về thương mại điện tử
- Omnichannel và Multichannel: Omnichannel – Xu hướng lên ngôi giữa mùa đại dịch
- Multichannel có giống với Omnichannel?
- Omnichannel có thật sự tối ưu hơn Multichannel?
- Tại sao doanh nghiệp nên chọn Omnichannel thay vì Multichannel?
- Magenest – Giải pháp One-stop solution
Thị trường Việt Nam hiện nay – ngôi vương thuộc về thương mại điện tử
Theo báo cáo của Kantar từ số liệu Worldpanel, tại Việt Nam, ba kênh bán lẻ đang dẫn đầu về tăng trưởng FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh) là thương mại điện tử, hệ thống siêu thị nhỏ/ cửa hàng tiện lợi và mô hình chuyên doanh. Kênh thương mại điện tử đứng đầu bảng với mức tăng trưởng ấn tượng 91%, tiếp theo đó là hệ thống siêu thị nhỏ/cửa hàng tiện lợi đứng vị trí thứ 2 với 36.3%, mô hình cửa hàng chuyên doanh hay còn được biết đến như các cửa hàng chuyên kinh doanh 1 nhóm hàng như đại lý bia, nước giải khát, cửa hàng bán sữa, cửa hàng hay siêu thị bán đồ mẹ & bé… cũng đạt mức tăng trưởng thứ 3 với 14.3%.
>> Đọc thêm: Tương lai của phiên bản Thương mại điện tử hiện nay
Omnichannel và Multichannel: Omnichannel – Xu hướng lên ngôi giữa mùa đại dịch
Giữa những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19, thị trường bán lẻ Việt Nam trong quý I/2020 vẫn ghi nhận những điểm sáng đến từ ngành thương mại điện tử và kinh doanh mua bán trực tuyến. Do việc hạn chế đi lại nhưng nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân không thay đổi, các doanh nghiệp buộc phải ứng dụng mô hình kinh doanh mang lại trải nghiệm liền mạch, linh hoạt cho khách hàng và Omnichannel – mô hình bán lẻ hợp kênh chính là phương án tối ưu nhất để thực hiện điều đó. Mô hình Omnichannel không chỉ thích hợp với các công ty vừa, nhỏ và rất nhỏ (MSME) mà bối cảnh hiện tại bắt buộc doanh nghiệp lớn phải gia nhập “sân chơi thời đại” này. Có thể thấy hàng loạt nhà bán lẻ danh tiếng trong nước đã và đang đầu tư hệ thống bán hàng trên nền thương mại điện tử như: Lotte Mart, FPT Shop, Thegioididong,… song song với các cửa hàng thực tế.
Vậy tại sao các doanh nghiệp lại chọn Omnichannel, mô hình này có những khác biệt, tiên tiến gì so với Multichannel – mô hình bán lẻ đa kênh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Multichannel có giống với Omnichannel?
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa Omnichannel và Multichannel, Multichannel hay còn được gọi là bán hàng đa kênh. Đây là mô hình được ra đời tương đối lâu kể từ khi công nghệ và Internet bắt đầu phát triển. Theo đó, mô hình này sẽ sử dụng nhiều kênh để thu hút khách hàng. Các doanh nghiệp ứng dụng 5 kênh bán hàng phổ biến như sau:
1. POS – điểm bán lẻ truyền thống.
2. Mạng xã hội – Để quảng bá doanh nghiệp và bán hàng trực tiếp trên Zalo, Facebook.
3. Website – Kênh giới thiệu thương hiệu và bán hàng chuyên nghiệp trực tiếp.
4. Ứng dụng di động (mobile app) – bán hàng qua nền tảng điện thoại thông minh.
5. Affiliate – Bán hàng qua mạng lưới cộng tác viên hoặc qua website khác.
Ưu điểm của mô hình này là mỗi kênh sẽ có một hệ thống bán hàng và quản lý riêng biệt với kho riêng nên quy trình cũng khác biệt.
Tuy nhiên, khi áp dụng bán lẻ đa kênh (Multichannel) sẽ nảy sinh một số vấn đề đối với khách hàng và với doanh nghiệp. Đối với khách hàng, do giữa các kênh phân phối vẫn chưa có sự kết nối đồng bộ mà vẫn hoạt động như các kênh độc lập nên có thể mang đến những gián đoạn nhất định. Ví dụ như hàng có thể còn tại cửa hàng nhưng không còn trên kênh trực tuyến hoặc như thông tin hàng hóa không thống nhất giữa các kênh bán lẻ do cập nhật không liên tục. Đối với doanh nghiệp, áp dụng bán hàng nhiều kênh Multichannel thay vì Omnichannel, dễ nảy sinh những xung đột về lợi ích giữa các kênh do cách đánh giá hiệu quả hoạt động của kênh phân phối theo doanh số như hiện nay của doanh nghiệp bán lẻ. Từ đây có thể thấy, Multichannel là mô hình tốn kém nhiều nguồn lực, gây khó khăn trong công tác quản lý và không thực sự mang lại hiệu quả bán hàng.
Omnichannel có thật sự tối ưu hơn Multichannel?
Omnichannel hay được gọi là bán hàng hợp kênh. Đây là mô hình được phát triển của Multichannel khi đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong việc tiếp cận thông tin qua các kênh bán hàng, tối đa hóa bán hàng từ các kênh online và offline và chỉ cần quản lý trên một hệ thống duy nhất. Tất cả các kênh bán hàng sẽ được đồng bộ với nhau về thông tin quản lý cũng như sản phẩm, khách hàng, tồn kho, khuyến mại, hoàn tất đơn hàng. Như vậy, chuỗi quản lý đồng bộ này sẽ mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng mọi lúc mọi người và giúp bạn quản lý công việc kinh doanh dễ dàng hơn. Omnichannel ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Multichannel tiêu biểu nhất là sự thống nhất trong quản lý giúp cho tổ chức tốt hơn, tiết kiệm nguồn lực và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Làm thế nào để mô hình Omnichannel hoạt động hiệu quả? Đó chính là phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: sự liền mạch, tối ưu hóa và gắn kết chặt chẽ. Để thực hiện được những nguyên tắc này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo được 4 trụ cột chính đó là: hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, trang web/ứng dụng thương mại điện tử, trung tâm chăm sóc khách hàng và mạng xã hội.
Trên thực tế, hàng loạt hãng bán lẻ danh tiếng trong nước đã và đang áp dụng rất thành công mô hình kinh doanh hợp kênh có thể kể đến như FPT shop, Thegioididong, Điện máy xanh… Song song với những kênh bán lẻ truyền thống, những công ty này xây dựng các sàn thương mại điện tử giúp khách hàng có thể tra cứu thông tin, mua hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ bằng một cú click chuột.
Tại sao doanh nghiệp nên chọn Omnichannel thay vì Multichannel?
Khi doanh nghiệp mở rộng, phủ sóng trên nhiều kênh bán hàng, theo mô hình truyền thống doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền lớn để mở các cửa hàng, showroom… Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư này đem đến rủi ro cao khi hoạt động kinh doanh của các cửa hàng gặp nhiều bất lợi. Chẳng hạn như những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của Covid 19, rất nhiều cửa hàng chuỗi bán lẻ trở nên ế ấm và buộc phải đóng cửa thu hẹp hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên với Omnichannel họ có thể tiếp cận dễ dàng hơn đến số đông khách hàng mà không cần phải tăng đầu tư vào cửa hàng thực tế như mô hình bán hàng truyền thống. Với trải nghiệm bán hàng hợp kênh, khách hàng có thể thấy sản phẩm hoặc cửa hàng của bạn mọi lúc mọi nơi từ “ảo” cho đến “thực”. Điều này có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm và quá trình ra quyết định mua hàng. Từ đó có thể giúp tăng doanh số rất hiệu quả.
Omnichannel đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tăng tính tương tác với khách hàng, thấu hiểu tâm lý, hành vi mua hàng của khách hàng, biết được khách hàng đã hài lòng về sản phẩm hay chưa, điều gì cần cải thiện về chất lượng hoặc giá cả, họ đặt hàng có khó khăn hay không,… Như vậy, doanh nghiệp không chỉ làm hài lòng người mua trong ngắn hạn mà còn xây dựng được danh sách khách hàng trung thành cho mục tiêu lâu dài.
>> Đọc thêm: Chuyển đổi trải nghiệm khách hàng thông qua nghiên cứu người dùng
Magenest – Giải pháp One-stop solution
Trong bối cảnh thị trường đang biến đổi từng ngày với sự xuất hiện liên tục của những công nghệ mới, mô hình mới, doanh nghiệp của bạn sẽ trở nên lạc hậu nếu không bắt kịp những xu thế chung. Omnichannel là một xu thế như vậy. Với sự gia nhập của hàng loạt các tên tuổi lớn nhỏ, doanh nghiệp của bạn sẽ “tự đào hố chôn mình” nếu vẫn dậm chân tại chỗ và theo đuổi những mô hình kinh doanh truyền thống.
Với tầm nhìn rõ ràng về thành công của khách hàng, Magenest xây dựng các hệ thống giải pháp toàn vẹn (One-stop solution) giúp các khách hàng doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi số thành công. Chúng tôi cung cấp hệ sinh thái quy mô đầy đủ, bao gồm nền tảng Thương mại điện tử, Phần mềm ERP, Giải pháp tuyến đầu (Frontline Solution) của khách hàng và Cơ sở hạ tầng đám mây. Tất cả đều hoạt động hài hòa nhằm tận dụng dữ liệu để giúp doanh nghiệp cá nhân hóa các điểm chạm khách hàng (Customer Touchpoints) và tối ưu hóa các hoạt động nội bộ. Với bộ giải pháp One-stop Solution nói chung và giải pháp Magento nói riêng, Magenest sẽ mang đến bước tiến lớn trong trải nghiệm Omnichannel – O2O của người dùng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể quản lý hệ thống cửa hàng truyền thống (offline) đồng bộ với hệ thống online. Mọi sự thay đổi trên tất cả các kênh bán hàng của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận trên hệ thống, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý được số lượng hàng tồn kho, khả năng cung cấp, cách tối ưu vận chuyển,…
Hãy liên hệ với Magenest ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn và tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp chuyển đổi số toàn diện mà chúng tôi cung cấp cho doanh nghiệp.