Hiện nay, nhu cầu mua sắm trực tuyến đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Nhất là sau thảm họa toàn cầu mang tên COVID-19, việc các doanh nghiệp sử dụng website thương mại điện tử bán hàng trực tuyến càng trở nên thiết yếu để có thể tồn tại và phát triển trong thời đại số. Vậy website thương mại điện tử là gì? Sử dụng website thương mại điện tử sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp như thế nào?
Hãy cùng tìm hiểu với Magenest trong bài viết này và xem qua top 10 website thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới!
Mục lục
Tổng quan về website thương mại điện tử
Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu thế nào là website thương mại điện tử, các loại website thương mại điện tử cũng như đặc điểm cơ bản của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là gì nhé!
Website thương mại điện tử là gì?
Hiện nay, khi người dùng tìm kiếm cụm từ website thương mại điện tử thì hiện ra rất nhiều khái niệm trên các trang tìm kiếm. Magenest sẽ tóm tắt lại một khái niệm ngắn gọn và chính xác nhất cho doanh nghiệp: website thương mại điện tử (TMĐT) là một loại website, nơi mà các giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa bên bán và bên mua được thực hiện trực tuyến.
Trong quá khứ, thương mại điện tử sơ khai thực hiện các giao dịch thông qua email và các cuộc gọi điện thoại. Cho đến nay thì người mua hoàn toàn có thể mua trực tiếp và thanh toán trực tuyến qua website mà không cần phải liên hệ qua điện thoại hay email như trước nữa. Đây chính là giá trị một website thương mại điện tử mang lại.
Một số ví dụ về website thương mại điện tử nổi tiếng hiện tại tại Việt Nam và trên thế giới: Amazon, Ebay, Taobao, Shopee, Lazada, Tiki,…
Các loại website thương mại điện tử
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có hai loại là:
- Website thương mại điện tử bán hàng.
- Sàn thương mại điện tử trực tuyến.
Tuy đều là trang thương mại điện tử nhưng hai loại website này được xây dựng dựa trên hai mục đích khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về hai loại website TMĐT này dưới đây nhé!
Sàn thương mại điện tử trực tuyến là gì?
Sàn thương mại điện tử trực tuyến là trang web được lập ra với mục đích tạo cầu nối giữa người mua và người bán với nhau. Người mua với người bán có thể là tập hợp của doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), hay thậm chí là người tiêu dùng với tiêu dùng. Tất cả các loại giao dịch trên đều thực hiện trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.
Để hiểu rõ hơn thì sàn thương mại điện tử giống như bạn đi chợ nhưng trên Internet vậy. Nơi này sẽ có rất nhiều người mua và người bán tụ họp lại với nhau, các giao dịch đều được số hoá thông qua nền tảng.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử giúp những cửa hàng ít người biết đến có cơ hội tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Với số lượng lớn khách hàng của sàn thương mại điện tử, các cửa hàng có thể bán sản phẩm của mình cho các khách hàng này để kiếm thêm thu nhập.
Ví dụ nổi bật có thể kể đến như sàn thương mại điện tử Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… ở Việt Nam hoặc Taobao, Amazon,… là những sàn thương mại điện tử quốc tế.
Website thương mại điện tử bán hàng là gì?
Website thương mại điện tử bán hàng là trang web của các doanh nghiệp, cửa hàng online,… được xây dựng với mục đích bán các sản phẩm của mình trực tuyến.
Điểm khác biệt với sàn thương mại điện tử là tại đây các doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm của mình trực tiếp với khách hàng mà không phải thông qua một bên trung gian. Hơn nữa, khi bán hàng trực tiếp trên trang web của mình, họ sẽ không phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác như sàn thương mại điện tử. Và quan trọng nhất, toàn bộ khách hàng mua sản phẩm trên website đều là khách hàng của riêng doanh nghiệp chứ không phải khách hàng của sàn.
Các website thương mại điện tử này được xây dựng dựa trên các nền tảng thương mại điện tử nên việc chứa một lưu lượng lớn khách hàng truy cập website một lúc không ảnh hưởng đến quá trình mua sắm của khách hàng hay quản trị, tốc độ tải trang của website.
Một số website thương mại điện tử bán hàng phổ biến mà bạn có thể biết như FPT, Thegioididong, CellphoneS,…
Đặc điểm cơ bản của website thương mại điện tử
Dù cho là website thương mại điện tử bán hàng hay website của sàn thương mại điện tử thì đều sở hữu những đặc điểm cơ bản mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng và thiết kế. Những đặc điểm cơ bản này cũng chính là các chức năng của website thương mại điện tử cần có.
Thao tác mua bán hay tìm hiểu sản phẩm đều thuận tiện, nhanh chóng
Đây là đặc điểm cơ bản nhất cũng như là quan trọng nhất cần có, vì điều này liên quan đến trải nghiệm khách hàng. Khách hàng khi vào website của bạn cần xem được các thông tin liên quan đến sản phẩm rõ ràng cụ thể, từ đó dẫn đến việc mua hàng được quyết định nhanh.
Đương nhiên việc mua hàng cũng vậy, website cũng đòi hỏi khách hàng có thể thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng hoặc có thể có dịch vụ thanh toán khi nhận hàng. Quá trình mua hàng và lên đơn hàng đều phải có và nhanh gọn, dễ dàng.
Dễ dàng tìm kiếm thông tin
Tiếp theo, chức năng của website thương mại điện tử còn là dễ dàng cho khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm – dịch vụ.
Việc khách hàng có thể vào website của bạn để tra cứu sản phẩm bạn đang có cũng phải dễ dàng. Các bộ lọc hoặc công cụ tìm kiếm sản phẩm trên website của bạn đều cần phải có. Điều này giúp khách hàng có thể nắm bắt được bạn có những loại sản phẩm, giá thành từ bao nhiêu đến bao nhiêu,…
Đây là một yếu tố rất quan trọng để khách hàng có thể biết rằng những sản phẩm bạn đang bán có phù hợp với họ hay không, từ đó họ có thể quyết mua hay không.
Dễ dàng tương tác giữa người bán và người mua hàng
Tuy rằng việc bán hàng đều được thực hiện trực tuyến nhưng sự tương tác giữa người bán và người mua vẫn là rất cần thiết. Chẳng hạn với các sản phẩm giá trị cao, khách hàng chắc chắn sẽ cần tư vấn chi tiết từ người bán.
Đối với website bán hàng thì sẽ hiển thị cửa sổ chat ở phần góc website để giúp người dùng có thể trao đổi thông tin. Đối với các sàn TMĐT thì người mua hàng sẽ trao đổi trực tuyến qua hòm thư tin nhắn của họ, nơi tập trung các cửa hàng khác nhau.
Nếu website TMĐT của bạn không có chức năng thì đây sẽ là một sự thiếu sót rất lớn. Điều này có thể gây suy giảm niềm tin của khách hàng với người bán hàng.
Có các hình thức thanh toán đa dạng khác nhau
Đặc điểm của website thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng và thiết kế trang chính là các hình thức thanh toán cần đa dạng khác nhau. Như nhắc tới ở trên, việc thanh toán cần dễ dàng thao tác và thực hiện. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có chung một kiểu thanh toán nhất định. Nếu website TMĐT của bạn hay bất kỳ doanh nghiệp khác không đa dạng được hình thức thanh toán thì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.
Hình thức mua hàng trực tuyến có thể là sử dụng cổng thanh toán trực tuyến bằng thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc đơn giản là chuyển khoản, thanh toán khi nhận hàng,… Hãy đa dạng hóa hình thức thanh toán vì điều này giúp cả người mua lẫn người bán đạt được mục đích của mình.
Có tính năng giỏ hàng
Tính năng giỏ hàng chính là tính năng quan trọng hàng đầu của mà một website thương mại điện tử cần có. Việc khách hàng mua sắm trên website của bạn hay bất kỳ một website nào khác giống như việc họ đi siêu thị vậy, họ cần một chiếc giỏ hàng để gom các sản phẩm cần thiết mà họ muốn mua lại. Điều này không chỉ giúp trải nghiệm mua hàng của khách hàng tốt hơn mà còn giúp doanh nghiệp tăng trưởng về doanh thu.
Lợi ích của website thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Thương mại điện tử mang đến những lợi ích cực kỳ to lớn không chỉ dành cho phía khách hàng mà còn giúp tăng trưởng vượt bậc hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp. Sau khi đã hiểu về khái niệm website thương mại điện tử, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các lợi ích của website thương mại điện tử nhé!
Tối ưu chi phí
Một trong những lợi ích của các website thương mại điện tử là chi phí thấp hơn rất nhiều so với những cửa hàng vật lý. Bạn không phải chi trả cho tiền mặt bằng, tiền điện nước, tiền nhân viên trực tại cửa hàng,…
Hơn nữa, nếu bạn kinh doanh Dropshipping thì chi phí bạn bỏ ra thậm chí còn thấp hơn nữa. Ví du như một thống kê cho thấy đối với một cửa hàng dropshipping, chi phí chi trả ước tính là $418 vào năm 2019 và các cửa hàng thương mại điện tử chỉ phải trả $3192 trong một năm. Nếu bạn so sánh con số này với cửa hàng vật lý của bạn thì đây có lẽ chỉ bằng chi phí thuê và duy trì cửa hàng hàng tháng.
Gia tăng lợi nhuận
Vai trò của website thương mại điện tử đối với doanh nghiệp còn là giúp gia tăng lợi nhuận hiệu quả vượt bậc.
Thông thường cửa hàng của bạn sẽ chỉ mở trong giờ hành chính từ sáng đến tối. Nhưng đối với website thương mại điện tử thì lại hoàn toàn khác bởi website luôn online 24/7, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng của bạn hoàn toàn có thể mua hàng ngay cả khi không có nhân viên phục vụ. Hệ thống thương mại điện tử của bạn còn có thể tự động hoá vận hành nên bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng về việc tiếp khách hàng như cửa hàng offline mà các đơn hàng vẫn tự động được lên.
Nếu bạn đang sở hữu cửa hàng vật lý thì kênh website thương mại điện tử cũng tương tự giống như bạn mở thêm một cửa hàng vật lý nhưng lại tiếp cận đến khách hàng trên khắp cả nước hay toàn thế giới.
Trải nghiệm mang tính cá nhân hóa
Tính cá nhân hóa chính là một trong những lợi thế kinh doanh cực lớn của các trang Web thương mại điện tử, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng. Đặc biệt, việc tạo xây dựng các trang Landing Pages dành cho các đối tượng khác nhau sẽ tiếp cận và thu hút được rất nhiều khách hàng mua hàng cho doanh nghiệp mà chúng ta không cần phải tốn thêm quá nhiều thời gian và công sức.
Chính vì vậy, doanh nghiệp hãy xây dựng các trải nghiệm mang tính cá nhân hóa trên nền tảng thương mại điện tử cho các đối tượng khách hàng khác nhau của mình trong các chiến dịch kinh doanh ngắn hạn lẫn dài hạn nhé!
Xu hướng phát triển website thương mại điện tử
Thương mại điện tử là việc đưa một phần hoặc toàn bộ quá trình bán hàng/dịch vụ lên mạng và các thiết bị điện tử khác. Việc số hóa quy trình bán hàng không hề đơn giản với các thành phần: lên kế hoạch bán hàng, quảng cáo, đặt hàng, mua bán, thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng,…. Vì vậy, việc chọn lựa đúng nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng.
Sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của các trang website thương mại điện tử là không thể chối cãi, nhất là dựa vào báo cáo gần nhất của Bazaarvoice (nguồn: Techcrunch), bất chấp thảm họa toàn cầu là COVID-19 lượng đơn hàng online trên toàn thế giới đã tăng trưởng đến 96% so với năm 2019 trong tháng tư năm 2020 vừa qua đủ cho ta thấy được sức mạnh và tiềm năng ghê gớm của các trang thương mại điện tử.
Hiểu được xu hướng phát triển web thương mại điện tử là gì, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược và lựa chọn hướng phát triển đúng đắn, mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình cả về doanh số, doanh thu, lợi thuận cùng danh tiếng thương hiệu trên thị trường.
Xếp hạng top 10 trang website Thương mại điện tử phổ biến nhất thế giới
Sau đây là top 10 website thương mại điện tử bán hàng và sàn thương mại điện tử phổ biến trên thế giới mà bạn có thể xem qua.
Top 5 sàn thương mại điện tử trên thế giới
Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu top 5 sàn thương mại điện tử trên thế giới cùng những đặc điểm nổi bật của những trang thương mại điện tử này là gì nhé!
Taobao
Taobao là website thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba và cũng thuộc top các trang thương mại điện tử quốc tế nổi tiếng nhất hiện nay. Website Taobao có hình thức hoạt động chính là chợ Online kết nối người bán và người mua bằng việc cung cấp các gian hàng điện tử miễn phí. Nền tảng Taobao kết nối những doanh nghiệp nhỏ và người bán hàng online đến với khách hàng đầu cuối. Mô hình kinh doanh gồm B2C, C2C.
Hiện nay Taobao đã chiếm lĩnh hơn 80% thị phần thương mại điện tử tại Trung Quốc, với hàng triệu mẫu mã sản phẩm khác nhau cùng ngành hàng đa dạng. Bạn có thể nhắn tin trực tiếp với nhà bán 24/7 và có nhiều chính sách đổi trả hàng khá linh hoạt nên khách hàng rất tin tưởng vào việc mua hàng trên Taobao.
Lợi thế bán hàng trên Taobao
- Thị trường rộng lớn.
- Khách hàng tiềm năng đa dạng với mô hình kinh doanh luôn thay đổi.
- Nhiều chủ động trong việc rao bán và quảng cáo sản phẩm.
- Nhiều lựa chọn cho bên cung cấp dịch vụ vận chuyển và kho bãi.
Tại sao không nên chọn Taobao?
- Rào cản ngôn ngữ.
- Nhiều nhà bán khác nhau nên sức cạnh tranh lớn.
- Dễ bị nhầm với hàng hóa kém chất lượng.
Amazon
Amazon là trang web thương mại điện tử có nguồn gốc tại Mỹ và cũng chính là website thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Với mô hình kinh doanh ban đầu chỉ bán sách trên mạng, Amazon hiện nay đã trở thành website thương mại điện tử hàng đầu thế giới với hàng hóa và ngành hàng cực kì đa dạng: từ sách báo, đồ điện tử, tới mỹ phẩm hay máy móc chuyên dụng. Đối với nhà bán, sở hữu gian hàng trên Amazon không chỉ đảm bảo về mặt tiếp cận khách hàng tiềm năng cực kỳ rộng lớn, mà còn là cơ hội để quảng cáo thương hiệu của họ trên nền tảng số một này.
Trong đại dịch thảm họa toàn cầu COVID-19 vừa qua, Amazon là một trong những công ty hiếm hoi tại Mỹ yêu cầu nhân viên của họ tăng giờ làm và có giá trị cổ phiếu tăng phi mã. Amazon có hệ thống chấm điểm nhà bán tương đối đầy đủ, đủ làm tăng sức hấp dẫn và độ uy tín của sản phẩm. Người mua hàng có thể đăng hình ảnh của sản phẩm trong phần đánh giá.
Ngoài ra, Amazon có nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi người dùng và có những gói ưu đãi đặc biệt đối với người dùng Amazon Prime như giảm giá sản phẩm, ưu tiên hàng hóa hay miễn phí vận chuyển để giữ chân người tiêu dùng lâu dài.
Lợi thế bán hàng trên Amazon
- Tiếp cận người tiêu dùng toàn cầu đa dạng và dồi dào.
- Quảng cáo thương hiệu.
- Được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên nghiệp của Amazon.
- Hệ thống vận chuyển và kho bãi có hiệu quả cao.
Bất lợi khi bán hàng trên Amazon
- Chi phí duy trì cửa hàng và vận chuyển cao.
- Đòi hỏi của Amazon với nhà bán rất khắt khe.
- Cạnh tranh gắt gao với các nhà bán khổng lồ khác trên sàn thương mại điện tử.
eBay
eBay là trang thương mại điện tử quốc tế có nguồn gốc tại Mỹ và từng là thương hiệu hàng đầu trên thế giới về thương mại điện tử trước khi Amazon phát triển mạnh mẽ như hiện nay. eBay cũng là một trong những trường hợp hiếm hoi thành công từ trào lưu DOTCOM ở cuối thập niên 90. Từ nền tảng ban đầu là một website chuyên về đấu thầu cho các hàng hóa trên mạng, eBay đã chuyển mình trở thành một Marketplace đúng nghĩa với các nhà bán đa dạng và hàng hóa nhiều chủng loại.
eBay hiện đã rút lui khỏi Việt Nam dù tham gia thị trường từ rất sớm, để lại nuối tiếc cho nhiều chuyên gia thương mại điện tử. Sự khác biệt của eBay so với Amazon là website này tập trung vào nhà bán hơn là người mua, dù người mua vẫn tạo ra lợi nhuận cho eBay nhưng nguồn kinh doanh chính của website này vẫn từ tin rao bán sản phẩm của các nhà bán.
Lợi thế khi bán hàng trên eBay
- Khách hàng đa dạng và trải khắp thế giới.
- Dễ mở gian hàng trên eBay.
- Chi phí ban đầu thấp.
Bất lợi khi bán hàng trên eBay
- Quá nhiều nhà bán và sản phẩm kém chất lượng.
- Nhiều chi phí cộng dồn.
Alibaba
Alibaba chính là tập đoàn đứng sau hai thương hiệu khổng lồ trong số các trang web thương mại điện tử quốc tế là Taobao và Lazada (phổ biến ở Đông Nam Á). Nền tảng Alibaba chủ yếu là kênh thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp (B2B) và đã chính thức bước chân vào Việt Nam vào năm 2016 khi rót vốn đầu tư cho Lazada và trở thành đối tác chính thức của Fado vào năm 2018.
Nền tảng do Alibaba xây dựng chính là cầu nối của doanh nghiệp Việt Nam với các thương gia Trung Quốc, giúp cung cấp các vật liệu sản xuất, máy móc trang thiết bị cũng như xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Lợi ích bán hàng trên Alibaba
- Tiếp cận doanh nghiệp toàn cầu đa dạng và dồi dào.
- Quảng cáo thương hiệu.
- Hệ thống kho bãi đạt hiệu quả cao.
- Chủ động trong quảng bá sản phẩm.
- Nhiều lựa chọn cho dịch vụ vận chuyển và kho bãi.
Bất lợi khi bán hàng trên Alibaba
- Còn thiếu chính sách bảo vệ nhà bán doanh nghiệp.
- Rào cản cho doanh nghiệp muốn tham gia tương đối cao.
Best Buy
Best Buy là chuỗi bán lẻ mặt hàng điện tử tiêu dùng có nguồn gốc tại Mỹ và thuộc top các website thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Best Buy hiện đang hoạt động chủ yếu ở các thị trường như Mỹ, Mexico và Canada. Hiện nay, Best Buy là nhà bán lẻ mặt hàng điện tử lớn nhất nước Mỹ tính đến thời điểm hiện tại.
Website của Best Buy có lượng truy cập nhiều thứ 3 thế giới chỉ sau Apple và Samsung (nguồn Similar Web) đối với mặt hàng điện tử. Best Buy luôn có chính sách đảm bảo về giá đối với mặt hàng điện tử và luôn là kênh bán hàng bận rộn nhất vào các mùa lễ và mùa giảm giá.
Lợi ích bán hàng trên Best Buy
- Khách hàng đa dạng với thị trường rộng lớn.
- Phổ biến khắp thế giới.
- Cơ hội quảng cáo thương hiệu.
Bất lợi bán hàng trên Best buy
- Chỉ tập trung các mặt hàng điện tử tiêu dùng.
- Nhà bán thiếu chủ động trong việc quảng bá sản phẩm.
- Không thân thiện với nhà bán nhỏ lẻ.
- Chính sách về giá khắt khe.
Top 5 website thương mại điện tử bán hàng trên thế giới
Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về top 5 website thương mại điện tử bán hàng trên thế giới và những đặc điểm nổi bật của các Web thương mại điện tử này là gì nhé!
Landrover
Landrover là một thương hiệu xe nổi tiếng trên thế giới và thuộc top trang thương mại điện tử thế giới nổi tiếng, được nhiều người yêu thích. Website của Landrover được xây dựng trên nền tảng thương mại điện tử Magento 2. Nhờ sử dụng thương mại điện tử mà Jaguar Land Rover trở thành một công ty Anh vô cùng thành công trên thế giới.
Trong năm 2019, họ đã bán được hơn 480.000 xe tại 160 quốc gia. Hơn 80% ô tô sản xuất được xuất khẩu. Và doanh thu của công ty đã tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,1 tỷ bảng Anh vào năm 2019. Đặc biệt hơn, 30% doanh thu của họ là nhờ thương mại điện tử đem lại.
Kawaii box
Trong số những những trang web thương mại điện tử uy tín trên thế giới, không thể không kể đến Kawaii box.
Kawaii Box là một dịch vụ hộp quà đăng ký hàng tháng dễ thương từ Nhật Bản. Khi bạn đăng ký mua hàng trên Kawaii Box, bạn sẽ nhận được một hộp chứa đầy các mặt hàng thủ công Nhật Bản và Hàn Quốc được giao trực tiếp trước cửa nhà bạn hàng tháng. Các mặt hàng có thể bao gồm kẹo, mực và đồ chơi, đồ dùng văn phòng phẩm, phụ kiện,… Với Kawaii Box, bạn có thể mua theo gói hàng tháng, gói 6 tháng hoặc gói 12 tháng.
Trang web của họ xây dựng trên nền tảng WordPress và WooCommerce. Trang web Kawaii Box cũng bao gồm một bot trò chuyện Facebook Messenger để giao tiếp với khách hàng.
Admad Tea
Công ty Ahmad Tea được thành lập vào năm 1986 tại Anh. Đây là một doanh nghiệp gia đình có bề dày lịch sử lâu đời. Hiện nay, Ahmad Tea có nhà máy ở bảy quốc gia, bao gồm Sri-Lanka và Trung Quốc. Sản phẩm của họ đã phân phối đến hơn 80 quốc gia trên thế giới. Website bán hàng trực tuyến của Admad Tea cũng thuộc top các trang thương mại điện tử lớn và được nhiều người tiêu dùng yêu thích.
Tuy nhiên, họ vẫn không hề trở nên lỗi thời khi sử dụng Magento để tạo nên một website thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng bán hàng hiện nay. Trên website bạn có thể thấy các thông tin như mua hàng ngay hay code giảm giá vẫn được hiển thị.
Nestle Nespresso
Magento lại một lần nữa được sử dụng để phát triển hệ thống thương mại điện tử của Nestle Nespresso. Nếu bạn chưa biết thì Nestle Nespresso là một công ty con của Tập đoàn Nestlé, công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới. Nespresso mang đến cho khách hàng những viên cà phê nổi tiếng và máy pha cà phê chất lượng cao.
Công ty Nespresso sử dụng Magento để tạo trang web thương mại điện tử của họ từ năm 2009. Nếu để so sánh thì tầm nhìn xa của Nestle thật ấn tượng khi tại Việt Nam đến năm 2021 này mới bắt đầu tập trung chuyển đổi số và bán hàng trên trang thương mại điện tử.
Điều đặc biệt hơn chính là phiên bản di động của trang web này. Nó đẹp, thân thiện với người dùng và có độ trực quan cao. Tất cả đều được triển khai một cách hoàn mỹ để mang lại trải nghiệm mua sắm cho người dùng cao cấp, đồng thời gia tăng tỷ lệ chuyển mua hàng.
Ford
Ford Motor Company là một công ty lớn trong ngành công nghiệp ô tô. Hơn nữa, Ford là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất, và hiện tại đang đứng thứ 4 trên thế giới về sản lượng trong suốt thời gian qua.
Hiện nay, Ford Motor Company đã đưa cửa hàng Phụ kiện Ford của họ lên website để bán hàng trực tuyến từ năm 2012 và đây cũng là một trong các trang thương mại điện tử lớn trên thế giới. Nền tảng thương mại điện tử mà họ dùng là Magento.
Kết luận
Hy vọng bài viết này cung cấp bạn các thông tin rõ hơn về sàn thương mại điện tử là gì cũng như website thương mại điện tử bán hàng hay eCommerce website là gì. Ngoài ra, bạn cũng đã nắm bắt được các lợi ích về thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp và các đặc điểm cơ bản của trang web thương mại điện tử cần có.
Mong rằng với kiến thức này, doanh nghiệp có thể dùng nó để bắt đầu kinh doanh của riêng mình. Nếu doanh nghiệp mong muốn đẩy mạnh chuyển đổi số mô hình bán hàng lên thương mại điện tử, hãy liên hệ ngay với Magenest nhé! Magenest chính là đối tác chiến lược chính thức của Magento tại Việt Nam, chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết tất các các khúc mắc về thương mại điện tử và các đưa ra các giải pháp chuyển đối số khác để giúp doanh nghiệp bạn phát triển kịp thời theo xu hướng thời đại 4.0!