Thương mại điện tử B2C là lĩnh vực kinh doanh khá phổ biến và được nhiều doanh nghiệp định hướng chuyển đổi số triển khai hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều công ty, doanh nghiệp truyền thống có quy mô nhỏ mong muốn ứng dụng nhằm tối ưu các hoạt động trao đổi, mua bán trực tuyến nhưng lại chưa có đủ kiến thức về thương mại điện tử B2C.
Trong bài viết sau, Magenest sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những kiến thức về thương mại điện tử B2C bao gồm: khái niệm – lợi ích của mô hình này, cách phân biệt mô hình B2B và B2C trong thương mại điện tử, các mô hình B2C và đặc biệt là những bí quyết để đạt thành công khi triển khai mô hình thương mại điện tử B2C. Doanh nghiệp hãy theo dõi bài viết sau của Magenest nhé!
Mục lục
Mô hình thương mại điện tử B2C là gì?
Mô hình kinh doanh B2C (dạng viết tắt của cụm từ Business To Consumer) được dùng để mô tả một giao dịch thương mại, mua bán, trao đổi sản phẩm – dịch vụ giữa doanh nghiệp với những người tiêu dùng cuối cùng.
Theo khái niệm truyền thống, B2C chỉ quá trình doanh nghiệp bán các sản phẩm – dịch vụ theo cách trực tiếp cho người tiêu dùng, chẳng hạn như việc khách hàng mua sắm tại những cửa hàng hoặc sử dụng dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn,… Ngày nay, dưới sự phát triển bùng nổ của Internet, mô hình kinh doanh B2C không còn giới hạn ở các dạng truyền thống trên mà được sử dụng rộng rãi theo hình thức thương mại điện tử – những giao dịch diễn ra giữa doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến với các khách hàng của họ.
Thương mại điện tử B2C là quá trình trao đổi sản phẩm – dịch vụ giữa doanh nghiệp với các khách hàng cá nhân theo hình thức trực tuyến. Thương mại điện tử B2C được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi sự thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt ở mọi lúc – mọi nơi. Ngày nay, xây dựng Website thương mại điện tử B2C đã trở thành một trong những lĩnh vực phát triển vượt trội nhất của nền kinh tế Việt Nam.
Một số ví dụ về thương mại điện tử B2C tại Việt Nam và trên thế giới: sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Amazon, Ebay, Alibaba,…
Lợi ích của mô hình B2C trong thương mại điện tử
Doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về lợi ích của mô hình B2C trong thương mại điện tử để có thể dễ dàng đưa ra quyết định xem chúng ta có nên triển khai mô hình kinh doanh này không nhé!
Tiết kiệm chi phí mặt bằng
Triển khai mô hình này, doanh nghiệp không cần phải trả chi phí thuê mặt bằng cho các cửa hàng thực tế kiểu truyền thống vì mọi giao dịch giữa doanh nghiệp với các khách hàng đều được diễn ra trực tuyến thông qua mạng Internet.
Thu thập dữ liệu hiệu quả
Lợi ích tiếp theo của mô hình thương mại điện tử B2C chính là khả năng thu thập dữ liệu hiệu quả. Doanh nghiệp có thể thu thập, theo dõi, quản lý toàn bộ dữ liệu của khách hàng trực tuyến cũng như lượng người dùng truy cập Website thương mại điện tử của mình nhanh chóng và dễ dàng.
Nâng cao cơ hội kinh doanh
Lợi ích của mô hình B2C trong thương mại điện tử còn là giúp doanh nghiệp nâng cao cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh mạnh mẽ hơn, đồng thời, tối ưu chi phí, thời gian và công sức nhờ đặc tính không bị ràng buộc về vị trí đặt các cửa hàng truyền thống thực tế cũng như thời gian hoạt động của mô hình này.
Cá nhân hóa các hoạt động Marketing
Đặc biệt, lợi ích không thể không nhắc đến của mô hình B2C trong thương mại điện tử chính là khả năng cá nhân hóa các hoạt động Marketing. Doanh nghiệp có thể dễ dàng phân khúc khách hàng trực tuyến nhằm cá nhân hóa các chiến lược truyền thông – Marketing của mình. Từ chính các thông điệp Marketing được cá nhân hóa mạnh mẽ, chúng ta sẽ hiển thị được những giải pháp đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người dùng và đẩy mạnh hành trình người mua trong phễu chuyển đổi để có thể tăng trưởng hiệu quả chỉ số ROI của mình.
Phân biệt mô hình B2B và mô hình B2C trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử B2B là một mô hình hoạt động kinh doanh trực tuyến, mô tả các giao dịch thương mại, mua bán, trao đổi sản phẩm – dịch vụ giữa hai doanh nghiệp với nhau, khác với thương mại điện tử B2C là các hoạt động giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân.
Khách hàng trong giao dịch thương mại điện tử B2C có xu hướng mua sắm các đơn đặt hàng giá trị không quá cao và đưa ra các quyết định mua nhanh chóng, dễ dàng. Trong khi đó, khách hàng trong giao dịch thương mại điện tử B2B sẵn sàng dành ra một khoảng thời gian rất dài, có thể lên đến một tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng để nghiên cứu về các nhà cung cấp cũng như các sản phẩm, hàng hóa trước khi mua hàng. Các đơn hàng B2B này cũng có mức giá cao hơn hẳn trong giao dịch B2C.
Các doanh nghiệp kinh doanh dạng B2B thường sẽ hình thành mối quan hệ dài lâu với khách hàng và khách hàng của họ sẽ ít có xu hướng giao dịch ngay với các công ty thu hút sự chú ý, quan tâm của họ trong lần đầu tiên. Còn với thương mại điện tử B2C, quá trình người dùng mua hàng thường được thúc đẩy thông qua các cảm xúc cá nhân khi khách hàng B2C mong muốn có được những sản phẩm – dịch vụ giúp cải thiện cuộc sống, sinh hoạt và mang lại sự hài lòng cho họ.
Để phân biệt rõ hơn mô hình B2B và mô hình B2C trong thương mại điện tử, chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết các ví dụ về hai dạng mô hình này:
- Một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sản phẩm lốp xe sẽ được xác định là doanh nghiệp B2B vì thị trường mục tiêu chính của họ là những công ty hoặc doanh nghiệp khác (chẳng hạn như các xưởng lắp ráp hoàn chỉnh ô tô). Ngoài ra, thương mại điện tử B2B cũng mang lại nhiều thuận lợi cho những hoạt động giao dịch giữa doanh nghiệp bán buôn với các công ty bán lẻ, giữa những nhà sản xuất với doanh nghiệp bán buôn hoặc giữa những nhà cung cấp với nhà sản xuất. Khái niệm này sẽ rộng mở và quá trình cũng được diễn ra phức tạp hơn hẳn.
- Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C quen thuộc và phổ biến hơn, có thể là các giao dịch giữa một người tiêu dùng cá nhân khi mua quần áo, mỹ phẩm trực tuyến trên các Website thương mại điện tử B2C Việt Nam hoặc khách hàng đặt trước phòng khách sạn, nhà nghỉ cho chuyến du lịch trên Website của đơn vị đó.
- Bên cạnh đó, hiện nay, chúng ta cũng thấy một số doanh nghiệp đang hoạt động như ở cả mô hình B2B và B2C. Ví dụ cụ thể: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện có thể cung cấp cả dịch vụ tổ chức tiệc sinh nhật hay lễ cưới cho khách hàng cá nhân nhưng cũng sẽ cung cấp cả dịch vụ tổ chức các hội thảo, hội nghị cho những tổ chức, doanh nghiệp khác.
Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem qua bảng so sánh chi tiết các điểm khác nhau giữa mô hình B2B và mô hình B2C trong thương mại điện tử nhé!
Tiêu chí | Thương mại điện tử B2B | Thương mại điện tử B2C |
Khái niệm | Giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp | Giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cá nhân |
Đối tượng khách hàng | Doanh nghiệp | Người tiêu dùng cuối cùng |
Đối tượng nhắm đến | Mối quan hệ, lợi nhuận | Các sản phẩm - dịch vụ và doanh số bán hàng |
Số lượng sản phẩm | Lớn | Vừa và ít |
Chu kỳ giao dịch | Dài lâu | Ngắn hạn |
Các mối quan hệ | + Nhà cung cấp - Nhà sản xuất + Nhà sản xuất - Nhà bán buôn + Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ | Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng |
Điều làm nên giá trị của thương hiệu | Sự tin tưởng và các mối quan hệ | + Các dịch vụ hướng đến khách hàng + Những chương trình quảng cáo và khuyến mãi |
Lý do mua sản phẩm | Kế hoạch được xây dựng hợp lý dựa vào các nhu cầu của doanh nghiệp | Phụ thuộc vào cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng |
Giá cả sản phẩm | Giá cả và các điều khoản thanh toán có thể được thương lượng | Cùng một sản phẩm - dịch vụ, khách hàng sẽ trả một mức giá giống nhau |
Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C phổ biến hiện nay
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C phổ biến hiện nay để có thể đưa ra những lựa chọn triển khai phù hợp nhất cho quá trình nhắm mục tiêu người tiêu dùng của doanh nghiệp nhé!
Mô hình người bán hàng trực tiếp
Mô hình B2C đầu tiên trong hoạt động kinh doanh eCommerce chính là hình thức người bán hàng trực tiếp. Đây cũng chính là mô hình phổ biến nhất dành cho tất cả người tiêu dùng cá nhân mua hàng từ các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, những các nhà sản xuất, những công ty nhỏ hoặc có thể chỉ là quá trình giao dịch, mua bán trực tuyến của các cửa hàng bách hóa bán hàng hóa, sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.
Ví dụ: Doanh nghiệp bán lẻ xây dựng các gian hàng trực tuyến trên các Website thương mại điện tử hoặc trên các Fanpage bán hàng riêng,… để người tiêu dùng cá nhân có thể dễ dàng mua sắm hàng hóa, sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Mô hình trung gian trực tuyến
Trong các phương thức thương mại điện tử B2C thì đây là mô hình mà những nhà phân phối ở vị trí là các bên trung gian, không thực sự sở hữu sản phẩm – dịch vụ mà chỉ đóng vai trò kết nối người mua hàng và người bán hàng lại với nhau. Mô hình trung gian trực tuyến được biết đến rõ ràng nhất là các sàn thương mại điện tử.
Ví dụ: Các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… hoặc các Website dạng rao vặt như vatgia.com hay chotot.com,… đều thuộc loại mô hình trung gian trực tuyến này.
Mô hình dựa trên quảng cáo
Trong các phương thức thương mại điện tử B2C thì mô hình dựa trên quảng cáo khá phổ biến hiện nay. Mô hình này sử dụng các nội dung miễn phí nhằm thu hút khách truy cập vào Website thương mại điện tử. Trong quá trình truy cập, khách hàng sẽ sẽ thấy được các quảng cáo kỹ theo dạng thuật số hoặc trực tuyến trên Website bán hàng của doanh nghiệp.
Triển khai mô hình này, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng nên những bài viết với nội dung hấp dẫn cùng nhiều thông tin giá trị, hữu ích nhằm mục tiêu thu hút số lượng người dùng truy cập vào trong Website để xem các bài viết đó. Số lượng truy cập Website sẽ được doanh nghiệp sử dụng để bán các mẫu quảng cáo sản phẩm – dịch vụ cho bên thứ ba, chẳng hạn như nhận booking đặt Banner, Logo, Landing page quảng cáo,… Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ được nhận tiền từ chính hoạt động cho thuê quảng cáo trên Website thương mại điện tử này.
Ví dụ: Các Website truyền thông có lưu lượng truy cập cao như HuffPost sẽ kết hợp nhận quảng cáo từ các bên thứ ba song song với các nội dung, bài viết gốc chủ đạo của trang.
Mô hình dựa trên cộng đồng
Mô hình B2C trong thương mại điện tử tiếp theo chính là mô hình dựa trên cộng đồng. Các trang mạng xã hội Social Media thường sẽ xây dựng các cộng đồng trên nền tảng trực tuyến dựa vào những lượt yêu thích hoặc chia sẻ về một chủ đề hay sản phẩm – dịch vụ nào đó. Từ đó, các Marketer và những người làm truyền thông – quảng cáo trong các doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt và thông qua những cộng đồng này để quảng bá sản phẩm – dịch vụ của họ trực tiếp đến với người tiêu dùng. Đặc biệt, mô hình này còn giúp doanh nghiệp tiến hành các chiến dịch Marketing – quảng bá sản phẩm – dịch vụ dựa trên các đặc trưng về nhân khẩu học cùng vị trí địa lý của người tiêu dùng.
Ví dụ: Các trang mạng xã hội Social Media nổi tiếng như Facebook, Instagram, Twitter,… đều xây dựng nên những cộng đồng thu hút người có các đặc điểm nhân khẩu học và địa lý tương ứng tham gia, cùng thảo luận và chia sẻ những vấn đề mà họ quan tâm. Từ đó, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhóm khách hàng mục tiêu tiềm năng và tiến hành các chiến dịch quảng bá sản phẩm – dịch vụ của họ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mô hình dựa vào chi phí
Mô hình dựa vào chi phí cũng là một mô hình kinh doanh thương mại điện tử theo hướng B2C khá phổ biến hiện nay. Mô hình này sử dụng các Website hoặc các ứng dụng cung cấp trực tiếp những giá trị hữu ích đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, để nhận được những dịch vụ này, người dùng truy cập cần phải trả một khoản phí nhất định cho các nền tảng này. Những Website và ứng dụng này vẫn có các nội dung hoặc phiên bản miễn phí, tuy nhiên, khi người dùng sử dụng chúng thì sẽ bị giới hạn nội dung, lượt tải về hoặc phải xem các quảng cáo chen vào giữa nội dung từ nhiều bên thứ ba hợp tác với các Website và ứng dụng này. Các phiên bản miễn phí này hầu như sẽ gây ra rất nhiều bất tiện và khó chịu cho người sử dụng.
Ví dụ: New York Times cùng nhiều đầu báo lớn khác tại Mỹ thường sử dụng mô hình kinh doanh B2C dựa vào chi phí này. Về phía các ứng dụng, Netflix và Spotify chính là hai App giải trí triển khai phương thức B2C thu phí này.
Bí quyết để đạt thành công trong thương mại điện tử B2C
Để đạt thành công trong quá trình xây dựng mô hình và triển khai các trang thương mại điện tử B2C ở Việt Nam, doanh nghiệp có thể tham khảo qua một số bí quyết của Magenest như:
- Doanh nghiệp luôn phải rèn luyện sự kiên trì và nhẫn nại trong quá trình giao dịch với các khách hàng cá nhân sở hữu những đặc trưng thiên về cảm xúc khi đưa ra quyết định mua hàng.
- Nhạy bén nắm bắt tâm lý, suy nghĩ, hành vi cũng như những mong muốn, nhu cầu của khách hàng để có thể tương tác, chăm sóc và duy thật tốt mối quan hệ dài lâu với các khách hàng của mình.
- Không ngừng nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới, xây dựng những chiến lược sáng tạo và tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất với tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp cũng như thực tế trên thị trường.
- Doanh nghiệp luôn phải vận hành, triển khai linh hoạt với từng tình huống riêng biệt, đảm bảo tính cá nhân hóa trong việc lập kế hoạch, truyền tải thông điệp và giao tiếp với từng khách hàng.
- Đảm bảo tinh thần trách nhiệm và luôn biết lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đánh giá, phản hồi tích cực lẫn tiêu cực của khách hàng.
- Ứng dụng các phần mềm, hệ thống hiện đại để quản trị các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử B2C cũng như quản lý khách hàng mua sắm trực tuyến trên Website của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Kết luận
Thương mại điện tử B2C hiện nay vô cùng phổ biến và được rất nhiều doanh nghiệp định hướng chuyển đổi số ứng dụng nhằm tối ưu chi phí mặt bằng truyền thống, thu thập chi tiết dữ liệu người dùng và cá nhân hóa các hoạt động Marketing – giao dịch – chăm sóc khách hàng để từ đó, nâng cao doanh số và doanh thu bán hàng.
Doanh nghiệp muốn được tư vấn chi tiết các kiến thức về thương mại điện tử trong B2C, hãy liên hệ với Magenest ngay nhé! Không những vậy, Magenest cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cài đặt và triển khai Magento – nền tảng hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử bật nhất hiện nay, giúp tối ưu các quy trình hoạt động và quản trị hiệu quả các khía cạnh trong kinh doanh trực tuyến. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, hãy tham khảo ngay trang thông tin chi tiết về nền tảng Magento bên dưới nhé!