Mô hình kinh doanh Shopify và các lưu ý dành cho doanh nghiệp

Kinh doanh trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Shopify ngày càng trở nên phổ biến và được rất nhiều doanh nghiệp ở đa dạng quy mô, lĩnh vực, ngành nghề lựa chọn triển khai. Lựa chọn được mô hình kinh doanh Shopify phù hợp để phát triển chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp ngày càng nâng cao doanh số, lợi nhuận, phát huy danh tiếng thương hiệu và ngày càng đạt nhiều thành công vượt bậc.

Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về một số mô hình kinh doanh Shopify phổ biến hiện nay cũng như các lưu ý dành cho doanh nghiệp khi chúng ta bán hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử này nhé!

Một số mô hình kinh doanh Shopify dành cho doanh nghiệp

Trong phần đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu, phân tích chi tiết về một số mô hình kinh doanh Shopify phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả về doanh số và lợi nhuận cho chúng ta nhé!

Sản phẩm số

Mô hình kinh doanh Shopify đầu tiên mà doanh nghiệp có thể áp dụng chính là kinh doanh trực tuyến các sản phẩm số (hay digital products). Có thể nói, tạo dựng và buôn bán các loại hàng hóa vật lý không phải là phương pháp kinh doanh hiệu quả duy nhất trên nền tảng thương mại điện tử Shopify. Nền tảng này còn cực kỳ phù hợp cho doanh nghiệp buôn bán các sản phẩm kỹ thuật số.

Mô hình kinh doanh Shopify sản phẩm số

Một số sản phẩm số kinh doanh trên Shopify có thể giúp doanh nghiệp đạt mức doanh số và lợi nhuận cao nhất bao gồm: các sản phẩm về giáo dục, các templates (hay mẫu) và những loại công cụ kỹ thuật số, các sản phẩm âm nhạc, nghệ thuật,…

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify các sản phẩm số sở hữu những ưu điểm vô cùng tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

  • Mức chi phí chung khá thấp, tỷ suất lợi nhuận lại khá cao và các loại sản phẩm kỹ thuật số này thường có thể được tự động hóa, vô cùng tiện lợi.
  • Không giống như những sản phẩm vật lý, các sản phẩm số rất dễ dàng để doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh trực tuyến. Ví dụ: Trong cùng một khoảng thời gian, chúng ta có thể chỉ bán được một sản phẩm vật lý duy nhất nhưng lại dễ dàng bán được đến hàng nghìn, hàng trăm nghìn các sản phẩm kỹ thuật số, chẳng hạn như lượt tải xuống những video hướng dẫn cùng các tệp PDF,…

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, mô hình kinh doanh Shopify các sản phẩm số cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều tình trạng bị các đối thủ không lành mạnh xâm phạm bản quyền kỹ thuật số của mình.
  • Trên thực tế, phần lớn các sản phẩm số đều cần rất nhiều thời gian và công sức để được tạo nên. Chúng ta có thể cần đầu tư rất nhiều tháng để hoàn thiện sản phẩm trước khi tiến hành lần bán hàng đầu tiên. Điều này khiến cho các sản phẩm kỹ thuật số này trở thành một vòng quay mang tính rủi ro cao. Tuy nhiên, lợi nhuận mà chúng ta thu về từ loại sản phẩm này cũng rất cao. Chính vì vậy, đây cũng là một phương pháp kinh doanh trực tuyến trên Shopify rất đáng để doanh nghiệp triển khai thử.

Dropshipping

Dropshipping là một mô hình kinh doanh Shopify có mức chi phí cực kỳ thấp và đang phổ biến mạnh mẽ hiện nay với nhiều người bán hàng trên nền tảng này. Dropshipping chính là một phương pháp thực hiện những đơn đặt hàng của người mua mà doanh nghiệp không cần lưu trữ bất cứ hàng hóa, sản phẩm nào trong kho của mình.

Mô hình kinh doanh Shopify Dropshipping

Mỗi khi nhận được một đơn đặt hàng nào đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành mua sản phẩm trong đơn hàng đó từ các bên thứ ba. Sau đó, những bên thứ ba này sẽ trực tiếp vận chuyển đơn hàng với các sản phẩm tương ứng đến với khách hàng. Doanh nghiệp không cần phải lưu trữ hàng hóa, đóng gói, vận chuyển sản phẩm và thậm chí, họ cũng không chạm vào đơn hàng trước – trong hay sau khi chúng được gửi đến người mua.

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify Dropshipping sở hữu những ưu điểm vô cùng tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

  • Dropshipping là một phương thức kinh doanh vô cùng tuyệt vời, nhất là đối với các công ty startup hay những doanh nghiệp không có quá nhiều vốn. Chúng ta không cần phải tốn diện tích kho bãi để lưu trữ hàng hóa tồn kho hoặc tốn thời gian, công sức xử lý quá trình đóng gói, vận chuyển đơn hàng. Có thể nói, nếu kinh doanh Shopify với hình thức Dropshipping, chúng ta có thể xây dựng và vận hành doanh nghiệp hoàn toàn online trên máy tính. Doanh nghiệp cũng không phải nhập hàng cho đến khi có người mua thanh toán cho mình nên hầu như chúng ta sẽ không phải chịu các rủi ro bị hủy hàng hay hoàn hàng gây lỗ vốn.
  • Shopify cũng có các lợi thế riêng đối với những người bán hàng dạng Dropshipping. Nền tảng thương mại điện tử này đang hợp tác cùng DSers – công cụ kinh doanh Dropshipping cực kỳ tuyệt vời thay thế Oberlo đã ngừng hoạt động vào tháng 06/2022. DSers được trang bị tất cả các tính năng mà doanh nghiệp cần để có thể tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến Dropshipping của mình. Chúng ta cũng có khả năng tích hợp chặt chẽ hệ thống Shopify với AliExpress, hỗ trợ quá trình thực hiện các đơn hàng số lượng lớn.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, mô hình kinh doanh Shopify Dropshipping cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Nếu muốn có lợi nhuận, doanh nghiệp cần bán các loại sản phẩm mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh để đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao. Thông thường, tỷ suất lợi nhuận của Dropshipping chỉ là 20% và thực tế hiện nay, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 15%.
  • Dropshipping ngày càng khó triển khai hơn vì hình thức này quá dễ dàng để người bán nào cũng có thể thực hiện. Sự cạnh tranh trong mô hình Dropshipping trên Shopify cực kỳ khốc liệt và đối thủ lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay chính là nền tảng thương mại điện tử khổng lồ Amazon. Nếu không đạt mức tỷ suất lợi nhuận cao, chúng ta sẽ cần liên tục đẩy bán rất nhiều sản phẩm để hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình thực sự có lãi.

Print on demand 

Mô hình kinh doanh Shopify Print on demand (hay in ấn theo yêu cầu) là cách thức doanh nghiệp bán các loại hàng hóa, sản phẩm mà họ làm theo các đơn đặt hàng của người mua với thiết kế của mình. Print on demand phổ biến với các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2C nhưng vẫn dễ dàng áp dụng đối với các doanh nghiệp B2B để thiết kế nên những mặt hàng như: quà lưu niệm cho các khách hàng, túi quà trong hội nghị,… Để có thể in ấn theo yêu cầu, doanh nghiệp chỉ cần thiết kế và khi có khách hàng đặt mua sản phẩm với những thiết kế đó, chúng ta sẽ liên hệ với dịch vụ in ấn của các bên thứ ba để tiến hành các công việc như tạo đơn in ấn, đóng gói và vận chuyển đơn hàng.

Print on demand

Tương tự như hình thức Dropshipping, mô hình Print on demand này giúp người bán có thể giảm tối đa các loại chi phí bán hàng trực tuyến. Chúng ta sẽ không cần phải trả tiền cho một bất cứ sản phẩm nào cho đến chúng được bán ra cho khách hàng và nhờ đó, vốn đầu tư ban đầu cũng sẽ rất ít. Ngoài ra, mọi hoạt động từ in ấn, đóng gói đến vận chuyển đều được những đối tác in ấn bên thứ ba của doanh nghiệp xử lý. Có thể nói, in ấn theo yêu cầu là một mô hình kinh doanh Shopify trực tuyến cực kỳ tuyệt vời cho những người bán ưa thích sự sáng tạo. Chúng ta có thể bán các loại sản phẩm như: túi vải thô, quần áo tập yoga, khẩu trang, dây đeo đồng hồ, những bức tranh canvas và áp phích, vải trùm gối kê, chăn mền,…

Các sản phẩm in ấn theo yêu cầu Print on demand này thường mang lại tỷ suất lợi nhuận thấp cho người bán hơn so với các hình thức kinh doanh khác, do đó, chúng ta phải cần sự hỗ trợ rất nhiều từ các chiến lược giá và mức chi phí ưu đãi nhằm thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, đây vẫn là một mô hình kinh doanh với mức rủi ro thấp dành cho những người bán mới tham gia thị trường thương mại điện tử hoặc những doanh nghiệp mong muốn thử nghiệm những dòng doanh thu khác nhau cho hoạt động kinh doanh trực tuyến hiện tại của họ.

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify Print on demand sở hữu những ưu điểm vô cùng tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

  • Sản phẩm được tạo ra rất nhanh chóng và sau khi hoàn tất thiết kế, doanh nghiệp có thể bán chúng tại cửa hàng trực tuyến của mình chỉ trong vòng vài phút.
  • Quá trình đóng gói và vận chuyển sẽ do phía nhà cung cấp của doanh nghiệp xử lý. Còn chúng ta chỉ cần mang đến một dịch vụ khách hàng tuyệt vời dành cho người mua.
  • Chi phí trả trước thấp hơn các mô hình kinh doanh khác vì chúng ta không giữ bất cứ hàng tồn kho nào. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng thêm và xóa sản phẩm trên giao diện Shopify, thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới và mang đến cho thị trường những sản phẩm sáng tạo phù hợp nhất.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, mô hình kinh doanh Shopify Print on demand cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp sẽ ít khả năng kiểm soát vấn đề vận chuyển hơn và việc thiết lập chi phí vận chuyển cũng có thể trở nên phức tạp do các sản phẩm sáng tạo bán ra đều rất khác nhau.
  • Những thứ mà chúng ta có thể tùy chỉnh cũng sẽ tùy thuộc nhiều vào nhà cung cấp và đặc điểm của sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ phải xác định mức chi phí cơ bản, kỹ thuật in ấn và các kích thước sẵn có khi muốn đưa ra quyết định tùy chỉnh bất cứ loại hàng hóa, sản phẩm nào.

Bán lẻ 

Bán lẻ chính là hình thức kinh doanh phổ biến, nổi bật nhất thế giới và cũng là mô hình kinh doanh Shopify được phần lớn doanh nghiệp hay những người bán hàng cá nhân lựa chọn. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ đặt mua nhiều hàng hóa, sản phẩm ở mức giá thấp và sau đó, tiến hành bán những mặt hàng này cho người tiêu dùng với mức giá cao hơn để thu về lợi nhuận. Các doanh nghiệp và người bán lẻ thường mua hàng hóa, sản phẩm với số lượng lớn từ những nhà cung cấp, các đơn vị bán buôn hoặc những nhà sản xuất.

Bán lẻ

Sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình bán lẻ và và mô hình kinh doanh Dropshipping trên nền tảng thương mại điện tử Shopify là doanh nghiệp sẽ cần giải quyết vấn đề hàng hóa tồn kho. Nhà cung cấp của doanh nghiệp sẽ gửi hàng hóa tồn kho đến và sau đó, doanh nghiệp sẽ cần tìm ra kho bãi lưu trữ các loại hàng hóa, sản phẩm này. Từ kho bãi đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng gói và vận chuyển đơn hàng đến với khách hàng của mình.

Để góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên nền tảng Shopify đã tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách kết hợp nhiều mặt hàng có liên quan với nhau vào cùng một gói duy nhất hoặc có thể cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung có liên quan đến sản phẩm chính. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xây dựng thương hiệu của mình phát triển mạnh mẽ hơn nữa thông qua các dịch vụ hỗ trợ người mua hoặc các chương trình khách hàng thân thiết.

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify bán lẻ sở hữu những ưu điểm vô cùng tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

  • Ưu điểm lớn của mô hình bán lẻ chính là mức tỷ suất lợi nhuận. Trong khi người bán hàng theo dạng Dropshipping chỉ có thể đạt được 15% lợi nhuận trên mỗi mặt hàng, sản phẩm bán ra thì hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ có thể định giá để đạt lợi nhuận đến 50% cho mỗi lần bán được một mặt hàng, sản phẩm. Mức tỷ suất lợi nhuận này đạt được là do các nhà bán lẻ thường có nhiều cơ hội thương lượng mức chiết khấu lớn từ những công ty sản xuất, cung cấp khi tiến hành đặt hàng với số lượng lớn.
  • Các doanh nghiệp bán lẻ thường có thể dễ dàng xây dựng danh tiếng, uy tín thương hiệu tốt và mối quan hệ gắn bó bền chặt với các nhà cung cấp. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp có thể được phép bán các loại hàng hóa mức cao cấp, có danh tiếng thương hiệu cao mà các doanh nghiệp nhỏ hơn không hoặc khó có thể chạm đến.
  • Có thể nói, nền tảng thương mại điện tử Shopify được xây dựng dành cho những nhà bán lẻ. Doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn gì, thậm chí được hỗ trợ rất lớn khi chúng ta xây dựng một cửa hàng trực tuyến theo hình thức bán lẻ trên Shopify.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, mô hình kinh doanh Shopify bán lẻ cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến theo mô hình bán lẻ cần một khoản đầu tư trả trước nhiều hơn so với những mô hình khác. Đặc biệt, hiện nay, nhiều nhà cung cấp đều có quy định về số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ) dành cho các đối tác bán lẻ của họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả hàng trăm đến hàng chục nghìn USD cho đợt nhập hàng trực tuyến đầu tiên của mình. 
  • Bán lẻ trực tuyến cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang kinh doanh lại hàng hóa từ cùng một nhà cung cấp mà những doanh nghiệp bán lẻ khác có thể đã kinh doanh từ trước đó, dẫn đến việc thương hiệu của mình rất khó để trở nên nổi bật trên thị trường online.

Sản xuất

Mô hình kinh doanh Shopify tiếp theo mà doanh nghiệp có thể triển khai chính là sản xuất. Bên cạnh việc nhập hàng và bán lại các mặt hàng, sản phẩm từ những nhà sản xuất, doanh nghiệp có thể tự sáng tạo và tiến hành đặt hàng theo yêu cầu của riêng mình đến nhà sản xuất. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn nhưng đồng thời, chúng ta cũng đạt được nhiều hiệu quả nổi bật hơn cho mình.

Mô hình sản xuất sở hữu những ưu điểm vô cùng tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

  • Khi tiến hành làm việc với các nhà sản xuất, doanh nghiệp có thể chuyển đổi ý tưởng thành sản phẩm thực tế của với các đặc điểm độc đáo của riêng mình. Đồng thời, khi bắt đầu đưa vào vận hành cửa hàng trực tuyến Shopify, chúng ta sẽ kiểm soát cùng lúc các vấn đề sau: sản phẩm, giao dịch với nhà sản xuất và cách thức chúng ta bán hàng trực tuyến cho khách hàng.
  • Với các sản phẩm tùy chỉnh của riêng mình, doanh nghiệp không những có thể bán chúng cho người tiêu dùng mà còn có thể giao dịch bán buôn với các doanh nghiệp khác. Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em có thể bán các mặt hàng đồ chơi này đến trực tiếp cho người tiêu dùng trên cửa hàng trực tuyến Shopify của mình và họ cũng có thể bán trực tuyến những loại đồ chơi này với số lượng lớn cho một cửa hàng đồ chơi khác.
Sản xuất

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, mô hình này cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Việc doanh nghiệp tìm kiếm và hợp tác với đúng nhà sản xuất có thể sẽ khá khó khăn và cần nhiều thời gian, công sức thử nghiệm.
  • Quá trình làm việc, giao dịch với phía nhà sản xuất có thể gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh trực tuyến trên Shopify của doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, các chuỗi cung ứng có thể bị đứt gãy, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các thành phần quan trọng trong quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

Ngoài ra, khi phân tích sâu hơn về mô hình kinh doanh Shopify hướng sản xuất, chúng ta có thể chia ra hai hướng là Private label và White label.

Private label 

Private label hay sản phẩm có nhãn hiệu riêng là những hàng hóa được nhà sản xuất tạo nên và bán dưới tên thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ kiểm soát mọi vấn đề của sản phẩm, bao gồm: những thứ có trong sản phẩm, phương thức đóng gói, hình thức nhãn mác, bao bì,… Sản phẩm có nhãn hiệu riêng Private label chính là giải pháp tốt nhất dành cho các thương hiệu mong muốn tạo riêng cho mình các loại sản phẩm độc đáo.

Ưu điểm tuyệt vời của Private label chính là doanh nghiệp sẽ sở hữu một sản phẩm hoàn toàn riêng biệt cho mình. Sự khác biệt này dù nhỏ hoặc lớn nhưng chúng hoàn toàn có thể khẳng định rằng không hề có doanh nghiệp khác trên thị trường đang kinh doanh trực tuyến sản phẩm tương tự. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tạo nên sự nổi bật hơn hẳn so với các đối thủ khác và giành được nhiều khách hàng trung thành cho mình.

Mặt khác, Private label cũng có nhược điểm đáng lưu ý. Đối với dạng Private label, thông thường, nhà sản xuất sẽ phải tạo ra những khuôn mới để in logo của riêng doanh nghiệp. Ngoài ra, phía nhà sản xuất cũng sẽ tốn nhiều công sức hơn nếu sản phẩm mà doanh nghiệp yêu cầu quá mới lạ và khác biệt. Những điều này sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và đặc biệt là chi phí cho khoản đầu tư trả trước mà chúng ta cần đảm bảo cho phía nhà sản xuất.

White label

White label là những hàng hóa được tạo nên bởi một nhà sản xuất và được bán ra cho nhiều doanh nghiệp bán lẻ khác nhau dưới tên thương hiệu của riêng họ.

Ưu điểm tuyệt vời của White label chính là doanh nghiệp không cần phải tạo nên một sản phẩm hoàn toàn mới mà vẫn có được mặt hàng với thương hiệu của mình. Đây cũng chính là một cách tuyệt vời để chúng ta xây dựng thương hiệu của mình ngày càng thu hút và trông chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, White label cũng có một số nhược điểm. Đầu tiên, doanh nghiệp phải lấy nguồn từ chính nhà sản xuất để đảm bảo được quyền nhãn trắng (white-label rights) cho mình, đồng thời, họ cũng cần phải trả trước một khoản đầu tư khá lớn cho phía nhà sản xuất. Tiếp theo, doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu của mình thật tốt để bù đắp cho khoản chi phí và công sức lớn đã bỏ ra.

Wholesale 

Tiếp theo, mô hình kinh doanh Shopify phổ biến mà doanh nghiệp không thể bỏ qua chính là Wholesale. Nếu Dropshipping và bán lẻ là những hình thức kinh doanh giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng thì mô hình bán buôn Wholesale là dạng kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ là nhà cung cấp cho những doanh nghiệp bán lẻ cùng những người bán hàng theo kiểu Dropshipping.

Mô hình kinh doanh Shopify Wholesale

Với vai trò là người bán buôn, doanh nghiệp sẽ tiến hành mua các sản phẩm với số lượng lớn và mức giá thấp nhất có thể. Sau đó, chúng ta sẽ bán những sản phẩm này với số lượng lớn và mức giá thấp cho các nhà bán lẻ khác.

Phần lớn các doanh nghiệp bán buôn Wholesale đều đặt hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc những nhà phân phối. Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp lại mua từ những nhà bán buôn khác. Điều này có thể mang lại nhiều hiệu quả trong trường hợp những doanh nghiệp bán buôn duy nhất sẵn có số lượng đơn đặt hàng tối thiểu thực sự cao. Nhờ vào việc mua hàng từ những người này với số lượng lớn và chúng ta sẽ bán sản phẩm đi với số lượng nhỏ hơn, doanh nghiệp có thể bán hàng cho các doanh nghiệp bán lẻ với mức ngân sách ít hơn. Lúc này, mức giá của chúng ta phải đủ thấp để phía các nhà bán lẻ có thể đạt được lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng cần nhớ rằng, phần lớn các doanh nghiệp bán lẻ đều hướng đến mức tỷ suất lợi nhuận 50%. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể sẽ tính mức giá sản phẩm cho người tiêu dùng chi trả gấp đôi số tiền mà họ đã trả cho mình.

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify Wholesale sở hữu những ưu điểm lớn nhất chính là thị trường này ít gặp phải tình trạng cạnh tranh gay gắt như các mô hình khác. Wholesale đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn lực, chi phí và có nguy cơ rủi ro cao nên rất nhiều người bán hàng, công ty hay tập đoàn sẽ không ưu tiên lựa chọn mô hình này. 

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm tuyệt vời trên, mô hình kinh doanh Shopify Wholesale cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Hình thức kinh doanh này thường đòi hỏi mức đầu tư lớn và doanh nghiệp có thể gặp phải nguy cơ rủi ro cao. Nếu doanh nghiệp chi trả $50,000 cho một lô hàng lớn để sở hữu được mức giá thấp nhất cho mỗi mặt hàng nhưng lại không có người mua nào đặt hàng từ chúng ta thì chắc chắn, chúng ta đã mất rất nhiều tiền.
  • Doanh nghiệp cần phải cẩn trọng đàm phán cho mọi giao dịch kinh doanh bán buôn. Dù chúng ta đặt hàng với các nhà sản xuất hay tiến hành bán cho những công ty bán lẻ thì mức giá cả luôn cần phải thương lượng kỹ lưỡng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không bao giờ có thể tự động hóa một cách hoàn toàn các giao dịch Wholesale theo cách mà họ đã triển khai với mô hình bán lẻ.

D2C 

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mô hình kinh doanh Shopify D2C (Direct-to-Consumer). Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến hàng hóa được sản xuất hàng loạt và bán chúng thẳng cho người tiêu dùng. Shopify chính là nền tảng thương mại điện tử tuyệt vời cho hình thức kinh doanh này. Doanh nghiệp không cần phải tiêu tốn nhiều tiền cho một cửa hàng hoặc cho những người trung gian sản phẩm.

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify D2C sở hữu những ưu điểm lớn nhất chính là tính kinh tế tuyệt vời. Doanh nghiệp chỉ tiêu tốn một mức chi phí thấp nhất có thể trên mỗi đơn vị, sau đó, nhận về toàn bộ lợi nhuận khá cao cho mình. Doanh nghiệp cũng sở hữu toàn quyền kiểm soát mọi thứ mình có trong quy trình, phương pháp sản xuất cũng như sản phẩm. 

Mô hình kinh doanh Shopify D2C

Đây cũng là lý do mức chi phí và chất lượng hàng hóa sẽ phản ánh rõ nhất ý tưởng và năng lực của chúng ta. Khả năng kiểm soát này mang đến cho doanh nghiệp cơ hội gia tăng lợi nhuận tuyệt vời mà những mô hình kinh doanh Shopify khác không có được.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm tuyệt vời trên, mô hình kinh doanh Shopify D2C cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp cần phải tài trợ chi phí cho một cơ sở sản xuất, đồng thời, tự mình tìm kiếm và đàm phán với những nhà cung cấp nguyên vật liệu thô khác.
  • Doanh nghiệp còn phải cân bằng toàn bộ quy trình từ việc trả lương cho nhân viên đến cam kết đáp ứng các quy định về sản phẩm của Shopify.

Subscription 

Một mô hình kinh doanh Shopify khá phổ biến hiện nay mà doanh nghiệp có thể tham khảo chính là Subscription hay thị trường đăng ký thuê bao. Theo ChannelReply, từ năm 2018, có khoảng 15% người tiêu dùng Hoa Kỳ đã đăng ký ít nhất một dịch vụ đăng ký thuê bao giao hàng. Nghiên cứu cũng dự đoán rằng, thị trường này sẽ đạt trị giá đến 2,64 nghìn tỷ USD vào năm 2028. Đây sẽ là một mức tăng trưởng kép đáng kinh ngạc, đến 72,9% hàng năm, nếu tính từ năm 2021 đến năm 2028.

Với hình thức Subscription này, người dùng sẽ đăng ký giao hàng các loại nhu yếu phẩm tại nhà, các sản phẩm trang điểm hoặc đồ dùng cho quầy bar,… Thị trường thuê bao trực tuyến Subscription cũng bao gồm cả việc người tiêu dùng đăng ký các sản phẩm điện tử, chẳng hạn như quyền truy cập vào ứng dụng phát video trực tuyến có bản quyền Netflix, ứng dụng nghe nhạc trực tuyến có bản quyền Spotify,…

Subscription

Nền tảng thương mại điện tử Shopify được đánh giá là cực kỳ phù hợp đối với việc kinh doanh trực tuyến các dịch vụ đăng ký thuê bao. Không những vậy, doanh nghiệp có thể dựa vào hình thức Subscription này để xây dựng thêm bất cứ mô hình kinh doanh Shopify nào khác. Ví dụ: Hàng tuần, những người bán lẻ có thể thiết kế nên các bộ công thức nấu ăn mới và cho phép khách hàng đăng ký mua và xem chúng trên online. Còn các doanh nghiệp bán buôn Wholesale cũng có thể cung cấp các dịch vụ vận chuyển các chuyến hàng theo lịch trình sẵn có để khách hàng lựa chọn và đăng ký sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp có thể linh hoạt áp dụng mô hình đăng ký thuê bao này cho bất cứ hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh trực tuyến nào mà chúng ta ưa thích và có tiềm năng phát triển.

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify Subscription sở hữu những ưu điểm vô cùng tuyệt vời sau đây mà doanh nghiệp không thể bỏ qua:

  • Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình Subscription rất dễ dự đoán, nhờ đó, việc lập kế hoạch trước sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 
  • Người đăng ký thuê bao cần phải thanh toán thường xuyên nên doanh nghiệp Subscription có thể xây dựng cho mình dòng tiền đáng tin cậy.
  • Việc mua hàng trực tuyến theo gói đăng ký giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích về hành vi, sở thích của khách hàng hơn so với khi họ mua hàng theo các mô hình kinh doanh truyền thống thông thường khác.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm tuyệt vời trên, mô hình kinh doanh Shopify Subscription cũng có nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp là nếu khách hàng không hài lòng với dịch vụ, họ sẽ dễ dàng hủy đăng ký thuê bao và chuyển sang sử dụng sản phẩm – dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này tạo nên áp lực rất lớn cho doanh nghiệp vì phải liên tục cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thật hữu ích, đặc biệt.

Dịch vụ

Phần lớn doanh nghiệp và cả khách hàng đều nghĩ các mô hình kinh doanh Shopify chỉ dành cho việc kinh doanh trực tuyến các loại sản phẩm. Trên thực tế, doanh nghiệp và những người bán hàng cá nhân vẫn có thể triển khai Shopify để bán các dịch vụ và những dịch vụ này cũng vô cùng đa dạng, bao gồm: dịch vụ thuê nhân viên dọn dẹp, dịch vụ tư vấn kinh doanh quốc tế, dịch vụ hỗ trợ chăm sóc các loại thú cưng tại nhà,…

Ưu điểm

Mô hình kinh doanh Shopify ngành dịch vụ sở hữu những ưu điểm lớn nhất chính là doanh nghiệp hầu như không gặp phải bất cứ rủi ro về các khoản tiền nào, ngoại trừ các chi phí bán hàng cơ bản trên nền tảng Shopify. Chúng ta có thể xây dựng cửa hàng trực tuyến của mình và ngay lập tức bắt đầu bán dịch vụ của mình trong.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm tuyệt vời trên, mô hình kinh doanh Shopify ngành dịch vụ cũng có nhược điểm đáng lưu ý dành cho doanh nghiệp là vấn đề điều hành một công ty dịch vụ đòi hỏi chúng ta phải trang bị một bộ kỹ năng lớn và không ngừng nỗ lực cải thiện chúng. 

Dịch vụ

Doanh nghiệp sẽ phải tự đảm bảo mọi vấn đề, từ chất lượng dịch vụ, marketing đến xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Chỉ cần một trong các yếu tố trên không được tiến hành suôn sẻ, doanh nghiệp dịch vụ sẽ gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến danh tiếng và công việc kinh doanh của mình.

Các lưu ý dành cho doanh nghiệp khi kinh doanh trên Shopify

Sau khi hiểu rõ về các mô hình kinh doanh Shopify, trong phần tiếp theo, Magenest sẽ chia sẻ với doanh nghiệp các lưu ý dành khi kinh doanh trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử này nhé!:

  • Lựa chọn mặt hàng, sản phẩm phù hợp với xu hướng và đảm bảo bản thân phải am hiểu, tường tận về các sản phẩm đó. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có thể tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, chuyên nghiệp và đảm bảo rõ ràng, chính xác nhất cho các đối tượng khách hàng của mình.
  • Tạo dựng uy tín thương hiệu cửa hàng trực tuyến Shopify của chúng ta với khách hàng thông qua việc tùy chọn giao diện trang web đẹp mắt, thu hút, mức giá bán phù hợp và quy trình thanh toán, vận chuyển dễ dàng, nhanh chóng.
  • Truyền thông – quảng bá thương hiệu của mình thông qua việc tối ưu thẻ meta description, xây dựng bộ keyword cho sản phẩm, tối ưu nội dung bài viết của mình,… 
  • Thu thập email của khách hàng để cá nhân hóa việc gửi đến họ các thông tin ưu đãi, khuyến mãi, các sự kiện đặc biệt của thương hiệu mình,…
  • Mở rộng việc liên kết với các nền tảng social media để kết nối hiệu quả hơn với Shopify, đẩy mạnh mục tiêu quảng bá và bán hàng.

Kết luận

Lựa chọn được mô hình kinh doanh Shopify phù hợp để phát triển chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp ngày càng nâng cao doanh số, lợi nhuận, phát huy danh tiếng thương hiệu và ngày càng đạt nhiều thành công vượt bậc.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về các mô hình kinh doanh, bán hàng trực tuyến trên Shopify cũng như những xu hướng phát triển thương mại điện tử, hãy liên hệ ngay với Magenest để chúng tôi tư vấn thêm nhé! Ngoài ra, Magenest cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình cài đặt và triển khai các dự án thiết kế website thương mại điện tử thu hút, chuyên nghiệp trên nền tảng Shopify. Để tìm hiểu thêm về những dịch vụ thiết kế trang web eCommerce Shopify tại Magenest bao gồm xây dựng website, tối ưu giao diện mobile, tùy chỉnh theme và thiết kế theo nhu cầu, hỗ trợ triển khai các chiến lược marketing và SEO,… doanh nghiệp hãy xem qua trang thông tin tổng quan về nền tảng Shopify dưới đây nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.