Ngày nay, khi các hình thức bán hàng trực tuyến trên thương mại điện tử ngày càng phổ biến, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng và xác định rõ ràng loại mô hình doanh thu thương mại điện tử mà mình sẽ ứng dụng. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh trên nền tảng trực tuyến này đạt được hiệu quả cao về danh tiếng cũng như về nguồn doanh số, doanh thu.
Trong bài viết sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về mô hình doanh thu thương mại điện tử là gì cũng như top 5 mô hình doanh thu thương mại điện tử phổ biến, nổi bật nhất hiện nay để có thể lựa chọn triển khai và đạt hiệu quả tuyệt vời nhất nhé!
Mục lục
Mô hình doanh thu thương mại điện tử là gì?
Mô hình doanh thu thương mại điện tử là dạng mô hình thường được xem xét trong quá trình phân loại kinh doanh thương mại điện tử do mức doanh thu của doanh nghiệp sẽ thể hiện được tổng số tiền mà họ nhận được sau khi hoàn tất giao dịch mua bán sản phẩm – dịch vụ với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Trên thị trường kinh doanh trực tuyến hiện nay, có rất nhiều tùy chọn mô hình doanh thu thương mại điện tử, chẳng hạn như mô hình tạo ra doanh thu dựa trên những quảng cáo, thông qua các chiến dịch tiếp thị liên kết, mô hình doanh thu đến từ các hoạt động đăng ký,… Đặc biệt, từ sau đại dịch Covid-19, kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử ngày càng bùng nổ, có vai trò quan trọng và đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì mô hình doanh thu thương mại điện tử càng được các doanh nghiệp có mong muốn chuyển đổi số quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng. Từ đó, doanh nghiệp mới lựa chọn được mô hình phù hợp và đạt được mức doanh thu vượt bậc.
Top 5 mô hình doanh thu thương mại điện tử mà doanh nghiệp cần biết
Để hình dung rõ hơn, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về top 5 các mô hình bán hàng online phổ biến nhất hiện nay mà doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng hiệu quả. Hiện nay, các mô hình doanh thu thương mại điện tử phổ biến và được nhiều doanh nghiệp triển khai chính là:
- Mô hình doanh thu bán hàng
- Mô hình doanh thu quảng cáo
- Mô hình doanh thu liên kết
- Mô hình doanh thu phí giao dịch
- Mô hình doanh thu đăng ký
Mô hình doanh thu bán hàng
Mô hình doanh thu thương mại điện tử đầu tiên chính là mô hình doanh thu bán hàng. Đây cũng chính là mô hình hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thông dụng, phổ biến nhất nay. Trong mô hình này, các doanh nghiệp bán buôn B2B và các công ty bán lẻ B2C sẽ giao dịch, mua bán sản phẩm – dịch vụ của họ đến các đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua mạng Internet và thu về doanh thu, lợi nhuận cho mình. Điểm nổi bật của mô hình doanh thu trong thương mại điện tử này chính là mang đến nhiều sự thuận tiện, dễ dàng và giúp các đối tượng khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức của họ khi mọi hoạt động đều diễn ra trực tuyến, không bị giới hạn vị trí địa lý và xuyên suốt 24/7.
Mức giá bán hàng hóa, sản phẩm trong mô hình doanh thu bán hàng thường cạnh tranh hơn rất nhiều so với mức giá bán tại các cửa hàng vật lý truyền thống. Các doanh nghiệp xây dựng và phát triển theo mô hình doanh thu bán hàng trực tuyến này có thể trực tiếp giao dịch và chốt mức giá sản xuất, nhập hàng với các nhà sản xuất, nhà cung cấp khác nhau nhằm điều chỉnh mức giá bán hợp lý trên các phân khúc thị trường. Ngoài ra, mức giá bán hàng hóa, sản phẩm trong mô hình doanh thu thương mại điện tử này cũng có thể thay đổi linh hoạt tùy vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, của nhà cung cấp và của thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu được mức chi phí và doanh thu hiệu quả hơn rất nhiều.
Trong mô hình doanh thu bán hàng, tùy vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm về lưu lượng bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp có thể linh hoạt chuyển đổi một số chức năng nhất định của mình sang cho những nhà sản xuất, nhà cung cung cấp bên thứ ba. Thông thường, những chức năng này sẽ là việc quản lý chuỗi cung ứng và kiểm soát các hoạt động hậu cần.
Mô hình doanh thu quảng cáo
Mô hình doanh thu thương mại điện tử tiếp theo chính là mô hình doanh thu quảng cáo. Trong hình thức quảng cáo này, các doanh nghiệp triển khai quảng cáo luôn sẽ nhận được một khoản hoa hồng nhất định để đưa các thông điệp truyền thông về sản phẩm – dịch vụ của đối tác lên một nền tảng marketing trực tuyến phổ biến, nổi tiếng nào đó. Đây chính là nguyên tắc thông dụng đã và đang được áp dụng cho hầu hết doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh trong mô hình doanh thu quảng cáo. Các doanh nghiệp này sẽ tận dụng lưu lượng người dùng truy cập cực kỳ lớn và thường xuyên vào nền tảng mà họ đã chọn triển khai quảng cáo cho đối tác. Khi người dùng nhấp vào và xem quảng cáo trên trang, họ sẽ được điều hướng đến một trang web khác của đối tác mình đã hợp tác. Kinh doanh áp dụng mô hình doanh thu quảng cáo, doanh nghiệp sẽ có được nguồn doanh thu gián tiếp thông qua các nền tảng kỹ thuật số và những phương pháp quảng cáo, nhất là marketing hiển thị, bao gồm: popup và banner quảng cáo trên các trang web, các bảng quảng cáo điện tử,…
Các khoản doanh thu mà doanh nghiệp nhận được sẽ gồm một mức phí cố định và hoa hồng đến từ lưu lượng truy cập nhấp vào quảng cáo và được điều hướng đến trang web đối tác của mình. Cấu trúc thu nhập chung của mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử này chủ yếu dựa vào chi phí trên mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo (Cost Per Click – CPC) hoặc chi phí trả cho mỗi hành động của người dùng (Cost Per Action – CPA).
Bên cạnh những chiến lược marketing hiển thị thông thường với mục tiêu điều hướng lưu lượng truy cập đến một trang web hoặc một nền tảng khác được chèn liên kết trong quảng cáo, doanh nghiệp còn có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác, chẳng hạn như Google Adwords và Adsense. Google Adwords và Adsense là các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đặt các quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay là Google. Khi được tối ưu SEO hiệu quả, doanh nghiệp có thể đưa một trang web nào đó của các đối tác lên các thứ hạng đầu trong trang kết quả tìm kiếm. Nguồn doanh thu mà các đối tác trả cho doanh nghiệp lúc này sẽ đến từ các khoản hoa hồng nhận cho mỗi lượt truy cập của người dùng vào trang web của các đối tác này và đến từ vị trí hiển thị được duy trì hiệu quả trên trang kết quả tìm kiếm của công cụ Google.
Mô hình doanh thu liên kết
Trong các mô hình doanh thu thương mại điện tử thì mô hình doanh thu liên kết được đánh giá là khá phổ biến và dần trở thành xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên thị trường. Mô hình doanh thu liên kết còn có tên gọi khác là mô hình tiếp thị liên kết affiliate marketing.
Tương tự mô hình doanh thu quảng cáo, thu nhập mà doanh nghiệp nhận được trong mô hình doanh thu liên kết này cũng theo đúng nguyên tắc hoa hồng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ hợp tác cùng các nhà bán hàng trên những nền tảng và những sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Shopee, Lazada, Tiki,… để quảng bá và bán hàng hóa, sản phẩm của họ và thu về phần trăm lợi nhuận mỗi đơn hàng thành công ở dạng hoa hồng.
Khi người dùng nhấp vào các liên kết mà doanh nghiệp đăng tải, quảng bá đều đều sẽ được nhanh chóng điều hướng đến trang web bán hàng hóa, sản phẩm của đối tác hoặc đến cửa hàng trực tuyến của đối tác trên các sàn thương mại điện tử. Mức hoa hồng mà doanh nghiệp nhận được sẽ theo đúng thỏa thuận với phía đối tác và sẽ có sự khác nhau với đối tượng người chỉ nhấp vào liên kết xem sản phẩm và đối tượng người dùng nhấp vào liên kết, sau đó chốt đơn hàng thành công.
Mô hình doanh thu đăng ký
Mô hình doanh thu thương mại điện tử tiếp theo chính là mô hình doanh thu đăng ký. Mô hình doanh thu đăng ký còn có tên gọi khác quen thuộc hơn chính là mô hình doanh thu theo dạng thuê bao.
Những mô hình dạng doanh thu đăng ký này sẽ hoạt động theo hướng tính phí để cấp quyền truy cập hoặc cấp tài khoản sử dụng cho các đối tượng người dùng hoặc người đăng ký. Sau đó, những người này mới có thể trải nghiệm dịch vụ theo thuê bao mà doanh nghiệp cung cấp ở một khoảng thời gian nhất định nào đó (thông thường là theo ngày, hàng tháng hoặc mỗi năm). Những dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình doanh thu đăng ký thường cung cấp hầu hết là các dịch vụ về nghe nhạc, xem video, xem các kênh truyền hình và đọc tạp chí, báo trực tuyến,… Khi người dùng đăng ký các dịch vụ này, họ sẽ được doanh nghiệp cung cấp các phiên bản mới nhất hoặc các dịch vụ giới hạn, cao cấp,… mà người dùng thông thường sẽ không có quyền truy cập trải nghiệm.
Ví dụ về hình thức kinh doanh thu thập doanh thu theo hướng đăng ký nổi bật hiện nay là các nền tảng xem phim trực tuyến không quảng cáo Netflix, xem video trực tuyến đa thể loại không quảng cáo YouTube Premium, nghe nhạc trực tuyến có bản quyền Spotify,… Ngoài ra, LinkedIn phiên bản Premium cũng là một mô hình doanh thu đăng ký, khi người dùng nâng cấp tài khoản, họ có thể dễ dàng nhận được các bản cập nhật sớm nhất các tin tức tuyển dụng, các báo cáo về xu hướng thị trường, các khóa học online của LinkedIn, tin tức về doanh nghiệp họ quan tâm hàng ngày,… trực tiếp trên tài khoản của người dùng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối mạng Internet cũng là doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình doanh thu đăng ký. Sau khi người dùng kết nối các gói dịch vụ cao cấp, họ sẽ được cấp quyền thuê bao sử dụng các dịch vụ internet kết nối không giới hạn.
Mô hình doanh thu phí giao dịch
Mô hình doanh thu trong thương mại điện tử cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là mô hình doanh phí giao dịch. Khi lựa chọn triển khai mô hình này, doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ tiến hành tính phí giao dịch đến từng người bán nhất định cho mỗi giao dịch được thực hiện thông qua nền tảng, ứng dụng hoặc dịch vụ mà họ cung cấp.
Doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh thu phí giao dịch thường là các công ty, đơn vị cung cấp những dịch vụ thanh toán hoặc dịch vụ vận chuyển cho các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử. Với vai trò là các nhà cung cấp dịch vụ này, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận thông qua việc hợp tác với các nền tảng bán hàng trực tuyến và cho phép những người bán hàng hoặc công ty kinh doanh trên các nền tảng đó thực hiện các giao dịch. Sau đó, doanh nghiệp sẽ thu phí theo từng giao dịch đã được hoàn tất.
Ví dụ về hình thức kinh doanh thu thập doanh thu theo hướng phí giao dịch nổi bật hiện nay là nền tảng thanh toán trực tuyến Momo, VnPay, Zalo Pay,… cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao hàng online như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, VNPost, J&T Express,… Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao hàng online, mức phí mà họ thu từ những người bán, các công ty hợp tác sẽ tùy thuộc vào loại dịch vụ mà họ cung cấp, chẳng hạn: phí giao dịch cho đơn hàng giao hỏa tốc trong 2 tiếng sẽ cao hơn phí giao dịch cho đơn hàng giao theo tiêu chuẩn thông thường.
Kết luận
Qua bài viết của Magenest, doanh nghiệp chắc chắn đã hiểu rõ hơn về mô hình doanh thu trong thương mại điện tử là gì cũng như khái niệm và đặc điểm nổi bật của từng hình thức trong top 5 mô hình doanh thu thương mại điện tử nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng và xác định rõ ràng được mô hình doanh thu thương mại điện tử mà mình sẽ ứng dụng để từ đó, chúng ta có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình trên nền tảng trực tuyến này đạt được hiệu quả cao về danh tiếng thương hiệu cũng như về nguồn doanh số, doanh thu và lợi nhuận bán hàng vượt bậc.
Doanh nghiệp muốn cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, về các phần mềm hỗ trợ bán hàng cũng như các bí quyết về quản trị doanh nghiệp, quản trị mối quan hệ khách hàng,… hãy đăng ký theo dõi Magenest nhé!