Mục tiêu của website bán hàng? Xu hướng sử dụng website bán hàng ngày nay

Ngày nay, khi nền công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và quá trình chuyển đổi số diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong kinh doanh, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai các website bán hàng trực tuyến. Hiểu rõ mục tiêu của website bán hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết lập các phương pháp xây dựng và vận hành để từ đó, nâng cao doanh số, doanh thu và lợi nhuận bán hàng trên nền tảng trực tuyến vượt bậc.

Website bán hàng là gì?

Website bán hàng là website cung cấp không gian cho doanh nghiệp và khách hàng tiến hành các giao dịch mua bán, trao đổi sản phẩm – dịch vụ theo cách trực tuyến. Chẳng hạn, khi truy cập vào những website này, người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm, tham khảo được các thông tin chi tiết của sản phẩm – dịch vụ, sau đó, tiến hành đặt hàng, xác nhận và thanh toán một cách nhanh chóng. 

Website bán hàng là gì

Chúng ta có thể thấy, website bán hàng hiện đang hoạt động thay cho cửa hàng bán lẻ cùng đội ngũ nhân viên bán hàng cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, website sẽ không giới hạn khách hàng về các tiêu chí vị trí địa lý hay thời gian ngày hay đêm. Khách hàng đều có thể dễ dàng tham khảo, mua sắm bất cứ sản phẩm – dịch vụ nào, tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào chỉ với vài cú nhấp chuột. Đó cũng chính là lý do khiến hoạt động mua sắm trực tuyến (tức Online Shopping) hiện nay ngày càng trở nên phổ biến và việc doanh nghiệp xây dựng cho mình một website bán hàng trực tuyến đã trở thành điều vô cùng quan trọng. 

Mục tiêu của website bán hàng

Xây dựng một kênh bán hàng hiện đại

Mục tiêu của website bán hàng trước hết là giúp doanh nghiệp xây dựng một kênh bán hàng hiện đại. Như chúng ta đã biết, hoạt động bán hàng được chia ra làm hai kênh chính, bao gồm: kênh bán hàng truyền thống (như bán sản phẩm tại chợ, tại các cửa hàng vật lý, tại những siêu thị,…) và kênh bán hàng hiện đại (như bán hàng trên các website, trên các sàn thương mại điện tử, trên các hội nhóm online hay các nền tảng mạng xã hội Social Media,…). 

Khi xây dựng website bán hàng, doanh nghiệp sẽ có thêm một kênh bán hàng hiện đại trực tuyến bên cạnh các cửa hàng vật lý truyền thống. Ngoài ra, xu hướng sử dụng mạng Internet và mua sắm trực tuyến ngày càng bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhờ vào việc xây dựng website làm kênh bán hàng hiện đại mới, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận số lượng lớn những khách hàng mới và nâng cao doanh số và doanh thu bán hàng mạnh mẽ.

Tạo ấn tượng đầu tiên cho khách truy cập

Mục tiêu của website bán hàng kế tiếp là giúp doanh nghiệp mang đến ấn tượng đầu tiên cho khách truy cập, tạo dựng những hình ảnh thương hiệu đẹp và chuyên nghiệp trong mắt họ. Ngay cả khi doanh nghiệp đang kinh doanh theo dạng truyền thống và phụ thuộc vào số lượng khách mua sắm trực tiếp tại cửa hàng thì vẫn có nhiều khả năng là khách hàng vẫn đang tìm hiểu, tham khảo, nghiên cứu về thương hiệu hoặc về sản phẩm – dịch vụ của chúng ta trên online trước khi họ quyết định đến cửa hàng. Đây cũng chính là lý do vì sao doanh nghiệp cần phải sở hữu một website chuyên nghiệp nhằm tạo ấn tượng và thu hút ánh nhìn của khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ truy cập.

Dù doanh nghiệp sử dụng nền tảng nào, nếu website không đủ hấp dẫn hoặc gây nhiều khó khăn trong việc điều hướng, khách hàng của chúng ta có thể thất vọng, phiền chán và ngay lập tức thoát trang. Các dịch vụ hiện có cho mỗi nền tảng, như thiết kế web Shopify, hay phát triển web trên Magento, sẽ là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp để xây dựng website với tính năng vượt trội và thiết kế thu hút nhất.

Cung cấp thông tin đến khách hàng tiềm năng

Mục tiêu của website bán hàng kế tiếp là giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin đến khách hàng tiềm năng chi tiết và đầy đủ nhất. Bên cạnh việc bán sản phẩm – dịch vụ trực tuyến, website bán hàng còn có chức năng cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm – dịch vụ để cho người tiêu dùng tham khảo, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra các quyết định mua hàng. Trên website bán hàng, chúng ta có thể cung cấp những thông tin về sản phẩm như: xuất xứ, chất liệu, các thành phần bên trong, giá cả, những chứng nhận về chất lượng, những nhận xét, đánh giá, cảm nhận của các khách hàng khi đã sử dụng trước đó,…

Mục tiêu của website bán hàng: Cung cấp thông tin đến khách hàng tiềm năng

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xây dựng Blog thông tin với những bài viết tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm – dịch vụ hay những bí quyết, mẹo vặt hữu ích dành cho người dùng. Nội dung trên website bán hàng cũng đóng vai trò như một nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, góp phần thuyết phục khách hàng về những lợi ích của sản phẩm – dịch vụ mà họ nhận được từ doanh nghiệp, khiến họ vững tin hơn khi ra quyết định mua hàng và thanh toán.

Tạo dựng uy tín cho thương hiệu

Mục tiêu của website bán hàng còn là tạo dựng uy tín cho thương hiệu, nhất là khi các nền tảng kỹ thuật số ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh cung cấp các thông tin về sản phẩm – dịch vụ, website bán hàng của doanh nghiệp còn cần cập nhật đầy đủ về sứ mệnh, tầm nhìn, vị trí và quy mô thương hiệu trên thị trường kinh doanh cũng như trong ngành. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo nên niềm tin và củng cố mối quan hệ dài lâu với khách hàng.

Tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ

Mục tiêu của website bán hàng kế tiếp là tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Website bán hàng không những mang đến cho doanh nghiệp cơ hội xây dựng uy tín thương hiệu mà còn giúp chúng ta tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Nội dung website của từng thương hiệu là duy nhất và nếu nỗ lực xây dựng, khách hàng sẽ thấy được sự khác biệt của doanh nghiệp so với những công ty khác trong cùng lĩnh vực và dễ dàng lựa chọn gắn bó với chúng ta hơn.

Không những vậy, doanh nghiệp còn phải chú trọng xây dựng, thiết kế website ở các yếu tố như: giao diện mang tính chuyên nghiệp, mang đến nhiều thông tin có giá trị và hữu ích, các tính năng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và kịp thời khi họ cần,… Nếu website bán hàng của doanh nghiệp chỉn chu, có chất lượng nổi bật hơn hẳn thì chúng ta sẽ không bao giờ để mất khách hàng tiềm năng vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu bán hàng 24/7

Đặc biệt, mục tiêu của website bán hàng còn là bán hàng 24/7. Nếu doanh nghiệp chỉ kinh doanh dạng truyền thống ở các cửa hàng vật lý thì sau giờ hành chính hoặc sau 22h00 đêm, khách không thể đến mua hàng và cũng không có đủ nhân viên trực đêm bán hàng nữa. Tuy nhiên, với website bán hàng, doanh nghiệp có thể kinh doanh 24/7, không bị giới hạn về thời gian cùng địa điểm mà khách hàng có thể mua sắm và nhân viên bán hàng cũng không cần phải túc trực 24/7.

Mục tiêu của Website bán hàng: Mục tiêu bán hàng 24/7

Không những vậy, doanh nghiệp có thể xem website như một kênh bán hàng dạng độc lập sở hữu chi phí vô cùng thấp. Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng và tiền điện nước tại văn phòng hay cửa hàng, doanh nghiệp còn tối ưu được rất nhiều chi phí thuê nhân viên trực bán hàng và tư vấn. Từ đó, chúng ta có thể gia tăng lợi nhuận bán hàng hơn rất nhiều.

Khẳng định là kênh bán hàng chính chủ

Mục tiêu của website bán hàng cuối cùng và không kém phần quan trọng chính là khẳng định đây là một kênh bán hàng chính chủ. Khi bán hàng trên các kênh Social Media hay các sàn thương mại điện tử thì doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng gặp các tình huống bị khóa tài khoản, lỗi tài khoản, nền tảng thay đổi chính sách gây khó khăn,… khiến cho hoạt động bán hàng liên tục bị gián đoạn, gây thiệt hại lớn đến doanh số và doanh thu bán hàng. 

Khác với hai kênh không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp này, website bán hàng là một kênh bán hàng chính chủ của chúng ta sở hữu. Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định, kiểm soát tất cả hoạt động, chính sách, các thông tin cung cấp trên giao diện,… chỉ cần chúng ta có đủ chi phí duy trì phí tên miền và Hosting đầy đủ. Website bán hàng luôn sẽ được duy trì mà không bị đơn vị nào bên ngoài gây ảnh hưởng, tác động.

Tầm quan trọng của website bán hàng

Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào nền tảng

Như đã đề cập ở phần trước, nếu doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng như Social Media hay các sàn thương mại điện tử thì chúng ta sẽ không được chủ động cũng như không nắm toàn quyền kiểm soát cửa hàng trực tuyến của mình. Ví dụ: hiện nay, nền tảng Facebook liên tục thay đổi các thuật toán khiến cho bài đăng bán hàng của doanh nghiệp bị giảm lượt tiếp cận, tương tác với khách hàng thấp, tài khoản chạy quảng cáo dễ bị khoá,… Từ đó, kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp sẽ không đạt hiệu quả, dẫn đến việc doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh.

Lúc này, website bán hàng chính là một giải pháp tối ưu cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát và điều khiển, không bị ảnh hưởng bởi những điều khoản, chính sách khó khăn của nền tảng. Từ đó, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và chốt giao dịch ra đơn hàng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu hơn rất nhiều.

Tối ưu số lượng khách hàng

Triển khai website bán hàng, doanh nghiệp sẽ tối ưu được số lượng khách hàng khi họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm – dịch vụ trên các công cụ tìm kiếm như Google. Lúc này, nếu doanh nghiệp thiết kế và tối ưu website bán hàng chuẩn SEO thì chúng ta sẽ có cơ hội có được vị trí xếp hạng cao trong các kết quả tìm kiếm của khách hàng. Từ đó, chúng ta sẽ điều hướng và nâng cao số lượng khách hàng truy cập website miễn phí mà không cần đến các công cụ chạy quảng cáo. 

Tạo sự chuyên nghiệp về nội dung và hình ảnh hàng hóa

Các nội dung chi tiết và hình ảnh mô tả sản phẩm – dịch vụ trên website bán hàng của doanh nghiệp sẽ chuyên nghiệp hơn hẳn so với các nền tảng mạng xã hội như Facebook. Khách hàng không chỉ nhìn được nhiều góc chụp khác nhau của hình ảnh hàng hóa mà còn thấy rõ các button mua hàng, những thông tin chi tiết về chất liệu, thông tin kỹ thuật của hàng hóa, sản phẩm, giao diện nhấp vào để xem rõ hình ảnh, video hàng hóa,… Tất cả những điều trên đều nhằm mang lại cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời hơn, từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi các đối tượng khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự mua sản phẩm – dịch vụ của chúng ta. Đây chính là một trong minh chứng về tầm quan trọng không thể thay thế của website bán hàng so với những nền tảng khác.

Tối ưu hoạt động chạy quảng cáo

Tầm quan trọng của website bán hàng còn là ở khả năng tối ưu hoạt động chạy quảng cáo. Các quảng cáo trên nền tảng Facebook và Google đều cho phép chúng ta hướng đến những người dùng đã từng truy cập website của mình nhằm tạo ra quá trình chuyển đổi mua hàng. Kỹ thuật này được gọi là Remarketing, một chiến dịch quảng cáo không thể thiếu để góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xu hướng sử dụng website bán hàng trong kinh doanh ngày nay

Những năm gần đây, xu hướng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ trong kinh doanh ngày càng bùng nổ mạnh mẽ. Các doanh nghiệp, công ty và chuỗi bán lẻ sẽ tiếp tục xây dựng lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua việc tăng cường triển khai các công cụ chuyển đổi số và phân tích dữ liệu tự động nhằm tối ưu các trải nghiệm của khách hàng trên các nền tảng thương mại trực tuyến.

Xu hướng sử dụng Website bán hàng trong kinh doanh ngày nay

Lúc này, việc doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu của website bán hàng trong quá trình kinh doanh của mình là vô cùng cần thiết. Theo báo cáo thống kê của Statista, tốc độ phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam vượt hơn 20% vào năm 2022 và ước tính đến năm 2025, con số này có khả năng cao sẽ đạt đến 29% tương ứng với giá trị khoảng 234 tỷ USD. Theo xu hướng này, tiềm năng phát triển của thương mại điện tử nói chung và của website bán hàng nói riêng là cực kỳ lớn. 

Không những vậy, ngày nay, người tiêu dùng càng lúc càng phụ thuộc nhiều hơn vào mạng Internet, nhất là khi họ tìm kiếm các thông tin chi tiết về sản phẩm – dịch vụ hay so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau,… Chính vì vậy, doanh nghiệp đặt mục tiêu của website bán hàng song song với việc kết hợp các kênh khác nhau sẽ giúp tạo nên sự hiện diện và ảnh hưởng mạnh mẽ ở đa kênh, từ đó, mang đến cho khách hàng của chúng ta nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn nữa. 

Kết luận

Hiểu rõ mục tiêu của website bán hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết lập các phương pháp xây dựng và vận hành để từ đó, nâng cao doanh số, doanh thu và lợi nhuận bán hàng trên nền tảng trực tuyến vượt bậc.

Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích về thương mại điện tử cũng như kịp thời cập nhật các thông tin mới nhất về chuyển đổi số trong kinh doanh, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.