Để bắt đầu bán hàng online, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như các kiến thức chuyên môn, nguồn vốn, nguồn hàng, các phần mềm hỗ trợ, đội ngũ nhân sự tận tâm và chuyên nghiệp,… Trong đó, học hỏi kinh nghiệm bán hàng online thực tế từ những người đi trước hoặc từ những đơn vị có chuyên môn là một điều vô cùng quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua.
Trong bài viết này, Magenest sẽ chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online trên các nền tảng phổ biến hiện nay là các sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội cùng website thương mại điện tử.
Mục lục
Kinh nghiệm bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử
Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest học hỏi kinh nghiệm bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử nhé!
Hiểu rõ đặc điểm khách hàng ở từng sàn thương mại điện tử
Kinh nghiệm bán hàng online đầu tiên trên các sàn thương mại điện tử chính là hiểu rõ đặc điểm khách hàng ở từng sàn. Hiện nay, ba sàn thương mại điện tử nổi tiếng nhất là Shopee, Lazada, Tiki cũng đang hướng đến các tệp đối tượng khách hàng khác biệt rõ rệt.
- Sàn thương mại điện tử Shopee có nhiều đối tượng khách hàng nữ hơn khách hàng nam và độ tuổi của họ cũng khá trẻ. Các mặt hàng kinh doanh tiềm năng bậc nhất trên Shopee chính là quần áo và phụ kiện thời trang, các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, đồ chơi cùng các sản phẩm dành cho trẻ em.
- Sàn thương mại điện tử Lazada ngược lại có nhiều đối tượng khách hàng nam hơn khách hàng nữ và những mặt hàng mà Lazada hướng đến là các sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh và một số thương hiệu lớn chính hãng, vận chuyển trực tiếp từ quốc tế (LazGlobal).
- Sàn thương mại điện tử Tiki lại cân bằng giữa hai nhóm đối tượng khách hàng nam và nữ, độ tuổi trẻ với các dòng sản phẩm chủ lực là sách, các mặt hàng công nghệ cùng những loại thực phẩm tươi sống.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thu thập thêm thông tin – dữ liệu khách hàng từ nhiều nền tảng khác như Facebook, Zalo,… để có thể khắc họa thêm rõ nét chân dung của khách hàng mục tiêu, nhất là trả lời được những câu hỏi: Khách hàng có thói quen mua sắm như thế nào? Họ thích các sản phẩm – dịch vụ gì? Khách hàng ưa chuộng những đơn vị vận chuyển nào trên thị trường?
Xây dựng lòng tin cho khách hàng về cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp
Tiếp theo, doanh nghiệp cần xây dựng lòng tin cho khách hàng về cửa hàng trực tuyến của mình. Thay vì đặt quá nặng mục tiêu về doanh số, doanh nghiệp nên đặt khách hàng làm trung tâm và khéo léo tư vấn và gợi mở họ chốt đơn. Hãy luôn đưa ra những lời khuyên, lời tư vấn đúng đắn giúp khách hàng giải quyết nhu cầu của họ, dù đến cuối cùng, khách hàng vẫn không lựa chọn sản phẩm – dịch vụ của mình. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ấn tượng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp. Chính niềm tin của khách hàng sẽ gợi nhắc họ quay trở lại với thương hiệu của mình vào những lần sau. Điều này cực kỳ có ích cho những chiến lược kinh doanh và giữ chân khách hàng trung thành về lâu dài của doanh nghiệp.
Bán giá trị của hàng hóa thay vì chỉ bán hàng hóa
Kinh nghiệm bán hàng online tiếp theo trên các sàn thương mại điện tử chính là doanh nghiệp sẽ bán giá trị của hàng hóa thay vì chỉ bán hàng hóa. Các doanh nghiệp tham gia trên những sàn thương mại điện tử hầu như đều nhận được các ưu đãi, khuyến mãi, các chương trình marketing từ sàn thương mại để có thể thiết lập mức giá rẻ và tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Khi khách hàng xem xét cùng một sản phẩm với các tính năng giống nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn mua tại thương hiệu có mức giá rẻ hơn.
Lúc này, doanh nghiệp cần cho khách hàng thấy chúng ta đang bán giá trị của sản phẩm chứ không chỉ đơn giản là bán sản phẩm với mức giá rẻ.
- Xây dựng và thuyết phục khách hàng về những điểm nổi bật, các giá trị mở rộng cực kỳ hữu ích của sản phẩm – dịch vụ của mình.
- Thiết lập các điều kiện mua sắm thuận tiện, chẳng hạn như thanh toán COD và cho phép đồng kiểm hàng khi nhận đơn.
- Tạo nên các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng, bao gồm: quà tặng 0 đồng kèm theo, freeship trong bán kính 5km, các chính sách bảo hành và đổi – trả đơn giản, nhanh chóng,…
- Tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng nhờ đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình giải đáp những thắc mắc, câu hỏi của khách hàng.
Triển khai linh hoạt các chương trình giảm giá, khuyến mãi
Doanh nghiệp triển khai linh hoạt các chương trình giảm giá, khuyến mãi sẽ giúp kích cầu, gia tăng doanh số bán hàng cũng như mức độ nhận diện thương hiệu đối với người mua. Đối với kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tạo các mã giảm giá dành cho khách hàng mua sắm lần đầu tiên, các voucher freeship 50%, freeship toàn phần, các mã hoàn tiền cho đợt mua hàng sau,…
Kinh nghiệm bán hàng online trên các kênh social media
Tiếp theo, Magenest sẽ chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online trên các kênh social media, bao gồm Facebook, TikTok và Instagram với doanh nghiệp nhé!
Bán hàng trên fanpage
Kinh nghiệm bán hàng online đầu tiên trên Facebook fanpage chính là doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển một trang fanpage chuyên nghiệp, chỉn chu và thu hút. Sau khi đã có fanpage, doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng tải các bài đăng về sản phẩm – dịch vụ mỗi ngày và triển khai các chiến dịch chạy quảng cáo cho những bài đăng này nhằm tăng khả năng tiếp cận đến nhiều người dùng nền tảng Facebook đang có nhu cầu mua sắm loại hàng hóa của mình nhiều hơn.
Đối với các bài đăng bán hàng trên fanpage, doanh nghiệp cần sử dụng đa dạng các loại hình thiết kế, ảnh chụp thực tế, video,… để minh họa rõ ràng hơn cho nội dung phần chữ và giúp người dùng dễ dàng hình dung hơn về tính năng, công dụng sản phẩm – dịch vụ của mình. Ngoài ra, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và thu hút hơn với các trang fanpage có nhiều lượt tương tác, yêu thích, bình luận, chia sẻ và đánh giá từ cộng đồng người dùng xung quanh. Doanh nghiệp hãy lưu ý vấn đề này để đảm bảo trang fanpage của chúng ta có nhiều lượt tiếp cận từ khách hàng hơn nhé.
Bán hàng bằng profile cá nhân
Bán hàng bằng profile cá nhân là hình thức đơn giản nhất khi bán hàng online trên Fanpage. Chúng ta chỉ cần tạo và phát triển một tài khoản Facebook cá nhân mới và xây dựng nội dung, hình ảnh về sản phẩm – dịch vụ một cách chuyên nghiệp, chỉn chu. Tuy nhiên, nếu bán hàng bằng profile cá nhân, chúng ta sẽ gặp rất nhiều hạn chế trong việc triển khai các chiến dịch quảng cáo nhằm mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng. Ngoài ra Facebook cũng không có nhiều chính sách hỗ trợ các tài khoản cá nhân bán hàng nhiều như các trang fanpage.
Bán hàng thông qua community group
Các community group chính là những nơi tập trung số lượng khá nhiều những khách hàng tiềm năng cùng trao đổi và mua bán các loại sản phẩm – dịch vụ khá phong phú, đa dạng. Để bán hàng thông qua community group đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm kiếm, tham gia và đăng tải các bài viết về sản phẩm – dịch vụ của mình tại các hội nhóm lớn, uy tín với cộng đồng Facebook. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tự tạo và xây dựng riêng cho mình một community group và thu hút người dùng tham gia. Community group cũng là một kênh có thể giúp đội ngũ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp có thể tư vấn, giải đáp thắc mắc, chốt đơn giao dịch và giữ chân khách hàng hiệu quả.
Bán hàng trên livestream
Kinh nghiệm bán hàng online hiệu quả tiếp theo trên Facebook fanpage chính là bán hàng trên livestream. Để thu hút người xem ở lại livestream, doanh nghiệp cần xây dựng các kịch bản sáng tạo và tập dợt chỉn chu trước khi thực hiện buổi phát sóng trực tiếp. Đặc biệt, người bán cần kiểm tra chất lượng của các thiết bị kỹ thuật như micro, máy quay, phông nền, đèn chiếu sáng,… đảm bảo quá trình livestream không phát sinh bất cứ vấn đề trục trặc nào.
Một mẹo về triển khai chiến dịch quảng cáo trên livestream cho doanh nghiệp, nếu buổi phát sóng bán hàng trực tiếp diễn ra trong 4 tiếng, hãy dành ra khoảng nửa tiếng đầu tiên để thiết lập ads trước khi bước vào nội dung bán hàng chính thức. Đây chính là khoảng thời gian để AI của Facebook kịp thời hiểu và phân phối livestream đến đúng các tệp đối tượng khách hàng mục tiêu. Trong khoảng thời gian ngắn trước khi bắt đầu livestream này, hãy tạo các minigame và hoạt náo, tương tác, vừa giữ chân khách hàng ở lại đến khi buổi bán hàng diễn ra, vừa tạo sự hấp dẫn, thích thú cho khách hàng xem phát sóng trực tiếp.
Bán hàng trên marketplace
Bán hàng trên marketplace là một hình thức khá mới nhưng có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn trên nền tảng Facebook. Doanh nghiệp chỉ cần tạo danh sách bao gồm những mặt hàng, sản phẩm có mức giá hợp lý, nội dung hữu ích, hình ảnh minh họa thu hút và đưa lên mục marketplace của nền tảng. Lúc này, sản phẩm – dịch vụ của chúng ta sẽ hiển thị đến được với những đối tượng khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm. Các nhóm sản phẩm – dịch vụ trên marketplace của Facebook được phân chia theo loại một cách rõ ràng, giúp người mua dễ dàng trong việc tìm kiếm, lựa chọn và chốt giao dịch.
TikTok
Bán hàng với các video sáng tạo
Kinh nghiệm bán hàng online cho người mới bắt đầu trên TikTok chính là kinh doanh thông qua các video. Để có một video bán hàng hoàn chỉnh trên TikTok, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Xây dựng nội dung kịch bản hấp dẫn ứng dụng các trend mới nhất.
- Chọn các diễn viên, người mẫu có ngoại ưa nhìn, diễn xuất tốt
- Các sản phẩm mẫu xuất hiện trong video cần đảm bảo chất lượng và đẹp mắt.
- Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ công cụ, thiết bị cần thiết để quá trình quay dựng video đạt chất lượng cao, chẳng hạn như: máy quay phim, điện thoại, máy tính với các phần mềm dựng phim, chân đỡ máy quay phim, các tấm hắt sáng,…
- Nhạc nền và hiệu ứng trong video phải phù hợp với các sản phẩm – dịch vụ hoặc các đoạn nhạc nằm trên top trending của nền tảng TikTok. Đặc biệt, khi thêm đường dẫn âm thanh vào video, chúng ta sẽ đạt lượt tương tác của người dùng tốt hơn rất nhiều.
Để phần caption mô tả ngắn gọn về video bán hàng trên TikTok hấp dẫn người xem, doanh nghiệp cần lưu ý một số sau đây:
- Nội dung và thông điệp truyền tải đến khách hàng cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích.
- Nội dung cần có hashtag liên quan đến sản phẩm – dịch vụ, thương hiệu hoặc nội dung của video.
- Bổ sung đầy đủ thông tin trang mua hàng hoặc cách thức mua hàng.
Bán hàng trên TikTok shop
Kinh nghiệm bán hàng online tiếp theo trên TikTok chính là kinh doanh với TikTok shop – một xu hướng bán hàng trực tuyến mới nổi và rất được ưa chuộng hiện nay. Doanh nghiệp tích hợp TikTok shop trên kênh của mình sẽ giúp khách hàng nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn khi mua hàng. Để khách hàng có thể chuyển qua TikTok shop mua sắm từ những video sáng tạo trên kênh TikTok, doanh nghiệp cần thống kê các số liệu về khách hàng, bao gồm: giới tính, độ tuổi, sở thích, nhu cầu, vị trí địa lý, thiết bị đang sử dụng,… Kết quả đo lường này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được các nội dung về sản phẩm – dịch vụ mà khách hàng quan tâm là gì và tiến hành thiết lập, đăng bán trên TikTok shop.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể kết nối với các nền tảng social media khác nhằm điều hướng khách hàng đến TikTok shop của mình mua sắm. Hiện nay, TikTok đang hỗ trợ doanh nghiệp liên kết với các trang mạng xã hội là Facebook, Instagram, YouTube,… Ngoài việc điều hướng khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi, việc liên kết TikTok shop với các nền tảng social media khác còn giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu với khách hàng.
Để TikTok tiếp cận chính xác các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo cho TikTok shop. Hiện nay, TikTok có 2 loại hình quảng cáo chính là quảng cáo màn hình chờ (hay Brand Takeover) và quảng cáo hiển thị video (hay In-Feed Ads).
Lựa chọn sản phẩm ngách
Kinh nghiệm bán hàng online thành công đầu tiên trên Instagram chính là doanh nghiệp nên lựa chọn sản phẩm ngách. Đối tượng sử dụng nền tảng Instagram phần lớn là những người trẻ, với các hành vi và tính cách rõ ràng, phù hợp với những sản phẩm cụ thể, rõ ràng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên tập trung kinh doanh trên một lĩnh vực nhất định thay vì bán đa dạng loại hàng hóa nhằm để thể hiện sự chuyên nghiệp đối với tệp khách hàng này. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến lĩnh vực thời trang nữ trên nền tảng Instagram thì cần lựa chọn cụ thể một phong cách cho cửa hàng online của mình, chẳng hạn như phong cách cổ điển vintage, phong cách hiện đại, trẻ trung hoặc phong cách công sở cho dân văn phòng,…
Tối ưu tên trang và Bio
Tiếp theo, doanh nghiệp cần tối ưu tên trang của mình theo hướng đảm bảo nhận diện về thương hiệu, ngắn gọn, dễ nhớ. Doanh nghiệp cũng có thể dùng chính tên thương hiệu của mình để đặt cho tên trang bán hàng Instagram này. Ở phần Bio, doanh nghiệp hãy bổ sung đầy đủ thông tin về ngành nghề kinh doanh, link website, link fanpage,… bằng các câu từ ngắn gọn, súc tích để hiệu quả hơn khi tiến hành chạy quảng cáo.
Chỉn chu phần hình ảnh đẹp mắt
Một trong những kinh nghiệm bán hàng online hiệu quả hiện nay trên Instagram mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chỉn chu phần hình ảnh đẹp mắt cũng như sắp xếp các hình ảnh theo một theme nhất định. Bên cạnh việc chuẩn bị sản phẩm, hàng hóa đẹp, đạt chất lượng, doanh nghiệp cũng cần phải trang bị cho mình các thiết bị chụp ảnh và chỉnh ảnh phù hợp. Nếu không đủ chi phí đầu tư studio và các loại máy ảnh cao cấp, doanh nghiệp có thể sử dụng điện thoại thông minh chụp hình sản phẩm và chỉnh sửa một số hiệu ứng đẹp từ các phần mềm chỉnh ảnh thông dụng.
Lưu ý tận dụng các hashtag
Hashtag là tính năng cực kỳ hữu ích trên nền tảng Instagram. Khi sử dụng hashtag trong nội dung bài đăng, doanh nghiệp không những tạo nên một sự thống nhất mà còn xây dựng một kho thông tin dành cho khách hàng khi họ tìm kiếm từ khóa về sản phẩm – dịch vụ của thương hiệu mình.
- Rất nhiều các khách hàng tiềm năng tìm kiếm trang cửa hàng trực tuyến và hàng hóa họ cần mua trên Instagram thông qua các hashtag.
- Hashtag hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp trong việc phân loại các sản phẩm thành những album khác nhau, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm.
- Về phía doanh nghiệp, hashtag giúp họ nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng mới về sản phẩm – dịch vụ mà khách hàng đang quan tâm.
Hợp tác với các KOLs/KOCs
Kinh nghiệm bán hàng online thành công tiếp theo trên Instagram chính là hợp tác với các KOLs/KOCs để truyền thông – quảng bá sản phẩm – dịch vụ của thương hiệu đến đông đảo người dùng, mà cụ thể là những người theo dõi, người hâm mộ của những người nổi tiếng đó. Để hợp tác với các KOLs/KOCs được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể tìm kiếm các KOLs/KOCs này thông qua hashtag và lựa chọn những người có số lượng follower cũng như lượt tương tác cao. Ngoài ra, khi hợp tác với các KOLs/KOCs, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến mức giá của họ để tối ưu các khoản chi phí của chúng ta nhé!
Kinh nghiệm bán hàng online trên website thương mại điện tử
Tiếp theo, Magenest sẽ chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online nhằm tối ưu trải nghiệm của người dùng trên nền tảng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp!
Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng
Trong quá trình bán hàng online, doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng thật đầy đủ và chính xác để có cơ sở hình thành nên chân dung khách hàng mục tiêu và tối ưu user flow (hay luồng người dùng) diễn ra trên website thương mại điện tử của chúng ta. Sau đây là phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp:
- Thu thập thông tin – dữ liệu của những đối tượng khách hàng đã từng mua sắm sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp từ các nguồn như: các phản hồi Email Marketing, tương tác của khách hàng trên website thương mại điện tử và các kênh social media của doanh nghiệp, danh thiếp của đối tác, các hóa đơn thanh toán, đơn đặt hàng của người dùng,…
- Xây dựng các form dành cho người dùng đăng ký nhận thông tin từ doanh nghiệp.
- Tổ chức các minigame và các sự kiện khuyến mãi yêu cầu khách hàng tham gia để lại các thông tin cá nhân của họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tổ chức một số buổi triển lãm, hội chợ hoặc các sự kiện hoạt náo tại cửa hàng vật lý truyền thống để tạo cơ hội trao đổi, trò chuyện, thu thập thông tin – dữ liệu của khách hàng.
- Thu thập cơ sở dữ liệu khách hàng thông qua các cuộc trò chuyện, tư vấn của đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng với những người dùng liên hệ.
Ứng dụng dữ liệu thu thập được để xây dựng chân dung khách hàng và tối ưu user flow
Từ những thông tin – dữ liệu khách hàng đã thu thập được, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp mới phát triển được những chiến lược tối ưu trải nghiệm khách hàng với sự phân chia rõ ràng các hạng mục, các kế hoạch chi tiết. Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ cá nhân hóa được các đối tượng đã từng mua sắm tại thương hiệu của mình và tiến hàng gửi các Email Marketing gồm lời chúc mừng kèm theo các khuyến mãi dành riêng cho họ trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ – Tết,… Khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm, ngày càng ưa thích, tin tưởng thương hiệu và sẽ quay lại mua sắm nhiều lần sau đó.
Không những vậy, doanh nghiệp cũng cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định rõ ràng, chính xác hơn những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Hãy trả lời một số câu hỏi sau để có thể đánh giá được trải nghiệm khách hàng và tối ưu user flow hiệu quả:
- Khách hàng đang thao tác, hành động gì trên website của chúng ta?
- Vì sao khách hàng có những hành động như vậy? Điều gì đã thúc đẩy họ?
- Website thương mại điện tử của chúng ta có cung cấp sản phẩm – dịch vụ như một giải pháp giúp khách hàng giải quyết khó khăn và đạt được mục tiêu của họ không?
- Đâu là khó khăn, thách thức đã ngăn cản khách hàng đạt được mục tiêu của họ?
Xây dựng giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp
Kinh nghiệm bán hàng online tiếp theo trên website thương mại điện tử mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là xây dựng giao diện đẹp mắt và chuyên nghiệp nhằm thu hút khách hàng tiếp tục ở lại trang xem xét và mua sắm hàng hóa.
Sau đây là một số lưu ý để đảm bảo giao diện website đẹp mắt và chuyên nghiệp:
- Banner chính phải được đặt ở vị trí trung tâm và đầu trang, còn các banner minh họa sản phẩm – dịch vụ nổi bật, banner về các chương trình khuyến mãi cần được thiết lập ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.
- Đảm bảo tốc độ tải trang web không vượt quá 3 giây.
- Điều hướng website dễ dàng, thao tác đơn giản.
- Tối ưu SEO toàn diện để website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
- Tối ưu hiển thị trên mọi thiết bị, nhất là các nền tảng mobile.
- Đảm bảo hỗ trợ an toàn bảo mật SSL
Xây dựng chiến lược Content eCommerce
Kinh nghiệm khi bán hàng online thứ ba trên website thương mại điện tử chính là xây dựng chiến lược Content eCommerce hiệu quả, đảm bảo cung cấp những thông tin hữu ích về sản phẩm – dịch vụ và thu hút khách hàng. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng được hệ thống nội dung cho những menu, các danh mục và danh sách chi tiết sản phẩm – dịch vụ trên trang web của mình. Tiếp sau đó, hãy triển khai các nội dung chi tiết phần chữ mô tả sản phẩm – dịch vụ với đầy đủ thông số kỹ thuật, nguồn gốc – xuất xứ, kích thước, màu sắc, chủng loại,… cùng những đặc điểm hữu ích, giá trị nhất mà họ có thể nhận được ngay khi sử dụng hàng hóa của mình. Sau đó, doanh nghiệp hãy bổ sung đầy đủ hình ảnh các góc chụp cũng như video trực quan nhằm minh họa rõ ràng hơn về sản phẩm – dịch vụ đó cho khách hàng.
Triển khai các chiến dịch Marketing
SEO website
Một trong những kinh nghiệm bán hàng online thành công khi triển khai các chiến dịch Marketing chính là tiến hàng tối ưu SEO website toàn diện. Doanh nghiệp cần xác định cụ thể và chính xác những hành vi của người dùng trong quá trình tìm kiếm các sản phẩm – dịch vụ trong danh mục của doanh nghiệp để từ đó, xây dựng các nội dung và sử dụng các từ khóa có khả năng tối ưu cho từng giai đoạn khác nhau trong hành trình khách hàng. Điều này sẽ giúp duy trì website thương mại điện tử ở thứ hạng cao trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.
Để tìm hiểu thêm về giải pháp tối ưu SEO website toàn diện, doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Magenest nhé. Magenest đã triển khai thành công nhiều dự án tối ưu SEO cho các thương hiệu lớn hiện nay như thời trang Routine, SM Marketing, Kangaroo,… Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Magenest với tay nghề cao và sự chuyên nghiệp, tận tình, chắc chắn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đối số này.
Chạy Ads
Để website thương mại điện tử tiếp cận thêm nhiều khách hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai các chiến dịch Google Adwords. Một số lưu ý khi chạy quảng cáo cho website bán hàng trực tuyến mà doanh nghiệp cần lưu ý là:
- Nghiên cứu và cẩn thận phân loại các từ khóa. Ngoài ra, hãy nghiên cứu thêm các loại từ khóa phủ định.
- Hướng đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Tối ưu điểm chất lượng Google cũng như Landingpage mà doanh nghiệp muốn điều hướng khách hàng về.
- Xây dựng các nội dung quảng cáo ấn tượng, thu hút người dùng truy cập trang web.
- Triển khai các chiến dịch Adwords Retargeting.
Kết luận
Sau bài viết này, với những chia sẻ chi tiết về kinh nghiệm bán hàng online trên các nền tảng phổ biến hiện nay là các sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội cùng website thương mại điện tử, Magenest hy vọng, doanh nghiệp có thể đúc kết những điểm hữu ích để áp dụng và đạt được nhiều thuận lợi, dễ dàng hơn khi bắt đầu hành trình kinh doanh trực tuyến của mình.
Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về kinh doanh thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp, quản lý khách hàng,… doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi các bài viết mới nhất của Magenest nhé!