Khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing là gì?

Sự phát triển của các nền tảng truyền thông hiện nay đang dần thay đổi phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Nhiều hình thức truyền thông mới được ra đời nhằm đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp và khách hàng. Trong đó, các hình thức marketing online là phát triển nhanh nhất do sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Đặc biệt, được nhắc tới rất nhiều trong thời gian gần đây là Inbound Marketing và Outbound Marketing.

Hai hình thức Marketing này đều sẽ mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi chiến dịch lại có những ưu nhược điểm riêng. Bởi vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược Inbound hay Outbound Marketing phù hợp với mục đích bản thân. Nếu doanh nghiệp của bạn đang lưỡng lự không biết đâu là hướng đi thích hợp cho mình thì bài viết này sẽ giúp bạn so sánh Inbound Marketing và Outbound Marketing.

Khái niệm Inbound Marketing và Outbound Marketing

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là một thuật ngữ được Hubspot sáng tạo lên. Điểm đặc biệt của phương pháp này là trao cho người tiêu dùng quyền được lựa chọn và quyết định. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cung cấp thêm thông tin. Ban đầu, doanh nghiệp sẽ tạo ra nội dung có giá trị về sản phẩm để thu hút khách hàng. Khi nhận thấy sản phẩm sẽ đem lại lợi ích cho mình, khách hàng sẽ chủ động tìm kiếm thông tin. Sau đó, doanh nghiệp sẽ luôn đồng hành giúp đỡ khách hàng trong quá trình chọn, mua sản phẩm. 

so sánh Inbound Marketing và Outbound Marketing

Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là một thuật ngữ được dùng Hubspot để chỉ chung các hình thức marketing thường thấy như: chạy banner quảng cáo, tiếp thị qua email, điện thoại. Chẳng hạn khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm mới họ sẽ đầu tư để chạy quảng cáo trên TV, mạng xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình.

Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Chiến lược triển khai

Mục đích triển khai chiến dịch Outbound Marketing là thu hút và kêu gọi khách hàng mua sản phẩm. Bởi doanh nghiệp sẽ phát quảng cáo ở mọi nơi, dưới mọi hình thức. Vì thế nên mức độ nhận diện thương hiệu sẽ được nâng cao, nhiều người sẽ biết đến sản phẩm. Doanh nghiệp có thể triển khai Outbound Marketing bằng cách quảng cáo trên kênh truyền thông như: TV, Facebook, Google…

Doanh nghiệp sẽ tạo ra những nội dung, trải nghiệm đem lại giá trị cho khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chẳng hạn như doanh nghiệp có thể xây dựng những Blog, tối ưu hóa SEO để chia sẻ thêm thông tin hữu ích cho khách hàng về sản phẩm. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có được những khách hàng trung thành.

Phương thức tiếp cận khách hàng

Về phương pháp tiếp cận khách hàng thì chiến dịch Outbound Marketing chỉ mang tính chất một chiều. Người xem chỉ biết đến sản phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau đó, người xem có trở thành khách hàng hay không được quyết định dựa theo nhu cầu cá nhân. Doanh nghiệp không hề có sự hỗ trợ và tương tác trong quá trình này. Vì thế nên, khách hàng sẽ dễ thay đổi quyết định của mình khiến doanh nghiệp khó có được khách hàng trung thành.

Ngược lại, phương thức Inbound marketing lại là tương tác hai chiều. Doanh nghiệp không chỉ thu hút khách hàng mà chính khách hàng cũng chủ động tìm đến doanh nghiệp. Không chỉ vậy, sự tương tác này còn được duy trì xuyên suốt quá trình mua của khách hàng. Bằng cách này doanh nghiệp sẽ có được những khách hàng tiềm năng.

Phương thức tiếp cận khách hàng  Inbound Marketing và Outbound Marketing

Hình thức triển khai

Các chiến dịch Outbound Marketing được triển khai ở cả hai hình thức online và offline. Người làm Outbound Marketing có thể vận dụng nhiều phương tiện truyền thông như: quảng cáo trên TV, gửi email,… Các quảng cáo sẽ trực tiếp cung cấp thông tin về sản phẩm cho người xem. Vậy nên, chỉ cần người xem sử dụng các phương tiện truyền thông đều sẽ bắt gặp quảng cáo của doanh nghiệp.

Với hình thức Inbound Marketing, đa số các chương trình marketing của doanh nghiệp được thực hiện online. Khi triển khai Inbound Marketing, doanh nghiệp chú trọng xây dựng những nội dung hữu ích bằng cách tối ưu hóa SEO, viết blog,… Các nội dung sẽ được xây dựng sao cho phù hợp với thị hiếu của nhóm khách hàng. Nhờ vậy, khách hàng có nhu cầu sẽ tự tìm đến sản phẩm của công ty. Kết quả là doanh nghiệp có thể thu hút được đúng nhóm đối tượng khách mà vẫn tiết kiệm được chi phí quảng cáo.

Hình thức triển khai marketing

Phạm vi hoạt động

Như đã nêu trên, Outbound Marketing có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức truyền thông khác nhau. Bởi vậy, phạm vi phủ sóng của hình thức Marketing này rất rộng. Người xem dù có nhu cầu hay không cũng sẽ biết tới thương hiệu và sản phẩm. Kết quả là, nhiều người không có nhu cầu cảm thấy khó chịu khi bị làm phiền. Điều này khiến các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp không đem lại hiệu quả như mong đợi.

Trong khi đó, Inbound Marketing chỉ hoạt động trong một phạm vi nhỏ, phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng. Vậy nên, doanh nghiệp có thể dễ dàng nghiên cứu nhu cầu khách hàng để xây dựng nội dung phù hợp. Khi người xem cần, họ sẽ trực tiếp tìm kiếm sản phẩm trên các phương tiện trực tuyến. Từ đó, khách hàng sẽ thấy được thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp của bạn. Dần dần, họ sẽ bị thu hút và chủ động tìm hiểu về thương hiệu và sản phẩm và trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

Khả năng đo lường và quản lý

Được tập trung phát triển trên nền tảng số nên các chỉ tiêu của Inbound Marketing có thể được đo lường dễ dàng. Doanh nghiệp có thể biết được khách hàng bị thu hút bởi những nội dung nào? Thói quen tìm kiếm thông tin của họ là gì? Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả. 

Chiến dịch Outbound Marketing được thực hiện trên nhiều nền tảng và hình thức. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng cần bỏ ra chi phí lớn hơn cho các quảng cáo gây nên sự phức tạp về vấn đề tài chính. Bởi vậy các chỉ số của chiến dịch Outbound Marketing lại chỉ có thể đo lường một cách tương đối. 

Đo lường và quản lý hiệu quả marketing

Mục đích cuối cùng (khơi dậy nhu cầu tức thì HOẶC xây dựng niềm tin lâu dài)

Các chiến dịch quảng cáo theo hình thức Outbound Marketing sẽ mang tính nhanh chóng và tức thời. Với mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng thì các quảng cáo của doanh nghiệp cần thật thu hút. Như thế, chỉ cần khách hàng nhìn lướt qua cũng sẽ bị khơi gợi nhu cầu mua hàng.

Với Inbound Marketing, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp lại là xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Vậy nên, Inbound Marketing cần tạo ra nhiều nội dung hữu ích với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn hỗ trợ khách hàng suốt quá trình mua. Để từ đó, doanh nghiệp có được thiện cảm của khách hàng và duy trì được mối quan hệ lâu dài.

Mục đích triển khai Inbound và Outbound Marketing

Tổng kết và so sánh

Qua những điều trên ta có bảng tổng kết như sau:

Outbound MarketingInbound Marketing
Chiến lược triển khaiTriển khai trên diện rộng. 
Sử dụng nhiều phương tiện thông tin đại chúng.
Triển khai ở phạm vi nhỏ.
Tập trung phát triển ở một số nền tảng.
Phương thức tiếp cậnTiếp cận một chiều.
Chỉ doanh nghiệp phát hành quảng cáo tới người xem.
Tiếp cận hai chiều.
Doanh nghiệp phát hành nội dung thu hút để người xem chủ động tìm hiểu.
Hình thức triển khaiSử dụng nhiều phương tiện truyền thông cả online và offline.Chỉ tập trung vào các nền tảng online.
Phạm vi hoạt độngPhủ sóng rộng rãi.Chỉ tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng.
Khả năng đo lường và quản lýChỉ có thể đánh giá một cách tương đối.Dễ dàng đánh giá một cách chi tiết và chuẩn xác. 
Mục đích cuối cùngThúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách hàng.Xây dựng những mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Inbound Marketing xu hướng mới của marketing hiện đại

Từ những phân tích trên ta thấy các chiến dịch Outbound Marketing không còn phù hợp với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp bỏ nhiều tiền cho quảng cáo với mong muốn bán được nhiều hàng. Trái lại, quảng cáo một cách tràn lan đang khiến người xem mất dần mất đi hứng thú. Điều này đồng nghĩa với việc phương án truyền thông này của doanh nghiệp là không phù hợp. 

Trong khi đó, với tôn chỉ khách hàng là trung tâm Inbound Marketing hứa hẹn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương thức Inboud Marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo ebook Cẩm nang thu hút khách hàng tiềm năng với Inbound Marketing do Magenest biên soạn!

ebook Cẩm nang thu hút khách hàng tiềm năng với Inbound Marketing

Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng phần mềm CRM nhằm tối ưu các hoạt động quản trị quan hệ khách hàng. Có thể nói Hubspot CRM luôn nằm trong top đầu những phần mềm hiệu quả nhất. Với nhiều tính năng hỗ trợ triển khai Inbound Marketing như: lưu giữ thông tin khách hàng, theo dõi hoạt động, đồng bộ hóa với các phần mềm khác… phần mềm hứa hẹn sẽ là cánh tay đắc lực của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn hiểu thêm về dịch vụ CRM và các chiến dịch marketing thì hãy liên hệ với Magenest để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Hy vọng những thông tin về Inbound và Outbound Marketing trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được chiến dịch marketing phù hợp cho mình để đột phá trong kinh doanh.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.