Hybrid App là gì? Ưu nhược điểm và các công nghệ phát triển

Ngày nay, Hybrid App không còn là khái niệm phổ biến, quen thuộc đối với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp mới bước chân vào đầu tư phát triển ở lĩnh vực công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ để tăng trưởng kinh doanh thì Hybrid App là gì cũng như những ưu nhược điểm của ứng dụng này vẫn còn khá xa lạ.

Ở bài viết này, Magenest sẽ cung cấp thêm cho các doanh nghiệp kiến thức chi tiết về Hybrid App là gì, những ưu nhược điểm cũng như các công nghệ được dùng để phát triển ứng dụng tuyệt vời này nhé!

Hybrid App là gì?

Hybrid App là một ứng dụng kết hợp những ưu điểm của Native App (ứng dụng gốc) và Mobile Web App, do đó, đây còn được gọi là ứng dụng lai. Tương tự như các App thông thường khác, Hybrid App cũng được cài đặt trên những thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng và sở hữu những yếu tố từ ứng dụng gốc Native App.

Hybrid App là gì

Hybrid App được lập trình và thiết kế dựa trên những công nghệ Web khá phổ biến hiện nay là Javascript, CSS, HTML,… Hybrid App hỗ trợ người dùng truy cập vào hầu hết mọi chức năng nằm trong phần cứng của các thiết bị di động và chúng ta có thể dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh, thực hiện các tác vụ quay phim, chụp hình hoặc chơi game,…

Ưu nhược điểm của Hybrid App là gì?

Để có thể xây dựng và triển khai hiệu quả Hybrid App, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng về ưu nhược điểm của Hybrid App là gì.

Ưu điểm của Hybrid App là gì?

Hỗ trợ xây dựng Mobile App một cách đơn giản

Với Hybrid App, doanh nghiệp có thể thao tác dễ dàng và đơn giản để xây dựng nên các App Mobile mà không cần phải biết quá nhiều về ngôn ngữ lập trình Java hay Objective-C. Các thành viên trong đội ngũ kỹ thuật chỉ cần có hiểu biết về một trong số những kỹ năng như CSS, HTML hay AngularJS,… là có thể tạo nên Mobile App một cách vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.

Sở hữu trình duyệt nhúng riêng

Với trình duyệt bình thường, đó là những thứ giống như ứng dụng mà chúng ta dùng mỗi ngày bằng việc nhấp vào một biểu tượng trên OS và điều hướng đến một trang nào đó thông qua URL. Chúng ta sẽ có các Tabs hay dấu trang có thể chuyển đổi chúng với nhau cũng như sử dụng nhiều tính năng hữu ích khác. Ngược lại, một trình duyệt nhúng sẽ nằm trong một ứng dụng hoặc nó sẽ được chạy trong một hệ thống nhúng nào đó. Ứng dụng kiểm soát trình duyệt nhúng này không cung cấp những tính năng cơ bản sẵn có của một trình duyệt bình thường chạy trên Desktop. 

Một ưu điểm tuyệt vời của Hybrid App chính là việc sở hữu một trình duyệt nhúng riêng và có thể dùng được phần lớn mọi tính năng sẵn có trong ứng dụng cũng như trong thiết bị di động như điện thoại thông minh.

Quá trình thiết kế, phát triển và phát hành đơn giản

So với Native App, Hybrid App sở hữu khá nhiều chức năng khác biệt và quá trình thiết kế, phát triển ứng dụng này cũng không quá phức tạp, rắc rối như nhiều App khác. Ngoài ra, việc phát hành Hybrid App cũng nhanh chóng và đơn giản trên các chợ ứng dụng App Store và CH Play. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tải App về thiết bị để sử dụng.

Tiết kiệm chi phí

Mặc dù là một ứng dụng Web chỉ cần viết một lần duy nhất nhưng Hybrid App vẫn có thể vận hành ở nhiều vị trí khác nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí một cách tối đa mà vẫn đạt hiệu quả tốt.

Tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng

Vì chu kỳ phát triển ngắn hơn nên các lập trình viên chỉ viết Code cho Hybrid App một lần, dẫn đến thời gian khởi chạy ứng dụng ban đầu cũng sẽ ít đi. Các ứng dụng này sẽ trải qua quá trình kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng giống như một phần mềm hoặc một Website đạt tiêu chuẩn. Những thử nghiệm App ban đầu có thể được thực hiện từ trình duyệt Web. Việc phân phối tiếp cận các chợ ứng dụng như App Store hay các nền tảng thử nghiệm sẽ được tiến hành cực kỳ nhanh chóng.

Ưu điểm của Hybrid App là gì

Nhược điểm của Hybrid App là gì?

Khả năng vận hành đôi khi gặp lỗi

So với Native App, Hybrid App lại có tốc độ khởi động và chạy ứng dụng chậm hơn khá nhiều. Thỉnh thoảng, khi sử dụng Hybrid App, người dùng sẽ gặp một số hiện tượng giật lag, gây nên cảm giác khó chịu, phiền phức.

Các vấn đề về giao diện và phần cứng

So với nhiều ứng dụng khác, giao diện hiển thị hình ảnh của Hybrid App không được quen thuộc với người dùng và cũng không tự nhiên. Ngoài ra, người dùng đôi khi cũng gặp một số rắc rối, khó khăn khi tiến hành một số việc liên quan đến phần cứng thiết bị.

So sánh Native App và Hybrid App

Khi nhắc về Native App và Hybrid App, khá nhiều người dùng còn nhầm lẫn các khái niệm và đặc điểm của ứng dụng. Ở phần tiếp theo, Magenest sẽ đề cập sâu hơn về những điểm khác biệt nổi bật giữa Native App và Hybrid App là gì để người dùng có thể hiểu rõ và có sự phân biệt chính xác hơn giữa hai ứng dụng này.

Trải nghiệm của người sử dụng Native App và Hybrid App là gì

Native App sở hữu khả năng tối ưu và tương thích giữa ứng dụng với nhiều hệ điều hành khác nhau như iOS và Android. Nhờ đó, ứng dụng đem đến những sản phẩm với hiệu năng tốt, đáp ứng được nhu cầu cũng như mang lại trải nghiệm hoàn thiện hơn cho người sử dụng.

Hybrid App lại ít tối ưu trải nghiệm người dùng trên đa nền tảng như Native App. Nếu doanh nghiệp tập trung nhiều vào người dùng iOS thì người dùng Android sẽ không được quan tâm nhiều và ngược lại. Chính vì vậy, Hybrid App nên được triển khai ở những doanh nghiệp có mức ngân sách vừa phải và khoảng thời gian xây dựng App ngắn hạn.

Chi phí thiết kế App

Doanh nghiệp muốn phát triển Native App thì đòi hỏi phải sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề chuyên môn lập trình ở đa nền tảng, mà phổ biến là trên cả iOS và Android. Chính vì vậy, chi phí thiết kế App cũng tăng cao hơn rất nhiều.

Ngược lại, Hybrid lại có ưu thế cao hơn về mặt chi phí, vì chỉ cần một Codebase mà ứng dụng có thể xây dựng cho một hệ điều hành bất kỳ. Việc phát triển App trên một nền tảng duy nhất này cũng giúp tiết kiệm chi phí thuê nhiều lập trình viên.

Sự khác nhau giữa Native App và Hybrid App là gì

Thời gian phát triển App

Native App khiến doanh nghiệp tốn khá nhiều thời gian phát triển ứng dụng khi phải tối ưu các mặt thiết kế như giao diện, kích thước, hình ảnh,… trên nhiều thiết bị khác nhau và trên nhiều hệ điều hành ứng với các thiết bị đó, chẳng hạn như nền tảng iOS với điện thoại iPhone, nền tảng Android và các dòng điện thoại Samsung, Xiaomi,…

Hybrid App có thời gian lập trình và phát triển nhanh hơn Native App rất nhiều vì ứng dụng này không chỉ cần một Codebase mà còn ứng dụng các công nghệ Web như CSS, Javascript, HTML5,… giúp chuyển các ý tưởng phác thảo thành nguyên mẫu một cách nhanh chóng.

Hiệu năng App

Native App có hiệu năng cực kỳ tốt nhở ứng dụng ngôn ngữ lập trình duy nhất dành cho từng nền tảng khác nhau.

Hybrid App cần có một lớp trung gian thêm giữa nền tảng đích và mã nguồn, do đó, hiệu năng của ứng dụng không tốt bằng Native App.

Khả năng bảo trì ứng dụng Native App và Hybrid App là gì

Đối với Native App, chúng ta sẽ phải liên tục bảo trì số lượng khá nhiều Code vì từng hệ điều hành khác nhau sẽ sở hữu Code tương ứng.

Còn với Hybrid App, chúng ta chỉ cần tiến hành bảo trì duy nhất một Codebase đã triển khai, tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.

Các công nghệ phổ biến được dùng để phát triển Hybrid App là gì?

React Native

React Native là một công nghệ mã nguồn mở được phát triển bởi Facebook, góp phần không hề nhỏ vào sự thành công của Hybrid App khi nói đến khía cạnh giao diện phần mềm. React Native sẽ tiến hành biên dịch Codebase thành Native Code. Nhờ đó, người dùng có thể tùy chọn xem ứng dụng với chế độ gốc thay vì chế độ xem Website truyền thống của phần lớn các bộ khung phần mềm của Hybrid App. Khả năng sử dụng lại Code sẽ có giới hạn ở một số nền tảng di động và với các React Web, chúng yêu cầu một số tùy chỉnh từ người dùng để có thể chuyển sang Mobile.

React Native

Ionic

Ionic là một trong những công nghệ được dùng để phát triển Hybrid App phổ biến nhất hiện nay. Ionic sử dụng hướng tiếp cận chế độ xem Website truyền thống để phát thiết kế Hybrid App mà trong đó, Source-Code dựa trên Web sẽ được gói gọn trong chế độ xem Website sẽ có khả năng giao tiếp được với một số API gốc hiển thị qua Plugin.

Ionic

Cordova

Cordova là một cái tên cực kỳ quen thuộc trong số những công nghệ được dùng để phát triển Hybrid App. Người dùng khi chạy SPA (ứng dụng một trang) trên trình duyệt Mobile Web tích hợp, về cơ bản thì chính là chế độ xem Website. Plugin sẽ cho phép người dùng truy cập các tính năng gốc khi cần.

Cordova

Xamarin

Xamarin là công nghệ phát triển Hybrid App được tạo ra bởi Microsoft. Doanh nghiệp có thể viết các ứng dụng của mình bằng C# và sở hữu toàn quyền truy cập vào các phần mang tính đặc quyền trong hệ sinh thái phát triển .NET. Xamarin có đường cong lĩnh hội (Learning Curve) cao hơn, nhưng trình bao bọc C# của công nghệ này có thể mang đến hiệu suất gốc mà không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng lại Code.

Xamarin

Flutter

Flutter là một cái tên tương đối mới trong số những công nghệ được dùng để phát triển Hybrid App. Flutter sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart phối hợp với: các chu kỳ phát triển nhanh hơn của Dynamic Language (ngôn ngữ lập trình chuyển động) với trình biên dịch JIT (Just-in-time) kết hợp cùng độ ổn định cùng tốc độ thực thi Static Language (ngôn ngữ tĩnh) với trình biên dịch trước hạn (AOT). Flutter sẽ đạt được nhiều hiệu suất gốc nhờ AOT và khả năng tương tác Website của JIT.

Flutter

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng Hybrid App?

Doanh nghiệp muốn đưa ứng dụng của mình lên App Store hoặc Google Play

Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và mục đích của mình khi triển khai Hybrid App là gì, chúng ta có mong muốn đưa App của mình lên các chợ ứng dụng hay không. Nếu câu trả lời là có thì chắc chắn, doanh nghiệp nên sử dụng Hybrid App, bởi ứng dụng này rất dễ dàng để ra mắt trên App Store và Google Play.

Khi muốn tiết kiệm khoản chi phí phát triển phần mềm

Nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm ngân sách phát triển phần mềm thì chắc chắn, Hybrid App là một lựa chọn tối ưu hơn Native App. Với Hybrid App, đội ngũ kỹ thuật chỉ cần lập trình duy nhất 1 lần là có thể triển khai ở rất nhiều nơi, vô cùng tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu các chuyên gia IT của doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm chuyên môn thì chúng ta có thể tự thiết kế Hybrid App. Còn nếu nguồn lực không đủ để đáp ứng thì chúng ta có thể thuê các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường để tư vấn và hỗ trợ. Đương nhiên, mức chi phí thuê ngoài này cũng sẽ không quá cao như khi thuê ngoài để triển khai Native App.

Kết luận

Hiểu rõ hơn về Hybrid App là gì, những ưu nhược điểm cũng như các công nghệ được dùng để phát triển ứng dụng sẽ giúp các doanh nghiệp xác định xem, liệu bản thân có nên sử dụng Hybrid App hay không và triển khai như thế nào mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Để được tư vấn thêm về Hybrid App là gì cũng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về công nghệ và ứng dụng công nghệ để tăng trưởng hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.