Trong những năm gần đây, thuật ngữ “Điện toán đám mây” đang ngày càng trở nên phổ biến. Những vấn đề xung quanh việc chuyển giao từ công nghệ tại chỗ (on-premises) sang điện toán đám mây (cloud computing) cũng nhận được sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp.
Trong các bài viết trước, Magenest đã cùng độc giả tìm hiểu về khái niệm công nghệ điện toán đám mây và AWS là gì. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là Vì sao các doanh nghiệp ngày nay nên chuyển sang điện toán đám mây? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Điện toán đám mây
Theo AWS (Amazon Web Services) – Đơn vị đi đầu trong việc triển khai nền tảng dịch vụ điện toán đám mây định nghĩa:
Điện toán đám mây cung cấp khả năng tính toán, cơ sở dữ liệu, khả năng lưu trữ các ứng dụng và các tài nguyên CNTT theo nhu cầu của khách hàng thông qua internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng.
Lợi ích của việc sử dụng Điện toán đám mây
Việc ứng dụng điện toán đám mây đã giúp các doanh nghiệp cải thiện Tỉ suất hoàn vốn (ROI), hoạt động kinh doanh được thúc đẩy và liền mạch giúp chủ đầu tư tập trung hơn vào đổi mới cũng như phát triển chiến lược cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, điện toán đám mây cung cấp một nền tảng (platform) giúp người dùng có thể trải nghiệm một hệ thống với công nghệ tiên tiến tại bất kỳ đâu trên thế giới. Nền tảng này sẽ giúp các doanh nghiệp tiến vào thị trường quốc tế mà không gặp trở ngại về chi phí cơ sở hạ tầng, rủi ro về văn hóa hay luật pháp.
Cắt giảm chi phí
Rất nhiều doanh nghiệp có quy mô khác nhau lựa chọn việc chuyển sang điện toán đám mây để cắt giảm chi phí đầu tư (CapEx) và chi phí hoạt động (OpEx).
Trong đó, CapEx được coi là chi phí khi tài sản được mua mới hoặc chi phí được sử dụng để kéo dài, gia tăng năng lực sản xuất của một tài sản hiện có, chẳng hạn như sửa chữa, lưu trữ và bảo trì thiết bị. OpEx là chi phí để vận hành một sản phẩm, doanh nghiệp hoặc hệ thống.
Thay vì phải duy trì một cơ sở dữ liệu khổng lồ (data center), doanh nghiệp có thể sử dụng “đám mây” để lưu trữ và vận hành dữ liệu. Tất cả những gì một công ty cần làm là đảm bảo an toàn dữ liệu của họ.
Tốc độ vượt trội
Một trong những lợi thế của điện toán đám mây đó chính là tốc độ xử lý các tác vụ vượt trội. Việc triển khai điện toán đám mây được thực hiện qua Internet, vì thế, bạn có thể dễ dàng triển khai ứng dụng ở nhiều vị trí vật lý trên thế giới chỉ với một vài cú nhấp chuột.
Điều này có nghĩa là bạn có thể cung cấp trải nghiệm tốt hơn và độ trễ thấp hơn cho khách hàng một cách đơn giản nhất và với chi phí tối thiểu. Giúp các doanh nghiệp có nhiều thời gian cho việc đưa ra các chiến lược kinh doanh.
Linh hoạt
Trước khi có công nghệ điện toán đám mây, các doanh nghiệp luôn phải tính toán về dung lượng mà cơ sở dữ liệu sẽ sử dụng. Nỗi lo của họ luôn là làm thế nào để có đủ nguồn lực xử lý các hoạt động kinh doanh của mình.
Điện toán đám mây chính là giải pháp nỗi lo này của doanh nghiệp, công nghệ này cung cấp vừa đủ lượng tài nguyên cho các doanh nghiệp. Hay nói cách khác là chúng sẽ phát triển theo quy mô của doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp không phải hoạch định trước nguồn lực mà đơn vị sẽ triển khai.
Mô hình triển khai điện toán đám mây
Ngày nay, có 4 mô hình triển khai điện toán đám mây chủ yếu đó là: Đám mây công cộng (Public Cloud), Đám mây riêng (Private Cloud), Đám mây lai (Hybrid Cloud) và Đám mây cộng đồng (Community Cloud).
Đám mây công cộng (Public Cloud)
Public cloud hay đám mây công cộng là một mô hình dịch vụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây, được cung cấp bởi 1 bên thứ ba đến người dùng qua mạng internet công cộng. Có hai hình thức sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng: miễn phí và trả phí. Dịch vụ trả phí cũng áp dụng mô hình pay-per-usage (trả phí trên dung lượng sử dụng).
Một doanh nghiệp muốn thay đổi cách quản lý dữ liệu bằng việc sử dụng đám mây công cộng có thể di chuyển (migrate) dữ liệu từ on-premise hoặc tạo dữ liệu từ đầu.
Đám mây riêng (Private Cloud)
Đám mây riêng và các đám mây nội bộ là thuật ngữ được sử dụng để cập đến điện toán đám mây chạy trên mạng riêng. Trong đó sử dụng thế mạnh của công nghệ ảo hóa để thực hiện việc quản lý các tài nguyên, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ trong đám mây riêng được xây dựng để phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng và quản lý các ứng dụng được triển khai trên đó.
Đám mây lai (Hybrid Cloud)
Nền tảng Đám mây lai chính là cầu nối giữa cơ sở dữ liệu tại chỗ (on-premises) và điện toán đám mây. Chuyển toàn bộ nguồn dữ liệu từ on-pemises lên điện toán đám mây là một quyết định lớn, chính vì vậy, đám mây lai giúp các công ty có sự chuyển dịch theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Nhiều đơn vị sử dụng đám mây lai để mở rộng cơ sở hạ tầng mà vẫn giữ được nguồn tài nguyên dữ liệu tại hệ thống nội bộ.
Đám mây cộng đồng (Community Cloud)
Đám mây cộng đồng được xây dựng nhằm mục đích chia sẻ hạ tầng lưu trữ giữa các tổ chức (doanh nghiệp). Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực y tế có thể chia sẻ chung đám mây. Tuy nhiên để xây dựng đám mây công đồng thì ngoài việc cùng chung lĩnh vực hoạt động kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có nhiều điểm tương đồng như có cùng mối quan tâm chung về bảo mật,… Khi đó các doanh nghiệp này sẽ bàn bạc để cùng xây dựng đám mây cộng đồng chung nhằm phục vụ cho chính các doanh nghiệp của họ.
Điều gì khiến AWS trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây bậc nhất?
Bảo mật bậc nhất
Bảo vệ data khách hàng là ưu tiên số một của AWS, và cơ sở hạ tầng toàn cầu của Amazon được thiết kế và quản lý dựa theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của ngành an ninh. Tính đến thời điểm hiện tại, AWS đã có 58 chứng chỉ về về tiêu chuẩn an ninh.
Doanh nghiệp tiên phong
AWS đã hoạt động từ năm 2006, phục vụ các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ nhất và doanh nghiệp lớn nhất trong suốt hơn 12 năm, điều này biến AWS thành nền tảng đám mây lớn nhất trên thị trường.
Dịch vụ đa dạng và có chiều sâu
AWS hiện có hơn 165 dịch vụ và số lượng này đang ngày càng tăng với tỉ lệ cao. Các dịch vụ của AWS bao gồm gần như mọi thứ từ các dịch vụ tính toán cốt lõi, dịch vụ kinh doanh, cơ sở dữ liệu và phân tích đến machine learning và IoT.
Tốc độ đổi mới
AWS là một trong những đơn vị có tốc độ đổi mới cực kỳ nhanh. Trong năm 2018, AWS ra mắt hơn 1927 tính năng mới và vượt trội giúp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong 2 năm trước đó là 2017 và 2016, AWS cũng đặt ngưỡng 1430 và 1017 tính năng.
Bao phủ toàn cầu
Điện toán đám mây của AWS có mặt tại hơn 21 Khu vực địa lý (region) trên thế giới với 66 Vùng sẵn sàng (Availability Zones). Các trụ sở này đang ngày càng được mở rộng ra thêm 12 Vùng sẵn sàng và 4 Khu vực địa lý khác tại Bahrain, Cape Town, Jakarta và Milan.
Văn hóa Amazon
Amazon là một trong số ít các doanh nghiệp có cái nhìn rộng và dài hạn về nỗi lo lắng của khách hàng. Những nỗi lo của khách hàng về giá cả được AWS giải quyết bằng 72 chính sách giảm giá tính đến hiện tại và cách AWS tập trung vào việc đổi mới theo yêu cầu của khách hàng.
Cộng đồng đối tác lớn nhất
Cộng đồng đối tác của AWS bảo gồm đối tác tư vấn (Consulting Partner) và đối tác công nghệ (Technology Partner). Năm 2016, AWS đạt ngưỡng 35,000 đối tác với phương châm đem lại các dịch vụ và giải pháp tốt nhất cho khách hàng trên thế giới.
Đám mây lai
Đám mây lai chính là một lợi thế của AWS, với một doanh nghiệp đã có hệ thống cơ sở dữ liệu (data center), việc chuyển hoàn toàn lên điện toán đám mây sẽ là một quyết định lớn đối với họ. Chính vì điều này AWS cung cấp cho khách hàng bộ khả năng kết hợp rộng nhất trong số các nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào. Khách hàng có thể chọn cách chạy dự liệu trên on-premises hoặc điện toán đám mây, hoặc cả hai để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Cộng đồng đối tác AWS tại Việt Nam
Cộng đồng đối tác AWS (Amazon Partner Network) là mạng lưới được lập ra nhằm trợ giúp các đối tác của Amazon xây dựng và phát triển doanh nghiệp cho khách hàng trên nền tảng AWS. Mạng lưới này tập trung đưa ra hỗ trợ các mảng: kinh doanh, kỹ thuật, marketing và tiếp cận thị trường.
Giải pháp điện toán đám mây AWS là một lựa chọn hoàn hảo cho việc bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp. Là đối tác của Amazon, Magenest đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa nguồn lực bằng các dịch vụ của AWS. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tìm hiểu một nền tảng điện toán đám mây cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ với Magenest để được hỗ trợ tìm hiểu ngay về những giải pháp điện toán đám mây AWS cũng như các dịch vụ khác liên quan tại đây.