Trong những năm gần đây, nhiều ngành nghề đã có những thay đổi lớn để thích nghi với xu hướng chuyển đổi số, ngành y cũng vậy. Vậy, câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để chuyển đổi số ngành y tế?”; “Hiện trạng ngành y như thế nào?”; “Lợi ích của chuyển đổi số trong y tế là gì?”
Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Hiện trạng ngành y hiện nay và công cuộc chuyển đổi số y tế
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
Theo nghiên cứu năm 2018, tổng doanh thu thị trường thiết bị y tế là 17.4 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 2021, thống kê đã cho thấy một tốc độ tăng trưởng mạnh lên tới 12,5%. Mức chi cho các dịch vụ y tế – chăm sóc sức khoẻ cũng tăng 2-3 lần trong vòng 10 năm trở lại đây.
Số lượng nhân sự ngành y tế còn thấp
Tỷ lệ nhân sự ngành y tế, cụ thể là các y, bác sĩ còn thấp, chưa đạt đến 0.1% trên tổng dân số Việt Nam năm 2018. Vì vậy, nhu cầu đáp ứng nhân sự cho các dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ này cũng khiến việc chuyển đổi số y tế cũng trở nên khó khăn hơn.
Trình độ khám chữa bệnh của các y, bác sĩ còn chênh lệch
Sự chênh lệch về trình độ các y, bác sĩ tuyến trung ương và địa phương khiến nhiều người bệnh có nhu cầu khám chữa phải di chuyển đến các thành phố lớn để khám chữa bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cơ sở y tế trở nên quá tải. Vì vậy, với sự bùng nổ về nhu cầu khám chữa bệnh và nhu cầu đảm bảo an toàn trong các cơ sở y tế, chuyển đổi số trong y tế ngày càng trở nên cần thiết hơn.
Giải pháp chuyển đổi số trong y tế
Với hiện trạng gặp ngành y tế còn gặp nhiều khó khăn, rất nhiều giải pháp được đề xuất. Một trong các đề xuất chuyển đổi số y tế chính là:
- Hệ thống khám bệnh từ xa.
- Hệ thống chăm sóc sức khỏe điện tử.
- Kê đơn thuốc điện tử.
Cùng tìm hiểu kỹ về các giải pháp chuyển đổi số tạm thời ngành y tế này nhé!
Hệ thống khám bệnh từ xa
Hệ thống khám bệnh từ xa là gì?
Đây là một hệ thống được nhiều cơ sở y tế áp dụng hiện nay. Hệ thống khám bệnh từ xa đã giúp giải quyết vấn đề chênh lệch trình độ khám chữa bệnh của các y, bác sĩ.
Hệ thống khám bệnh từ xa bao gồm nhiều dịch vụ: tư vấn, khám bệnh, chỉ định lâm sàng, quản lý bệnh nhân,…
Lợi ích của việc sử dụng hệ thống khám bệnh từ xa
Tiết kiệm thời gian
Bệnh nhân không còn phải mất thời gian di chuyển đến các phòng khám để khám nữa. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dễ dàng sắp xếp công việc trong giờ hành chính để khám mà không phải xin nghỉ. Để khám bệnh theo phương pháp thông thường, bệnh nhân phải mất 1 buổi sáng hoặc chiều, không kể thời gian di chuyển, đặc biệt là di chuyển liên tỉnh. Tuy nhiên, với giải pháp khám bệnh từ xa, giờ đây, thời gian khám bệnh giảm xuống còn 15-30 phút.
Tiết kiệm chi phí
Đối với các bệnh nhân ở khu vực xa, chi phí đi lại, ăn ở khiến họ tốn rất nhiều tiền. Sử dụng hệ thống khám bệnh từ xa giúp tiết kiệm các chi phí này. Họ chỉ cần ngồi tại nhà khám bệnh qua máy tính hoặc điện thoại. Sau đó, bác sĩ sẽ xem các triệu chứng và chẩn đoán lâm sáng cho các bệnh nhân.
Phân loại được các nhóm bệnh nhân khác nhau
Với hệ thống chăm sóc sức khỏe từ xa, các bệnh nhân bệnh nhẹ không cần đến bệnh viện trung ương nữa. Các y, bác sĩ trực tại bệnh viện sẽ tập trung chuyên môn và nguồn lực vào các bệnh nhân bệnh nặng hơn. Điều này cũng tăng hiệu quả cũng như chất lượng vận hành của bệnh viện.
Việc sử dụng hệ thống khám bệnh từ xa còn giúp các cơ sở y tế giảm việc tiếp xúc, lây lan các bệnh truyền nhiễm qua không khí. Điển hình như covid-19, rất nhiều cơ sở y tế phải đóng cửa vì có các bệnh nhân dương tính đến và gây lây lan virus cho các y, bác sĩ.
Một số hạn chế của hệ thống khám bệnh từ xa
Tuy rằng hệ thống chăm sóc sức khoẻ từ xa có vô vàn lợi ích nhưng cũng không tránh khỏi một số hạn chế khi sử dụng. Một số hạn chế có thể thấy là:
- Không có các thiết bị phụ trợ để kiểm tra bệnh chính xác.
- Phụ thuộc vào đường truyền kết nối.
- Chỉ khám được các bệnh nhẹ.
Tuy rằng hệ thống khám bệnh từ xa hiện tại vẫn có một số hạn chế trên nhưng đây cũng là những bước đầu trong việc chuyển đổi số y tế. Các hệ thống trong tương lai sẽ còn cải thiện và phù hợp với nhiều loại bệnh hơn.
Quy trình hoạt động của hệ thống khám bệnh từ xa
Bước 1: Đặt lịch hẹn
Các bệnh nhân đặt lịch hẹn thông quan phần mềm khám bệnh từ xa. Khi đặt lịch hẹn, bệnh nhân sẽ khai các triệu chứng và trả lời các thông tin liên quan đến bệnh. Sau đó, từ thông tin tổng hợp, hệ thống sẽ đưa các lịch khám trực tiếp cho bệnh nhân có thời gian phù hợp với triệu chứng (15-30-45-60 phút).
Sau khi đã có các thông tin cơ bản, bệnh nhân sẽ xem xét lịch trống và chọn khoảng thời gian phù hợp với bản thân.
Bước 2: Tiếp nhận lịch hẹn
Với các thông tin có được từ lịch hẹn trên, phần mềm khám bệnh từ xa sẽ tự động xếp lịch cho y, bác sĩ tư vấn dựa theo thời gian trống của họ.
Bước 3: Tư vấn khám bệnh
Khi đến giờ hẹn, các y, bác sĩ sẽ tham gia một cuộc gọi video với người bệnh. Các y, bác sĩ tư vấn sẽ hỏi sâu và chi tiết hơn về bệnh tình cũng như triệu chứng của họ. Từ đó chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.
Đối với các bệnh nhân có bệnh năng hoặc có tiền sử các bệnh nặng, khó chữa thì sẽ tư vấn họ đến trung tâm y tế phù hợp để khám chữa bệnh.
Toàn bộ thông tin đơn thuốc sẽ được lưu trên hệ thống. Các bệnh nhân hoàn toàn có thể download về máy tính, sau đó in ra và đưa cho các cửa hàng thuốc tư nhân hoặc phòng khám khác.
>> Đọc thêm: Chuyển đổi số – Digital Transformation là gì?
Hệ thống chăm sóc sức khỏe điện tử
Hệ thống chăm sóc sức khỏe điện tử là gì?
Các hệ thống chăm sóc sức khỏe là một trong những phương pháp hỗ trợ bệnh nhân sau khi khám, chữa bệnh. Sử dụng hệ thống này giúp bệnh nhân có thể báo cáo các thông tin y tế đến các cơ sở. Ví dụ điển hình là ứng dụng bluezone đã giúp ngành y tế có thể xem các bệnh nhân dương tính với Covid-19 tiếp xúc với những ai, cũng như hành trình di chuyển của bệnh nhân.
Lợi ích của hệ thống chăm sóc sức khỏe điện tử
Chia sẻ thông tin bệnh nhân tốt hơn
Sử dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe giúp bệnh nhân có thể chia sẻ với các tư vấn viên, y tá về bệnh tình của họ. Ngoài ra, khi bệnh nhân có khám bệnh ở bất cứ đâu, thì các y, bác sĩ đều có thể xem tiền sử các bệnh mà họ đã gặp phải. Từ đó, các y, bác sĩ có thể đưa ra các đơn thuốc phù hợp.
Nhắc nhở bệnh nhân
Bệnh nhân sau khi được kê khai đơn thuốc, sẽ được hệ thống lưu lại. Từ đó, bệnh nhân sẽ được nhắc nhở khi đến giờ uống thuốc. Hoặc, bệnh nhân cũng có các lời khuyên về tập thể dục, hay chế độ dinh dưỡng. Tất cả thông tin sẽ được ghi lại trong hệ thống. Bác sĩ có thể tận dụng các thông tin này để nắm được chế độ sinh hoạt của bệnh nhân.
Kê đơn thuốc điện tử
Kê đơn thuốc điện tử là gì?
Đây là một trong những kế hoạch chuyển đổi số y tế. Kê đơn thuốc điện tử giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc nhận đơn thuốc. Bệnh nhân có thể xem thông tin chi tiết của thuốc cũng nhưng tác dụng của nó. Kê đơn thuốc điện tử còn giúp bệnh nhân có thể nhận đơn thuốc từ xa mà không phải đến khám trực tiếp.
Một số lợi ích của kê đơn thuốc điện tử
Sau đây là một số lợi ích của kê đơn thuốc điện tử:
- Dễ đọc, dễ truy cứu thông tin, dễ nhìn.
- Tiện lợi, giảm chi phí giấy kê đơn thuốc.
- Đảm bảo sự riêng tư của bệnh nhân.
- Hệ thống hoá các thông tin về tiền sử dùng thuốc.
Cách nhận kê đơn thuốc điện tử
Bệnh nhân sau khi được tư vấn qua phần mềm hệ thống chăm sóc sức khỏe hoặc hệ thống khám bệnh từ xa có thể nhận được đơn thuốc trực tiếp qua phần mềm hoặc email, SMS. Sau đó, bệnh nhân sử dụng đơn thuốc được kê tới các nhà thuốc tư nhân. Các hệ thống bán thuốc sẽ xem đơn kê và cấp thuốc cho bệnh nhân.
Lợi ích của chuyển đổi số y tế với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp y tế, đây là cơ hội lớn để phát triển và mở rộng quy mô. Cùng xem qua các lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được là gì nhé!
Dễ dàng quản lý bệnh nhân
Với các hệ thống chăm sóc sức khoẻ, giờ đây doanh nghiệp có thể lưu trữ một số lượng lớn danh sách khách hàng cũng như tiền sử bệnh của họ. Thậm chí, các phần mềm CRM cũng có thể được đưa vào trong doanh nghiệp để áp dụng với việc quản lý bệnh nhân như Odoo, HubSpot.
Quản lý được doanh thu của doanh nghiệp
Không chỉ quản lý được bệnh nhân, doanh nghiệp hiện nay có thể quản lý được cả doanh thu tổng và trên từng bệnh nhân. Như đã nói ở trên, việc sử dụng các phần mềm CRM giúp người quản lý doanh nghiệp có thể biết được rằng doanh nghiệp đang có doanh thu theo năm, theo quý, theo tháng, và thậm chí theo ngày như nào mà không cần phải hỏi đến bộ phận kế toán.
Tất cả lợi nhuận của sản phẩm y tế, hay tư vấn khám bệnh đều được lưu lại trên hệ thống. Đây không chỉ giúp việc vận hành doanh nghiệp trở nên tốt hơn mà còn giúp quản lý thông tin hiệu quả hơn.
Lời kết: Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số y tế hơn bao giờ hết. Hiện nay, thành quả của việc phát triển và áp dụng công nghệ trong y tế chưa được thể hiện rõ ràng và thường xuyên, nhưng trong tương lai, các hệ thống chuyển đổi số sẽ được bao phủ tại các cơ sở y tế khắp cả nước.