Ngày nay, website bán hàng trực tuyến ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi. Để xây dựng trang Web của mình một cách toàn diện, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh số và nâng cao danh tiếng thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu rõ và tích hợp đầy đủ các chức năng của website bán hàng vào hệ thống quản trị.
Để hiểu rõ hơn về các chức năng của website bán hàng cần có là gì, doanh nghiệp hãy theo dõi bài viết sau đây của Magenest nhé!
Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng?
Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu lý do vì sao doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng trong hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình nhé!
Kênh giới thiệu sản phẩm – dịch vụ
Lý do đầu tiên doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng chính là để giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng trực tuyến của chúng ta một cách chi tiết nhất. Thông qua các thông tin, nội dung mô tả, hình ảnh, Video minh họa trực quan, sinh động, khách hàng sẽ cảm thấy hấp dẫn, thu hút và bị thuyết phục hơn. Từ đó, website bán hàng của doanh nghiệp sẽ xây dựng được ấn tượng tốt với khách hàng, góp phần giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh số – doanh thu vượt bậc.
Kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp
Lý do thứ hai doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng chính là khả năng trở thành một kênh truyền thông chính thức của doanh nghiệp. Hiện nay, truyền thông qua website chính thức là một trong các chiến lược quan trọng và khá phổ biến nhằm thu hút khách hàng và gia tăng lượt tiếp cận. Ưu điểm tuyệt vời khi truyền thông qua website bán hàng là tốc độ truyền tải thông tin trong môi trường kỹ thuật số nhanh chóng tiết kiệm rất nhiều loại chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hơn.
Khai thác tốt các nguồn Traffic khác
Lý do tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng chính là khả năng khai thác tốt các nguồn Traffic khác và nâng cao lưu lượng truy cập vào trang của mình. Nguồn lưu lượng truy cập này chủ yếu sẽ sẽ đến từ các nguồn tìm kiếm tự nhiên thông qua việc tối ưu SEO website. Khi doanh nghiệp kết hợp hiệu quả nguồn Traffic với những chức năng có trên website bán hàng thì chúng ta tìm kiếm, thu hút và tiếp cận được số lượng khách hàng lớn dễ dàng hơn rất nhiều.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp
Lý do tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng chính là để tạo dựng hình ảnh thương hiệu mình trở nên chuyên nghiệp hơn trên mọi nền tảng trực tuyến và trong mắt khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập đầy đủ các chức năng cần thiết hỗ trợ hoạt động của website linh hoạt, mượt mà, kèm theo đó là một giao diện chuyên nghiệp, chỉn chu, thu hút và mang tính thẩm mỹ cao. Làm được như vậy, doanh nghiệp sẽ càng khẳng định giá trị thương hiệu của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bán hàng mọi lúc mọi nơi
Lý do cuối cùng và cũng là lý do quan trọng nhất doanh nghiệp cần xây dựng website bán hàng chính là khả năng bán hàng mọi lúc mọi nơi của nền tảng này. Ngày nay, khi thói quen mua hàng của khách hàng dần thay đổi và khá nhiều người chuyển hướng sang sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, không cần phải tốn thời gian đến các cửa hàng vật lý truyền thống thì doanh nghiệp cũng cần đáp ứng được nhu cầu này mọi lúc mọi nơi. Doanh nghiệp hãy đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử suốt 24/7 một cách tự động hóa cao, không cần đến quá nhiều sự hỗ trợ của nhân sự để thúc đẩy khả năng mua sắm của khách hàng tại website của chúng ta.
Chức năng của website bán hàng
Sau khi đã hiểu vì sao doanh nghiệp cần xây dựng một website bán hàng chỉn chu và chuyên nghiệp, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các chức năng chính của một website bán hàng cần có là gì nhé!
Cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng
Đầu tiên và quan trọng nhất, chức năng website bán hàng chính là cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng.
Ngày nay, hầu hết khách hàng đều có nhu cầu tìm hiểu, tham khảo trước những thông tin chi tiết có liên quan đến sản phẩm – dịch vụ, chẳng hạn như: nguồn gốc – xuất xứ, mẫu mã, giá bán, chính sách bảo hành, chính sách giao hàng, các khuyến mãi đi kèm, địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp,… rồi mới tiến hành bước đặt hàng. Chính vì vậy, cung cấp đầy đủ thông tin chính là yêu cầu chức năng của website bán hàng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Chức năng tìm kiếm sản phẩm – dịch vụ
Tiếp theo, chức năng của website bán hàng còn là tìm kiếm sản phẩm – dịch vụ. Trên trang Web bán hàng của mình, doanh nghiệp có thể giới thiệu rất nhiều mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm – dịch vụ khác nhau giúp khách hàng có đa dạng sự lựa chọn mua sắm. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều bộ sưu tập, danh mục hay các sản phẩm – dịch vụ lẻ thì khách hàng sẽ rất dễ cảm thấy rối mắt, khó hiểu và khó có thể thấy được đâu là món hàng mà mình muốn mua. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của khách hàng đối với website bán hàng cũng như đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng website bán hàng, doanh nghiệp phải tích hợp thêm chức năng tìm kiếm sản phẩm – dịch vụ. Cụ thể, tính năng này sẽ cho phép khách hàng truy cập tìm kiếm chính xác hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mình theo các tiêu chí: phân loại mẫu mã, màu sắc, kích thước, mức giá bán, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp,…
Chức năng về giỏ hàng
Chức năng của website bán hàng tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng trong hệ thống chính là chứng năng về giỏ hàng. Ngày nay, hầu như chức năng giỏ hàng có mặt ở khắp các trang web bán hàng, website thương mại điện tử hay sàn thương mại điện tử và nhờ đó, người mua có thể dễ dàng hơn trong quá trình xem xét, thêm hàng vào giỏ trước và có thể đặt hàng ngay khi có nhu cầu mà không sợ liên kết dẫn đến sản phẩm bị trôi mất.
Ngoài ra, giỏ hàng trên website cần có tính năng cho phép khách hàng nhập đầy đủ thông tin cá nhân chi tiết bao gồm: họ tên, địa chỉ giao hàng, số điện thoại, một số ghi chú thêm,… Ngay khi khách hàng xác nhận, những thông tin này sẽ được hệ thống chuyển đến cho phía doanh nghiệp giúp cho các thao tác như kiểm tra đơn hàng từ hai phía mua – bán, theo dõi quá trình giao hàng và kiểm soát thanh toán đều sẽ được thực hiện hoàn thiện, linh hoạt và hiệu quả hơn rất nhiều.
Đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến
Một trong các chức năng chính của một website bán hàng còn là đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến, chẳng hạn như: Internet Banking, các thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, các loại ví điện tử,… Ngày này, người dùng ngày càng mong muốn sự nhanh chóng, tiện lợi trong quá trình mua sắm Online, do đó, đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến là chức năng không thể thiếu khi doanh nghiệp xây dựng các website bán hàng trực tuyến, nhất là các website có quy mô lớn và chuyên nghiệp.
Bên cạnh các phương thức thanh toán trực tuyến đã liệt kê trên, khá nhiều người mua cũng có nhu cầu và mong muốn thanh toán tiền mặt trực tiếp khi nhận được hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải tích hợp cả phương thức thanh toán sau khi nhận hàng (COD) để tối ưu trải nghiệm của khách hàng mua sắm tại website bán hàng của mình.
Các hình thức hỗ trợ trực tuyến
Chức năng của website bán hàng tiếp theo mà doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng trong hệ thống chính là các hình thức hỗ trợ trực tuyến. Nếu website bán hàng sở hữu lưu lượng truy cập lớn và đều đặn, đôi khi, đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ không kịp gọi điện trực tiếp tương tác, phản hồi ngay lập tức, dẫn đến những trải nghiệm không tốt và khiến khách hàng thất vọng rời đi. Lúc này, các phần mềm có chức năng giúp tư vấn trực tuyến (tức Livechat) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều.
Bên cạnh việc đóng vai trò kết nối doanh nghiệp với khách hàng, các phần mềm tư vấn trực tuyến này còn tích hợp thêm tính năng tự động hóa giới thiệu các sản phẩm – dịch vụ phù hợp nhất với mong muốn, nhu cầu của khách hàng dựa trên lịch sử tìm kiếm hoặc tin nhắn trò chuyện của họ. Từ đó, không những doanh nghiệp sẽ tương tác, giữ chân khách hàng hiệu quả mà còn góp phần tăng đáng kể tỷ lệ thành công lớn trong việc chốt đơn hàng.
Ngoài việc cài đặt một phần mềm hỗ trợ trực tuyến riêng biệt, doanh nghiệp có thể tích hợp các công cụ phổ biến và quen thuộc hiện nay là Zalo, Messenger, Skype,… trong hệ thống để giao tiếp với khách hàng của mình.
Hỗ trợ truyền thông – quảng bá
Tiếp theo, chức năng của website bán hàng còn là hỗ trợ truyền thông – quảng bá. Doanh nghiệp muốn website bán hàng của mình có thể phát huy tối đa toàn bộ lợi ích vốn có và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng thì chắc chắn, họ cần phải triển khai những chiến dịch truyền thông – quảng bá trực tuyến đa dạng như: Google Adwords, Facebook ads, tối ưu SEO website,…
Một trang web bán hàng được xây dựng và thiết kế đạt chuẩn SEO, được tích hợp đầy đủ những tính năng tương tự các nền tảng Social Media như bình luận, Like, Share,… sẽ hỗ trợ cực kỳ hiệu quả cho các hoạt động Marketing Online của doanh nghiệp nhằm thu hút và giữ chân dài lâu các đối tượng khách hàng truy cập vào website.
Khả năng phân quyền quản lý cửa hàng
Khả năng phân quyền quản lý cửa hàng cũng là một trong các chức năng của 1 trang web bán hàng chuyên nghiệp cần có.
Với chức năng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân quyền cho từng nhân viên khác nhau trong nội bộ để phối hợp cùng quản lý trang web. Tùy vào tính chất công việc mà nhân viên được giao, các cấp quản lý lãnh đạo có thể chọn quyền quản lý phù hợp cho những người này, chẳng hạn như quyền truy cập và quản lý những danh mục sản phẩm – dịch vụ, quyền trả lời khách hàng, quyền theo dõi, kiểm soát đơn hàng hay chương trình khuyến mãi,…
Khả năng lưu trữ thông tin – dữ liệu khách hàng
Yêu cầu chức năng của website bán hàng cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là khả năng lưu trữ thông tin – dữ liệu khách hàng. Thông qua nguồn thông tin – dữ liệu đã được hệ thống trực tiếp thu thập từ khách hàng và lưu trữ đầy đủ, chi tiết này, doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng các chiến dịch Email Marketing một cách tự động hóa hay các kế hoạch Digital Marketing mang tính hiệu quả cao.
Ngoài ra, dựa vào nguồn dữ liệu này, doanh nghiệp cũng có thể đặt lịch gửi những lời chúc mừng hay chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa vào đúng ngày sinh nhật của khách hàng để gây ấn tượng, thu hút và tăng tỷ lệ truy cập vào website của mình.
Kết luận
Xây dựng các chức năng của website bán hàng một cách đầy đủ và toàn diện, doanh nghiệp sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh số và nâng cao danh tiếng thương hiệu.
Để cập nhật nhanh những tin tức hữu ích về quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh doanh thương mại điện tử cũng như các bí quyết để vận hành website bán hàng trực tuyến hiệu quả, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!