Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội lựa chọn và phát triển hoạt động kinh doanh trên đa kênh Omnichannel. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả tối ưu về doanh số, lợi nhuận, hãy xem xét và lựa chọn các kênh bán hàng của doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình.
Trong bài viết này, Magenest sẽ giới thiệu các kênh bán hàng của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao hiện nay cũng như bật mí bí quyết làm thế nào để doanh nghiệp lựa chọn được kênh bán hàng phù hợp nhất với mình nhé!
Mục lục
Các kênh bán hàng của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao
Doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các kênh bán hàng của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao hiện nay nhé!
Kênh GT (General Trade)
Kênh GT (General Trade hay kênh truyền thống) là một trong các kênh bán hàng của doanh nghiệp. Đây là kênh bán hàng theo hệ thống nhiều cấp khác nhau. Với tính chất lâu đời, đến hiện nay, kênh GT vẫn là kênh bán hàng được hầu hết doanh nghiệp triển khai nhiều nhất trên thị trường. Một số ví dụ điển hình của kênh GT bao gồm: các cửa hàng tạp hóa, bách hóa, chợ truyền thống, các siêu thị mini,…
Kênh GT có hai hình thức phổ biến là phân phối trực tiếp và phân phối có trung gian.
Phân phối trực tiếp
Kênh GT phân phối trực tiếp bao gồm hai thành phần là doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng. Sau khi hoàn tất quá trình sản xuất, thành phẩm sẽ được doanh nghiệp vận chuyển trực tiếp đến với người tiêu dùng mà không cần phải thông qua bất cứ bên trung gian nào.
Ưu điểm của kênh GT phân phối trực tiếp:
- Toàn bộ công đoạn, hoạt động cũng như các vấn đề phát sinh trong quy trình vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đến với người tiêu dùng đều được doanh nghiệp trực tiếp quản lý và kiểm soát.
- Doanh nghiệp có thể nhanh chóng, dễ dàng trao đổi, tương tác, tiếp nhận các đánh giá và phản hồi từ phía khách hàng.
Nhược điểm của kênh GT phân phối trực tiếp:
- Tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhất là khi doanh nghiệp và người tiêu dùng có khoảng cách địa lý xa nhau.
- Khả năng hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất sẽ tiếp cận đến được với người dùng cuối cùng không cao bằng những kênh bán hàng, phân phối khác.
Phân phối có trung gian
Kênh GT phân phối có trung gian bao gồm các cá nhân hoặc những công ty, doanh nghiệp có nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá, triển khai hoạt động phân phối các sản phẩm – dịch vụ từ doanh nghiệp sản xuất đến với người tiêu dùng.
- Kênh GT phân phối 1 cấp: Đây là kênh có sự tham gia vị trí trung gian của nhà bán lẻ. Sau khi được sản xuất, các sản phẩm – dịch vụ sẽ được doanh nghiệp sản xuất phân phối đến những nhà bán lẻ, sau đó, các nhà bán lẻ này sẽ bán lại hàng hóa cho người tiêu dùng.
- Kênh GT phân phối 2 cấp: Kênh bán hàng GT triển khai phân phối 2 cấp sẽ sử dụng 2 trung gian phân phối khác nhau bao gồm: nhà nhà bán buôn (hay bán sỉ) và nhà bán lẻ. Sau khi được sản xuất, sản phẩm – dịch vụ sẽ được phân phối qua 2 khâu trung gian này rồi mới được bán đến cho khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.
- Kênh GT phân phối 3 cấp: Kênh 3 cấp này cũng tương tự kênh 2 cấp, tuy nhiên sẽ có một thành phần môi giới (hay agent/broker) sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất tìm kiếm, giới thiệu và thương thảo các điều khoản hợp đồng với các nhà bán buôn.
Ưu điểm của kênh GT phân phối có trung gian:
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp hơn kênh GT phân phối trực tiếp.
- Vận chuyển trên quy mô rộng và phân phối được khối lượng hàng hóa, sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với kênh GT phân phối trực tiếp.
Nhược điểm của kênh GT phân phối có trung gian:
- Khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề quản lý và kiểm soát, nhất là đối với các kênh phân phối nhiều cấp.
- Kênh GT phân phối cấp 3 dễ gặp phải các bên môi giới tăng giá nhằm thu thêm lợi ích, gây ảnh hưởng đến ngân sách chung của doanh nghiệp.
- Quá trình vận chuyển hàng hóa, sản phẩm qua nhiều cấp, nhiều khâu có nhiều khả năng dẫn đến hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng.
Kênh MT (Modern Trade)
Kênh MT (Modern Trade hay kênh hiện đại) cũng là một trong các kênh bán hàng của doanh nghiệp phổ biến hiện nay. So với kênh bán hàng truyền thống GT thì kênh MT đã được cắt giảm và tinh gọn những khâu bán hàng nhỏ lẻ và tập trung vào kinh doanh theo hướng phân phối hàng hóa lớn nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Kênh bán hàng hiện đại tập trung kinh doanh đa dạng sản phẩm với nhiều loại hàng hóa khác nhau ở một địa điểm nhất định, cách thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp. Hàng hóa, sản phẩm sẽ được vận chuyển trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua những phương tiện như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng tạp hóa,…
Ưu điểm của kênh bán hàng hiện đại:
- Doanh nghiệp và các công ty sản xuất có thể trực tiếp quản lý, kiểm soát và tiếp cận các đối tượng người tiêu dùng một cách dễ dàng.
- Có thể triển khai trên các kênh, các nền tảng và các địa điểm bán lẻ chuyên nghiệp với một thương hiệu riêng.
Nhược điểm của kênh bán hàng hiện đại:
- Chỉ phù hợp ở các khu vực tỉnh và thành phố hiện đại, dẫn đến vấn đề phân bố không được đồng đều.
- Doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều chi phí cho các hoạt động marketing.
- Khó khăn trong quá trình quản lý, kiểm soát, đặt các mức chiếu khâu và định giá giữa những nhà phân phối khác nhau.
Kênh bán hàng online
Trong các kênh bán hàng của doanh nghiệp thì kênh bán hàng online chính là kênh được nhiều doanh nghiệp và khách hàng ưa chuộng nhất trong thời đại kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ hiện nay. Nhờ có kết nối mạng Internet, kênh bán hàng online nơi diễn ra những hoạt động thương mại, giao dịch buôn bán và trao đổi sản phẩm – dịch vụ trực tuyến giữa doanh nghiệp với các đối tượng khách hàng có nhu cầu.
Các kênh bán hàng của doanh nghiệp trên nền tảng online đạt hiệu quả cao hiện nay bao gồm: website thương mại điện tử, các kênh social media (Facebook, TikTok, Instagram,…) và các sàn thương mại điện tử phổ biến (Shopee, Lazada, Tiki,…).
Ưu điểm của kênh bán hàng online:
- Không bị giới hạn về thời gian và vị trí địa lý, khách hàng có thể nhanh chóng và dễ dàng mua sắm trực tuyến suốt 24/7, tại bất cứ nơi đâu.
- Doanh nghiệp không bị hạn chế phạm vi kinh doanh, có thể phát triển mạnh mẽ hoạt động thương mại điện tử của mình sang phạm vi toàn cầu.
- Tối ưu hóa các thao tác mua sắm cho khách hàng và các bước trong quy trình bán hàng cho doanh nghiệp nhờ khả năng kết nối cùng các phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh trực tuyến.
- Chi phí xây dựng, thiết kế và vận hành kinh doanh thấp hơn nhiều so với hình thức thương mại điện tử truyền thống.
- Nâng cao khả năng nhận diện và danh tiếng thương hiệu đối với khách hàng.
Nhược điểm của kênh bán hàng online:
- Kênh bán hàng online sẽ phụ thuộc khá nhiều vào sự phát triển liên tục của tiến trình kỹ thuật – công nghệ.
- Chi phí xây dựng, thiết kế và vận hành giai đoạn ban đầu tương đối cao.
- Cần một khoảng thời gian nhất định để tạo dựng lòng tin về thương hiệu mới đối với khách hàng.
Kênh bán hàng offline
Tiếp theo, các kênh bán hàng của doanh nghiệp còn bao gồm kênh bán hàng offline. Kênh bán hàng offline này có thể bao gồm cả những kênh truyền thống lẫn những hiện đại mà Magenest đã trình bày ở các phần nội dung trên. Một số hình thức bán hàng offline điển hình hiện nay là: các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa, các siêu thị và siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, những cửa hàng ngoài trời,…
Các kênh bán hàng của doanh nghiệp hoạt động theo hướng truyền thống thường được sắp xếp tại các địa điểm cụ thể, được xác định rõ ràng sao phù hợp và có vị trí địa lý gần nhất với nơi sinh sống, làm việc, tụ tập của các tệp đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến. Đối với dạng kênh bán truyền thống này thì việc doanh nghiệp lựa chọn và triển khai tại một địa điểm phù hợp và nổi bật chính là yếu tố hàng đầu quyết định xem chúng ta có khả năng tiếp cận và thu hút mạnh mẽ được các đối tượng khách hàng mục tiêu đến với mình hay không.
Ưu điểm của kênh bán hàng offline:
- Khách hàng có thể trực tiếp trải nghiệm, tiếp xúc với các loại hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn địa điểm và triển khai các thiết kế độc đáo nhất nhằm thu hút khách hàng.
- Hình thức bán hàng offline khá dễ dàng trong việc lưu trữ hàng hóa vật lý.
Nhược điểm của kênh bán hàng offline:
- Chi phí xây dựng và vận hành các cửa hàng vật lý rất cao.
- Phụ thuộc nhiều vào địa điểm kinh doanh cũng như các tệp đối tượng khách hàng trong khu vực đó.
Vì sao doanh nghiệp nên bán hàng trên nhiều kênh khác nhau
Để doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và duy trì thành công dài lâu thì hiệu quả đạt được của quá trình bán hàng luôn có sự ảnh hưởng và đóng vai trò quyết định. Đây cũng chính là lý do vì sao doanh nghiệp luôn cần phải cố gắng mở rộng quy mô và hình thức của các kênh bán hàng thật phong phú, đa dạng.
Ngày nay, khi các nền tảng công nghệ – kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh được áp dụng rộng rãi, doanh nghiệp đã có thêm rất nhiều sự lựa chọn kênh bán hàng mới. Doanh nghiệp có thể kinh doanh song song ở hình thức cửa hàng vật lý truyền thông và xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến qua các nền tảng khác nhau như website bán hàng và website thương mại điện tử, các kênh social media hoặc đơn giản hơn là mở cửa hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử với số lượng khách hàng tiềm năng đông đảo sẵn có. Có thể nói, chỉ cần doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực về kiến thức kinh doanh, nguồn hàng, vốn,… thì có thể bán hàng trên nhiều kênh khác nhau.
Việc doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều kênh khác nhau mang đến cho họ rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhưng đồng thời, đó cũng là thách thức không nhỏ. Nếu doanh nghiệp không thể kịp thời thích ứng với môi trường kinh doanh, thị trường cũng như phương thức kinh doanh mới thì chắc chắn, họ sẽ bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ngược lại, mở rộng mô hình bán hàng đa kênh sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp về doanh số, lợi nhuận bán hàng, số lượng khách hàng trung thành cũng như danh tiếng thương hiệu lớn mạnh trên thị trường kinh doanh.
Làm thế nào để lựa chọn các kênh bán hàng của doanh nghiệp phù hợp
Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu xem làm thế nào để lựa chọn được các kênh bán hàng của doanh nghiệp phù hợp nhất nhé!
Dựa vào sản phẩm kinh doanh
Để lựa chọn được các kênh bán hàng của doanh nghiệp phù hợp thì sản phẩm – dịch vụ mà chúng ta kinh doanh là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Sản phẩm – dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp không những đóng vai trò quyết định mạnh mẽ đến mô hình bán hàng, phương pháp kinh doanh mà còn có sức ảnh hưởng hàng đầu đến quy trình sản xuất, các chiến lược thu hút khách hàng, những hoạt động truyền thông – marketing cũng như các chiến lược chăm sóc, hậu mãi. Chính vì vậy, để lựa chọn được kênh bán hàng phù hợp thì doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích thật kỹ về sản phẩm kinh doanh của mình.
Đối với hầu hết các loại sản phẩm – dịch vụ, doanh nghiệp đều có thể cung cấp cho khách hàng thông qua kênh bán hàng offline. Đây cũng là một hình thức bán hàng lâu đời và vẫn giữ được sự phổ biến nhất định đối với khách hàng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, để có thể phát triển mạnh mẽ và đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp không chỉ kinh doanh trên các kênh bán hàng offline. Dù là loại sản phẩm – dịch vụ nào thì chúng ta cũng nên cân nhắc sự kết hợp trong việc bán hàng trên các kênh online hiện đại. Chẳng hạn, đối với các các loại quần áo, phụ kiện thời trang hoặc mỹ phẩm, các loại đồ chăm sóc da,… doanh nghiệp có thể kết hợp hiệu quả giữa việc kinh doanh tại cửa hàng vật lý truyền thống với việc bán online trên các nền tảng trực tuyến, chẳng hạn như mạng xã hội, website bán hàng hay các sàn thương mại điện tử.
Dựa vào mô hình kinh doanh
Để quyết định được các kênh bán hàng của doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất, bên cạnh việc dựa vào sản phẩm đang bán, chúng ta còn phải xem xét kỹ lưỡng mô hình kinh doanh của mình. Hiện nay, một số mô hình kinh doanh hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bao gồm: Affiliate Marketing, mô hình cộng tác viên, mô hình kinh doanh lưu động,… Những mô hình kinh doanh này sẽ dễ dàng phát huy mạnh mẽ tính hiệu quả khi chúng được triển khai trên các kênh bán hàng phù hợp.
Khi doanh nghiệp bán hàng qua kênh truyền thống GT, chúng ta nên cân nhắc triển khai phối hợp với mô hình kinh doanh lưu động, chẳng hạn như các xe bán tải được trang trí hút mắt và với các loa phát thanh giới thiệu sản phẩm – dịch vụ. Sự kết hợp này sẽ giúp doanh nghiệp xóa bỏ được hạn chế về vị trí địa lý cố định của hình thức bán hàng truyền thống. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kết hợp thêm với một số kênh bán hàng online khác, chẳng hạn như website thương mại điện tử hay các nền tảng social media để nâng cao khả năng lan tỏa, truyền thông và giới thiệu sản phẩm – dịch vụ một cách mạnh mẽ trên mạng Internet cho đa dạng người dùng.
Mô hình cộng tác viên lại là phương pháp bán hàng cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp không có quá nhiều nguồn vốn và không có các điều kiện nhập hàng hóa với số lượng lớn. Các cộng tác viên hợp tác với doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm và mở rộng khả năng chốt đơn của khách hàng giúp chúng ta, sau đó, nhận được tiền hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán hàng thành công. Mô hình bán hàng này sẽ triển khai hiệu quả nhất trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và TikTok.
Affiliate Marketing cũng là một mô hình bán hàng vô cùng hiệu quả khi các đối tác Affiliate tiến hành chia sẻ những đường dẫn giới thiệu của họ trên mạng Internet. Mỗi khi phát sinh đơn hàng được đặt thành công qua đường dẫn đó, các đối tác Affiliate sẽ có nhận được mức hoa hồng của doanh nghiệp tùy vào từng mặt hàng họ bán. Tương tự mô hình cộng tác viên, mô hình bán hàng Affiliate Marketing cũng sẽ triển khai hiệu quả nhất trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và TikTok.
Dựa vào quy mô kinh doanh
Cuối cùng, việc lựa chọn các kênh bán hàng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao còn dựa vào quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu quy mô kinh doanh của chúng ta không quá lớn và ít nguồn vốn, chúng ta không nên triển khai và dàn trải quá nhiều các kênh bán hàng khác nhau. Doanh nghiệp hãy lựa chọn một kênh bán hàng tối ưu và dồn nguồn lực, thời gian, chi phí,… tập trung xây dựng và phát triển kênh bán hàng này mạnh mẽ.
Ngược lại, với một doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, nguồn vốn nhiều và đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì chúng ta có thể xây dựng và phát triển đa dạng kênh bán hàng trong cùng một thời điểm nhằm nâng cao cơ hội và tiềm năng tiếp cận khách hàng, gia tăng doanh số và lợi nhuận hiệu quả.
Kết luận
Để tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả tối ưu về doanh số, lợi nhuận, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận và lựa chọn, phối hợp linh hoạt các kênh bán hàng của doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình.
Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức quản trị bán hàng trực tuyến, các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử và cập nhật nhanh những tin tức mới về thị trường eCommerce hiện nay, hãy đăng ký theo dõi các bài viết mới nhất của Magenest nhé!