AWS CloudFront là gì? Các tính năng nổi bật của AWS CloudFront?

Các dịch vụ Amazon Web Services hỗ trợ doanh nghiệp rất mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số kinh doanh và nâng cao khả năng quản lý, lưu trữ dữ liệu. Trong đó, AWS CloudFront có vai trò phân phối các nội dung của doanh nghiệp. Hiểu AWS CloudFront là gì và tận dụng hiệu quả các tính năng của dịch vụ này, doanh nghiệp sẽ đảm bảo hiệu quả trong quá trình phân phối này.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu AWS CloudFront là gì, cách thức hoạt động, các tính năng nổi bật cũng như trong những trường hợp nào, doanh nghiệp nên triển khai dịch vụ này nhé!

AWS CloudFront là gì?

AWS CloudFront là một dịch vụ trong Amazon Web Services có vai trò phân phối các nội dung của doanh nghiệp một cách an toàn, đảm bảo độ trễ thấp cùng tốc độ truyền tải nhanh chóng. AWS CloudFront có một số đặc điểm nổi bật sau:

Khái niệm AWS CloudFront là gì?
  • Amazon CloudFront giảm độ trễ thông qua nhờ vào việc cung cấp các dữ liệu thông qua hơn 600 PoP (hay điểm hiện diện) được phân bố toàn cầu với khả năng ánh xạ mạng một cách tự động và tính năng định tuyến thông minh.
  • Gia tăng mức độ bảo mật an toàn nhờ vào tính năng mã hóa các lưu lượng truy cập trang và kiểm soát chặt chẽ các quyền truy cập. Song song đó, AWS CloudFront cũng sử dụng AWS Shield dạng tiêu chuẩn nhằm bảo vệ hệ thống khỏi những cuộc tấn công DDoS và doanh nghiệp sẽ không phải trả thêm bất cứ chi phí nào.
  • Cắt giảm các loại chi phí với những yêu cầu tổng hợp, lựa chọn việc định giá có khả năng tùy chỉnh được và không tốn phí trong quá trình hệ thống truyền dữ liệu ra bên ngoài nguồn AWS.
  • CloudFront AWS sẽ tùy chỉnh các mã mà doanh nghiệp đang chạy tại CDN (hay biên mạng phân phối nội dung) AWS thông qua những tính năng điện toán phi máy chủ để có thể cân bằng giữa các yếu tố hiệu suất, chi phí và an toàn bảo mật.

Cách thức hoạt động của AWS CloudFront là gì?

Sau khi đã hiểu khái niệm AWS CloudFront là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết về cách thức hoạt động của Cloudfront AWS là gì nhé!

Quá trình phân phối các nội dung của AWS CloudFront bắt đầu bằng việc người dùng sẽ truy cập trang web và tạo ra một yêu cầu được tải tệp xuống. DNS (Domain Name System hay hệ thống tên miền) sẽ tiến hành định tuyến các yêu cầu trên của người dùng đến với edge location (hay vị trí trung gian) của AWS CloudFront tại nơi gần nhất. Từ vị trí này, AWS CloudFront sẽ kiểm tra bộ đệm của dịch vụ để có thể tìm ra tệp được người dùng yêu cầu. Nếu AWS CloudFront tìm thấy các tệp này thì kết quả sẽ được gửi đến cho người dùng.

Cách thức hoạt động của AWS CloudFront là gì?

Mặt khác, AWS CloudFront tìm thấy các tệp này thì hệ thống sẽ chuyển tiếp các yêu cầu đến máy chủ gốc để có thể khớp lệnh với dạng tệp tương ứng. Tiếp theo, các tệp này sẽ được gửi trở lại với vị trí trung gian edge location của AWS CloudFront. Sau đó, edge location sẽ được chuyển tiếp đến người dùng. Song song đó, AWS CloudFront cũng lưu trữ lại các tệp mà hệ thống đã từng tìm kiếm vào bộ đệm nhằm dự phòng cho các lần yêu cầu tiếp theo cho chính tệp này đến từ vị trí tương tự. CloudFront AWS cũng sẽ kiểm tra những bản cập nhật, nâng cấp của tệp từ máy chủ gốc để có thể đảm bảo rằng người dùng cũng nhận được phiên bản cập nhật mới nhất của các tệp đó.

AWS CloudFront xử lý một cách chính xác và nâng cao tốc độ phân phối các nội dung của doanh nghiệp nhờ vào việc định tuyến từng yêu cầu riêng biệt của mỗi người dùng thông qua AWS backbone network tới vị trí trung gian edge location. Nhờ đó, hệ thống của CloudFront AWS mới có thể vận hành và cung cấp các nội dung nhanh nhất cho chúng ta.

Việc triển khai AWS network sẽ giảm tối đa số lượng các yêu cầu của người dùng phải đi qua, từ đó, cải thiện đáng kể về mặt hiệu suất. Người dùng cũng sẽ nhận được tệp trong khoảng thời gian ngắn nhất, tải byte đầu tiên của các tệp với độ trễ thấp cùng tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn rất nhiều.

Các tính năng nổi bật của AWS CloudFront là gì?

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các tính năng nổi bật của AWS CloudFront là gì nhé!

Mạng biên toàn cầu

Tìm hiểu về các tính năng nổi bật của AWS CloudFront là gì, doanh nghiệp không thể không nhắc đến mạng biên toàn cầu với độ trễ thấp, khả năng kết nối mạng cực kỳ đáng tin cậy và đảm bảo thông lượng cao.

AWS CloudFront sở hữu kết nối theo dạng ngang hàng với hàng nghìn các nhà mạng viễn thông ở bậc 1/2/3 trên quy mô toàn cầu. Dịch vụ này có khả năng kết nối vô cùng tốt với toàn bộ những mạng truy cập chính, mang đến hiệu năng tối ưu và đạt được hàng trăm terabit công suất để triển khai. Những vị trí biên của Amazon CloudFront sẽ kết nối với các khu vực AWS nhờ vào một trục chính của mạng Amazon Web Services. Trục chính này là một cáp quang với nhiều sợi song song 400 GbE, có khả năng dự phòng hoàn toàn với quy mô vòng quanh địa cầu và dễ dàng liên kết với hàng chục nghìn mạng nhằm giúp cải thiện các tác vụ tìm nạp gốc, đồng thời, gia tăng tốc của các nội dung động.

Mạng biên toàn cầu

Để có thể phân phối các nội dung đến cho người dùng cuối đạt độ trễ thấp hơn, CloudFront AWS ứng dụng một mạng lưới có quy mô toàn cầu với hơn 600 PoP (hay điểm hiện diện) và đến 13 bộ nhớ đệm biên tùy theo khu vực tại hơn 100 tỉnh – thành phố thuộc 50 quốc gia khác nhau. Các vị trí biên của AWS CloudFront được đặt tại:

  • Bắc Mỹ: 191 vị trí biên và 4 bộ đệm biên theo khu vực.
  • Châu Âu: 152 vị trí biên và 3 bộ đệm biên theo khu vực.
  • Châu Á: 106 vị trí biên và 4 bộ đệm biên theo khu vực.
  • Nam Mỹ: 35 vị trí biên và 1 bộ đệm biên theo khu vực.
  • Australia và New Zealand: 12 vị trí biên và 1 bộ đệm biên theo khu vực.
  • Trung Đông: 9 vị trí biên.
  • Trung Quốc: 8 vị trí biên.
  • Châu Phi: 4 vị trí biên.

Khả năng bảo mật

Khả năng bảo mật cũng là một trong các yếu tố tuyệt vời không thể bỏ qua khi nghiên cứu về các tính năng của AWS CloudFront là gì. Khả năng bảo mật của AWS CloudFront bao gồm bảo vệ tránh sự tấn công vào lớp mạng và các ứng dụng, mã hóa HTTPS và SSL/TLS, kiểm soát vấn đề truy cập và việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp.

Bảo vệ và tránh sự tấn công vào lớp mạng và các ứng dụng

Các dịch vụ AWS CloudFront, AWS Web Application Firewall (AWS WAF), AWS Shield và AWS Route 53 sẽ kết hợp một cách liền mạch với nhau nhằm tạo nên một vành đai an toàn bảo mật dạng lớp linh hoạt. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể bảo vệ và tránh được nhiều sự tấn công về bảo mật khác nhau, nhất là nguy cơ tấn công DDoS lớp mạng và các ứng dụng. Tất cả những dịch vụ này cùng được đặt tại biên Amazon Web Services và tạo thành một vành đai an toàn bảo mật với quy mô hoạt động linh hoạt, đáng tin cậy và sở hữu hiệu năng cao cho các nội dung và ứng dụng. Khi doanh nghiệp sử dụng CloudFront AWS làm cổng để dẫn vào các ứng dụng và cơ sở hạ tầng thì bề mặt tấn công chủ đạo sẽ bị loại khỏi các nội dung, dữ liệu, các mã và những cơ sở hạ tầng quan trọng. 

Mã hóa HTTPS và SSL/TLS

Với AWS CloudFront, các nội dung, API hoặc những ứng dụng đều có thể được phân phối thông qua HTTPS nhờ vào việc triển khai phiên bản TLSv1.3 (hay bảo mật lớp vận chuyển) mới nhất nhằm mã hóa và bảo mật an toàn các vấn đề giao tiếp giữa ứng dụng guest của người xem với Amazon CloudFront.

Mã hóa HTTPS và SSL/TLS

Doanh nghiệp có thể ứng dụng AWS Certificate Manager để tạo ra chứng chỉ SSL có khả năng tùy chỉnh một cách dễ dàng và triển khai miễn phí cho quá trình phân phối của AWS CloudFront. AWS Certificate Manager sẽ tự động xử lý hoạt động gia hạn chứng chỉ, loại bỏ các khoản chi phí chung và các mức phí trong quá trình gia hạn theo cách thủ công. Ngoài ra, AWS CloudFront còn cung cấp cho doanh nghiệp một số chức năng nâng cao, chuyên nghiệp giúp tối ưu hóa TLS, chẳng hạn như: kết nối HTTPS trên quy mô toàn cầu hoặc nửa cầu, phiếu phiên, OCSP stapling, thực thi giao thức TLS, Perfect forward secrecy và mã hóa theo cấp trường.

Kiểm soát vấn đề truy cập

Amazon CloudFront có thể truy cập vào các nội dung thông qua một số tính năng. Trong đó, các URL và cookie được xác nhận, tính năng xác thực mã thông qua thông báo sẽ được hệ thống hỗ trợ để doanh nghiệp giới hạn đối tượng người xem đã xác thực mới có quyền truy cập. Ngoài ra, thông qua tính năng giới hạn vị trí địa lý, người dùng tại một số địa điểm cụ thể có thể sẽ bị hệ thống ngăn truy cập vào các nội dung được phân phối thông qua Amazon CloudFront. Còn với tính năng Origin Access Identity (OAI), quyền truy cập của người dùng có thể sẽ bị giới hạn tại vùng lưu trữ Amazon S3, nhờ đó, người dùng chỉ có thể truy cập các vùng lưu trữ từ CloudFront AWS.

Tuân thủ các quy định

Cơ sở hạ tầng và các quy trình của AWS CloudFront đều phải đảm bảo tuân thủ HIPAA và ISO 9001, ISO/IEC 27001:2013, 27017:2015, 27018:2019, PCI-DSS Cấp 1, SOC (1, 2 và 3), FedRAMP Moderate,… Từ đó, hệ thống sẽ cam kết hoạt động phân phối các thông tin – dữ liệu nhạy cảm một cách an toàn bảo mật.

Tính khả dụng

Tiếp theo, để hiểu rõ hơn các tính năng của AWS CloudFront là gì, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về tính khả dụng của dịch vụ này nhé!

Origin Shield

Những ứng dụng web hiện này thường phải đối mặt với việc gia tăng đột biến các lưu lượng vào những khoản thời gian hoạt động cao điểm. Khi doanh nghiệp triển khai CloudFront Amazon, khối lượng yêu cầu từ các nguồn ứng dụng sẽ được tự động giảm thiểu. Các nội dung sẽ được lưu tại bộ nhớ đệm của khu vực và tại biên của AWS CloudFront, đồng thời, chỉ được tải từ vị trí nguồn trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể giảm thêm tải tại các vị trí nguồn ứng dụng nhờ vào việc sử dụng Origin Shield nhằm kích hoạt được lớp bộ nhớ đệm tập trung. Origin Shield cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về tỷ lệ truy cập bộ nhớ đệm cũng như thu gọn yêu cầu tại các khu vực, dẫn đến việc chỉ có một yêu cầu gốc dành cho mỗi đối tượng. Nhờ tối thiểu được các lưu lượng truy cập đến vị trí nguồn, chúng ta sẽ gia tăng tính khả dụng cho những ứng dụng của mình.

Cho phép dự phòng các vị trí nguồn

CloudFront Amazon còn hỗ trợ doanh nghiệp nhiều vị trí nguồn để dự phòng về kiến trúc backend. Khả năng chuyển đổi dự phòng các vị trí nguồn riêng của AWS CloudFront sẽ phân phối các nội dung một cách tự động từ vị trí nguồn sao lưu trong trường hợp vị trí nguồn chính không khả dụng. Những vị trí nguồn được thiết lập với khả năng chuyển đổi dự phòng nguồn có thể là bất cứ tổ hợp nào trong hệ thống, bao gồm các vị trí nguồn Amazon Web Services như phiên bản AWS EC2, vùng lưu trữ Amazon S3, Media Services hoặc những vị trí nguồn không thuộc Amazon Web Services như máy chủ HTTPS tại chỗ. 

Điện toán biên

Điện toán biên cũng là một yếu tố đáng lưu ý khi doanh nghiệp tìm hiểu về các tính năng nổi bật của AWS CloudFront là gì. Điện toán biên khi này sẽ bao gồm các chức năng của AWS CloudFront và AWS Lambda@Edge.

Các chức năng của AWS CloudFront

AWS CloudFront cung cấp cho doanh nghiệp nững chức năng điện toán biên CDN có khả năng lập trình và bảo mật an toàn thông qua CloudFront Functions và AWS Lambda@Edge. Trong đó, CloudFront Functions (các chức năng của AWS CloudFront) cực kỳ phù hợp với các hoạt động thuộc quy mô lớn và sở hữu nhiều yêu cầu cao về độ trễ, bao gồm: các thao tác với tiêu đề HTTP, chuyển hướng hoặc viết lại URL, chuẩn hóa đệm – khóa,… Các loại hoạt động nhẹ nhàng, vận hành trong khoảng thời gian ngắn này sẽ hỗ trợ các lưu lượng truy cập gia tăng đột biến và thường không thể đoán trước. 

Các chức năng của AWS CloudFront là gì

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể sử dụng các chức năng của AWS CloudFront để chuyển hướng các yêu cầu đến những phiên bản ngôn ngữ cụ thể trong trang web của chúng ta dựa vào tiêu đề chấp nhận ngôn ngữ của các yêu cầu được gửi đến. Do các hàm này đều được triển khai tại toàn bộ các vị trí biên của AWS CloudFront nên chúng có thể gia tăng quy mô lên hàng triệu yêu cầu trên mỗi giây ngay lập tức với độ trễ thấp nhất (thường đạt mức dưới 1 mili giây).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng CloudFront KeyValueStore – một kho dữ liệu khóa giá trị toàn cầu với độ trễ thấp, hỗ trợ hoạt động lưu trữ và truy xuất các dữ liệu được tra cứu từ bên trong của phần các chức năng của AWS CloudFront. CloudFront KeyValueStore cũng hỗ trợ doanh nghiệp tùy chỉnh các chức năng của AWS CloudFront một cách dễ dàng hơn nhờ vào việc hệ thống cho phép cập nhật các dữ liệu một cách độc lập. 

AWS Lambda@Edge

AWS Lambda@Edge là tính năng điện toán phi máy chủ đa dụng, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai một loạt các nhu cầu về điện toán và tùy chỉnh. AWS Lambda@Edge cực kỳ phù hợp với những hoạt động tính toán cao cấp, chuyên sâu. Quy trình tính toán này có thể phải cần thêm nhiều thời gian để hoàn thiện, thường là từ vài mili giây đến vài giây. Quy trình này sử dụng các thành phần phụ thuộc trên những thư viện bên ngoài của các bên thứ ba, yêu cầu khả năng tích hợp được với các dịch vụ Amazon Web Services khác như Amazon S3 hay Amazon DynamoDB.

Bên cạnh đó, chúng cũng cần thực hiện các lệnh gọi qua mạng để xử lý các dữ liệu. Một số trường hợp phổ biến doanh nghiệp triển khai theo dạng nâng cao bao gồm: các thao tác kê khai để phát trực tiếp HLS, ủy quyền của các bên thứ ba, tích hợp cùng những dịch vụ phát hiện bot, kết xuất từ phía máy chủ (SSR) của những ứng dụng một trang (SPA) tại vị trí biên,…

Lưu trữ nhật ký và các chỉ số theo đúng thời gian thực

Lưu trữ nhật ký và các chỉ số theo đúng thời gian thực cũng là một tính năng nổi bật của AWS CloudFront.

Các chỉ số theo đúng thời gian thực

AWS CloudFront được tích hợp với hệ thống của Amazon CloudWatch và có thể tự động phát hành 6 chỉ số về các hoạt động cho mỗi lần triển khai việc phân phối. Các chỉ số này sẽ được hiển thị theo bộ biểu đồ bên trong bảng điều khiển AWS CloudFront. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xem xét về các chỉ số chi tiết chỉ với thao tác nhấp vào bảng điều khiển của hệ thống hoặc thông qua kết nối API.

Lưu trữ nhật ký theo tiêu chuẩn và theo đúng thời gian thực

CloudFront Amazon cung cấp cho doanh nghiệp 2 cách để lưu trữ, ghi lại nhật ký các yêu cầu gửi đến từ những hoạt động phân phối của chúng ta, bao gồm: lưu trữ nhật ký theo tiêu chuẩn và lưu trữ nhật ký theo đúng thời gian thực. Nhật ký theo tiêu chuẩn sẽ được gửi đến vùng lưu trữ Amazon S3 mà doanh nghiệp đã lựa chọn và cụ thể, bản ghi lại nhật ký sẽ được gửi đi chỉ trong vòng vài phút kể từ khi hệ thống nhận được các yêu cầu của người xem. Khi được khởi động, AWS CloudFront sẽ phát hành thông tin chi tiết của nhật ký một cách tự động theo định dạng mở rộng W3C trong vùng lưu trữ Amazon S3 mà chúng ta đã chỉ định.

Còn nhật ký theo đúng thời gian thực của AWS CloudFront sẽ được gửi đến các luồng dữ liệu mà doanh nghiệp đã lựa chọn trong Amazon Kinesis Data Streams và bản ghi lại các dữ liệu này sẽ được gửi đi chỉ trong vòng vài giây kể từ khi hệ thống nhận được các yêu cầu của người xem. Doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ lệ lấy mẫu dành cho nhật ký theo đúng thời gian thực của mình. Tỷ lệ lấy mẫu này còn được gọi là phần trăm số lượng các yêu cầu mà chúng ta muốn nhận được bản ghi lại nhật ký theo đúng thời gian thực.

Thân thiện với DevOps

Tiếp theo, khi nghiên cứu về các tính năng của AWS CloudFront là gì, chúng ta không thể không nhắc đến tính thân thiện với DevOps của dịch vụ này.

Lan truyền sự thay đổi một cách nhanh chóng và vô hiệu hóa

AWS CloudFront cung cấp cho doanh nghiệp khả năng lan truyền sự thay đổi một cách nhanh chóng và tiến hành vô hiệu hóa chúng chỉ trong vòng vài phút. Thông thường, các thay đổi này sẽ được lan truyền đến vị trí biên chỉ sau vài phút, còn thời gian triển khai hoạt động vô hiệu hóa sẽ diễn ra dưới hai phút.

Kết nối API đầy đủ các tính năng và công cụ dành cho DevOps

AWS CloudFront mang đến cho nhà phát triển kế nối API đầy đủ các tính năng để xây dựng, định cấu hình cũng như duy trì quá trình phân phối CloudFront. Ngoài ra, các nhà phát triển cũng được cấp quyền truy cập vào một số công cụ dành cho DevOps, chẳng hạn như AWS CloudFormation, CodeCommit, CodeDeploy và AWS SDK để định cấu hình và triển khai khối lượng các công việc nhờ vào dịch vụ Amazon CloudFront.

Hành vi biên

Quá trình phân phối AWS CloudFront được định cấu hình với rất nhiều hành vi nhằm kiểm soát phương pháp mà dịch vụ này sẽ xử lý những yêu cầu và các tính năng được áp dụng. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các hành vi này của AWS CloudFront, bao gồm: phương pháp AWS CloudFront lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ đệm, cách CloudFront Amazon giao tiếp với các nguồn của doanh nghiệp, các tiêu đề và siêu dữ liệu nào sẽ được chuyển tiếp đến các nguồn của chúng ta, xây dựng nên các biến thể nội dung nhờ vào thao tác khóa tại bộ nhớ đệm một cách linh hoạt, lựa chọn những chế độ nén sẽ được áp dụng, các phần tiêu đề nào sẽ được thêm vào những phản hồi HTTP của doanh nghiệp,…

Với tính năng phát hiện thiết bị được tích hợp sẵn trong hệ thống, AWS CloudFront có khả năng phát hiện ra loại thiết bị (như máy tính bàn, thiết bị di động, máy tính bảng, tivi thông minh), sau đó, gửi các thông tin này theo dạng tiêu đề HTTP mới đến với các ứng dụng của doanh nghiệp, giúp dễ dàng thích nghi với các biến thể nội dung hoặc những phản hồi khác. Ngoài ra, AWS CloudFront cũng có thể phát hiện được vị trí theo cấp quốc gia của người dùng đã gửi yêu cầu để tiến hành tùy chỉnh thêm các phản hồi.

Triển khai liên tục

Triển khai liên tục cũng là một đặc điểm tuyệt vời khi tìm hiểu về các tính năng nổi bật của AWS CloudFront là gì. Việc triển khai liên tục nhờ dịch vụ AWS CloudFront sẽ giúp doanh nghiệp đạt được cấp độ an toàn rất cao trong suốt quá trình. Lúc này, chúng ta có thể triển khai 2 môi trường riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo giống nhau, như xanh lục và xanh lam. Đồng thời, hệ thống cũng cho phép tích hợp một cách đơn giản vào những quy trình tích hợp và tiến hành phân phối liên tục (CI/CD) theo khả năng để có thể cho ra mắt những bản phát hành mà không có bất cứ sự thay đổi nào về DNS (hay hệ thống tên miền).

Triển khai liên tục

Điều này sẽ đảm bảo người xem của doanh nghiệp có được các trải nghiệm nhất quán thông qua mức độ cố định của các phiên khi chúng ta liên kết các phiên của người xem với cùng một môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể so sánh mặt hiệu suất của những thay đổi thông qua hoạt động theo dõi nhật ký dạng tiêu chuẩn và nhật ký đúng với thời gian thực, song song đó, nhanh chóng hoàn nguyên về cấu hình trước khi phát sinh các thay đổi có tác động tiêu cực đến dịch vụ. Những trường hợp sử dụng phổ biến cho tính năng này bao gồm: xác minh sau khi triển khai, kiểm tra tính tương thích ngược và xác thực những tính năng mới với một nhóm các người xem nhỏ.

Tiết kiệm chi phí

Cuối cùng, tiết kiệm chi phí chính là tính năng nổi bật của AWS CloudFront mà chúng ta không thể bỏ qua.

Những tùy chọn định giá cho mỗi cấp độ triển khai

AWS CloudFront cung cấp cho doanh nghiệp những lựa chọn về chi phí được cá nhân hóa, bao gồm: Amazon CloudFront Security Savings Bundle, thanh toán theo đúng mức sử dụng và mức giá có thể tùy chỉnh. Thanh toán theo đúng mức sử dụng vô cùng đơn giản và doanh nghiệp không cần phải trả trước bất cứ chi phí nào. Nếu muốn nhận được các khoản chiết khấu, gói Amazon CloudFront Security Savings Bundle sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% hóa đơn AWS CloudFront và chúng ta cần cam kết chi tiêu hàng tháng trong thời hạn 1 năm.

Amazon CloudFront Security Savings Bundle sẽ rất tiết kiệm và bao gồm mức triển khai AWS WAF miễn phí lên đến 10% chi tiêu mà doanh nghiệp cam kết hàng tháng. Còn đối với những khách hàng sẵn sàng cam kết về lưu lượng các truy cập tối thiểu nhất định (thông thường từ mức 10 TB/tháng trở lên), AWS CloudFront cũng triển khai những chiết khấu bổ sung đi kèm với chi phí được cam kết riêng.

Truyền các dữ liệu miễn phí giữa dịch vụ AWS và AWS CloudFront đến các tác vụ tải và nạp gốc

Nếu sử dụng những vị trí nguồn của Amazon Web Services như Amazon EC2, Amazon S3 hay AWS Elastic Load Balancing, doanh nghiệp sẽ không phải trả phí cho các dữ liệu được truyền từ vị trí nguồn sang vị trí biên AWS CloudFront (hay còn gọi là kiểu truyền dữ liệu tải nạp gốc).

Giảm các chi phí vận hành gốc

AWS CloudFront sẽ cung cấp miễn phí những bộ nhớ đệm vị trí biên khu vực nhằm tối thiểu hóa các gánh nặng vận hành dành cho những vị trí nguồn và giảm thiểu các chi phí vận hành. Doanh nghiệp còn có thể giảm thêm các khoản chi phí liên quan đến vị trí nguồn nhờ vào việc sử dụng Origin Shield để tối thiểu các số lượng tác vụ tải gốc. Ngoài ra, Origin Shield cũng cung cấp bộ nhớ đệm theo dạng tập trung để tối ưu hóa về mặt tỷ lệ truy cập vào bộ nhớ đệm và tiến hành thu gọn các yêu cầu giữa nhiều khu vực khác nhau, dẫn đến chỉ có duy nhất một yêu cầu gốc cho từng đối tượng.

Những trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng AWS CloudFront?

Sau khi đã hiểu được các tính năng nổi bật của AWS CloudFront, trong phần cuối này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về những trường hợp chúng ta cần phải sử dụng dịch vụ Amazon CloudFront là gì nhé!

Những trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng AWS CloudFront?
  • Mang đến một trang web an toàn và nhanh chóng: Doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận các đối tượng người xem trên quy mô toàn cầu chỉ trong khoảng mili giây với khả năng nén dữ liệu một cách tích hợp, khả năng điện toán biên cũng như mã hóa theo cấp trường.
  • Tăng tốc độ API và phân phối các nội dung động: Doanh nghiệp có nhu cầu tối ưu hóa quá trình phân phối các nội dung trang web động với những cơ sở hạ tầng quy mô toàn cầu chuyên dụng và rất nhiều tính năng của AWS để hỗ trợ cho hoạt động kết thúc biên và WebSockets.
  • Truyền phát các video trực tiếp theo nhu cầu: Doanh nghiệp muốn bắt đầu phát các video trực tiếp một cách nhanh chóng, ổn định và tiến hành phân phối các video này đạt chất lượng cao đến bất cứ thiết bị nào đang tích hợp với AWS Elemental và AWS Media Service.
  • Phân phối những bản vá và cập nhật: Doanh nghiệp muốn tự động mở rộng quy mô cho việc cung cấp các phần mềm, bản vá cho lỗi phát sinh trên các trò chơi cùng các bản nâng cấp, cập nhật OTA (kết nối không dây) cho IoT trên một quy mô lớn và tốc độ truyền tải cao.

Kết luận

Hiểu AWS CloudFront là gì, cách thức hoạt động, các tính năng cũng như trong những trường hợp nào doanh nghiệp nên triển khai dịch vụ này, chúng ta sẽ phân phối các nội dung của mình một cách an toàn, đảm bảo độ trễ thấp cùng tốc độ truyền tải nhanh chóng.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về chuyển đổi số trong kinh doanh, các thông tin nổi bật về các dịch vụ Amazon Web Services, hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.