AWS AMI là gì? Các loại AWS AMI và vòng đời của một Amazon Machine Image

Ngày này, các dịch vụ Amazon Web Services ngày càng phổ biến với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang mong muốn đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh nói chung và trong việc quản lý, lưu trữ các dữ liệu nói riêng. Trong đó, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng và ưa chuộng AWS AMI. Đây chính là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ bạn xây dựng và triển khai được những máy ảo trên nền tảng AMI AWS một cách nhanh chóng, linh hoạt và dễ dàng.

Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết AWS AMI là gì, các loại của AWS AMI, vòng đời cũng như giao dịch mua bán AWS AMI được diễn ra như thế nào nhé!

AWS AMI là gì?

AWS AMI hay Amazon Machine Image là một dạng bản mẫu (template) ảo hóa dịch vụ Amazon Web Services. Amazon Machine Image là một hình ảnh mang tính hoàn chỉnh của một máy ảo và bao gồm: hệ điều hành, cấu hình cũng như các ứng dụng của máy ảo đó. Một AWS AMI có thể được doanh nghiệp ứng dụng nhằm triển khai những phiên bản tương tự như hệ điều hành và các ứng dụng trên những máy ảo khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hệ thống Amazon Web Services sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một số AMI AWS sẵn có, bao gồm những hình ảnh dành cho các hệ điều hành phổ biến trên thị trường hiện nay như: Windows Server, Ubuntu, Amazon Linux, CentOS,… Người dùng cũng có thể xây dựng nên AWS AMI của riêng mình từ một máy ảo đang vận hành và tiến hành lưu trữ chúng để có thể sử dụng lại trong những lần sau này hoặc có thể chia sẻ với những người dùng khác.

AWS AMI là gì?

Một AWS AMI bao gồm những đặc điểm sau đây:

  • Template dành cho root volume của máy chủ ảo instance: Các hệ điều hành, những ứng dụng máy chủ, một số ứng dụng cần thiết,…
  • Launch permissions: Launch permissions chính là các quyền kiểm soát tài khoản Amazon Web Services được phép triển khai AWS AMI nhằm khởi tạo nên máy chủ ảo instance.
  • Block device mapping: Thành phần này sẽ chỉ định đâu là volume sẽ được hệ thống xây dựng bản đồ với instance mỗi khi instance mới được xây dựng. 

Các loại AWS AMI

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các loại AWS AMI bao gồm những gì nhé!. AWS AMI cung cấp cho doanh nghiệp một loạt những hình ảnh có sẵn dành cho các hệ điều hành cũng như các ứng dụng khác nhau. 

Doanh nghiệp muốn lựa chọn được loại AWS AMI phù hợp cho mình, chúng ta cần quan tâm, xem xét một số tiêu chí quan trọng sau đây:

  • Region: Đây là tiêu chí phân chia theo các khu vực mà AWS AMI cho phép hệ thống của doanh nghiệp có thể được sử dụng hoặc hỗ trợ triển khai, tương tự như region của máy chủ ảo instance EC2.
  • Operating system: Đây là tiêu chí phân chia theo các hệ điều hành mà doanh nghiệp đang sử dụng, chẳng hạn như Windows, Linux,…
  • Architecture: Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng và chính xác xem kiến trúc vi xử lý mà chúng ta sẽ lựa chọn là mức 32bit hay 64bit.
  • Launch permissions: Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng và chính xác về quyền truy cập và sử dụng AWS AMI của chúng ta. Các quyền truy cập trong Launch permissions này bao gồm public, explicit và implicit. Trong đó, public là trạng thái doanh nghiệp cho phép quyền truy cập và sử dụng AWS từ toàn bộ các tài khoản Amazon Web Service. Trạng thái explicit thể hiện việc chúng ta cấp phép sử dụng cho những tài khoản Amazon Web Services. Cuối cùng, implicit là trạng thái cấp quyền chỉ có đối tượng sở hữu của AWS AMI mới có thể sử dụng được chúng.
  • Storage for the Root device: Đây là tiêu chí phân chia theo những nơi lưu trữ của Root device. Trong các tiêu chí trên, có thể nói, tiêu chí Storage for the Root device là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu vì tiêu chí này sẽ mang đến ảnh hưởng lớn nhất cho quá trình khởi động, lưu trữ các dữ liệu nằm bên trong hệ thống của instance.
Các loại AWS AMI

Sau đây, Magenest sẽ liệt kê cho doanh nghiệp là một số loại AWS AMI phổ biến nhất hiện nay nhé. Amazon Machine Image sẽ có 2 dạng là dạng AMI cơ bản và dạng AMI ảo hóa Virtualization.

Dạng AMI cơ bản

Trong dạng AMI AWS cơ bản lại được chia ra thành 2 loại khác nhau là EBS-backed AMI và Instance-store AMI. Dưới đây là bảng tổng hợp các đặc điểm chính của hai loại AMI trong dạng AMI cơ bản trên.

Đặc điểm

EBS-backed AMI

Instance-store AMI

Định nghĩa

EBS-backed AMI là loại AWS AMI được xây dựng từ một máy ảo ứng dụng công nghệ của AWS EBS (Amazon Elastic Block Store) để làm thành hệ thống lưu trữ.

Instance-store AMI là loại AWS AMI được lưu trữ tại ổ cứng vật lý nằm trong máy chủ EC2 hay còn được gọi là Instance-store volumes.

Thời gian boot

Thời gian boot của EBS-backed AMI chậm hơn so với Instance-store AMI do quá trình kết nối đến EBS volume.

Thời gian boot của Instance-store AMI nhanh hơn so với EBS-backed AMI do các dữ liệu được lưu trữ tại ổ cứng vật lý nằm trong máy chủ EC2.

Giới hạn của dữ liệu

Khả năng lưu trữ dữ liệu của hệ thống không gặp phải bất kỳ giới hạn nào.

Giới hạn của việc lưu trữ các dữ liệu trên hệ thống sẽ phụ thuộc vào ổ cứng vật lý nằm trong máy chủ EC2.

Mức chi phí

Mức chi phí thường cao hơn so với Instance-store AMI do phải  sử dụng EBS volume.

Mức chi phí thường thấp hơn so với EBS-backed AMI do không sử dụng EBS volume.

Trạng thái dừng (stop state)

Khi tiến hành dừng (stop) một instance nào đó, các dữ liệu của hệ thống được lưu trữ tại instance và EBS volume có thể được khởi động lại vào bất cứ lúc nào.

Khi tiến hành dừng (stop) một instance nào đó, các dữ liệu của hệ thống sẽ được lưu trữ tạm thời tại ổ cứng instance-store và các dữ liệu này cũng sẽ bị mất khi chúng ta dừng instance.

Để lựa chọn được loại AWS AMI phù hợp, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yêu cầu cụ thể cũng như tình huống thực tế của chúng ta.

Dạng cơ bản

Loại EBS-backed AMI thường được doanh nghiệp lựa chọn nhờ vào tính linh hoạt và khả năng có thể quản lý các dữ liệu một cách vô cùng dễ dàng. Mặt khác, Instance-store AMI sẽ được doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng khi chúng ta cần đến yếu tố hiệu suất cao, đồng thời, không yêu cầu các tính năng về lưu trữ dữ liệu trong hệ thống một cách linh hoạt.

Dạng AMI ảo hóa Virtualization

Dạng AWS AMI ảo hóa Virtualization có thể được hiểu đơn giản là những loại AMI AWS vận hành dựa vào các công nghệ ảo hóa Virtualization mà Amazon Web Service ứng dụng nhằm tạo nên các máy ảo.

Hiện nay, dạng AWS AMI ảo hóa Virtualization được chia thành 2 loại AMI ảo hóa chính và phổ biến sau đây:

  • Dạng ảo hóa máy ảo (Hardware Virtual Machine hay HVM): Hardware Virtual Machine là một công nghệ ảo hóa được sử dụng phổ biến trong Amazon Web Service, cho phép doanh nghiệp vận hành các máy ảo trên những phần cứng vật lý. AWS AMI Hardware Virtual Machine thiết lập nên các máy ảo theo dạng độc lập và mang đến cho hệ thống khả năng tương thích cùng nhiều hệ điều hành và ứng dụng khác nhau
  • Dạng ảo hóa máy ảo có hỗ trợ Xen (Paravirtualization hay PV): Paravirtualization là một công nghệ ảo hóa đời cũ hơn so với dạng ảo hóa máy ảo Hardware Virtual Machine. Paravirtualization hỗ trợ doanh nghiệp vận hành được trên những thế hệ instance EC2 cũ. AWS AMI Paravirtualization ứng dụng phương pháp ảo hóa nhờ vào hypervisor Xen và chúng cũng yêu cầu một vài thay đổi, tùy chỉnh nhỏ bên trong hệ điều hành guest nhằm hỗ trợ cho hoạt động của Paravirtualization.
Dạng ảo hóa Virtualization

Cả hai loại ảo hóa ảo hóa máy ảo Hardware Virtual Machine và ảo hóa máy ảo có hỗ trợ Xen Paravirtualization đều cung cấp cho doanh nghiệp một môi trường máy ảo đầy đủ và có tính linh hoạt để dễ dàng triển khai các ứng dụng trên Amazon Web Services. Để có thể lựa chọn và triển khai hiệu quả giữa hai dạng giữa Hardware Virtual Machine và Paravirtualization, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yêu cầu của ứng dụng cũng như khả năng tương thích với những thế hệ instance EC2 khác nhau.

Tìm hiểu về vòng đời của một Amazon Machine Image

Sau khi hiểu rõ về những loại Amazon Machine Image phổ biến, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về vòng đời của một Amazon Machine Image diễn ra như thế nào nhé! 

Có thể nói, vòng đời của AWS AMI sẽ bắt đầu khi một AMI mới được tạo ra (còn gói là AMI Created) từ một instance hoặc từ một AMI AWS hiện có. Tiếp theo, AMI này sẽ được chuyển thành trạng thái AMI Available. Trạng thái này sẽ cho phép AMI được sử dụng cho quá trình khởi tạo nên các instance mới. 

Sau đó, khi đang trong trạng thái AMI In Use, AWS AMI sẽ được sử dụng để vận hành các instance EC2, từ đó, đáp ứng được các nhu cầu triển khai dịch vụ của người dùng. Cuối cùng, AWS AMI có thể sẽ bị gỡ bỏ (còn gọi là AMI Deregistered) khi AMI này không còn cần thiết cho doanh nghiệp hoặc chúng ta muốn gỡ bỏ chúng khỏi tài khoản sử dụng của mình.

Sau đây là bảng tổng hợp của Magenest về vòng đời của một Amazon Machine Image dành cho các doanh nghiệp.

Giai đoạn

Đặc điểm

Ý nghĩa

Hoạt động chính

AMI Created

Một AMI mới được tạo nên.

AMI này được tạo nên nhưng chúng vẫn chưa sẵn sàng để được triển khai.

Tạo nên AMI từ instance hoặc từ AMI hiện đang có.

AMI Available

AMI này đã sẵn sàng để được doanh nghiệp sử dụng.

AMI này có thể được sử dụng cho quá trình khởi tạo nên các instance EC2 mới.

Khởi tạo nên instance từ AMI.

AMI In Use

AMI này đang được sử dụng cho việc vận hành các instance EC2.

AMI này đang vận hành các instance EC2 và tiến hành cung cấp các dịch vụ.

Triển khai và quản lý những instance từ AMI.

AMI Deregistered

AMI này đã bị hệ thống gỡ bỏ.

AMI này đã không còn sẵn bên trong tài khoản của doanh nghiệp và chúng ta không thể sử dụng chúng được nữa.

Hệ thống sẽ gỡ bỏ AMI này ra khỏi tài khoản.

Amazon Linux AMI là gì?

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về Amazon Linux AMI là gì nhé!

Amazon Linux AMI là gì?

Amazon Linux AMI chính là một hệ điều hành Linux theo hướng tối ưu hóa được Amazon Web Services xây dựng và phát triển. Amazon Linux AMI được đặc biệt AWS xây dựng nên cho quá trình vận hành, triển khai trên những instance EC2 trong hệ thống của dịch vụ AWS. 

Sau đây là bảng tổng hợp và so sánh về một số đặc khác nhau giữa Amazon Linux AMI với những AMI khác dành cho doanh nghiệp.

Đặc điểm

Amazon Linux AMI

Những AMI khác

Khả năng tối ưu hóa dành cho AWS

Amazon Linux AMI được tích hợp sâu với các dịch vụ AWS và được tối ưu hóa về mặt hiệu suất đối với quá trình vận hành trên nền tảng AWS.

Những AMI khác sẽ không có được khả năng tối ưu hóa đặc biệt dành cho AWS mà sẽ tùy thuộc vào các hệ điều hành cũng như cấu hình chúng đang được sử dụng.

Hỗ trợ các mã nguồn mở

Amazon Linux AMI sử dụng những gói cài đặt từ dạng mã nguồn mở, do đó, hệ điều hành này có thể hỗ trợ các công cụ quản lý gói, chẳng hạn như yum và rpm.

Những AMI khác có thể sử dụng những gói từ mã nguồn mở và doanh nghiệp cần căn cứ chính xác AMI cụ thể và hệ điều hành nào đang được sử dụng để lựa chọn phù hợp.

Cập nhật theo định kỳ

Amazon Linux AMI cung cấp cho doanh nghiệp các bản cập nhật định kỳ, đảm bảo an toàn bảo mật và sửa lỗi, tăng tính ổn định cho quá trình sử dụng.

Những AMI khác cũng có các bản cập nhật định kỳ, tuy nhiên, chúng ta cần phải kiểm tra từng AMI một cách cụ thể, kỹ lưỡng.

Tích hợp sẵn các công cụ AWS

Amazon Linux AMI được tích hợp sẵn với những công cụ như AWS CLI và thư viện của AWS SDK, giúp doanh nghiệp tăng tính tương tác và nâng cao khả năng quản lý dễ dàng với AWS.

Những AMI khác cần phải được doanh nghiệp cài đặt và cấu hình các công cụ như AWS CLI và thư viện của AWS SDK trong hệ thống mới sử dụng được.

Hỗ trợ những dự án theo hướng đám mây

Amazon Linux AMI được xây dựng nhằm hỗ trợ những dự án hướng đám mây, chẳng hạn như việc vận hành ứng dụng phân tán và xử lý các dạng dữ liệu lớn.

Những AMI khác cũng có khả năng hỗ trợ những dự án hướng đám mây và doanh nghiệp cần căn cứ vào việc cấu hình và ứng dụng để có lựa chọn sử dụng phù hợp.

Sau phần tổng hợp và so sánh trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng hệ điều hành Amazon Linux AMI có thể không phù hợp cho toàn bộ các trường hợp sử dụng của chúng ta. Trong một vài trường hợp cụ thể, chúng ta có thể yêu cầu triển khai những AMI khác, chẳng hạn như Windows Server, Ubuntu hoặc CentOS, tùy thuộc vào các yêu cầu của chính mình.

Giao dịch AWS AMI như thế nào?

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về giao dịch mua – bán AWS AMI diễn ra như thế nào nhé!

Quá trình giao dịch mua – bán Amazon Machine Image sẽ được tiến hành thông qua dịch vụ AWS Marketplace. Đây là một nền tảng trực tuyến cho phép những người dùng có thể dễ dàng mua và bán những dịch vụ, ứng dụng, trong đó có AWS AMI trên nền tảng Amazon Web Services. Sau đây là 2 quy trình giao dịch mua và bán AWS AMI trên nền tảng AWS Marketplace:

Giao dịch AWS AMI như thế nào?

Quy trình mua AWS AMI trên nền tảng AWS Marketplace:

  • Doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm chính xác AMI chúng ta cần mua.
  • Xem xét các thông tin chi tiết, cụ thể về AMI này trên nền tảng AWS Marketplace.
  • Lựa chọn Buy now để mua ngay hoặc Subscribe để đăng ký.
  • Doanh nghiệp tiến hành hoàn tất quá trình thanh toán để có thể sở hữu được AMI này cho mình.

Quy trình bán AWS AMI trên nền tảng AWS Marketplace:

  • Doanh nghiệp tiến hành đăng ký cho mình một tài khoản nhà phát triển.
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng AMI mà chúng ta cần bán trên nền tảng AWS Marketplace.
  • Đăng ký AMI này trên nền tảng AWS Marketplace.
  • Điền đầy đủ các thông tin chi tiết, cụ thể về AMI trong hệ thống của AWS Marketplace, bao gồm: mô tả, mức giá, vấn đề hỗ trợ sau mua,…
  • Doanh nghiệp cần chờ AMI nhận được xét duyệt có thể bán từ AWS Marketplace.
  • AMI của doanh nghiệp đã sẵn sàng để bán cho người dùng.

Chia sẻ AWS AMI là gì?

Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về chia sẻ Amazon Machine Image AMI là gì nhé!

Chia sẻ AWS AMI là quá trình doanh nghiệp tiến hành chia sẻ AMI giữa những tài khoản Amazon Web Service khác nhau. Khi chia sẻ AMI, doanh nghiệp sẽ cho phép các tài khoản khác có thể sử dụng AMI của chúng ta nhằm để khởi tạo nên các instance EC2. 

Trong quá trình chia sẻ AWS AMI, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định xem chúng ta sẽ cung cấp quyền truy cập cho các tài khoản Amazon Web Service này chỉ được xem hoặc chia sẻ tất cả các quyền truy cập đầy đủ đối với AMI này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh linh hoạt các quyền truy cập vào AMI này bất cứ khi nào và tiến hành hủy bỏ quyền truy cập cho các tài khoản Amazon Web Service nếu cần thiết.

Kết luận

Amazon Machine Image chính là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và triển khai được những máy ảo trên nền tảng AMI AWS một cách nhanh chóng, linh hoạt và dễ dàng. Có thể nói, nếu triển khai hiệu quả Amazon Machine Image, đây sẽ là một trong những yếu tố góp phần giúp doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh của mình trong thời đại công nghệ bùng nổ này.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về các dịch vụ Amazon Web Service, hãy liên hệ Magenest ngay nhé! Hiện nay, Magenest chính là đơn vị tiên phong trong mạng lưới các đối tác của Amazon Web Service tại Việt Nam, chắc chắn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng điện toán đám mây AWS mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các dữ liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính tiết kiệm. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ AWS của Magenest trong trang thông tin tổng hợp sau đây nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.