Chuyển đổi số trong thương mại điện tử đang là xu hướng bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam trong giai đoạn 2023 – 2024. Để có thể thích ứng và triển khai hiệu quả xu hướng này, doanh nghiệp cần hiểu rõ về tình hình thương mại điện tử Việt Nam hiện nay, các hoạt động và số liệu về kết quả đạt được của chuyển đổi số trong thương mại điện tử nội địa và quốc tế năm 2023 cũng như các yếu tố hỗ trợ cho hành trình hướng đến kỷ nguyên số hóa của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2024.
Doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề chuyển đổi số trong thương mại điện tử tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai nhé!
Mục lục
Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2023
Theo báo cáo trích dẫn của báo Người lao động, mức doanh thu NMV (hay Net Merchandise Value – tổng giá trị của toàn bộ đơn hàng được giao thành công) trên các sàn thương mại điện tử trong nửa đầu năm 2023 lên đến 92.745 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 400,000 cửa hàng trên nền tảng trực tuyến phát sinh đơn hàng và khoảng 900 triệu sản phẩm đã được bán ra. Nếu so sánh với các kết quả trong cùng kỳ năm ngoái, doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ đến 46%.
Doanh thu NMV của quý I và quý II năm 2023 được ghi nhận lần lượt là 43,000 và 50,000 tỷ đồng. Tổng doanh thu và sản lượng trên toàn thị trường thương mại điện tử trong quý II năm 2023 đạt mức tăng trưởng trung bình hơn 22% khi so sánh với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng trực tuyến sở hữu lượt bán ra lại giảm khoảng 18%. Kết quả này cũng chỉ ra rằng, các nhà bán hàng cá nhân, công ty quy mô nhỏ lẻ, hoạt động không có tính chuyên nghiệp sẽ dần rút chân ra khỏi thị trường thương mại điện tử. Song song đó, lợi nhuận sẽ dần đổ về các doanh nghiệp và người bán cá nhân thực sự đầu tư chuyên nghiệp và tâm huyết trong việc bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.
Theo báo cáo của Metric, sau quý II năm 2023, thứ hạng về mức doanh thu của các sàn thương mại điện tử có sự nhiều thay đổi, nhất là sự tăng trưởng ngoạn mục của Tiktok shop. Tiktok shop ra đời từ tháng 4 năm 2022 và chỉ cần đến quý I năm 2023, doanh thu của Tiktok shop chỉ kém sàn thương mại điện tử nổi tiếng Lazada khoảng 3.5%. Bước sang quý II năm 2023, nền tảng Tiktok shop chính thức vượt qua Lazada để vươn lên trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ đứng sau Shopee.
Xét về mặt địa lý, trong quý I và quý II năm 2023, Hà Nội là địa điểm đạt mức doanh số kinh doanh thương mại điện tử cao nhất cả nước với 27,000 tỷ đồng, đạt hơn 45%. Vị trí thứ 2 là TP.HCM với 20.300 tỷ đồng doanh số, đạt hơn 34%.
Tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng và những tác động sâu rộng đến toàn bộ đời sống của người tiêu dùng, ngành thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2023 đã, đang và sẽ tích cực chuyển mình nhằm theo đuổi mục tiêu dài hạn tăng trưởng bền vững. Trong đó, phần lớn sức mạnh của sự tăng trưởng này dựa vào sự phát triển vượt bậc về công nghệ kỹ thuật và nhất là quá trình chuyển đổi số trong thương mại điện tử một cách nhanh chóng.
Có thể nói, 10 năm đầu tiên của ngành thương mại điện tử chính là quá trình chúng ta đầu tư vào các hạng mục hạ tầng, công nghệ, thương mại, dịch vụ,… Bước sang kỷ nguyên tiếp theo, lĩnh vực thương mại điện tử cần phải tiến đến chiều sâu, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số nhằm đạt được mục tiêu dài hạn tăng trưởng bền vững. Xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục được mở rộng và kéo dài hơn nữa trong thời gian tới.
Chuyển đổi số trong thương mại điện tử Việt Nam
Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về chuyển đổi số trong thương mại điện tử Việt Nam, bao gồm khu vực nội địa và khu vực quốc tế nhé!
Chuyển đổi số trong thương mại điện tử nội địa
Chỉ trong quý I và quý II năm 2023, mức doanh số ngành thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đã đạt đến 10,3 tỷ USD, tăng mạnh đến 25% so với kết quả cùng kỳ năm 2022 và đạt khoảng 7.7% doanh thu về sản phẩm – dịch vụ tiêu dùng trong cả nước. Theo dự báo, trong giai đoạn 2022 – 2025 sắp tới, nền kinh tế ứng dụng mạng Internet của Việt Nam sẽ sở hữu tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong khu vực và đạt đến 31%/năm.
Theo đánh giá của Google, đến nay, quy mô nền kinh tế số của Việt Nam đã đạt hơn 23 tỷ USD và có thể sẽ đạt mức khoảng 50 tỷ USD sau 3 năm nữa nếu chúng ta tiếp tục duy trì được mức độ tăng trưởng như hiện tại. Doanh thu trong ngành bán lẻ ứng dụng số hóa hàng hóa, sản phẩm trực tuyến của Việt Nam hiện đang đạt 14 tỷ USD và theo dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng lên đến 32 tỷ USD trong năm 2025.
Trong đó, tỷ trọng doanh thu của hoạt động thương mại điện tử B2C đạt khoảng 7.8 – 8% so với tổng mức doanh thu bán lẻ sản phẩm – dịch vụ tiêu dùng trên phạm vi cả nước.
Theo thống kê, những loại sản phẩm – dịch vụ được các đối tượng khách hàng lựa chọn mua sắm trên các nền tảng trực tuyến nhiều nhất hiện nay bao gồm:
- Lĩnh vực thời trang – làm đẹp gồm quần áo, giày dép và mỹ phẩm đạt 76%
- Các thiết bị gia dụng đạt 67%
- Sản phẩm công nghệ và hàng điện tử đạt 61%
- Những loại sách, hoa và quà tặng đạt 53%
- Một số dịch vụ xem phim trực tuyến đạt 35%
- Lương thực – thực phẩm đạt 32%
Mức độ tăng trưởng của thương mại điện tử trong những năm qua cho thấy được xu hướng tiêu dùng của khách hàng đã có sự thay đổi nhất định, đặc biệt là khả năng tiếp cận và tận dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng công nghệ thông tin hiện đại của người dùng ngày càng cao hơn rất nhiều.
Nếu xem xét ở góc độ tổng thể, chúng ta có thể thấy, cơ cấu hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực khi giảm thiểu hàm lượng hàng hóa xuất khẩu thô và gia tăng xuất khẩu các loại sản phẩm đã qua chế biến, những sản phẩm công nghiệp,… Từ đó, hàng hóa Việt Nam sẽ được tạo điều kiện để tham gia sâu hơn nữa vào các chuỗi sản xuất hiện đại với mức cung ứng toàn cầu.
Theo dự kiến, về mức độ tăng trưởng ngành thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2023 sẽ vượt trên 25% và quy mô đạt trên 20 tỷ USD. Lúc này, chính sự phát triển vượt bậc của kinh doanh thương mại điện tử nội địa sẽ tạo động lực quan trọng trong tăng trưởng nền kinh tế và dẫn dắt xu hướng chuyển đổi số trong thương mại điện tử tại doanh nghiệp.
Trong đó, những công cụ thanh toán, nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các tài khoản trong những ví điện tử liên kết với trang thanh toán trong cửa hàng trực tuyến của các doanh nghiệp. Kết quả này càng thể hiện rõ hơn tốc độ chuyển đổi số trong các giao dịch thương mại điện tử nội địa đã được cải thiện và có bước nhảy vọt đáng kể. Đây được đánh giá là một thành công lớn trong xu hướng chuyển đổi số trong thương mại điện tử của vào năm 2023.
Về khía cạnh phân phối và vận chuyển, từ những năm đại dịch Covid-19 đến năm 2023 hiện nay, các chuỗi cung ứng cũng như lĩnh vực logistic của Việt Nam đã dần được hoàn thiện với việc ứng dụng sâu rộng sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại. Quá trình giao hàng đang ngày càng được tự động hóa trong nhiều bước, đảm bảo cả về tốc độ lẫn chất lượng dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Khi khá nhiều khách hàng chia sẻ đã không còn quá lo lắng trong vấn đề kiểm tra đơn hàng được giao, chúng ta có thể thấy, niềm tin của người tiêu dùng về thương mại điện tử nói chung và những tiến bộ tích cực trong công cuộc chuyển đổi số trong thương mại điện tử nói riêng tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định.
Chuyển đổi số trong thương mại điện tử xuyên biên giới
Năm 2023, hành trình chuyển đổi số trong thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng các nền tảng thương mại điện tử hiện đại như Magento, Shopify,… để phát triển kinh doanh trực tuyến quốc tế, thay vì chỉ xuất khẩu và giao dịch theo phương thức truyền thống với những doanh nghiệp đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng tạo điều kiện và đẩy mạnh các chương trình hợp tác, liên kết trong thương mại điện tử xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp trong nước với những đối tác là các sàn thương mại điện tử quốc tế nổi tiếng và uy tín, chẳng hạn như Amazon, Alibaba,… Nhờ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội số hóa và đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng số hóa các sản phẩm – dịch vụ của mình đến các thị trường và khách hàng tiềm năng theo quy mô quốc tế. Không những vậy, với các chương trình hợp tác này, các mặt hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam, bao gồm nông sản – thực phẩm đã qua chế biến, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng,… có thể được đưa vào kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế, nâng cao khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng từ nhiều quốc gia, khu vực khác trên thế giới.
Trong năm 2023, rất nhiều doanh nghiệp và mặt hàng của Việt Nam đã theo xu hướng chuyển đổi số trong thương mại điện tử và mở rộng kinh doanh tại những thị trường quốc tế khó tính, bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Đây là thành công lớn trong bước đầu hướng đến kỷ nguyên số hóa thương mại điện tử Việt Nam, mục tiêu ngắn hạn trong năm 2024 và mục tiêu dài hạn duy trì bền vững cho tương lai.
Hướng đến kỷ nguyên số hóa của thương mại điện tử Việt Nam năm 2024
Hành trình hướng đến kỷ nguyên số hóa của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2024 đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét và chuẩn bị cho mình rất nhiều yếu tố. Doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem qua đó là những yếu tố gì nhé!
Đào tạo đội ngũ nhân sự phát triển chuyển đổi số
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đào tạo cho mình đội ngũ nhân sự phát triển chuyển đổi số chuyên môn hóa cao. Hiện nay, trên thị trường có không ít nguồn nhân lực trẻ và với chuyên môn về thương mại điện tử và nếu doanh nghiệp thu hút và đào tạo quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số cho đội ngũ này thì quá trình phát triển kinh doanh trực tuyến định hướng chuyển đổi số trong thương mại điện tử của chúng ta sẽ dễ dàng và nhanh chóng đạt được kết quả tốt hơn rất nhiều.
Ứng dụng các công nghệ hiện đại
Ứng dụng các công nghệ hiện đại là yếu tố không thể thiếu trong hành trình chuyển đổi số trong thương mại điện tử của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ còn ứng dụng công nghệ thông tin thông thường vào quy trình và hoạt động thì đây chỉ là việc số hóa bình thường nhằm mục tiêu là nâng cao năng suất chứ không thể mang tính đột phá cũng như đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số sâu rộng. Để có thể phát triển vượt bậc và tạo nên một kỷ nguyên số hóa mạnh mẽ trong năm 2024, doanh nghiệp không thể không ứng dụng những công nghệ mới trong lĩnh vực thương mại điện tử, chẳng hạn như IoT, Big Data, AI, Blockchain,…
Ví dụ, khi doanh nghiệp triển khai các công nghệ thông tin thông thường, đơn giản trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm thì tem rất dễ bị làm giả. Còn nếu chúng ta triển khai công nghệ cao hơn như AI và Blockchain thì mức độ an toàn bảo bảo mật về tem nguồn gốc – xuất xứ sẽ cao và hạn chế tối đa việc bị làm giả hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp mới tiếp cận, hoạt động và tạo dựng được niềm tin của khách hàng mạnh mẽ ở các thị trường quốc tế khó tính.
Tuy nhiên, đây vừa lợi thế nhưng đồng thời cũng là thách thức cho doanh nghiệp khi chính những công nghệ cao này sẽ bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện nhiều lừa đảo, gian lận trong thương mại điện tử.
Không những vậy, khi nền kinh tế số ngày càng phát triển, các mô hình và phương thức kinh doanh trực tuyến mới, chẳng hạn như các loại tiền kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo AI, kinh doanh online ứng dụng công nghệ blockchain,… cũng ngày càng bùng nổ và được ứng dụng rộng rãi, những khó khăn, thách thức về các quy định quản lý và chính sách pháp lý tương ứng cũng nảy sinh và cần được đáp ứng kịp thời.
Các quy định quản lý và chính sách hỗ trợ phù hợp
Trong quá trình phát triển kinh doanh trực tuyến nói chung và hành trình chuyển đổi số trong thương mại điện tử nói riêng, doanh nghiệp cần luôn phải theo dõi chặt chẽ và liên tục những cập nhật mới nhất về quy định quản lý của Nhà nước, bao gồm: quy định về việc quản lý thị trường, quản lý các doanh nghiệp, chính sách thuế, quy định về hải quan, các quy chuẩn quản lý và quy định về an toàn an ninh mạng,…
Bên cạnh đó, hiện nay, Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về các mặt tài chính cùng những chính sách tạo nên sự cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử. Không những vậy, Nhà nước cũng đang có các quy định về sàng lọc và xử lý hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm các luật về giao dịch, mua bán trên nền tảng thương mại điện tử,… Đây chính là những chính sách hỗ trợ tuyệt vời mà doanh nghiệp có thể tận dụng để phát triển mạnh mẽ hơn trong hành trình chuyển đổi số trong thương mại điện tử của mình.
Kết luận
Doanh nghiệp muốn thích ứng và triển khai hiệu quả chuyển đổi số trong thương mại điện tử cần hiểu rõ về tình hình thương mại điện tử Việt Nam những năm gần đây, các hoạt động và số liệu về kết quả đạt được của chuyển đổi số trong thương mại điện tử nội địa và quốc tế năm 2023 cũng như các yếu tố hỗ trợ cho hành trình hướng đến kỷ nguyên số hóa của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2024.
Để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về thương mại điện tử trong và ngoài nước cũng như các bí quyết quản lý doanh nghiệp, quản trị khách hàng trực tuyến hiệu quả, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi các bài viết mới nhất của Magenest ngay nhé!