Ngày nay, Mobile App cực kỳ phổ biến và được doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử eCommerce nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng, nâng cao độ nhận diện cùng danh tiếng thương hiệu để từ đó phát triển doanh số và doanh thu bán hàng vượt bậc. Để hiểu rõ thêm về Mobile App là gì cũng như phân loại và tầm quan trọng của loại ứng dụng này với doanh nghiệp, hãy theo dõi bài viết sau của Magenest nhé!
Mục lục
Mobile App là gì?
Mobile App là những ứng dụng được lập trình dành riêng cho các thiết bị di động như máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Người dùng có thể sử dụng Mobile App để nhanh chóng truy cập vào các nội dung mà họ mong muốn xem ngay trên chính các thiết bị di động đó. Mobile App được thiết kế để giúp người dùng dễ dàng truy cập theo dõi tin tức, xem các nội dung, chương trình giải trí và đặc biệt là mua sắm trên các kênh thương mại điện tử,…
Ngày nay, hàng trăm ngàn Mobile App thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau ra đời và chúng cũng chứa đựng một số lượng lớn những đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm, thu thập, xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó lâu dài.
Phân loại Mobile App?
Sau khi đã hiểu được khái niệm Mobile App là gì, tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân loại Mobile App nhé.
Native Mobile App là gì?
Native Mobile App là ứng dụng gốc, một dạng App mà người dùng sử dụng để tải các nội dung ưa thích về thiết bị di động của họ và sẽ người dùng sẽ truy cập các App này để có thể sử dụng. Native Mobile App được lập trình viên viết bằng những ngôn ngữ riêng biệt, tương ứng với từng hệ điều hành, mà phổ biến nhất hiện nay là hai nền tảng iOS và Android.
Một số ví dụ về Native Mobile App: ứng dụng Camera, GPS ngay trên Smartphone, các App tra từ điển, các dạng Game Mobile hoạt động được khi ngoại tuyến,..
Hybrid Mobile App là gì?
Hybrid Mobile App là ứng dụng lai, một dạng App kết hợp các đặc điểm nổi bật nhất của cả Web App và Native App. Hybrid Mobile App được thiết kế bằng những ngôn ngữ lập trình Website là Javascript, CSS3, HTML5. Tương tự Native Mobile App, Hybrid Mobile App cũng có thể được người dùng tải về từ các chợ ứng dụng để truy cập và sử dụng.
Một số ví dụ về Hybrid Mobile App: các App Social Media như Instagram hay Twitter, các ứng dụng đặt xe và giao đồ ăn như Uber hay Grab,…
Sự khác nhau giữa Native Mobile App và Hybrid Mobile App là gì?
Sau khi đã biết về Native Mobile App và Hybrid Mobile App là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn sự khác nhau giữa hai ứng dụng này nhé.
Trải nghiệm của người sử dụng
Native Mobile App có khả năng tương thích một cách tối ưu giữa Mobile App với các hệ điều hành riêng biệt, phổ biến là iOS và Android. Qua đó, loại App này mang lại cho chúng ta các sản phẩm có hiệu năng tuyệt vời, đáp ứng các mong muốn, nhu cầu và nâng cao trải nghiệm di động tốt hơn cho người dùng.
Hybrid Mobile App lại không có khả năng tối ưu trải nghiệm người dùng ở đa dạng nền tảng khác nhau tốt bằng Native Mobile App. Nếu doanh nghiệp ưu tiên tệp khách hàng sử dụng điện thoại iOS thì những người dùng điện thoại Android sẽ không được tập trung quan tâm, đáp ứng nhu cầu nhiều và ngược lại. Do đó, Hybrid Mobile App phù hợp hơn với các doanh nghiệp có chi phí vừa phải và mong muốn thời gian lập trình App ngắn.
Hiệu năng App
Native Mobile App sở hữu hiệu năng ứng dụng vô cùng tốt vì mỗi hệ điều hành khác nhau sẽ sử dụng duy nhất một ngôn ngữ lập.
Hybrid Mobile App lại cần lớp trung gian được thêm ở giữa nền tảng đích với mã nguồn. Điều này khiến cho hiệu năng của App không được tốt khi so sánh với Native Mobile App.
Chi phí thiết kế dành cho App
Native Mobile App: Để lập trình nên một Native Mobile App hoàn thiện, doanh nghiệp cần phải sở hữu đội ngũ lập trình công nghệ, kỹ thuật có chuyên môn cao ở nhiều hệ điều hành khác nhau như iOS và Android. Đây cũng chính là lý do khiến chi phí thiết kế Native Mobile App mà chúng ta phải chi trả là khá cao.
Hybrid Mobile App: Có ưu thế về mặt chi phí hơn so với Native Mobile App, vì loại ứng dụng này chỉ cần duy nhất một Codebase để xây dựng cho một hệ điều hành bất kỳ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp.
Thời gian phát triển App
Native Mobile App sẽ làm doanh nghiệp tiêu tốn nhiều thời gian cho quá trình lập trình và phát triển ứng dụng, đặc biệt là thao tác tối ưu thiết kế hình ảnh, giao diện, kích thước,… ở các thiết bị Mobile khác nhau và ở những nền tảng tương ứng, chẳng hạn, hệ điều hành iOS cho iPhone hay hệ điều hành Android cho Samsung, Xiaomi,…
Hybrid Mobile App lại ít tốn thời gian viết Code và quá trình phát triển cũng nhanh hơn so với Native Mobile App. Loại App này chỉ cần một Codebase và ứng dụng các công nghệ Web hiện đại như CSS, HTML5, Javascript,… giúp nhanh chóng chuyển những ý tưởng phác thảo của chúng ta thành nguyên mẫu.
Khả năng bảo trì ứng dụng
Native Mobile App ở từng nền tảng khác nhau sẽ có mỗi Code riêng biệt tương ứng. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải liên tục bảo trì số lượng lớn các Code.
Hybrid Mobile App chỉ có một Codebase nên doanh nghiệp cũng chỉ cần bảo trì duy nhất Codebase này, cực kỳ tiết kiệm thời gian và công sức.
Tầm quan trọng của Mobile App đối với doanh nghiệp là gì?
Hiểu được tầm quan trọng của Mobile App là gì, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều động lực mạnh mẽ hơn để đầu tư chi phí, thời gian, công sức lập trình và ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.
Sự phổ biến của điện thoại thông minh
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng và dần có thể thay thế được các dòng điện thoại truyền thống chỉ có tính năng nghe – gọi. Song song đó, phần lớn người dùng hiện nay, từ học sinh – sinh viên, nhân viên văn phòng, các chủ cửa hàng, doanh nhân đến những người hoạt động trên các nền tảng Social Media hay các game thủ đều lựa chọn sử dụng các Mobile App trên chiếc điện thoại thông minh của mình. Chính vì vậy, Mobile App ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mong muốn phát triển kinh doanh online, nhất là kinh doanh thương mại điện tử eCommerce.
Tạo khả năng hiển thị tốt hơn
Nếu trước đây, nhiều công việc liên quan đến công nghệ, lập trình thường chỉ được triển khai trên các thiết bị như máy tính xách tay hay máy tính để bàn thì ngày nay, điện thoại thông minh Smartphone ngày càng phát triển mạnh mẽ, được người dùng sử dụng để giải quyết những khối lượng công việc lớn mà trước đây vốn là nhiệm vụ của Laptop hay Desktop.
Khi thao tác làm việc trên điện thoại thông minh, người dùng chắc chắn sẽ sử dụng rất nhiều Mobile App với những tính năng khác nhau hỗ trợ công việc của mình. Mà Mobile App lại có khả năng hiển thị tốt, giúp người dùng có nhiều trải nghiệm hài lòng, tuyệt vời hơn. Có thể nói, chính nhờ khả năng hiển thị tuyệt vời này, doanh nghiệp có thể tận dụng chính Mobile App để quảng bá thêm cho thương hiệu và sản phẩm của mình ngày càng được nhiều người dùng biết đến hơn.
Nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng
Hiện nay, hầu như mọi người dùng đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh và sử dụng các App tải từ chợ ứng dụng để học tập, làm việc, giải trí, mua sắm online, đặt hàng,… Chính vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nếu đầu tư phát triển Mobile App sẽ dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn trong việc tiếp cận với những đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.
Tăng trải nghiệm cho khách hàng
So với Mobile Website hay các công cụ khác được tích hợp trên Smartphone, Mobile mang đến những trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng. Đặc biệt, khi Mobile App được cài đặt trên chính chiếc điện thoại thông minh mang tính cá nhân hóa, người dùng sẽ cảm thấy quen thuộc và gần gũi hơn rất nhiều. Chính vì vậy, Mobile App đóng vai trò cực kỳ quan trọng với các doanh nghiệp có mục tiêu tăng trải nghiệm cho khách hàng của mình.
Tạo sự đa dạng cho việc quảng bá thương hiệu
Như đã trình bày ở các ý trước, sở hữu Mobile App cho hoạt động kinh doanh online còn giúp doanh nghiệp quảng bá và tăng độ nhận diện thương hiệu của mình đến người dùng một cách đa dạng, rộng rãi và nhanh chóng đạt nhiều hiệu quả tích cực về cả danh tiếng lẫn doanh số, doanh thu bán hàng.
Một số cách để xây dựng Mobile App
Nội bộ tự lập trình
Nếu doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lập trình viên có kiến thức chuyên môn cao, có khả năng viết các ngôn ngữ linh hoạt, thành thạo và đặc biệt là có nhiều thời gian thì chúng ta sẽ dễ dàng tự xây dựng cho mình một Mobile App riêng. Một số ngôn ngữ lập trình mà doanh nghiệp thường ứng dụng để thiết kế Mobile App là Java, Swift và Objective-C.
Thuê các Agency hỗ trợ
Với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, không có chuyên môn kỹ thuật cao hoặc không muốn tốn quá nhiều thời gian để thực hiện code tay thì có thể chọn việc thuê các Agency cung cấp các dịch vụ thiết kế App.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử muốn sở hữu Mobile App với đa dạng tính năng hữu ích, hỗ trợ hiệu quả hoạt động bán hàng, hãy liên hệ ngay với Magenest. Magenest chính là Agency cung cấp các dịch vụ lập trình thiết kế App, nhất là các Mobile App trong lĩnh vực eCommerce. Với kinh nghiệm nhiều năm hỗ trợ rất nhiều công ty trong và ngoài nước, Magenest chắc chắn sẽ mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp Mobile App tuyệt vời nhất. Liên hệ ngay với Magenest nhé!
Kết luận
Hiểu Mobile App là gì và triển khai rộng rãi trong các hoạt động kinh doanh, những doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử eCommerce sẽ tăng khả năng tiếp cận khách hàng, nâng cao độ nhận diện cùng danh tiếng thương hiệu để từ đó phát triển doanh số và doanh thu bán hàng vượt bậc.