Wix vs Shopify đều là những nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Cả hai nền tảng đều sở hữu những ưu, nhược điểm cũng như các tính năng nổi trội riêng biệt, giúp cho quá trình kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp diễn ra linh hoạt, đạt nhiều hiệu quả hơn về doanh số và lợi nhuận. Để có thể lựa chọn được nền tảng phù hợp, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết về từng nền tảng, nhất là phân tích được sự khác nhau giữa Wix vs Shopify là gì.
Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về ưu nhược điểm và những điểm khác nhau để giữa Wix vs Shopify để từ đó lựa chọn được nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất với mình nhé!
Mục lục
Tổng quan về Wix vs Shopify
Trước khi tìm hiểu về những điểm khác nhau giữa Wix vs Shopify, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tổng quan về Shopify vs Wix, bao gồm khái niệm, một số ưu điểm và nhược điểm của hai nền tảng này là gì nhé!
Shopify là gì?
Khái niệm
Shopify là nền tảng thương mại điện tử hoạt động dựa trên mô hình Cloud SaaS, cực kỳ phổ biến hiện nay với nhiều quy mô doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ cũng như những người bán hàng cá nhân. Nền tảng Shopify cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ các tính năng trong thương mại điện tử, chẳng hạn như giao diện đăng bán hàng hóa, sản phẩm, tính năng giỏ hàng, các tùy chọn thanh toán và vận chuyển, đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, liên kết với các nền tảng thương mại điện tử, social media,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thiết lập và quản lý hiệu quả cửa hàng trực tuyến của mình.
Ưu điểm
Nền tảng thương mại điện tử Shopify sở hữu một số ưu điểm tuyệt vời như:
- Các tính năng thương mại điện tử: Các tính năng thương mại điện tử của nền tảng Shopify bao gồm mọi hoạt động chi tiết trong quy trình bán hàng trực tuyến, bao gồm: đa dạng phương thức thanh toán, tích hợp các phương tiện hỗ trợ quản lý hàng tồn kho, khả năng kết nối nền tảng với các bên thứ ba, tính năng giỏ hàng,… Khả năng mở rộng của nền tảng Shopify cũng cho phép doanh nghiệp thay đổi quy mô sao cho phù hợp với các yêu cầu thực tế của mình.
- Theme và tính linh hoạt của nền tảng: Shopify có hơn 160 theme được xây dựng và tùy chỉnh một cách chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tự do thêm hoặc xóa bớt từng trang sản phẩm cụ thể theo nhu cầu của mình. Không những vậy, việc thay thế các thành phần của trang web khi thao tác chỉnh sửa với theme cũng có thể thực hiện cực kỳ linh hoạt và dễ dàng cho doanh nghiệp.
- Tên miền có khả năng tùy chỉnh: Doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các thay đổi trong quá trình quản lý tên miền của mình. Họ có thể triển khai cả hai hoạt động là quản lý trang và tùy chỉnh tên miền của cửa hàng trực tuyến một cách thuận tiện trong cùng thời gian.
- Khả năng phân tích tích hợp: Nền tảng Shopify được tích hợp cùng rất nhiều công cụ phân tích tích hợp, bao gồm: công cụ Google Analytics, phần mềm quản lý hành vi khách hàng, hệ thống kiểm tra lượng hàng tồn kho và theo dõi chuyển đổi,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nắm rõ ràng và chính xác tình hình cửa hàng trực tuyến của mình đang hoạt động như thế nào.
- Thư viện các ứng dụng của Shopify: Do mức độ phổ biến hàng đầu, gần như mọi plugin và các chức năng thương mại điện tử đều được tích hợp trong thư viện các ứng dụng của cho Shopify. Với thư viện này, doanh nghiệp sẽ nhận được tất cả các loại tính năng eCommerce, từ các tiện ích bổ sung miễn phí đến các tiện ích cao cấp tốn phí để giúp cho các hoạt động quản lý bán hàng trực tuyến, quản lý nội dung và marketing,…
- Các tùy chọn thủ tục khi thanh toán: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh yêu cầu người dùng phải đăng ký tài khoản mua hàng trước khi thanh toán hoặc không cần đăng ký. Quá trình đăng ký của người dùng cũng hết sức đơn giản khi chỉ cần cung cấp các thông tin cơ bản của họ.
- Các tùy chọn về thanh toán: Shopify có nhiều lựa chọn thay thế cho doanh nghiệp, chẳng hạn như hỗ trợ của Amazon FBA, hỗ trợ khi thực hiện đơn hàng 3PL cũng như khả năng đa tiền tệ. Không những vậy, nền tảng này cũng giúp cho việc bán hàng của doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô toàn cầu với việc tích hợp sẵn trong hệ thống hơn 100 phương thức thanh toán khác nhau.
- Không giới hạn sản phẩm và hàng tồn kho: Cửa hàng trực tuyến Shopify của doanh nghiệp có thể được thêm vào vô số sản phẩm tùy nhu cầu. Họ cũng không bị giới hạn khi thêm các loại hàng hóa vào kho của mình, ngay cả khi đăng ký gói dịch vị Shopify Basic giá rẻ nhất.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm trên, Shopify cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Đường cong học tập: Mặc dù Shopify có những theme giúp doanh nghiệp hạn chế việc phải chỉnh sửa, lập trình HTML và CSS nhưng các trang web của Shopify vẫn khó chỉnh sửa hơn Wix rất nhiều. Bố cục và sản phẩm của trang là điểm thu hút khách hàng chủ đạo, do đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu cách cập nhật các mã phụ trợ nếu muốn tiến hành các sửa đổi bổ sung.
- Theme miễn phí có giới hạn: Các theme của Shopify rất thu hút, hiện đại và dễ thích ứng, tuy nhiên, nền tảng không có nhiều lựa chọn miễn phí cho doanh nghiệp. Hiện tại, Shopify chỉ có hơn 10 theme miễn phí, còn phần lớn theme phải trả phí một lần và giao động trong khoảng $140 – $180.
- Mức chi phí đắt hơn: Ngoài việc sở hữu mức chi phí đắt Wix, doanh nghiệp cũng không nhận được gói dịch vụ miễn phí mà chỉ có thể dùng thử miễn phí trong 14 ngày. Gói cơ bản nhất là Shopify Basic cũng chỉ cung cấp một số chức năng vô cùng cơ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải trả nhiều tiền hơn để có quyền truy cập vào các dịch vụ cao cấp, chuyên nghiệp hơn, chẳng hạn như tính năng phân tích và báo cáo các gian lận trong thanh toán,…
- Cơ sở lưu trữ email kém: Mặc dù trong thực tế, lưu trữ website đã được bao gồm trong tất cả các gói dịch vụ của Shopify nhưng doanh nghiệp sẽ không nhận được tính năng lưu trữ email. Do đó, doanh nghiệp cũng không thể lưu trữ địa chỉ email có tên miền như info@shopname.com. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể định cấu hình chuyển tiếp email.
Wix là gì?
Khái niệm
Wix hay Wix.com là một nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng cho mình trang web trực tuyến một cách dễ dàng, nhanh chóng dựa trên các thao tác kéo – thả. Đối với các tính năng xây dựng website cơ bản, Wix hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để có thể sử dụng các tính năng thiết kế nên một trang web thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đăng ký gói dịch vụ cao cấp. Hiện nay, Wix đang có khoảng 100 triệu người dùng ở 190 quốc gia trên toàn thế giới.
Ưu điểm
Nền tảng thương mại điện tử Wix sở hữu một số ưu điểm tuyệt vời như:
- Bộ sưu tập đa dạng theme: Với cài đặt mặc định của trình chỉnh sửa Wix, doanh nghiệp có thể chọn hơn 500 theme với đa dạng chủ đề khác nhau cho trang web thương mại điện tử của mình và thêm vào bất kỳ loại tài liệu nào mà chúng ta muốn. Wix có rất nhiều theme động được tích hợp sẵn cho trang chủ, blog và landing page, cực kỳ phù hợp cho cả người mới bắt đầu lẫn các chuyên gia.
- Giao diện kéo và thả đơn giản: Việc thao tác trên nền tảng này cực kỳ đơn giản, chỉ gồm hai thao tác kéo và thả. Ngoài ra, Wix cũng tích hợp cả trình chỉnh sửa trên thiết bị di động, giúp doanh nghiệp có thể phân tích và sửa đổi trang web của mình sao cho thân thiện với các thiết bị di động. Đương nhiên, việc chỉnh sửa cho phiên bản mobile này cũng chỉ cần hai thao tác kéo và thả các thành phần vô cùng đơn giản.
- Mức chi phí rẻ hơn: Wix cung cấp cho người dùng một gói dịch vụ hoàn toàn miễn phí và sở hữu một tên miền miễn phí trong năm đầu tiên. Khi sử dụng nền tảng này, doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về việc phải trả thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào.
- Chức năng video: Wix cung cấp cho doanh nghiệp tính năng video minh họa cho sản phẩm được tích hợp sẵn trong hệ thống, giúp nâng cao trải nghiệm cho khách hàng bằng cách cho phép họ xem chúng trong thời gian thực. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể dễ dàng thu – phóng kích thước của sản phẩm để dễ dàng theo dõi, quan sát hàng hóa một cách trực quan hơn rất nhiều.
- Khả năng bảo mật và mức độ tin cậy: Trang web thương mại điện tử của doanh nghiệp trên nền tảng Wix sẽ luôn được đảm bảo an toàn bảo mật khi sở hữu tính năng giám sát khách hàng truy cập 24/7. Ngoài ra, một số bản sao lưu dữ liệu trang web cũng nằm trên các máy chủ của Wix. Nền tảng luôn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về bảo mật trực tuyến và cũng như bảo trì không phải lo về thời gian ngừng hoạt động.
- Tích hợp cửa hàng trực tuyến: Với Wix, doanh nghiệp có thể thêm cửa hàng trực tuyến vào trang web của mình mà không phải trả thêm bất cứ chi phí nào. Giao diện hệ thống cũng cực kỳ thân thiện với người dùng nên việc tích hợp này cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.
- Các tính năng bổ sung: Wix cung cấp cho doanh nghiệp nhiều template (mẫu) để xây dựng báo giá cho khách hàng, các lựa chọn thanh toán tích hợp như PayPal và Stripe, cung cấp HTTPS miễn phí để đảm bảo các tương tác của khách truy cập với trang web vẫn được bảo mật,… Ngoài ra, nền tảng thương mại điện tử này cũng có một công cụ tạo logo, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình thu hút người dùng hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm trên, Wix cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Vấn đề thiết kế lại: Trên thực tế, toàn bộ trang web của doanh nghiệp cần phải được xây dựng lại nếu họ muốn thực hiện bất kỳ thao tác sửa đổi quan trọng nào đối với cửa hàng trực tuyến của mình. Ngoài ra, quá trình này cũng tốn nhiều thời gian và khó khăn, phức tạp hơn vì doanh nghiệp không có quyền truy cập vào HTML và CSS.
- Tích hợp với các ứng dụng của bên thứ ba: Khi nói đến vấn đề tích hợp ứng dụng, đây là một nhược điểm lớn của Wix khi tích hợp với rất ít các nhà phát triển thương mại điện tử, các bên thứ ba cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Không những vậy, doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn triển khai các chiến dịch email marketing vì nền tảng này không tích hợp với các ứng dụng email marketing.
- Website không thể chuyển đổi: Wix hạn chế doanh nghiệp chuyển đổi các trang web thương mại điện tử của họ khỏi nền tảng. Không những vậy, khả năng mở rộng không phải là điểm mạnh của Wix, do đó, khi doanh nghiệp phát triển đến một quy mô lớn mạnh nhất định, họ phải trả một khoản chi phí rất lớn cho việc tạo lại và di chuyển trang web của mình ra khỏi Wix.
Những điểm khác nhau giữa Wix vs Shopify
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết hơn về những điểm khác nhau giữa hai nền tảng thương mại điện tử Wix vs Shopify nhé!
Dễ dàng sử dụng
Sự khác nhau đầu tiên giữa Wix vs Shopify chính là khả năng dễ dàng sử dụng. Mặc dù Shopify được xem là lựa chọn tốt nhất cho các nhà bán lẻ trực tuyến nhưng nền tảng này chưa bao giờ được đánh giá là dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên, giao diện người dùng trên hệ thống của Shopify được thiết kế cực kỳ tốt và doanh nghiệp chỉ cần vài thao tác nhấp chuột để khởi chạy cửa hàng trực tuyến đầu tiên của mình một cách nhanh chóng trong vòng vài phút. Hệ thống quản lý của Shopify cũng rất đơn giản để doanh nghiệp có thể thêm – bớt hàng hóa, sản phẩm, cập nhật các phiên bản và liên kết đến hướng dẫn. Shopify cực kỳ phù hợp và có nhiều đặc điểm được những người dùng mới ưa thích, lựa chọn sử dụng.
Wix là một nền tảng cực kỳ thân thiện và dễ dàng sử dụng khi người muốn xây dựng trang web thương mại điện tử và cửa hàng trực tuyến của họ. Đây chính là một trong những công cụ xây dựng website đơn giản hàng đầu hiện nay trên thị trường. Giao diện người dùng trên hệ thống của Wix có sẵn đầy đủ hướng dẫn và các hướng dẫn này được hiển thị ở từng bước thao tác, giúp người dùng mới hiểu rõ ràng và dễ làm theo.
Theme và sự linh hoạt
Điểm khác nhau tiếp theo giữa Wix vs Shopify chính là theme và sự linh hoạt. Với hơn 160 theme khác nhau, Shopify giúp cho việc xây dựng và thiết kế cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Các theme này đảm bảo sự hiện đại, phong cách, khả năng phản hồi nhanh và hiển thị phù hợp trên cả hai nền tảng là máy tính lẫn các thiết bị di động. Ngoài ra, trình chỉnh sửa trực tiếp của Shopify cho phép các chuyên gia lập trình có thể sửa đổi CSS và HTML theo nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu không có sẵn đội ngũ kỹ thuật viên trong nội bộ, doanh nghiệp có thể thuê ngoài các agency cung cấp dịch vụ thiết kế trang web Shopify.
Doanh nghiệp có thể liên hệ ngay với Magenest – đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam để được tư vấn thêm về lập trình và thiết kế trang web Shopify. Magenest sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, đã hỗ trợ nhiều công ty, doanh nghiệp triển khai thành công website thương mại điện tử trên nền tảng Shopify. Liên hệ ngay với Magenest để được miễn phí tư vấn nhé!
Wix cung cấp cho doanh nghiệp 60 theme trong lĩnh vực thương mại điện tử hoàn toàn miễn phí. Các danh mục trực tuyến của nền tảng này cực kỳ phong phú, đa dạng và hiện đại tương tự như của Shopify. Tuy nhiên, các theme của Wix không phải lúc nào cũng đáp ứng hoàn toàn cho các thiết bị khác nhau. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải sắp xếp lại các thành phần trong theme theo cách thủ công để chúng có thể hiển thị rõ ràng, chính xác theo đúng kích thước màn hình điện thoại thông minh.
SEO
Tiếp theo, sự khác nhau giữa Shopify vs Wix chính là vấn đề SEO. Tính năng SEO trên hai nền tảng thương mại điện tử Wix vs Shopify tương đương nhau. Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh tiêu đề (heading), văn bản thay thế (alt text), tiêu đề trang (page title), mô tả (meta description) và chuyển hướng (redirects). Doanh nghiệp có thể thêm mã Facebook Pixel để đo lường chuyển đổi thương mại điện tử của mình trên các nền tảng mạng xã hội social media và truy cập sơ đồ trang web (sitemap) tại yourdomain.com/sitemap.
Sự khác biệt duy nhất trong vấn đề SEO giữa Wix vs Shopify chính là sự sẵn có của các cửa hàng trực tuyến tích hợp đa ngôn ngữ. Shopify là sự lựa chọn cho doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh trên phạm vi quốc tế với khả năng tích hợp rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Doanh nghiệp có thể sẽ cần một ứng dụng bổ sung hỗ trợ và tốn khoản chi phí là $20/tháng.
Khả năng trình bày và các tính năng của sản phẩm
Wix vs Shopify còn có sự khác nhau về khả năng trình bày cũng như các tính năng của sản phẩm. Shopify có ít tính năng hiển thị sản phẩm cho doanh nghiệp hơn Wix, chẳng hạn: khi hiển thị về kích thước, màu sắc hoặc chất liệu, nền tảng Shopify chỉ cho phép doanh nghiệp khởi tạo 3 phiên bản, trong khi Wix cho phép doanh nghiệp đến 100 tùy chọn khác nhau, bao gồm 6 phiên bản cũng như nhiều tùy chọn màu sắc khác nhau.
Ngoài ra, cả hai nền tảng Wix vs Shopify đều cho phép doanh nghiệp xây dựng thư viện hình ảnh, tiêu đề và mô tả với các hiệu ứng thu – phóng cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên, không giống như Wix, Shopify không hỗ trợ video dạng quay vòng trong tất cả các theme của nền tảng và không giúp doanh nghiệp dễ dàng thêm các thanh ribbons, biểu đồ kích thước hoặc danh sách yêu thích vào sản phẩm. Shopify vẫn có sẵn rất nhiều tiện ích bổ sung trả phí và miễn phí cho phép đánh giá, thiết kế cửa hàng trực tuyến trên Facebook, kết nối với các nhà nhập khẩu trên eBay,…
Điểm bán hàng (POS)
Sự khác nhau tiếp theo giữa Wix vs Shopify chính là tính năng điểm bán hàng (POS). Shopify POS là phần mềm di động cho phép doanh nghiệp bán hàng tại cửa hàng vật lý một cách dễ dàng khi chỉ cần kết nối với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Nếu đang cư trú tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh hoặc Ireland, doanh nghiệp cũng có thể mua được phần cứng, chẳng hạn như đầu đọc thẻ và máy in biên lai một cách trực tiếp từ chính Shopify. Nếu doanh nghiệp ở tại những khu vực khác, bạn có thể tích hợp Shopify POS với bất kỳ phần cứng nào phù hợp. Ở mọi quốc gia Shopify hỗ trợ nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, doanh nghiệp đều có thể sử dụng Shopify POS.
Wix POS là ứng dụng miễn phí cung cấp cho doanh nghiệp một bộ tính năng như giao hàng tận nơi, nhận hàng tại các xe bán tải, số lượng tài khoản nhân viên không giới hạn,… Tuy nhiên, Wix POS có một số hạn chế đáng kể. Đối với người mới bắt đầu, Wix POS hiện đang bị giới hạn ở những danh mục của doanh nghiệp được hỗ trợ và chỉ được thiết lập sẵn ở khu vực Hoa Kỳ. Không những vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần cứng Wix vì POS không hỗ trợ các loại phần cứng khác.
Các kênh bán hàng
Tiếp theo, sự khác nhau của Wix vs Shopify còn là ở yếu tố các kênh bán hàng. Ngoài tích hợp gốc, doanh nghiệp có thể truy cập các kênh bán hàng bổ sung thông qua các cửa hàng ứng dụng tương ứng của Shopify và Wix. Cửa hàng ứng dụng của Shopify cho phép doanh nghiệp có thể bán hàng hóa, sản phẩm của mình trên rất nhiều kênh khác nhau như Google, TikTok, Pinterest, eBay, Walmart Marketplace, LYST, Etsy,…
Nền tảng Wix lại không có nhiều ứng dụng như Shopify. Mặc dù Wix vẫn cung cấp khả năng tích hợp với nhiều đơn hàng, cho phép doanh nghiệp truy cập vào các thị trường bổ sung, tuy nhiên, các gói dịch vụ đều tính phí và tối thiểu ở mức $49/tháng. Nếu gói này chỉ dành cho các kênh bán hàng bổ sung thì thực sự khá đắt đó với các doanh nghiệp.
Tùy chọn đăng nhập và thanh toán dành cho khách hàng
Tùy chọn đăng nhập và thanh toán dành cho khách hàng cũng là một điểm khác nhau giữa Shopify vs Wix. Nếu doanh nghiệp muốn khách hàng của mình đăng ký trước khi thanh toán, họ có thể thiết lập một số tùy chọn trên hệ thống Shopify. Người dùng sau khi mua sắm có thể dễ dàng đăng ký tài khoản để tiến hành thanh toán khi chỉ cần cung cấp một số thông tin cơ bản. Doanh nghiệp có thể thiết lập các thông tin phải bắt buộc, tùy chọn hoặc hạn chế người dùng cung cấp.
Nền tảng Wix cũng cho phép doanh nghiệp đặt chế độ thành viên vào quy trình thanh toán để những khách hàng cũ có thể đăng nhập và tiết kiệm thời gian tiến vào bước thanh toán. Khách hàng có thể theo dõi trạng thái đơn hàng, quản lý địa chỉ, xem quy trình đăng ký và lưu trữ các thông tin thanh toán, tương tự như các tính năng của Shopify. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể xem các mặt hàng họ đã lưu trong danh sách yêu thích của họ.
Cài đặt chi phí vận chuyển và tích hợp nhà cung cấp dịch vụ
Sự khác biệt tiếp theo giữa Wix vs Shopify chính là cài đặt chi phí vận chuyển và tích hợp nhà cung cấp dịch vụ. Cả hai nền tảng đều cung cấp cho người dùng một số tùy chọn đơn vị vận chuyển, tuy nhiên Shopify vượt trội hơn khi có cả một dịch vụ vận chuyển Shopify Shipping của riêng mình. Với sự hợp tác của Shopify cùng các hãng vận chuyển như USPS, UPS, DHL Express, Canada Post và Sendle, các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, Canada và Úc có thể thiết lập mức giá vận chuyển phù hợp và mua nhãn vận chuyển giảm giá.
Ngoài ra, mạng lưới giao hàng Shopify cũng cho phép các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Canada đóng gói, vận chuyển hàng hóa từ các trung tâm xử lý đơn hàng trên khắp Hoa Kỳ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng giao hàng trong ngày, đóng gói miễn phí và tiết kiệm hiệu quả các loại chi phí vận chuyển.
Vấn đề hỗ trợ
Cuối cùng, điểm khác biệt giữa hai nền tảng thương mại điện tử Wix vs Shopify chính là vấn đề hỗ trợ. Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dùng thông qua điện thoại, email và chat suốt 24/7. Các hướng dẫn của nền tảng dễ hiểu và hữu ích, do đó, người dùng mới chưa có kiến thức về nền tảng có thể hoàn toàn yên tâm tìm hiểu và sử dụng. Ngoài ra, cộng đồng của Shopify có rất nhiều chuyên gia và người dùng cũ tham gia đăng bài hướng dẫn trên diễn đàn. Đây cũng là một kênh hỗ trợ tuyệt vời giúp doanh nghiệp tìm thấy được lời giải đáp cho các thắc mắc của mình. Đặc biệt, blog marketing của Shopify cũng hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nhiều lời khuyên hữu ích để vận hành cửa hàng trực tuyến của mình.
Wix cũng có nhiều hướng dẫn xuất sắc và một blog marketing hỗ trợ cực kỳ tuyệt vời. Doanh nghiệp có thể tìm thấy lời giải đáp cho những thắc mắc của mình trên các diễn đàn, các kênh trò chuyện trực tiếp và những cuộc trò chuyện với nhân viên tư vấn qua điện thoại. Các kênh hỗ trợ cá nhân của Wix cũng tương tự như Shopify.
Sau đây là bảng tổng hợp những điểm khác nhau giữa hai nền tảng thương mại điện tử Wix vs Shopify cho doanh nghiệp:
Shopify | Wix | |
Dễ dàng sử dụng | - Dễ dàng sử dụng và có thể khởi động cửa hàng trực tuyến nhanh chóng chỉ trong vòng vài phút. | - Công cụ đơn giản hàng đầu trên thị trường, trực quan và thân thiện với những người dùng mới. |
Theme và sự linh hoạt | - 160 theme khác nhau. - Có thể sửa đổi HTML và CSS nhanh chóng. - Tương thích với cả desktop và mobile. | - Hơn 500 theme, trong đó có 60 theme eCommerce. - Không thể sửa đổi HTML và CSS. - Nhiều theme không đáp ứng được hiển thị mobile. |
SEO | - Các tính năng SEO cơ bản và tích hợp cả các cửa hàng trực tuyến đa ngôn ngữ. | - Các tính năng SEO cơ bản nhưng không được tích hợp cả các cửa hàng trực tuyến đa ngôn ngữ. |
Khả năng trình bày và các tính năng của sản phẩm | - Khả năng cơ bản. | - Nhiều phiên bản, tùy chọn và đặc biệt khả năng hiển thị các dạng video cực kỳ phong phú. |
Điểm bán hàng (POS) | - Dễ dàng kết nối với mobile, không giới hạn các tùy chọn phần cứng để kết nối. | - Doanh nghiệp chỉ có thể kết nối phần cứng của Wix với ứng dụng POS. |
Các kênh bán hàng | - Đa dạng các kênh bán hàng như: Google, TikTok, Pinterest, eBay, Walmart Marketplace, LYST, Etsy,... | - Không có nhiều kênh bán hàng, doanh nghiệp cần tốn $49/tháng cho các ứng dụng bổ sung. |
Tùy chọn đăng nhập và thanh toán cho khách hàng | - Thiết lập tùy chọn đăng ký tài khoản hoặc không khi khách hàng tiến hành thanh toán. | - Có thể đặt chế độ thành viên cho khách hàng khi thanh toán. |
Cài đặt chi phí vận chuyển và tích hợp nhà cung cấp dịch vụ | - Hợp tác với nhiều đơn vị vận chuyển như: USPS, UPS, DHL Express, Canada Post và Sendle. | - Tính năng vận chuyển cơ bản. |
Vấn đề hỗ trợ | - Hỗ trợ doanh nghiệp qua điện thoại, email, chat suốt 24/7, qua các diễn đàn, cộng đồng người dùng, blog marketing,... | - Hỗ trợ doanh nghiệp qua điện thoại, qua các diễn đàn, cộng đồng người dùng, blog marketing,... |
Doanh nghiệp nên lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào?
Wix là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trang web tuyệt vời cũng cung cấp các giải pháp thương mại điện tử khá tốt. Trong khi đó, Shopify chính là nền tảng tập trung 100% vào các hoạt động thương mại điện tử.
Wix cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ thương mại điện tử cơ bản, thân thiện với người dùng mới sử dụng và phù hợp với các cửa hàng trực tuyến có quy mô kinh doanh nhỏ, ít hơn 300 sản phẩm. Shopify sở hữu khả năng quản lý hàng nghìn mặt hàng trong cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng, do đó, nền tảng cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với quy mô lớn. Việc mở rộng cửa hàng với phạm vi toàn cầu cũng đơn giản hơn nhờ tính năng đa ngôn ngữ và khả năng phân phối, vận chuyển hàng hóa của Shopify.
Vậy giữa Wix và Shopify, doanh nghiệp nên sử dụng nền tảng thương mại điện tử của nào? Sự lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp và những tính năng, tiện ích mà chúng ta đang tìm kiếm trên một nền tảng thương mại điện tử. Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ và muốn triển khai một nền tảng đơn giản với tất cả các tính năng cơ bản trong thương mại điện tử, Wix sẽ rất phù hợp. Còn nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm các tính năng nâng cao, chuyên nghiệp hơn và đầy đủ các tùy chọn tùy chỉnh chuyên sâu trong thương mại điện tử, nền tảng Shopify chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất dành cho họ.
Kết luận
Hiểu được những ưu, nhược điểm cũng như các tính năng nổi trội riêng biệt, giúp ích cho quá trình kinh doanh trực tuyến trên hai nền tảng Wix vs Shopify, doanh nghiệp có thể đạt nhiều hiệu quả hơn về doanh số và lợi nhuận.
Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức, thông tin hữu ích về quy trình kinh doanh thương mại điện tử, các phương pháp quản lý đơn hàng, chăm sóc khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!